BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*****
|
CỘNG
HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
5523/TB-BNN-VP
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2007
|
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN BÙI BÁ BỔNG TẠI HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP 2006-2007 CÁC
TỈNH NAM BỘ TỔ CHỨC NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2007 TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã tổ chức Hội nghị Khoa học Công nghệ Nông nghiệp 2006-2007 các tỉnh
Nam bộ vào ngày 13 tháng 10 năm 2007 tại Tp.Hồ Chí Minh.
Tham dự Hội nghị, về phía địa
phương có lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở Thủy sản, Sở Khoa học Công nghệ, Trung
tâm Khuyến nông - Khuyến ngư các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long và
Đông Nam bộ. Về phía Trung ương có đại diện một số Bộ, ngành, các cơ quan thuộc
Bộ NN&PTNT, các Viện, Trường, một số doanh nghiệp, hội, hiệp hội và các cơ
quan thông tin đại chúng. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng chủ trị hội nghị.
Mục tiêu của hội nghị nhằm: (1)
Xác định các tiến bộ khoa học và công nghệ có thể chuyển giao vào sản xuất từ kết
quả thực hiện các đề tài khoa học công nghệ trong giai đoạn 2006-2007; (2) Xác
định hoặc đề xuất các biện pháp để chuyển giao vào sản xuất các tiến bộ kỹ thuật,
gồm đưa vào chương trình khuyến nông-khuyến ngư, chuyển giao cho doanh nghiệp,
xây dựng dự án sản xuất thử - thử nghiệm và (3) Đề xuất nghiên cứu bổ sung hoặc
nâng cao.
Hội nghị đã nghe các báo cáo và
tham luận của các đại biểu. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã phát biểu kết luận Hội
nghị như sau:
1. Tham gia Hội
nghị gồm 220 đại biểu thuộc 145 đơn vị với 22 báo cáo đã được trình bày, trong
đó ngoài báo cáo của các Viện, trường, còn có báo cáo của các doanh nghiệp và địa
phương. Các báo cáo đều sát với mục tiêu của Hội nghị. Bộ đánh giá cao sự chuẩn
bị nghiêm túc của các cơ quan, các báo cáo viên và công tác tổ chức của Vụ
KHCN.
2. Những năm gần
đây, Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, cùng với sự đầu tư
gia tăng, cơ chế quản lý KHCN ở Bộ NN&PTNT cũng đã được đổi mới, nhờ vậy
các kết quả NCKH đã có hiệu quả cao, tại ra được nhiều TBKT mới có giá trị thực
tiễn đáp ứng yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam và thu nhập
nông dân. Đối với vùng Nam bộ, tác động hiệu quả KHCN được biểu hiện khá rõ
thông qua việc tăng năng suất của hầu hết các loại cây trồng và vật nuôi (bao gồm
thủy sản) trong những năm gần đây, mặc dù điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn
do thiên tai, dịch bệnh. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với vùng Nam bộ là
nơi sản xuất hàng hoá lớn và vùng xuất khẩu lớn về nông nghiệp (bao gồm thủy sản)
của cả nước. Tuy vậy, trước yêu cầu phát triển của đất nước, Nhà nước và nhân
dân đang đòi hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cần có hiệu quả
cao hơn nữa và tác động vào sản xuất nhanh hơn nữa.
3. Hội nghị đã
tổng kết được nhiều tiến bộ KHKT và công nghệ mới từ kết quả nghiên cứu các đề
tài KHCN có khả năng ứng dụng vào sản xuất trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản cho vùng Nam bộ.
a. Lĩnh vực trồng trọt – BVTV
Các giống mới được xác đinh để sử
dụng vào sản xuất:
+ Lúa, bắp, đậu nành, đậu phộng
(7 giống lúa: OM 4495, OM 5930, OM 5239, OM 4668, VNĐ 99-3, LC 22-7, LC 22-14;
6 giống ngô: VN 98-2, VN 118, VN 112, PCA 759, SSC 5057, 5286);
+ Mía, khoai mì, điều (2 giống
mía: VN 84-422, VN 85-1427; 3 giống điều: T 2/11, TL 6/3, T 11/2);
+ Nhóm cây ăn quả (cam không hạt,
xoài Đài Loan, xoài Úc…, tuyển chọn dòng dứa Queen);
+ Nhóm rau: một số giống lai mới
được chọn tạo (trong nước) thành công;
+ Xây dựng được kỹ thuật thực
hành sản xuất tốt (GAP) cho CAQ;
+ TBKT trồng xem ổi xá lỵ trong
vườn cây có múi để phòng trừ bệnh Greening;
+ Một số sản phẩm sinh học phục
vụ trồng trọt-BVTV-bảo quản-chế biến.
b. Lĩnh vực chăn nuôi-thú y
- Giống vật nuôi mới:
+ Lợn lai giữa giống nội (Móng
cái) x ngoại (Đại Bạch, Landrace, ngoại x ngoại công thức 2 máu 3 máu;
+ Giống gà: LV1, LV2, V3, Gà Lai
XLV (Sasso x Lượng Phượng);
+ Hai dòng vịt cao sản T5 (trống)
và T6 (mái).
- Công nghệ sản xuất (trong nước)
vắc xin phòng một số bệnh quan trọng ở vật nuôi;
- Quy trình chăn nuôi bò lai hướng
sữa, bò thịt;
- Quy trình sản xuất thịt lợn an
toàn và mô hình sản xuất lợn an toàn;
- Xác định bộ giống cây thức ăn
chăn nuôi;
- Chế phẩm xử lý nước thải chăn
nuôi/thủy sản: H&L.
c. Lĩnh vực lâm nghiệp
- Giống lâm nghiệp mới:
+ Dòng bạch đàn SM23, SM16 và một
số dòng bạch đàn lai;
+ Dòng keo lai AH7 và AH1;
+ Keo lá tràm Â15, Â9.
- Xác định cơ cấu cây lâm nghiệp
cho phát triển rừng cây mọc nhanh;
- Kỹ thuật thâm canh rừng keo
lai;
- Quy trình nâng cao dinh dưỡng
của đất trong trồng rừng;
- Kỹ thuật trồng rừng tràm vùng
bán ngập nhằm cải thiện môi trường các lòng hồ thuỷ điện hoặc nơi có điều kiện
tương tự;
- Đề xuất chuyển hướng sử dụng rừng
tràm sang sản xuất làm ván dăm, ván MDF, hàng mộc, bột giấy, than.
d. Lĩnh vực thủy lợi
- Công nghệ cống lắp ghép, đập
cao su, đập xà lan, đập trụ đỡ;
- Công nghệ quản lý hệ thống thủy
lợi;
- Công trình dự báo sạt lở bờ
sông;
- Công nghệ thiết kế hệ thống thủy
lợi nuôi tôm công nghiệp;
- Công nghệ tính toán nguồn nước
hệ thống thuỷ lợi.
e. Lĩnh vực thủy sản
- Chọn giống và nhân giống (nhân
tạo): Cá tra, tôm càng xanh, cá măng, cua , cá lóc bông, lươn đồng, cá leo, cá
ngát, cá chạch sông, cá nâu và một số loài cá bản địa khác;
- Nghiên cứu vaccine trong phòng
bệnh cá tra nuôi thâm canh;
- Mô hình nuôi cá tra thâm canh
trong ao đất đạt tiêu chuẩn thịt xuất khẩu qua kiểm soát chất lượng môi trường;
- Mô hình nuôi cá vùng ngập lũ;
- Ứng dụng sinh học phân tử (kỹ
thuật PCR) trong chẩn đoán bệnh virus trên tôm nuôi;
- Mô hình ứng dụng lưới chụp mực;
- Công nghệ ứng dụng kỹ thuật
ARNi để ức chế sự sao chép của virus gây bệnh mủ gan trên cá tra;
- Công thức dinh dưỡng cho nuôi
trồng thủy sản;
- Đánh giá nguồn nước và xử lý
nước trong nuôi trồng thủy sản;
- Mô hình nuôi trồng thủy sản
công nghiệp (tôm, cá tra,…) bền vững;
- Mô hình nuôi trồng thủy sản hữu
cơ (lúa mùa – tôm sú, lúa đông xuân – tôm càng xanh…).
4. Hội nghị đã
đề xuất các biện pháp thúc đẩy chuyển giao các TBKT vào sản xuất bao gồm:
a. Gắn bó giữa tổ chức NCKHCN và
hệ thống khuyến nông-khuyến ngư, đồng thời các tổ chức NCKHCN phải tự làm công
tác tiếp thị (chuyển từ thời kỳ thụ động trước đây sang thời kỳ năng động).
b. Gắn bó giữa tổ chức NCKHCN và
doanh nghiệp, đồng thời Bộ khuyến khích các tổ chức NCKHCN lập doanh nghiệp
khoa học theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP .
c. Bộ khuyến khích và tạo điều
kiện để các tổ chức NCKHCN thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm.
d. Các giống mới cần được nhân
nhanh trong các dự án giống cây trồng vật nuôi, giống thuỷ sản và giống cây lâm
nghiệp của Bộ.
e. Có thể nhập công nghệ nước
ngoài (đi tắt, nếu cần thiết).
5. Để phát triển
kết quả của Hội nghị, Bộ NN&PTNT phân công như sau:
- Đối với Viện, Trường và Doanh
nghiệp: hoàn thiện ccs quy trình KHCN mới để đăng ký Bộ công nhận là TBKT. Vụ
KHCN phối hợp với các Cục chuyên ngành lập Hội đồng xem xét;
- Vụ KHCN trình Bộ ban hành quy
trình sản xuất GAP cho cây ăn quả (tháng 12/2007), Cục Trồng trọt phối hợp Vụ
KHCN trình Bộ ban hành quy chế cấp chứng chỉ công nhận GAP đối với trồng trọt
(tháng 12/2007);
- Các Viện, Trường và Doanh nghiệp
đăng ký các dự án sản xuất thử nghiệm, Bộ ưu tiên xem xét các dự án có triển vọng
để được cấp kinh phí thực hiện trong năm 2008 (đăng ký trước 30/11/2007);
- Trung tâm Khuyến
nông-khuyến ngư Quốc gia và TT Khuyến nông-khuyến ngư các tỉnh, thành ưu tiên
đưa các TBKT mới xác định qua hội nghị này để đưa vào các CT/DN khuyến
nông-khuyến ngư năm 2008;
- Vụ KHCN phối hợp các Viện, Trường,
Doanh nghiệp để lựa chọn một số TBKT để phổi biến dưới dạng ấn phẩm, băng đĩa,
kênh phát thanh truyền hình v.v… đưa lên mạng (hoàn thành 12/2007). Trước mắt
đưa lên mạng các báo cáo powerpoint trình bày tại hội nghị.
Một số hội nghị chuyên đề sẽ được
Bộ tổ chức tiếp trong thời gian tới (Các Viện, Trường có thể đề xuất).
Văn phòng Bộ xin thống báo ý kiến
kết luận của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, để nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai
thực hiện./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG BỘ
Bạch Quốc Khang
|