BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số:
457/TB-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2007
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG TẠI CUỘC HỌP GIAO
BAN CÔNG TÁC AN TOÀN GIAO THÔNG THÁNG 8 NĂM 2007
Ngày 17 tháng 09 năm 2007, Thứ
trưởng Nguyễn Hồng Trường đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm công tác an
toàn giao thông tháng 8 và triển khai các nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao
thông tháng 9, 10, của các cục, vụ và đơn vị có liên quan. Tham dự cuộc họp có
đại diện lãnh đạo và chuyên viên: các Cục trực thuộc Bộ, Vụ Vận tải, Thanh tra
Bộ, Văn phòng thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban Quản lý dự án
An toàn giao thông, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, Viện chiến lược và phát
triển giao thông vận tải.
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp của
Vụ Vận tải về tình hình tai nạn giao thông và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ bảo
đảm an toàn giao thông tháng 8, báo cáo và kiến nghị của đại diện các đơn vị dự
họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã kết luận như sau:
Trong tháng 8 năm 2007, tình
hình tai nạn giao thông trên cả nước đã có những chuyển biến tích cực, tai nạn
giao thông đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương và
là tháng 8 đầu tiên trong vài năm gần đây TNGT giảm cả 3 tiêu chí; điều này cho
thấy công tác triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã bước
đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, tổng hợp tình hình TNGT 8 tháng đầu năm 2007 so với
cùng kỳ năm trước vẫn tăng về số vụ và số người chết; vì vậy, yêu cầu các Cục,
Vụ và các đơn vị có liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ đã
được giao, cụ thể:
1. Thực hiện
Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ
1.1. Việc tổ chức thực hiện giải
pháp đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy theo Nghị quyết 32/2007/NQ-CP đã
được các cơ quan trung ương và các địa phương tổ chức thực hiện tốt, đến nay hầu
hết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã gương mẫu đội mũ bảo hiểm trước ngày
15 tháng 09 năm 2007, ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm của người dân đã được nâng
cao rõ rệt, có thể đánh giá đây là thành công bước đầu của công tác tuyên truyền.
1.2. Nghị định 146/2007/NĐ-CP của
Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được
ban hành kịp thời góp phần tăng cường hiệu lực thi hành các giải pháp bảo
đảm TTATGT trong đó có giải pháp bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy
trên tất cả các tuyến đường từ ngày 15/12/2007.
1.3. Các Cục, Vụ cần tiếp tục
phát huy các kết quả đã đạt được để chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp
luật về trật tự ATGT theo hướng có trọng tâm, phân loại đối tượng và chuyên đề,
trong đó 3 cơ quan giữ vai trò chính trong việc thực hiện Nghị quyết
32/2007/NQ-CP phải tập trung thực hiện là:
- Cục Đường bộ Việt Nam đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ cho dân
cư sống dọc hai bên đường bộ; đạo đức trách nhiệm của người lái xe khách và
trong việc đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe.
- Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp
với Tổng công ty đường sắt Việt Nam và các địa phương có đường sắt đi qua để
xây dựng các chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
về ATGT đường sắt, chống xâm phạm hành lang ATGT đường sắt, mở đường ngang trái
phép qua đường sắt và ném đất đá lên tàu.
- Cục Đường sông Việt Nam tập
trung tuyên truyền ATGT đường thủy nội địa về các điều kiện ATGT của đò ngang,
phao cứu sinh, bến khách ngang sông.
1.4. Một số các nhiệm vụ và giải
pháp bảo đảm TTATGT đã giao cho các Cục triển khai còn chậm và chưa có báo cáo,
Bộ yêu cầu cần quan tâm hơn nữa và chấn chỉnh trong thời gian tới, cụ thể:
- Cục Đường bộ Việt Nam còn chậm
trễ trong việc: tham mưu sửa đổi Nghị định 110/2006/NĐ-CP về điều kiện kinh
doanh vận tải bằng ô tô; báo cáo kết quả việc thí điểm triển khai lắp hộp đen
ghi tốc độ trên các xe khách; báo cáo tiến độ và trình Bộ các dự thảo văn bản
pháp luật, các kế hoạch theo phân công tại Kế hoạch số 4358/BGTVT-VT ngày
13/07/2007 của Bộ GTVT về triển khai thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của
Chính phủ; Việc xây dựng mô hình đơn vị vận tải mẫu, bến xe, tuyến xe, trạm nghỉ
xe mẫu.
- Cục Đường sắt Việt Nam còn chậm
trong việc lập phương án xử lý các đường ngang dân sinh và xóa bỏ các đường
ngang nguy hiểm hay xảy ra tai nạn giao thông.
- Cục Đường sông Việt Nam chậm tổ
chức thực hiện giải pháp phổ cập đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn cho người điều
khiển phương tiện thủy nội địa; Cục cần có văn bản đề nghị các địa phương trích
kinh phí từ nguồn kinh phí ATGT của địa phương để thực hiện việc đào tạo cấp chứng
chỉ này.
2. Phân công
các nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông cụ thể
a) Cục Đường bộ Việt Nam
- Tiếp tục thực hiện các giải
pháp đã được Bộ giao tại Thông báo số 399/TB-BGTVT ngày 27 tháng 08 năm 2007 và
các nhiệm vụ triển khai còn chậm, chưa có báo cáo.
- Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp mới để chấn chỉnh công tác quản lý, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái
xe.
b) Cục Đường sắt Việt Nam
- Phối hợp với Tổng công ty đường
sắt Việt Nam lập phương án chi tiết xóa 13 đường ngang mà theo báo cáo của Cục
là thuộc diện cực kỳ nguy hiểm cần giải quyết ngay.
- Xây dựng phương án và lộ trình
cho việc xóa bỏ 146 đường ngang nguy hiểm thuộc diện phải xử lý.
c) Cục Đường sông Việt Nam
- Tham mưu trình Bộ việc tổ chức
hội nghị tổng kết việc tổng điều tra phương tiện thủy nội địa và sơ kết đánh
giá cuộc vận động thí điểm mặc áo phao khi đi đò qua sông, dự kiến tổ chức trước
ngày 10 tháng 10 năm 2007.
- Phải có kế hoạch cụ thể tổ chức
việc dạy học để phổ cập cấp chứng chỉ cho người điều khiển phương tiện thủy nội
địa.
- Tham mưu trình Bộ cơ chế,
chính sách hỗ trợ kinh phí hoặc kêu gọi vốn đầu tư (đưa vào dự án giao thông
nông thôn…) để nâng cao điều kiện ATGT của các bến đò ngang.
- Xây dựng tiêu chuẩn ngành về bến
khách ngang sông phù hợp với tình hình thực tế để làm cơ sở cho việc chấn chỉnh
các bến khách ngang sông.
d) Cục Hàng hải Việt Nam
Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt
Nam tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn kỹ thuật của tàu thuyền hoạt động
hàng hải để hạn chế tình trạng tàu thuyền Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài do
không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật hàng hải và vệ sinh môi trường.
đ) Ban Quản lý dự án an toàn
giao thông
Đẩy mạnh hoạt động để thúc đẩy
tiến độ các dự án ATGT đang theo dõi, đặc biệt là dự án C2 (gói thầu tư vấn an
toàn giao thông cho Việt Nam).
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ
Giao thông vận tải xin thông báo tới các cơ quan, đơn vị có liên quan biết để
triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT. Nguyễn Hồng Trường (để b/c);
- Các đơn vị tham dự họp;
- Lưu: VT, V. Tải (Đ)
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Văn Công
|