Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 39/2017/TB-LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa A-déc-bai-dan Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Aydin Aliyev
Ngày ban hành: 14/05/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2017/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa A-déc-bai-gian về hợp tác và hỗ trợ hành chính lẫn nhau về các vấn đề hải quan, ký tại Ba-ku ngày 14 tháng 5 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2016.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Lê Thị Tuyết Mai

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA A-DÉC-BAI-GIAN VỀ HỢP TÁC VÀ HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH LẪN NHAU VỀ CÁC VẤN ĐỀ HẢI QUAN

Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa A-déc-bai-gian, sau đây gọi là “Các Bên”,

Nhận thấy rằng những vi phạm pháp luật hải quan gây phương hại tới các lợi ích kinh tế, tài chính và xã hội của các quốc gia có liên quan cũng như tới lợi ích hợp pháp của thương mại;

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định chính xác các khoản thu hải quan của hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu cũng như việc thực hiện các quy định cấm, hạn chế và kiểm soát hàng hóa;

Nhận thức rằng hành động ngăn chặn các vi phạm pháp luật Hải quan và các nỗ lực đảm bảo thu đúng thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác có thể được thực hiện hiệu quả hơn thông qua việc hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan Hải quan của các quốc gia;

Nhận thấy rằng việc buôn lậu ma túy và các chất hướng thần gây hiểm hoạ cho sức khoẻ cộng đồng và ảnh hưởng đến xã hội;

Trên cơ sở Khuyến nghị của Hội đồng hợp tác Hải quan về Hỗ trợ hành chính ngày 5 tháng 12 năm 1953;

Và cũng trên cơ sở các điều khoản quy định trong Công ước chung về Ma túy ngày 30 tháng 3 năm 1961, được điều chỉnh theo Nghị định thư năm 1972 Công ước về các chất hướng thần ngày 21 tháng 2 năm 1971 và Công ước chống buôn bán bất hợp pháp Ma túy và các chất hướng thần ngày 20 tháng 12 năm 1988 của Tổ chức liên hợp quốc,

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

ĐỊNH NGHĨA

Theo Hiệp định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Pháp luật Hải quan" có nghĩa là các quy định theo pháp luật quốc gia của các Bên về nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh hàng hóa và phương tiện vận tải hay bất cứ cơ chế hải quan khác bao gồm các quy định liên quan đến thuế hải quan, thuế và phí khác được Cơ quan Hải quan áp dụng hoặc thu và liên quan đến các biện pháp cấm, hạn chế và kiểm soát;

2. "Cơ quan Hải quan" có nghĩa là: tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Tổng cục Hải quan; và tại nước Cộng hòa A-déc-bai-gian - y ban Hải quan Quốc gia;

3. "Vi phạm hải quan" có nghĩa là bất kỳ vi phạm hoặc cố tình vi phạm pháp luật Hải quan;

4. "Người" có nghĩa là thể nhân hoặc pháp nhân;

5. "Thông tin" có nghĩa là dữ liệu, báo cáo, chứng từ hoặc bản sao chứng thực hoặc xác nhận tương ứng và các thư tín trao đổi;

6. ‘‘Thông tin tình báo” có nghĩa là bất kể thông tin nào đã được xử lý và/hoặc phân tích nhằm cung cấp bằng chứng về vi phạm hải quan có liên quan;

7. "Cơ quan Hải quan được yêu cầu" có nghĩa là Cơ quan Hải quan của Chính phủ một Bên nhận được yêu cầu trợ giúp về các vấn đề hải quan;

8. "Cơ quan Hải quan yêu cầu” có nghĩa là Cơ quan Hải quan của Chính phủ một Bên đưa ra yêu cầu trợ giúp về các vấn đề hải quan;

9. “Ma túy” có nghĩa là bất kỳ chất nào được liệt kê trong Danh sách của Công ước chung về Ma túy năm 1961 và các sửa đổi phù hợp với Nghị định thư năm 1972 về các sửa đổi đối với Công ước chung về Ma túy 1961;

10. “Chất hướng thần” có nghĩa là bất kể chất nào được liệt kê trong các Danh sách của Công ước quốc tế về các Chất hướng thần năm 1971;

11. “Tiền chất” có nghĩa là các chất hóa học và dung môi được sử dụng để sản xuất trái phép ma túy hoặc các chất hướng thần theo Công ước quốc tế năm 1988 về các biện pháp chống vận chuyển trái phép ma túy và các chất hướng thần;

12. “Hàng hóa nhậy cảm” có nghĩa là các hàng hóa đề cập trong Điều 6 của Hiệp định này.

Điều 2

PHẠM VI CỦA HIỆP ĐỊNH

1. Các Bên, thông qua Cơ quan Hải quan ca mình và theo những điều khoản quy định trong Hiệp định này, sẽ:

a. tiến hành các biện pháp nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy việc di chuyển hàng hoá;

b. hỗ trợ lẫn nhau trong việc ngăn chặn các vi phạm hải quan;

c. hợp tác trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các thủ tục hải quan mới, trong đào tạo và trao đổi nhân lực và các vấn đề khác mà c hai bên cùng quan tâm;

d. Cùng n lực nâng cao nghiệp vụ hải quan.

2. Hỗ trợ lẫn nhau trong khuôn khổ của Hiệp định này được thực hiện phù hợp với luật pháp hiện hành trong lãnh thổ quốc gia của một Bên và trong khả năng cũng như nguồn lực của Cơ quan Hải quan được yêu cầu.

3. Không có điều khoản quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là làm hạn chế những thông lệ hỗ trợ lẫn nhau hiện đang có hiệu lực giữa các Bên.

Điều 3

TẠO THUẬN LỢI VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN

1. Theo thỏa thuận giữa các Bên, các Cơ quan Hải quan sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy việc di chuyển hàng hóa qua lại giữa lãnh thổ quốc gia của hai Bên;

2. Theo thỏa thuận lẫn nhau, các Cơ quan Hải quan có thể chấp nhận các hình thức chứng từ hải quan thích hợp chung bằng tiếng Anh.

Điều 4

CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC VÀ HỖ TRỢ LẪN NHAU

1. Theo sáng kiến riêng của mình hoặc theo yêu cầu, các Cơ quan Hải quan sẽ cung cấp cho nhau tất cả các thông tin cần thiết phù hợp với các quy định của Hiệp định này.

2. Các Cơ quan Hải quan sẽ:

a. trao đổi kinh nghiệm liên quan đến các hoạt động của mình và thông tin về các cách thức và phương thức vi phạm hải quan mới;

b. thông báo cho nhau các thay đổi cơ bản của pháp luật hải quan của hai quốc gia cũng như các phương tiện kỹ thuật kiểm soát hải quan và các cách thức áp dụng cũng như thảo luận các vấn đề khác mà cả hai Bên cùng quan tâm.

3. Các Cơ quan Hải quan có thể cung cấp cho nhau hỗ trợ kỹ thuật trong các vấn đề hải quan, như sau:

a. Trao đổi các nhân viên hải quan vì lợi chung khi tìm hiểu các nghiệp vụ hải quan của nhau;

b. Đào tạo và hỗ trợ tăng cường nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên Hải quan;

c. Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về sử dụng các công cụ kỹ thuật để phục vụ cho mục đích kiểm soát;

d. Trao đổi các chuyên gia về các vấn đề Hải quan;

e. Trao đổi các thông tin chuyên môn, khoa học và kỹ thuật liên quan tới pháp luật, thủ tục Hải quan.

Điều 5

GIÁM SÁT HÀNG HÓA VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

Theo sáng kiến riêng của mình hoặc khi có yêu cầu của Cơ quan Hải quan của một Bên, Cơ quan Hải quan của Bên kia sẽ tiến hành duy trì các biện pháp kiểm soát đối với:

a. Hàng hóa được vận chuyển bởi người đã vi phạm hoặc bị nghi ngờ vi phạm pháp luật Hải quan tại lãnh thổ quốc gia Bên đó;

b. việc di chuyển của hàng hóa và phương thức thanh toán đã được Cơ quan Hải quan của Bên kia thông báo mà cho thấy dấu hiệu vận chuyển trái phép khối lượng lớn vào hoặc ra lãnh thổ của Bên kia hoặc các việc di chuyển của hàng hóa và phương thức thanh toán có nghi ngờ;

c. phương tiện vận tải đã biết hoặc nghi ngờ được sử dụng cho vi phạm pháp luật hải quan của Bên kia;

Điều 6

HÀNH ĐỘNG CHỐNG LẠI VIỆC VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA NHẬY CẢM

Các Cơ quan hải quan, theo sáng kiến riêng của mình hoặc khi có yêu cầu sẽ không chậm trễ cung cấp cho nhau các thông tin có liên quan đến các hành động, đã bị phát hiện hoặc đang nằm trong kế hoạch, mà cấu thành hoặc có vẻ cấu thành nên vi phạm pháp luật hải quan hiện hành tại lãnh thổ quốc gia của một trong các Bên về những nội dung sau:

a. việc di chuyển vũ khí, đạn dược, chất nổ và các đầu dẫn nổ;

b. việc di chuyển ma túy, các chất hướng thần và tiền chất của nó;

c. việc di chuyển các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ có giá trị văn hóa, lịch sử hoặc khảo cổ học của mỗi Bên;

d. việc di chuyển của các chất độc hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng;

c. việc di chuyển hàng hóa có thuế suất cao hoặc hàng hóa tuân theo giới hạn phi thuế quan:

Điều 7

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

1. Các Cơ quan Hải quan, theo sáng kiến riêng của mình hoặc theo yêu cầu, sẽ cung cấp cho nhau tất cả thông tin có thể giúp cho đảm bảo tính chính xác trong việc:

a. Thu các khoản thuế hải quan do Cơ quan Hải quan phụ trách, đặc biệt là các thông tin có thể giúp xác định trị giá Hải quan chính xác cũng như quyết định về phân loại hàng hóa;

b. việc thực hiện các quy định về hạn chế và cấm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng quá cảnh, hoặc các hàng hóa được miễn thuế hải quan, thuế và các loại phí khác;

c. việc áp dụng quy tắc xuất xứ quốc gia.

2. Nếu Cơ quan Hải quan được yêu cầu không có thông tin mà họ được yêu cầu cung cấp thì họ sẽ phải tìm kiếm thông tin đó một cách nỗ lực sao cho phù hợp với các quy định của luật pháp quốc gia của mình.

Điều 8

THÔNG TIN VỀ HÀNG HÓA, NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

1. Theo sáng kiến riêng của mình hoặc khi có yêu cầu, Cơ quan Hải quan của một Bên sẽ cung cấp cho Cơ quan Hải quan của Bên kia các thông tin sau:

a. Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia của Cơ quan Hải quan yêu cầu có được xuất khẩu hợp pháp từ lãnh thổ quốc gia của Bên kia hay không;

b. Hàng hóa xuất khẩu từ lãnh thổ quốc gia của Cơ quan Hải quan yêu cầu có được nhập khẩu hợp pháp sang lãnh thổ quốc gia của Bên kia hay không;

2. Theo sáng kiến riêng của mình hoặc khi có yêu cầu, Cơ quan Hải quan của một Bên này sẽ cung cấp cho Cơ quan Hải quan của Bên kia các thông tin sau:

a. người được biết đã vi phạm hoặc nghi ngờ vi phạm pháp luật hải quan trong lãnh thổ quốc gia của Bên kia;

b. hàng hoá, đã biết hoặc nghi ngờ là đối tượng vận chuyển trái phép;

c. phương tiện vận tải, đã biết hoặc nghi ngờ được sử dụng trong các vi phạm pháp luật Hải quan hiện hành trong lãnh thổ quốc gia của Bên kia.

Điều 9

TÀI LIỆU VÀ CHỨNG TỪ

1. Theo sáng kiến riêng của mình hoặc theo yêu cầu, Cơ quan Hải quan của một Bên sẽ cung cấp cho Cơ quan Hải quan của Bên kia các hồ sơ, bằng chứng hoặc các bản sao tài liệu và các thông tin có sẵn về các hành động, đã hoàn tất hoặc đang nằm trong kế hoạch, cấu thành hoặc có dấu hiệu cấu thành nên vi phạm pháp luật hải quan hiện hành tại lãnh thổ quốc gia của Bên đó.

2. Các chứng từ cung cấp theo Hiệp định này có thể được thay thế bởi các thông tin điện tử để phục vụ cho cùng mục đích. Tất cả các thông tin có liên quan nhằm hiểu và sử dụng tài liệu cũng phải được cung cấp cùng theo đó.

Điều 10

YÊU CẦU

1. Nếu Cơ quan Hải quan của quốc gia của một Bên có yêu cầu, Cơ quan Hải quan quốc gia của Bên kia phải thực hiện các yêu cầu chính thức có liên quan đến các hoạt động đã xác định là chắc chắn hoặc có dấu hiệu trái với pháp luật hải quan hiện hành trong lãnh thổ quốc gia của Cơ quan Hải quan yêu cầu. Cơ quan Hải quan được yêu cầu sẽ thông báo các kết quả của việc thực hiện yêu cầu cho Cơ quan Hải quan yêu cầu.

2. Các yêu cầu này phải được thực hiện theo luật pháp hiện hành trong lãnh thổ quốc gia của Cơ quan Hải quan được yêu cầu. Cơ quan Hải quan được yêu cầu phải thực hiện một cách cố gắng nhất.

Điều 11

SỬ DỤNG THÔNG TIN VÀ THÔNG TIN TÌNH BÁO

1. Thông tin và thông tin tình báo nhận được trong khuôn khổ quy định của Hiệp định này chỉ được sử dụng cho mục đích của Hiệp định này. Các thông tin này sẽ không được trao đổi hoặc sử dụng cho bất kể mục đích nào khác trừ khi Cơ quan Hải quan cung cấp thông tin hoàn toàn cho phép.

2. Các quy định trong khoản 1 của Điều này không áp dụng đối với các thông tin và thông tin tình báo có liên quan đến các vụ vi phạm liên quan đến ma túy và các chất hướng thần. Các thông tin và thông tin tình báo này có thể được trao đổi với các cơ quan chức năng khác trực tiếp liên quan đến việc đấu tranh chống lại việc vận chuyển ma túy trái phép, các chất hướng thần và tiền chất của các chất đó.

3. Các yêu cầu, thông tin, báo cáo của các chuyên gia và các thông tin liên lạc khác do Cơ quan Hải quan của một Bên nhận được dưới bất kể hình thức nào theo Hiệp định này sẽ phải được đảm bảo tính bảo mật tương tự bởi Cơ quan Hải quan nhận giống như các chứng từ và thông tin cùng loại theo quy định quốc gia của Bên đó.

Điều 12

CÁC TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI HỖ TRỢ

1. Nếu Cơ quan Hải quan của một Bên nhận thấy việc thực hiện yêu cầu có thể vi phạm chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc bất cứ lợi ích thiết yếu của bên mình thì họ có thể t chối cung cấp hỗ trợ được yêu cầu theo Hiệp định này toàn phần hoặc một phần, hoặc chỉ cung cấp hỗ trợ được yêu cầu theo các giới hạn và điều kiện nhất định.

2. Trong trường hợp yêu cầu hỗ trợ bị từ chối thì quyết định và các lý do từ chối phải thông báo ngay lập tức bằng văn bản cho Cơ quan Hải quan yêu cầu.

3. Nếu Cơ quan Hải quan của một Bên có yêu cầu được hỗ trợ mà chính họ không thể cung cấp thì Bên yêu cầu phải đề cập tới điều đó trong yêu cầu của mình. Việc đáp ứng với một yêu cầu như vậy sẽ do Bên được yêu cầu xem xét.

Điều 13

HÌNH THỨC VÀ CÁCH GỬI YÊU CẦU HỖ TRỢ

1. Các yêu cầu trợ giúp thực hiện theo Hiệp định này sẽ được làm dưới dạng văn bản. Để thực hiện yêu cầu thì các chứng từ cần thiết phải được gi kèm với yêu cầu đó. Trong một số trường hợp ngoại lệ khẩn cấp, cũng có thể chấp nhận yêu cầu bằng lời hoặc thư điện tử, nhưng ngay sau đó phải khẳng định lại bằng văn bản.

2. Các yêu cầu thực hiện theo Khoản 1 của Điều này phải bao gồm các nội dung sau đây:

a. Tên Cơ quan Hải quan yêu cầu;

b. Bản chất của quá trình và các biện pháp yêu cầu;

c. Đối tượng và lý do yêu cầu;

d. Quy định của pháp luật và các yếu tố pháp lý khác liên quan;

e. Dữ liệu chi tiết và toàn diện đến mức có thể về người có liên quan trong cuộc điều tra;

f. Bản tóm tắt các dữ kiện có liên quan.

3. Yêu cầu phải được làm bằng ngôn ngữ quốc gia chính thức của Cơ quan Hải quan được yêu cầu, bằng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ khác được Cơ quan Hải quan được yêu cầu chấp nhận.

4. Nếu yêu cầu không đáp ứng các quy đnh về hình thức thì có thể đề nghị sửa chữa hoặc hoàn chỉnh. Tuy nhiên điều này không thể gây ra sự cản trở đối với bất kỳ hành động nào mà phải được thực hiện ngay lập tức.

Điều 14

CHI PHÍ

1. Các chi phí phát sinh của Cơ quan Hải quan được yêu cầu khi thực hiện yêu cầu theo Hiệp định này sẽ do cơ quan Hải quan đó chịu ngoại trừ các chi phí cho các chuyên gia và cho các phiên dịch và biên dịch viên không phải công chức nhà nước.

2. Việc hoàn trả các chi phí khác phát sinh trong việc thực hiện Hiệp định này có thể là một nội dung của một thỏa thuận đặc biệt giữa các Cơ quan Hải quan.

Điều 15

THỰC HIỆN

1. Hỗ trợ được đề cập trong Hiệp định này, sẽ được thực hiện trực tiếp bởi các Cơ quan Hải quan. Các cơ quan này sẽ cùng thỏa thuận cụ thể với nhau cho mục đích này.

2. Các Cơ quan Hải quan có thể thu xếp để các đơn vị điều tra chống buôn lậu cấp trung ương và địa phương của mình liên hệ trực tiếp với nhau.

Điều 16

LÃNH THỔ ÁP DỤNG

Hiệp định này sẽ được áp dụng trong lãnh thổ hải quan của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và lãnh thổ hải quan của Cộng hòa A-déc-bai-gian.

Điều 17

SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG

Hiệp định này có thể được sửa đổi và bổ sung với sự nhất trí của các Bên. Các sửa đổi và bổ sung được thực hiện bằng các nghị định thư riêng biệt, các nghị định thư này là một phần không tách rời của Hiệp định và có hiệu lực theo thủ tục quy định tại Điều 19.

Điều 18

GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG

Mọi bất đồng phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua hoặc đàm phán tham vấn giữa các Bên.

Điều 19

HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT HIỆU LỰC

1. Hiệp định này có hiệu lực vào ngày nhận được thông báo cuối cùng của các Bên bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ để Hiệp định có hiệu lực.

2. Hiệp định này có hiệu lực vô thời hạn và sẽ chấm dứt hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày một Bên nhận được thông báo bằng văn bản của Bên kia về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.

3. Việc chấm dứt thực hiện Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác đang được thực hiện theo thỏa thuận trước ngày chấm dứt.

VỚI SỰ LÀM CHỨNG, các đại diện được ủy quyền của các Chính phủ liên quan dưới đây đã ký Hiệp định này.

Làm tại Baku.ngày 14 tháng 05 năm 2015 thành hai (02) bản bằng tiếng Việt, tiếng A-déc-bai-gian và tiếng Anh, tất cả các văn bản có giá trị như nhau.

Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM




Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Thứ trưởng Bộ Tài chính

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA A-DÉC-BAI-GIAN




Aydin Aliyev
Chủ nhiệm Ủy ban
Hải quan Quốc gia

AGREEMENT

BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF AZERBAIJAN REGARDING COOPERATION AND MUTUAL ASSISTANCE IN CUSTOMS MATTERS

The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Republic of Azerbaijan, hereinafter referred to as the Parties,

Considering that offences against customs legislation are prejudicial to the economic, fiscal and social interests of their respective States as well as to the legitimate interests of trade,

Considering the importance of ensuring the accurate assessment of customs payments collected on the importation or exportation of goods and the proper implementation of the provisions of prohibition, restriction and control.

Convinced that actions to prevent offences against customs legislation and efforts to ensure accurate collection of import and export duties and taxes can be made more effective through cooperation between the Customs Authorities of their States,

Considering that illicit trafficking in narcotic drugs and psychotropic substances constitutes a danger to public health and to society,

Having regard to the Recommendation of the Customs Cooperation Council on Mutual Administrative Assistance of December 5, 1953,

Having regard also to the provisions of the Single Convention on Narcotic Drugs of March 30, 1961, as amended by the 1972 Protocol amending the Single Convention on Narcotic drugs 1961, the Convention on Psychotropic Substances of February 21, 1971 and the Convention Against Illicit Traffic in Narcotic Drugs and Psychotropic Substances of Against Illicit Traffic in Narcotic Drugs and Psychotropic Substances of December 20, 1988 all drawn up under the auspices of the United Nations Organization,

Have agreed as follows:

Article 1

DEFINITIONS

For the purposes of this Agreement the following definitions shall apply:

1. ‘‘Customs legislation” means provisions laid down by national legislation in force of the States of the Parties concerning the importation, exportation and transit of goods and means of transport or any other customs regimes including the provisions related to customs duties, taxes and other charges applied or collected by Customs Authorities and pertaining to measures of prohibition, restriction and control;

2. “Customs Authority” means in the Socialist Republic of Viet Nam, the General Department of Viet Nam Customs and in the Republic of Azerbaijan, the State Customs Committee;

3. “Customs offences” means any violation of customs legislation as well as any attempted violation of such legislation;

4. “Person” means any natural or legal person;

5. “Information” means any data, documents, reports, certified or authenticated copies thereof and other communications;

6. “Intelligence” means any information, which has been processed and/or analyzed to provide an indication relevant to the customs offences;

7. “Requested Customs Authority” means the Customs Authority of the State of a Party, which receives a request for assistance in customs matters;

8. "Requesting Customs Authority” means the Customs Authority of the State of a Party, which makes a request for assistance in customs matters;

9. "Narcotic drugs” means agents added to the list of Single Convention on Narcotic drugs 1961 with amendments, introduced in accordance with the 1972 Protocol amending the Single Convention on Narcotic drugs 1961;

10. “Psychotropic substances” means agents added to the lists of the Convention on psychotropic substances 1971;

11. “Precursors” means chemical agents and solvents, used during illegal production of narcotic drugs and psychotropic substances in accordance with the Convention against illicit traffic in narcotic drugs and psychotropic substances 1988;

12. “Sensitive goods” means substances mentioned in Article 6 of this Agreement.

Article 2

SCOPE OF AGREEMENT

The Parties, through their Customs Authorities, shall in accordance with the provisions set out in this Agreement:

a) undertake measures in order to facilitate and expedite movement of goods;

b) assist each other in prevention of customs offences;

c) endeavour to cooperate in the research, development and testing of new customs procedures, in the training and exchange of personnel and in other matters that may require their joint efforts;

d) applying joint efforts in improving customs techniques.

2. Mutual assistance within the framework of this Agreement shall be rendered in accordance with the legislation in force in the territory of the State of the Party and within the competence and resources of the Requested Customs Authority.

3. No provisions in this Agreement shall be interpreted in a manner, which would restrict mutual assistance practices presently in effect between the Parties.

Article 3

FACILITATION OF CUSTOMS FORMALITIES

1. The Customs Authorities shall, upon mutual consent, undertake necessary measures to facilitate customs procedures in order to facilitate and expedite movement of goods between the territories of the State of both Parties.

2. The Customs Authorities can, upon mutual consent, recognize uniform applicable forms of customs documents in English.

Article 4

FORMS OF COOPERATION AND MUTUAL ASSISTANCE

1. The Customs Authorities shall provide each other, on them own initiative or upon request, with all necessary information in accordance with the provisions of this Agreement.

2. The Customs Authorities shall:

a) exchange experience relating to them activities and the information about new means and methods of committing customs offences;

b) inform each other about substantial changes of the customs legislation of their States, as well as about technical means of customs control and methods of them application and also discuss other matters of mutual interest.

3. Customs Authorities shall provide each other with technical assistance in the area of customs matters including:

a) exchange of customs officers when mutually beneficial for the purpose of advancing the understanding of each other’s customs techniques;

b) training and assistance in developing specialized skills of the customs officers;

c) exchange of information and experience in the use of the technical equipment for control purposes;

d) exchange of visiting experts in customs matters;

e) exchange of professional, scientific and technical data relating to customs legislation, regulations and procedures.

Article 5

SURVEILLANCE OF GOODS AND MEANS OF TRANSPORT

The Customs Authority of the State of one Party shall, on its own initiative or upon request of the Customs Authority of the State of the other Party, maintain surveillance over:

a) goods being moved by persons who committed offence or suspected of doing so in the territory of the State of the Party;

b) movements of goods and means of payment which are reported by the Customs Authority of the State of the other Party as giving rise to substantial illicit traffic into or from the territory of the State of the other Party or are suspicious thereof;

c) any means of transport known to be, or suspected of being, used for committing offences against customs legislation of the State of the other Party.

Article 6

ACTION AGAINST ILLICIT TRAFFIC OF SENSITIVE GOODS

The Customs Authorities shall, on their own initiative or upon request and without delay, supply each other with all relevant information on activities, detected or planned, which constitute or appear to constitute an offence against the customs legislation in force in the territory of the State of one of the Parties in the field of:

a) movement of arms, ammunition, explosives and explosive devices;

b) movement of narcotic drugs, psychotropic substances and its precursors;

c) movement of objects of art and antiquity, which present significant historical, cultural or archaeological value for one of the Parties;

d) movement of substances dangerous for the environment and the public health;

e) movement of goods subject to substantial customs duties or taxes and goods subject to non-tariff limitation.

Article 7

COMMUNICATION OF INFORMATION

1. The Customs Authorities shall, on their own initiative or upon request, supply each other with all information, which may help to ensure accuracy in:

a) the collection of customs payments levied by the Customs Authorities and, in particular, information which may help to assess correctly the value of goods for customs purposes and to establish their tariff classification;

b) the implementation of import, export and transit prohibitions and restrictions or relief from customs duties, taxes and other charges;

c) the application of national rules of origin.

2. If the Requested Customs Authority does not have the information asked for, it shall seek that information as if acting on its own account in accordance with the laws of its State.

Article 8

INFORMATION ON GOODS, PERSONS AND MEANS OF TRANSPORT

1. The Customs Authority of the State of one Party shall, on its own initiative or upon request, supply the Customs Authority of the State of the other Party with the following information:

a) whether goods imported into the territory of the State of the requesting Customs Authority have been lawfully exported from the territory of the State of the other Customs Authority;

b) whether goods exported from the territory of the State of the Requesting Customs Authority have been lawfully imported into the territory of the State of the other Customs Authority.

2. The Customs Authority of the State of one Party shall, on its own initiative or upon request, supply the Customs Authority of the State of the other Party with the following information:

a) persons known to be, or suspected of, committing offences against customs laws in force in the territory of the State of the other Party;

b) goods known to be, or suspected of being, the subject of illicit traffic;

c) means of transport known to be, or suspected of being, used in committing offences against customs legislation in force in the territory of the State of the other Party.

Article 9

FILES AND DOCUMENTS

1. The Customs Authority of the State of one Party, shall on its own initiative or upon request, supply the Customs Authority of the other Party with reports, records of evidence or copies of documents and other available information on activities, completed or planned, which constitute or appear to constitute an offence against the customs legislation in force in the territory of the State of that Party.

2. The documents provided for in this Agreement may be replaced by computerized information produced for the same purpose. All relevant information for the interpretation or utilization of the material should be supplied at the same time.

Article 10

INQUIRIES

1. If the Customs Authority of the State of one Party so requests, the Customs Authority of the State of the other Party shall initiate all official inquiries concerning operations which are, or appear to be, contrary to the customs legislation in force in the territory of the State of the requesting Customs Authority. It shall communicate the results of such inquiries to the requesting Customs Authority.

2. These inquiries shall be conducted under the laws in force in the territory of the State of the requested Customs Authority. The requested Customs Authority shall proceed as if it were acting on its own account.

Article 11

USE OF INFORMATION AND INTELLIGENCE

1. Information and intelligence received under this Agreement shall be used solely for the purposes of this Agreement. They shall not be communicated or used for any other purposes unless the Customs Authority furnishing this information and intelligence expressly approves.

2. The provisions of paragraph 1 of this Article are not applicable to information and intelligence concerning offences relating to narcotic drugs and psychotropic substances. Such information and intelligence may be communicated to other authorities directly involved in the combat of illicit traffic of narcotic drugs, psychotropic substances and their precursors.

3. Requests, information, reports of experts and other communications received by the Customs Authority of the State of one Party in whatever form pursuant to this Agreement shall be afforded the same confidentiality by the Receiving Customs Authority as is afforded to documents and information of the same kind under the national laws of the State of that Party.

Article 12

EXCEPTIONS FROM THE LIABILITY TO RENDER ASSISTANCE

1. If the Customs Authority of the State of one Party considers that compliance with the request would be prejudicial to the sovereignty, security, public order or any other essential interest of the State of that Party it may refuse to provide the assistance requested under this Agreement, wholly or partially, or provide it subject to certain conditions or requirements.

2. If assistance is refused, the decision and the reasons for the refusal shall be notified in writing to the Requesting Customs Authority without delay.

3. If the Customs Authority of the State of one Party requests assistance that it would not itself be able to provide, it shall draw attention to that fact in the request. Compliance with such a request shall be within the discretion of the Requested Customs Authority.

Article 13

FORM AND SUBSTANCE OF REQUESTS FOR ASSISTANCE

1. Requests pursuant to the present Agreement shall be made in writing. Documents necessary for the execution of such requests shall accompany the request. When requried because of the urgency of the situation, oral or e-mail request may be accepted, but must be confirmed officially in writing immediately.

2. Requests pursuant to paragraph 1 of this Article shall include the following information:

a) the name of the Requesting Customs Authority;

b) nature of the proceedings and the measure requested;

c) the object of and the reason for the request;

d) laws, regulations and other legal elements involved;

e) indications as exact and comprehensive as possible on the persons being the target of the investigations;

f) summary of the relevant facts.

3. Requests shall be submitted in the official language of the State of the Requested Customs Authority, in English or in another language acceptable to the Requested Customs Authority.

4. If a request does not meet the formal requirements, its correction or completion may be demanded. It cannot however cause the delay of any actions that must be undertaken immediately.

Article 14

COSTS

1. Expenses incurred by the Requested Customs Authority in carrying out a request under this Agreement shall be borne by that Customs Authority excluding expenses for experts, translators and interpreters other than government employees.

2. Reimbursement of other expenses incurred in performance of this Agreement may be a subject of a special arrangement between the Customs Authorities.

Article 15

IMPLEMENTATION

1. Assistance provided for under this Agreement shall be rendered directly by the Customs Authorities. Those authorities shall mutually agree on detailed arrangements for that purpose.

2. The Customs Authorities may arrange for their central and local enforcement, investigation and other services to be in direct communication with each other.

Article 16

TERRITORIAL APPLICABILITY

This Agreement shall be applicable on the customs territory of the Socialist Republic of Viet Nam and the customs territory of the Republic of Azerbaijan.

Article 17

ADDITIONS AND AMENDMENTS

Any additions and amendments may be made to this Agreement by mutual consent of the Parties. Such additions and amendments shall be made in a form of separate protocols being an integral part of this Agreement and shall enter into force in accordance with the provisions of Article 19 of this Agreement.

Article 18

SETTLEMENT OF DISAGREEMENTS

Any disagreement that may arise from the interpretation or application of this Agreement shall be resolved by consultations or negotiations between the Parties.

Article 19

ENTRY INTO FORCE AND TERMINATION

1. This Agreement is concluded for an indefinite period of time and shall enter into force on the date of receipt by the Parties of the last written notification through diplomatic channels confirming the completion of their necessary internal procedures required for the entry into force of this Agreement.

2. The Parties may terminate this Agreement by submitting a written notification through diplomatic channels. This Agreement shall cease its effect six (6) months after receiving such notification.

3. The termination of this Agreement shall not affect the implementation of ongoing activities which have been agreed upon prior to the date of such termination.

IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorized by their respective Governments, have signed this Agreement.

Done in Baku on May 14, 2015, in duplicate, in the Vietnamese, Azerbaijani and English languages, all texts being equally authentic. In case of divergence of interpretation, the English text shall prevail.

FOR THE GOVERNMENT OF THE
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM




Do Hoang Anh Tuan
Deputy Minister of Finance

FOR THE GOVERNMENT OF THE
REPUBLIC OF AZERBAIJAN




Aydin Aliyev
Head of State
Customs Committee

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 39/2017/TB-LPQT ngày 14/05/2015 về hiệu lực của Hiệp định về hợp tác và hỗ trợ hành chính lẫn nhau về các vấn đề hải quan giữa Việt Nam và A-déc-bai-gian

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.390

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.93.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!