BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
5655/TB-BNN-VP
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 9 năm 2008
|
THÔNG
BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI HỘI NGHỊ VỀ
“CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI NĂM 2008-2009”
Trong hai ngày 17
và 19 tháng 9 năm 2009, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức các Hội nghị về “Các
giải pháp cấp bách đẩy mạnh phát triển chăn nuôi năm 2008-2009” cho các tỉnh
phía Bắc tại Hà Nội và cho các tỉnh phía Nam tại TP Hồ Chí Minh. Tham dự hội
nghị (Hà Nội có 270 đại biểu, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 240 đại biểu) có đại
diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, lãnh đạo và
chuyên viên các Cục, Vụ, Viện của Bộ NN&PTNT; lãnh đạo, chuyên viên các Sở
Nông nghiệp &PTNT và các đơn vị của Sở; các đại biểu cho các doanh nghiệp
chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, các Hiệp hội chăn nuôi, đại diện các cơ
quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình của TW và địa phương. Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp & PTNT Cao Đúc Phát, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã chủ trì và chỉ
đạo hội nghị.
Sau khi khai mạc Hội
nghị, Báo cáo đề dẫn của Cục Chăn nuôi về “Tình hình sản xuất chăn nuôi 2008 định
hướng, kế hoạch năm 2009” đã được trình bày. Báo cáo đã nêu lên tổng quát bức
tranh về tình hình phát triển chăn nuôi của Việt Nam trong thời gian qua, các
thành tựu đạt được, những khó khăn và hạn chế trong chăn nuôi năm 2008. Cục
cũng đã đưa ra các cơ hội và thách thức trong chăn nuôi nước ta năm 2008 và một
số giải pháp cấp bách đẩy mạnh phát triển chăn nuôi 2008 và 2009 để hội nghị thảo
luận.
Các đại biểu tham
dự hội nghị đã thảo luận sôi nổi và đưa ra một số giải pháp cấp bách nhằm thúc
đẩy ngành chăn nuôi phát triển đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong thời
gian tới.
Phát biểu chỉ đạo
và tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã kết luận như sau:
1.
Do nhiều yếu tố bất lợi, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi 6 tháng đầu năm
2008 chỉ đạt 0,03%. Thời điểm hiện nay, dịch bệnh cơ bản được khống chế, tạo điều
kiện để ngành chăn nuôi tăng tốc độ tăng trưởng; nhiệm vụ của ngành là phải có
các giải pháp tác động nhanh, hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng của ngành đạt
tối thiểu 6% như yêu cầu của Chính phủ.
2.
Các địa phương, các Cục, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư, các cơ quan nghiên
cứu… tổ chức triển khai quyết liệt một số biện pháp sau:
2.1. Các địa phương
2.1.1 thực hiện
ngay quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi theo hướng lâu dài, an toàn, bền vững,
hiệu quả cao và có khả năng cạnh tranh.
2.1.2 chức tuyển
chọn nhân giống, nhập giống để có được giống tốt cung ứng cho người chăn nuôi.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, bình tuyển, đánh giá chất lượng giống nhằm loại
bỏ những giống xấu, giống kém chất lượng. Đẩy mạnh công tác lai tạo
giống; củng cố, tăng cường và phát huy tối đa khả năng hoạt động của hệ thống
thụ tinh nhân tạo bò, lợn và quản lý đàn đực giống trong sản xuất. Xây dựng,
phê duyệt các chương trình giống tại các địa phương trên cở sở phát huy lợi thế
so sánh của từng vùng miền và tính toán hiệu quả của kinh tế.
2.1.3 biến áp dụng
các quy trình, tiến bộ kỹ thuật về canh tác; sử dụng những giống cây trồng tốt
năng suất cao như ngô, đậu tương và các cây nguyên liệu phục vụ sản xuất thức
ăn chăn nuôi. Xây dựng kế hoạch sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và chế biến công
nghiệp làm thức ăn gia súc. Hướng dẫn chế biến bảo quản dự trữ thức ăn cho gia
súc trong mùa đông giá lạnh, mùa mưa bão. Hướng dẫn người chăn nuôi nuôi dưỡng
vật nuôi theo quy trình, theo giai đoạn nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thức
ăn, giảm chi phí và giá thành. Tổ chức kiểm tra, thanh tra chất lượng thức ăn
chăn nuôi đã chế biến; xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất thức ăn không đủ tiêu
chuẩn hoặc có các chất cấm, các chất kích thích sinh trưởng. Yêu cầu các cơ sở
kinh doanh sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi tính toán đầu vào, cải tiến công
nghệ, cải thiện hệ thống thu mua, phân phối nhằm giảm giá thành thức ăn chăn
nuôi; chia sẻ với người chăn nuôi những khó khăn đang gặp phải hiện nay.
2.1.4 cường chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi giúp người chăn nuôi nhận biết được những
giống tốt, thức ăn tốt, kỹ thuật nuôi dưỡng tốt. Khuyến khích người chăn nuôi
thực hiện Quy trình thực hành chăn nuôi tốt nhằm giúp họ chăn nuôi tốt hơn,
phòng dịch hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, sản phẩm đồng đều và an
toàn hơn; trên cơ sở đó giúp cho việc quản lý ngành theo chuỗi giá trị sản phẩm
từ trang trại đến bàn ăn. Chuyển giao kỹ thuật đồng bộ, khép kín là phương thức
cần được thực hiện nhanh hơn.
2.1.5 cường giảm
sát thú y, thực hiện tốt các quy trình phòng trừ dịch bệnh và các quy định của
ngành thú y. Đảm bảo khống chế dịch bệnh, quản lý được chất thải trong chăn
nuôi, xây dựng nhanh các quy định, các tiêu chí nội dung về quản lý môi trường
trong chăn nuôi.
2.1.6 chức hệ thống
thống kê và thông tin dự báo thị trường, cung cấp kịp thời cho người chăn nuôi,
các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm…. biến động
về số lượng đàn gia súc, gia cầm, giá các loại thức ăn, giá các loại sản
phẩm chăn nuôi. Tổ chức các hội thi ngành nghề, động viên khen thưởng những
người chăn nuôi giỏi, sản xuất thức ăn tốt cung cấp cho ngành chăn nuôi.
2.1.7 dựng củng cố
hệ thống quản lý ngành chăn nuôi ở địa phương theo Thông tư liên tịch số
61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn với Bộ Nội vụ, đảm bảo địa phương có đủ nguồn lực thực hiện công tác
quản lý ngành.
2.1.8 tỉnh thiệt hại
do rét đậm, rét hại, dịch bệnh phải nhanh chóng tổ chức giải ngân tiền hỗ trợ
cho người chăn nuôi bị thiệt hại, báo cáo gửi về Bộ trước ngày 10/10/2008.
2.2. Cục Chăn nuôi
2.2.1. Theo dõi,
chỉ đạo các địa phương về quy hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình
phát triển chăn nuôi.
2.2.2. Xây dựng và
hoàn chỉnh một số văn bản quản lý nhà nước liên quan đến giống và thức ăn chăn
nuôi; thống nhất với các Cục, Vụ trong và ngoài Bộ về lộ trình xây dựng và thực
hiện các chính sách của nhà nước.
2.2.3. Làm tờ
trình để Bộ trình Chính phủ về việc điều chỉnh biểu thuế suất thuế nhập khẩu sản
phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi theo lộ trình đã cam kết với WTO. Nghiên cứu
đề xuất các hàng rào kỹ thuật có thể áp dụng đối với nhập khẩu sản phẩm chăn
nuôi.
2.2.4. Tổ chức
công nhận tiến bộ kỹ thuật khi có cơ quan yêu cầu và có hồ sơ đầy đủ theo quy định.
2.2.5. Tổ chức việc
kiểm tra thường xuyên chất lượng vật tư trong chăn nuôi
2.3. Các Viện, Trung tâm nghiên cứu
2.3.1 Tổ chức bộ
phận nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi, trong đó chú trọng đến nghiên cứu các
giống cỏ. Xây dựng các quy trình kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng cây
thức ăn gia súc, chuyển giao nhanh các giống cỏ mới vào sản xuất.
2.3.2 Hoàn thiện
nhanh các thủ tục để đề nghị công nhận các tiến bộ kỹ thuật và gắn kết với
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất.
2.3.3 Tổ chức triển
khai các đề tài nghiên cứu gắn với thực tế sản xuất; xây dựng quy trình tiêu
chuẩn kỹ thuật giống phục vụ cho công tác quản lý ngành.
2.4. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia
2.4.1 Xây dựng và
tổ chức thăm quan mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi
ở các vùng sinh thái khác nhau
2.4.2 Tổ chức các
hình thức thông tin tuyên truyền, triển lãm, hội thi, đa dạng hơn để đưa nhanh
các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
2.4.3 Cùng với các
cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông về chăn nuôi
trong đó chú trọng chăn nuôi ở những vùng khó khăn.