Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 42/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 24/01/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2018

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHỨC TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NĂM 2017 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2018

Ngày 04 tháng 01 năm 2018, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo và đại diện các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Công Thương, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện một số doanh nghiệp và chuyên gia.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả công tác năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018; ý kiến phát biểu của đại diện một số địa phương, doanh nghiệp và chuyên gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận, chỉ đạo như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Cơ bản nhất trí với kết quả công tác năm 2017 được nêu trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo đã được chuẩn bị công phu, chất lượng, đánh giá được cả thành tích và những hạn chế, yếu kém trong chỉ đạo điều hành nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong năm vừa qua.

1. Những kết quả đạt được

- Năm 2017, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường, trong nước thiên tai, lũ lụt kỷ lục, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tăng trưởng GDP đạt 6,81%, kinh tế vĩ mô ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của người dân được cải thiện, trong thành công đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. GDP toàn ngành tăng khoảng 2,9%, gấp hơn 2 lần năm 2016, đóng góp 0,44% vào mức tăng trưởng chung của cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 36,37 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 40,5%, tôm tăng 22,3% so với năm 2016; thặng dư thương mại trong nông nghiệp đạt 8,55 tỷ USD. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau, củ, quả Việt Nam đã vượt mức xuất khẩu dầu thô và gạo mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp.

- Công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, phát triển kinh tế hộ, cơ cấu lại và tổ chức sản xuất nông nghiệp có chuyển biến rõ nét, nông nghiệp công nghệ cao đạt được thành công bước đầu, một số khu nông nghiệp công nghệ cao ở cả 3 miền được hình thành.

- Nhiều Hội nghị chuyên đề chỉ đạo sản xuất nông nghiệp được tổ chức, qua đó đã thu hút được lực lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; có nhiều doanh nghiệp đã thành công với các mô hình sản xuất mới. Bước đầu đã đạt được một số tiến bộ rõ nét trong tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.

- Công tác phòng chống thiên tai vận hành theo tổ chức bộ máy mới, sâu sát, kịp thời, hiệu quả hơn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của ngành. Năm 2017, thiên tai kỷ lục (16 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới, nhiều đợt mưa lũ, sạt lở đất), trong đó nhiều cơn bão rất mạnh; cả hệ thống chính trị vào cuộc, công tác dự báo, cảnh báo, chỉ đạo ứng phó kịp thời, quyết liệt đã góp phần giảm thiệt hại, trong đó có đóng góp rất lớn của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trực tiếp là lực lượng làm công tác tham mưu chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo sát sao, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hệ thống khung khổ pháp lý về hướng dẫn thực hiện Chương trình cơ bản được hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí, đi vào chiều sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện. Đến hết năm 2017 có 2.884 xã và 43 đơn vị huyện được công nhận đạt chuẩn, số xã đạt chuẩn nông thôn mới vượt kế hoạch đặt ra, đời sống của người dân nông thôn từng bước được cải thiện.

- Công tác quản lý vật tư đầu vào trong nông nghiệp có một số tiến bộ rõ rệt.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cấp ủy, chính quyền các địa phương, bà con nông dân cả nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã chung sức, đồng lòng, tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và đạt được nhiều thành tích vượt bậc, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt được, ngành nông nghiệp cũng còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập cần thẳng thắn nhìn nhận để tập trung khắc phục, tháo gỡ trong thời gian tới:

- Tái cơ cấu chưa mạnh mẽ; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp còn chậm, còn lúng túng về mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp theo thói quen, tiểu nông, đơn giản, nhỏ lẻ theo mô hình kinh tế hộ vẫn chiếm tỷ trọng cao, phổ biến ở nông thôn và bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Việc chuyển đổi, thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã 2012 còn chậm; chưa có nhiều mô hình liên kết hiệu quả theo chuỗi giá trị. Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có tiến bộ nhưng còn ít, quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp.

- Năng suất nông nghiệp thấp, giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp chưa cao, phần lớn là xuất khẩu thô; thu nhập của người nông dân đã được cải thiện nhưng còn rất thấp so với người dân ở đô thị. Đời sống của bộ phận không nhỏ người nông dân, ngư dân, diêm dân, đặc biệt là vùng bị thiên tai, lũ lụt, vùng bãi ngang, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hết sức khó khăn. Do vậy, cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến phát triển nông nghiệp, nông thôn để nâng cao đời sống của người dân (khoảng 70% người dân sống ở nông thôn).

- Tình trạng vi phạm quy định pháp luật trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản còn phổ biến. Tình trạng đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định còn xảy ra ở nhiều nơi, chưa có giải pháp ngăn chặn mạnh mẽ. Tình trạng phá rừng, nhất là rừng tự nhiên còn diễn ra; một số bộ, địa phương chưa quản lý chặt chẽ rừng phòng hộ, rừng tự nhiên.

- Sản xuất nông nghiệp còn tự phát, bị động; công tác dự báo cung, cầu thị trường, thông tin thị trường còn yếu; tình trạng được mùa mất giá chậm được khắc phục nên vẫn còn tình trạng phải giải cứu nông sản.

- Hạ tầng nông nghiệp còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi sản xuất nông nghiệp; nhiều hệ thống thủy lợi, đê điều, hồ đập, kênh mương xuống cấp, không bảo đảm an toàn khi có thiên tai, lãng phí nguồn nước; bờ sông bờ biển sạt lở ở nhiều nơi đe dọa trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng.

- Thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào nông nghiệp thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển của ngành; thiếu nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án và dự án trọng điểm của ngành.

- An toàn vệ sinh thực phẩm có tiến bộ nhưng chuyển biến chưa rõ nét, việc phổ biến cho nông dân tự giác bảo vệ mình và bảo vệ xã hội còn hạn chế, vẫn còn tình trạng “rau 2 luống, lợn 2 chuồng”,

- Một số ngành, địa phương chưa tập trung làm tốt công tác chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn; chưa quan tâm đối thoại, giải quyết vấn đề bức xúc khiếu kiện của người dân.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ

1. Định hướng thời gian tới

Trong năm 2018 và thời gian tới phải tạo chuyển biến rõ nét hơn, thực chất hơn trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tập trung phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tận dụng tốt cơ hội của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

2. Nhiệm vụ

Cơ bản đồng ý với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2018 và thời gian tới được đề cập trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của các đại biểu. Mục tiêu cụ thể đối với ngành nông nghiệp trong năm 2018 đã được xác định tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương là: tăng trưởng khu vực nông nghiệp đạt 3,0%, trong đó, nông nghiệp 2,25%, lâm nghiệp 6,0%, thủy sản 5%); kim ngạch xuất khẩu khoảng 40 tỷ USD; có ít nhất 52 đơn vị hành chính cấp huyện và 37% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ ngay từ đầu năm 2018; khẩn trương xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể để phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo điều hành của toàn ngành; quán triệt và thực hiện nghiêm phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”. Tập trung chăm lo Tết cho người dân nông thôn, nhất là bà con nông dân ở các vùng bị thiên tai, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo lương thực, thực phẩm, chỗ ở cho người dân.

Quan tâm giải quyết đồng bộ những vấn đề bức xúc trong nông nghiệp, nông thôn để bảo vệ và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trong đó có vấn đề giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng. Đặc biệt cần quan tâm đến tổ chức sản xuất, thị trường là đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng việc khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường ở nông thôn.

3. Một số giải pháp trọng tâm năm 2018

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chủ động, sáng tạo, tìm lợi thế để phát triển, khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp của ngành đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2018.

- Tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; giảm chi phí trung gian để nâng cao thu nhập cho nông dân; tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ. Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, đẩy mạnh chế biến sâu, chế biến tinh, ứng dụng khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất tiên tiến nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Tập trung chuyển đổi, cơ cấu lại cây trồng vật nuôi trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế của từng vùng, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng, vật nuôi khác hiệu quả hơn; đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, kinh tế biển.

- Đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, nhân rộng những mô hình sáng tạo, hiệu quả như mô hình hội quán ở tỉnh Đồng Tháp, mô hình tích tụ tập trung ruộng đất, thu hút doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tư phát triển nông nghiệp đã thành công ở một số địa phương. Chủ động rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và của Bộ; kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung một số quy định tại các Luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản, triển khai các giải pháp cụ thể phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững; quyết liệt ngăn chặn việc khai thác hải sản trái phép, không khai báo, không quản lý; khẩn trương đề nghị Cộng đồng châu Âu bỏ “thẻ vàng” đối với Việt Nam trong quý II năm 2018.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp, thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi đất rừng sang các mục đích sử dụng khác.

- Phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ nông nghiệp nhằm giảm chi phí, thời gian vận chuyển, bảo quản, kiểm định, kiểm dịch và các loại phí liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản. Giao các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương rà soát, đề xuất giải pháp phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội và thành quả của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp, nhất là giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông sản, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng quy định, chất cấm.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm đối với các mặt hàng nông sản chủ lực; tổ chức lại thị trường trong nước, đặc biệt là hệ thống bán lẻ; phối hợp với ngành công thương duy trì và phát triển các thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng thị trường mới. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và khuyến khích tiêu dùng nội địa; phối hợp tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, liên kết chuỗi giá trị nông sản.

- Tập trung nâng cao năng lực nghiên cứu và dự báo thị trường; nghiên cứu kỹ thị trường trước khi đi vào sản xuất; theo dõi sát, thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin về thị trường, kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế cung vượt cầu.

- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Khẩn trương tổng kết, đúc rút các bài học kinh nghiệm; phát huy tinh thần 4 tại chỗ trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, tập trung rà soát, bố trí lại dân cư tại các khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời cho người dân bị tác động bởi thiên tai.

- Tạo chuyển biến thực chất trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tập trung nâng cao năng lực sản xuất và thu nhập cho người dân nông thôn một cách bền vững, gắn với quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và bảo đảm an ninh nông thôn.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, đơn giản hóa và cắt giảm các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng và triển khai Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách tín dụng trong nông nghiệp.

III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Về đổi mới cơ chế chính sách thúc đẩy tái cơ cấu, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát chính sách pháp luật về đất đai, sớm trình Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi hơn cho tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hoạt động phát triển thị trường, đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, các cơ quan đại diện ở nước ngoài hỗ trợ mạnh hơn cho ngành nông nghiệp nghiên cứu, mở cửa thị trường.

2. Về bổ sung vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn: Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và sẽ thảo luận trong thường trực Chính phủ để xử lý những vấn đề cấp thiết, nhất là gói hỗ trợ để đầu tư sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, khắc phục sạt lở. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xác định rõ các công trình, dự án thực sự cấp thiết, trên cơ sở đó phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Về đề xuất xây dựng Nghị định hợp tác xã nông nghiệp: Trên cơ sở quy định của Luật Hợp tác xã, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ thông báo để cơ cơ quan liên quan biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Các Bộ: NN&PTNT, KH&ĐT, TC, TN&MT, KH&CN, YT, CT, XD, LĐTBXH, TTTT, TP;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ủy ban Dân tộc;
- UB Kinh tế của QH; UB KHCN&MT của QH;
- Phòng Thương mại và CN Việt Nam;
- Hội Nông dân Việt Nam;
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHĐP, CN, TKBT;
- Lưu: VT, NN (2), - Tuynh.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 42/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2017 và triển khai kế hoạch ngày 24/01/2018 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.994

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.142.42
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!