Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 54/TB-BGDĐT Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Trần Quang Quý
Ngày ban hành: 23/01/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 54/TB-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2009

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC BÀNH TIẾN LONG TẠI HỘI NGHỊ THI VÀ TUYỂN SINH NĂM 2009 QUA CẦU TRUYỀN HÌNH TẠI THÁI NGUYÊN, HÀ NỘI, VINH, ĐÀ NẴNG, TP. HỒ CHÍ MINH VÀ CẦN THƠ

(Ngày 17 tháng 01 năm 2009)

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2009 được tổ chức qua cầu truyền hình đồng thời tại 6 địa Điểm: Thái Nguyên, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ đã hoàn thành chương trình và đạt Mục tiêu đề ra.

Tham dự Hội nghị có 617 đơn vị với 1.332 đại biểu đại diện các Bộ, Ban, ngành, các đoàn thể, hiệp hội, các đại học, học viện, các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và đại diện các sở giáo dục và đào tạo trên toàn quốc, trong đó tại đầu cầu Thái Nguyên có 153 đại biểu, Hà Nội có 504 đại biểu; Vinh có 97 đại biểu, Đà Nẵng có 150 đại biểu; TP. Hồ Chí Minh có 320 đại biểu và đầu cầu Cần Thơ có 108 đại biểu.

Hội nghị đã nghe báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thi và tuyển sinh năm 2008, phương hướng nhiệm vụ công tác thi và tuyển sinh năm 2009 của lãnh đạo Bộ; báo cáo kết quả công tác thanh tra thi và tuyển sinh năm 2008 và 17 ý kiến phát biểu trực tiếp của các đại biểu tại 6 đầu cầu truyền hình: Thái Nguyên, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ, không kể các ý kiến giải đáp của các Cục, Vụ và Thanh tra.

Nhìn chung, các ý kiến thảo luận của đại biểu ở cả 6 đầu cầu đều thống nhất cao với các dự thảo báo cáo của Bộ và khẳng định sự thành công, tính nghiêm túc của các kỳ thi và tuyển sinh năm 2008, cũng như phương hướng, nhiệm vụ công tác thi và tuyển sinh năm 2009.

Trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long đã kết luận như sau:

I. VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THI VÀ TUYỂN SINH NĂM 2008

1. Năm 2008 - là năm thứ hai, ngành giáo dục thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về “chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” và cuộc vận động “Hai không”, toàn ngành đã phối hợp chặt chẽ, cộng với sự giúp đỡ một cách tích cực và có hiệu quả của các Bộ, Ban, ngành, các hiệp hội, các tổ chức đoàn thể ở Trung ương, các cấp chính quyền địa phương, các kỳ thi tốt nghiệp THPT, BT THPT, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi Olympic quốc tế và khu vực, thi tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN đã diễn ra trong trật tự, an toàn, đúng quy chế và nghiêm túc nhất từ trước đến nay, được dư luận xã hội hoan nghênh và đánh giá tốt.

2. Hai kỳ thi tốt nghiệp THPT, BTTHPT lần 1 và lần 2 năm 2008 về cơ bản đã được tổ chức đúng kế hoạch, đúng quy chế và an toàn, nghiêm túc. Việc tổ chức tốt các kỳ thi với tỷ lệ thí sinh dự thi, tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn, giảm đáng kể các tiêu cực, sai phạm trong thi cử, là bằng chứng thực tế khẳng định Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và cuộc vận động “Hai không” cùng với những giải pháp tích cực đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc nhận thức về thi cử của toàn ngành và toàn xã hội, đánh dấu bước chuyển biến rõ rệt, đồng thời tạo niềm hy vọng, tin tưởng đối với chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử của Bộ GDĐT, từng bước đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ phát triển và hội nhập.

Kết quả nổi bật nhất là, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT cả hai kỳ thi lần 1 và lần 2 đạt 86,04% (tăng 5,66% so với năm 2007) và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp BT THPT cả hai kỳ thi lần 1 và lần 2 đạt 64,65% (tăng 18,39% so với năm 2007).

3. Công tác chuẩn bị cho các kỳ thi và tuyển sinh năm 2008 được triển khai sớm, chu đáo và kỹ lưỡng, bảo đảm các Điều kiện cần thiết, do vậy các kỳ thi và tuyển sinh năm 2008 đã được tổ chức đúng kế hoạch, đúng lịch trình; đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong lộ trình đổi mới toàn diện công tác thi và tuyển sinh. Đặc biệt, rút kinh nghiệm công tác tổ chức thi từ kỳ thi năm 2007, đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, BT THPT năm 2008, công tác tổ chức thi đã có những kinh nghiệm và chấn chỉnh mang tính đột phá, vì vậy, kết quả thi đảm bảo khách quan, chính xác, phản ánh sát thực chất chất lượng giáo dục phổ thông.

4. Đề thi các môn Ngoại ngữ, Vật lí, Hoá học và Sinh học được ra theo hình thức trắc nghiệm 100%. Đề thi bám sát chương trình và sách giáo khoa THPT, có tác dụng tích cực làm giảm tình trạng học lệch, học tủ, dạy thêm, học thêm, luyện thi tràn lan, góp phần đổi mới cách dạy và học ở bậc THPT. Hiện tượng in ấn, mua bán phao thi, quay cóp, gian lận đã giảm hẳn so với các năm trước. Đề thi các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh không có sai sót cả về nội dung và hình thức. Đề thi đã đạt được về cơ bản yêu cầu đánh giá đúng trình độ học sinh, đảm bảo cấp bằng tốt nghiệp THPT và lựa chọn tuyển sinh đại học, cao đẳng.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát kỳ thi tốt nghiệp THPT, BT THPT được tăng cường hơn nhiều so với các năm trước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Điều động hơn 8.000 cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát trong tất cả các khâu của công tác thi, kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ Luật phòng thi chặt chẽ hơn, đã có tác dụng tích cực trong việc ngăn chặn, hạn chế các hiện tượng gian lận, tiêu cực trong kỳ thi, vì vậy kỳ thi được dư luận xã hội đánh giá tốt, hoan nghênh và đồng tình ủng hộ.

6. Việc chấm thi, xét chọn học sinh giỏi quốc gia, Olympic quốc tế, xét tuyển vào đại học, cao đẳng, TCCN nhìn chung được thực hiện nhanh gọn, nghiêm túc, đúng quy chế. Các vướng mắc nảy sinh trong quá trình chấm thi, xét kết quả tốt nghiệp, xét chọn học sinh giỏi, xét tuyển ĐH, CĐ, TCCN đã được Bộ hướng dẫn các đơn vị xử lý kịp thời, dứt Điểm.

7. Thành tích của các đoàn dự thi Olympic quốc tế năm 2008 có tiến bộ vượt bậc, nhất là chất lượng, số huy chương các loại đều nhiều hơn so với các năm trước.

Các đoàn học sinh Việt Nam tham dự các Olympic quốc tế các môn văn hóa (Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học) năm 2008 đều đạt kết quả đáng khích lệ: 23 thí sinh thuộc 5 đội tuyển tham gia dự thi đều đoạt giải. Số Huy chương của năm 2008 nhiều hơn năm 2007 là 2 Huy chương; trong đó, số giải cao nhiều hơn hẳn so với năm 2007 và các năm trước. Đặc biệt, năm 2008 lần đầu tiên, đội tuyển quốc gia Việt Nam đoạt Huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á.

8. Năm 2008, Việt Nam là nước chủ nhà Olympic Vật lí quốc tế lần thứ 39 (IPhO 2008). Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo và đào tạo cùng các bộ, ngành hữu quan, các địa phương Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình đã phối hợp tổ chức thành công IPhO 2008, diễn ra từ ngày 20/7 đến ngày 29/7/2008 với 82 nước và vùng lãnh thổ tham gia, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế, được dư luận trong nước và thế giới đánh giá cao. Thủ tướng Chính phủ đã tặng bằng khen cho 14 tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho kỳ thi.

9. Tuy nhiên, công tác thi và tuyển sinh năm 2008 vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, cụ thể là:

- Trên phạm vi toàn quốc, vẫn còn hiện tượng tung tin thất thiệt, nhiễu thông tin về đề thi, làm ảnh hưởng tới tâm lý của phụ huynh và học sinh, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

- Quy trình in sao đề thi tốt nghiệp THPT tại một số địa phương, một số cơ sở in sao đề thi tuyển sinh cao đẳng còn chưa chặt chẽ, không đúng quy trình, như: thiếu đề thi và đề thi thiếu trang tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Hà Tây; nhầm đề thi môn Văn tại trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai.

- Gian lận trong thi cử còn xảy ra tại một số địa phương như: thi hộ tại Hải Phòng, Khánh Hoà và Bắc Giang. Đặc biệt là sự cố cướp đề thi trong buổi thi môn Toán tại Hội đồng coi thi Trung tâm GDTX huyện Hoằng Hoá và ở Điểm thi đặt tại trường THCS Hoằng Quỳ, tỉnh Thanh Hoá.

- Việc phân công cán bộ giám sát trong đoàn thanh tra của Bộ tại một số Hội đồng coi thi tốt nghiệp THPT, BT THPT chưa rõ ràng; cán bộ thanh tra chưa bám sát vị trí, chưa phát huy hết trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế.

- Cán bộ coi thi chưa làm tròn trách nhiệm, làm việc riêng trong lúc coi thi, để thí sinh sử dụng tài liệu, sử dụng điện thoại di động trong lúc đang thi; hoặc ký tên vào giấy thi và giấy nháp trước khi phát cho thí sinh.

- Một số trường ĐH, CĐ vẫn nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển trực tiếp của thí sinh tại trường, thậm chí nhận trước thời gian quy định, gây tâm lí không tốt tới thí sinh.

- Một số trường vận dụng Điều 33 Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy trái quy định (trường ĐH Trà Vinh, ĐH Yersin, ĐH Quảng Bình,…); có trường nóng vội hạ Điểm trúng tuyển nguyện vọng I, không những sai quy định mà còn dẫn đến xáo trộn công tác tuyển sinh của cả hệ thống.

Các hạn chế, yếu kém trên của công tác thi và tuyển sinh năm 2008 cần được nghiêm túc kiểm Điểm, rút kinh nghiệm cho kỳ thi và tuyển sinh năm 2009.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THI VÀ TUYỂN SINH NĂM 2009

1. Toàn ngành tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; cuộc vận động Hai không “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, các kỳ thi và tuyển sinh năm 2009 phải được tổ chức trật tự, an toàn, nghiêm túc, công bằng, giảm bớt nặng nề, tốn kém; đảm bảo cho kết quả thi phản ánh đúng, khách quan chất lượng dạy và học, tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới công tác thi và tuyển sinh theo hướng tiến tới một kỳ thi THPT quốc gia.

2. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT và BT THPT:

a) Tổ chức thi theo cụm: Trên địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cho học sinh lớp 12 hoặc thí sinh tự do thi theo các cụm trường. Mỗi cụm có ít nhất 3 trường THPT (hoặc 3 trung tâm giáo dục thường xuyên), có thể thành lập Hội đồng hỗn hợp 2 trường THPT và 2 trung tâm GDTX , tập trung về thành phố, thị xã, thị trấn nơi có Điều kiện tốt hơn để tổ chức thi.

Mỗi cụm trường thành lập một Hội đồng coi thi. Mỗi địa Điểm thi bố trí 1 phó Chủ tịch Hội đồng làm trưởng Điểm thi. Trường hợp đặc biệt, những trường ở vùng xa, vùng cao, hải đảo đi lại khó khăn, không thể tổ chức thi theo cụm, hoặc chỉ tổ chức được 2 trường/1 cụm, các sở giáo dục và đào tạo báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ.

Trong mỗi Hội đồng coi thi, danh sách thí sinh được lập theo 3 ban: Ban Khoa học Tự nhiên, Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban Cơ bản; trong từng ban, lại xếp lần lượt các Ngoại ngữ; cuối cùng tên thí sinh được xếp theo thứ tự a, b, c,..., sau đó mới xếp lần lượt vào các phòng thi. Những phòng thi cuối cùng có thể được xếp ghép các ban với nhau.

b) Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của lực lượng thanh tra của Bộ và giám thị ngoài phòng thi; phân rõ trách nhiệm và phạm vi hoạt động của thanh tra của Bộ và giám thị ngoài phòng thi:

- Chỉ có thanh tra của Bộ làm nhiệm vụ giám sát ở hành lang và xung quanh phòng thi;

- Giám thị ngoài phòng thi thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công, ở khu vực bên ngoài, không nằm trong phạm vi hành lang phòng thi và hỗ trợ thanh tra khi cần thiết.

Bộ GDĐT căn cứ tình hình cụ thể, bố trí số lượng thanh tra của Bộ tại các cụm thi.

c) Huy động giám thị từ trường ĐH, CĐ tham gia coi thi trong phòng thi: Bộ GD&ĐT huy động giám thị từ trường ĐH, CĐ coi thi trong phòng thi, nhất là ở những nơi không thể tổ chức thi theo cụm hoặc chỉ tổ chức cụm thi có 2 trường.

d) Đổi chéo bài thi tự luận giữa các tỉnh để chấm thi: Thực hiện đổi chéo bài thi giữa các tỉnh lân cận nhau để chấm: Tỉnh A chấm bài cho tỉnh B, tỉnh B chấm bài cho tỉnh C…(những tỉnh lớn có nhiều thí sinh dự thi có thể sẽ chấm thi cho một số tỉnh nhỏ có ít thí sinh). Bộ GDĐT quyết định cụ thể việc đổi chéo bài thi giữa các tỉnh.

Năm học 2009 không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, BT THPT lần 2.

3. Đối với kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2009:

Về cơ bản công tác thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 vẫn giữ ổn định theo giải pháp 3 chung như năm 2008, có một số Điểm mới sau:

a) Khung Điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh (đối với các trường đóng tại các vùng dân tộc thiểu số và các trường được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương).

- Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch Điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 Điểm, nhưng không quá 1,5 Điểm, để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết;

- Đối với các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch Điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 Điểm, nhưng không quá 1,0 Điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.

b) Cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

- Đối với các môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi môn gồm 2 phần: Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; Phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; thí sinh nào làm cả hai phần riêng thì bài làm bị coi là phạm quy, cả 2 phần riêng đều không được chấm. Chỉ chấm Điểm phần chung.

- Đối với các môn Ngoại ngữ: đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.

c) Các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng nhất thiết phải sử dụng chương trình máy tính tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (bản quyền của Vụ Giáo dục Đại học) để đảm bảo sự thống nhất trong toàn hệ thống, không sử dụng bất cứ phần mềm nào khác. Việc nhập liệu hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh phải đảm bảo chính xác, tuyệt đối không được nhầm lẫn, sai sót. Giấy chứng nhận kết quả thi đại học, cao đẳng theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 1 và số 2, Phiếu báo Điểm phải thống nhất với mẫu đã thiết kế, không được thay đổi và phải điền đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.

d) Tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng: Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng nằm trong tổng chỉ tiêu được phê duyệt. Các trường công bố công khai về chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo, địa chỉ sử dụng trong cuốn “Những Điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2009”; chỉ tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng bằng hình thức xét tuyển những thí sinh đã dự thi đại học, cao đẳng theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

e) Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, công bố công khai mức thu học phí hàng tháng (hoặc năm học hoặc cả khoá học) đối với khoá tuyển sinh năm 2009 trong cuốn ‘‘Những Điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2009’’. Thông tin về loại hình trường cũng được làm rõ trong cuốn ‘‘Những Điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2009’’.

g) Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành sớm cuốn “Những Điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2009” tạo Điều kiện cho thí sinh chủ động và có đầy đủ thông tin để khai và nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.

4. Đối với kỳ thi tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp năm 2009:

Về cơ bản công tác thi tuyển sinh TCCN năm 2009 được thực hiện như năm 2008 và có Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho phù hợp, cụ thể như sau:

a) Năm 2009, các cơ sở đào tạo tiếp tục áp dụng các quy định tại Quyết định số 639/QĐ-BGDĐT ngày 07/02/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT để xác định chỉ tiêu đào tạo TCCN. Các trường vi phạm Quy chế tuyển TCCN và các quy định hiện hành về đào tạo TCCN năm 2008, Bộ GDĐT sẽ xem xét và Điều chỉnh giảm chỉ tiêu đào tạo TCCN năm 2009 hoặc có thể không giao chỉ tiêu đào tạo TCCN năm 2009 .

b) Chỉ tiêu đào tạo TCCN năm 2009 đối với các trường đại học nhất là các trường không có truyền thống đào tạo TCCN sẽ Điều chỉnh theo hướng giảm dần từ 2009 đến năm 2012 mỗi năm giảm từ 15% đến 20%, để các trường tập trung vào nhiệm vụ chính là đào tạo bậc ĐH và SĐH. Ngoài ra, việc xác định chỉ tiêu đào tạo TCCN còn căn cứ vào các hợp đồng đào tạo theo địa chỉ để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động.

c) Năm 2009, việc tuyển sinh TCCN tiếp tục thực hiện theo hình thức xét tuyển (không tổ chức thi) để tuyển sinh, trừ các ngành đào tạo năng khiếu.

d) Đối tượng tuyển sinh vào TCCN bao gồm: học sinh đã tốt nghiệp THPT và THCS hoặc tương đương (tùy theo đối tượng tuyển của từng trường). Ngoài ra, Bộ GDĐT khuyến khích các trường xét tuyển những thí sinh đã dự thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT nhưng chưa đủ Điều kiện để được công nhận tốt nghiệp được vào học TCCN. Tùy theo đối tượng tuyển sinh, đặc Điểm, yêu cầu của ngành đào tạo và tình hình cụ thể của từng trường, các trường có thể lựa chọn tiêu chí xét tuyển là kết quả học tập ở phổ thông hoặc kết quả thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2009 của thí sinh để xét tuyển vào TCCN.

e) Các Sở giáo dục và đào tạo, các trường TCCN và các trường đại học, cao đẳng có đào tạo TCCN nhất thiết phải sử dụng chương trình máy tính tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (bản quyền của Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp) để đảm bảo sự thống nhất trong toàn hệ thống, không sử dụng bất cứ phần mềm nào khác. Việc nhập liệu hồ sơ đăng ký dự tuyển của thí sinh phải đảm bảo chính xác, tuyệt đối không được nhầm lẫn, sai sót. Sau khi gọi thí sinh nhập học, các trường phải thực hiện nghiêm túc việc tự kiểm tra kết quả trúng tuyển và hồ sơ dự tuyển của tất cả các thí sinh được gọi nhập học, phải kiểm tra đối chiếu với hồ sơ gốc của từng thí sinh, đồng thời kịp thời xử lý theo Quy chế nếu thí sinh man khai hồ sơ.

5. Về lệ phí thi và tuyển sinh

Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ làm việc cụ thể với Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 4/4/2003 của liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) vào các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, theo hướng tăng lệ phí tuyển sinh và thu một lần lệ phí đăng ký dự thi với lệ phí dự thi khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Trên đây là một số kết luận cơ bản đã được các đại biểu thảo luận và thống nhất, cần được các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở GD&ĐT, các trường tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2009. Bộ sẽ thể chế hóa bằng các văn bản chỉ đạo cụ thể. Một số vấn đề khác mang tính kỹ thuật sẽ được Hội đồng chỉ đạo thi của Bộ tiếp tục nghiên cứu, xử lý và hướng dẫn cho các địa phương, các trường và thí sinh biết để thực hiện.

Cuối cùng, thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đại biểu tham dự Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2009 tại cả 6 đầu cầu, Thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long đánh giá cao và ghi nhận những đóng góp quan trọng của lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các Trường trong việc chỉ đạo, Điều hành công tác thi và tuyển sinh những năm qua; đồng thời cảm ơn Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành hữu quan và các cơ quan thông tấn báo chí đã phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực, có hiệu quả trong công tác thi và tuyển sinh nói riêng và trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng thông báo để các cơ quan, đơn vị có liên quan biết và tổ chức thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- BT. Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);
- Uỷ ban VH GD TNTN NĐ Quốc hội (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để báo cáo);
- Các Bộ, ngành quản lý trường (để báo cáo);
- Các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ GD&ĐT (để thực hiện);
- Các ĐH, HV, các trường ĐH, CĐ (để thực hiện);
- Các trường trung cấp chuyên nghiệp (để thực hiện);
- Các sở giáo dục và đào tạo (để thực hiện);
- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng
- Lưu: VT, VP

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Trần Quang Quý

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo số 54/TB-BGDĐT về việc kết luận của Thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long tại hội nghị thi và tuyển sinh ngày 23/01/2009 qua cầu truyền hình tại Thái Nguyên, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.627

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.13.15
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!