BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3729/TB-BNN-VP
|
Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012
|
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO
ĐỨC PHÁT TẠI CUỘC HỌP GIAO BAN CÔNG TÁC THÁNG 7 VÀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THÁNG
8/2012 CỦA BỘ
Ngày 01
tháng 8 năm 2012, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì họp giao ban công tác tháng
7 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 8/2012 của Bộ. Tham dự cuộc họp có các
Thứ trưởng; lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra, Đảng uỷ Bộ,
Công đoàn cơ quan Bộ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Bộ; Ban Đổi mới và
quản lý doanh nghiệp; các Ban Quản lý các dự án: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ
lợi; các Trung tâm: Tin học và Thống kê, Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông
thôn, Khuyến nông Quốc gia, Xúc tiến thương mại Nông nghiệp; Báo Nông nghiệp Việt
Nam; Tạp chí Nông nghiệp và PTNT.
Sau khi
nghe các đơn vị báo cáo và ý kiến các đại biểu dự họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát kết
luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ THÁNG 7
Trong tháng
7/2012, toàn ngành đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao; hầu hết các lĩnh
vực sản xuất tiếp tục phát triển; kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 15,9
tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ; chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tiếp
tục được triển khai tích cực trong nước.
Tuy nhiên,
toàn ngành đang phải đối phó với nhiều khó khăn, nhất là về thị trường, giá một
số mặt hàng nông sản giảm mạnh; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản vẫn
diễn biến phức tạp; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều tồn tại; việc đổi
mới các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông lâm trường chưa thực sự chuyển biến;
công tác cải cách hành chính, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm;
việc thu phí kiểm dịch đối với các sản phẩm chăn nuôi và quản lý thức ăn chăn
nuôi gây bức xúc trong dư luận; tình trạng phá rừng trái pháp luật, tình hình
bão, lũ đang diễn biến phức tạp.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THÁNG 8
Trước tình
hình nêu trên, Bộ trưởng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ tập trung triển
khai các nhiệm vụ trọng tâm tháng 8/2012 như sau:
1. Về trồng trọt - bảo vệ thực vật:
* Cục
Trồng trọt:
- Kiểm tra
tình hình sản xuất vụ Thu Đông ở các tỉnh Nam Bộ và chuẩn bị triển khai sản xuất
vụ Đông Xuân ở các tỉnh miền Bắc để có sự điều chỉnh về diện tích, cơ cấu cây
trồng, mùa vụ cho phù hợp;
- Tiếp tục
thúc đẩy việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
* Cục
Bảo vệ thực vật:
- Đẩy mạnh
việc xây dựng Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, các Thông tư để tăng cường quản
lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Chỉ đạo
quyết liệt để xử lý các loại dịch hại trên cây trồng: Bệnh chổi rồng trên nhãn,
rệp sáp bột hồng gây hại trên cây sắn, sâu đục quả bưởi, bọ ánh kim hoa hại cây
hồi;
- Khẩn
trương đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý các hoạt chất sử dụng trên cây
trồng nhưng có ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản: Cypermethrin, Ethoxiquine.
2. Về chăn nuôi – thú y:
* Cục
Thú y:
- Tiếp tục
chỉ đạo các biện pháp quyết liệt để dập tắt dịch tai xanh và dịch cúm gia cầm,
nhằm tạo niềm tin cho người chăn nuôi;
- Chỉ đạo hệ
thống thú y các địa phương triển khai các biện pháp quyết liệt để phòng chống
việc buôn bán, vận chuyển lậu các sản phẩm gia súc, gia cầm qua biên giới;
- Tiếp tục
chỉ đạo rà soát và đề xuất các biện pháp tăng cường trách nhiệm trong hoạt động thực thi công vụ của cán bộ thú y.
* Cục
Chăn nuôi:
- Sớm hoàn thiện dự thảo và trình Bộ trưởng ban
hành Thông tư hướng dẫn về điều kiện nuôi chim yến;
- Đề xuất sửa đổi Thông tư 54/2010/TT-BNNPTNT
ngày 15/9/2010 quy định việc kiểm tra, giám sát các chất thuộc nhóm
Beta-agonist trong chăn nuôi.
* Cục
Chăn nuôi và Cục Thú y:
Chỉ đạo rà soát lại việc thu phí kiểm dịch đối với
các sản phẩm chăn nuôi.
* Vụ
Kế hoạch:
Hoàn thành dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách cấp bách hỗ trợ sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy
sản, lưu ý làm rõ các đối tượng được hưởng chính sách và định mức hỗ trợ.
* Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Tổng cục
Thủy sản, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y:
Rà soát việc thực hiện các Thông tư
66/2011/TT-BNN ngày 10/10/2011 Quy định chi tiết một số điều Nghị định số
08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông
tư 88/2011/TT-BNNPTNT , ngày 28/12/2011 về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
12/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đề xuất xử lý các vướng mắc phát sinh.
3. Về thủy sản:
* Cục
Thú y:
- Tăng cường lực lượng cán bộ để nắm chắc tình
hình dịch bệnh trên thuỷ sản, theo dõi các diễn biến dịch tễ để báo cáo Bộ trưởng
hàng tuần, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục
tập trung cao độ, huy động tối đa lực lượng cán bộ, chuyên gia khoa học trong
và ngoài nước để làm rõ nguyên nhân gây bệnh trên tôm, nhuyễn thể… (Thứ trưởng
Nguyễn Thị Xuân Thu trực tiếp chỉ đạo);
* Tổng
cục Thủy sản:
- Đề xuất việc sửa đổi Quyết định
1254/QĐ-BNN-TCTS về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên tôm
nước lợ theo hướng bổ sung nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh không chỉ cho tôm nước
lợ mà cho các đối tượng thủy sản khác;
- Rà soát lại các điều kiện cấp phép cho các tàu
cá của nước ngoài thu mua hải sản trên lãnh hải Việt Nam theo Nghị định số
32/2010/NĐ-CP ngày 30/3/2010 về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước
ngoài trong vùng biển Việt Nam, đồng thời xây dựng Thông tư của Bộ để hướng dẫn
thực hiện Nghị định này;
- Khẩn trương hoàn chỉnh để Bộ trình Chính phủ
ban hành Nghị định về kiểm ngư; đồng thời xây dựng Đề án thành lập Cục Kiểm ngư
theo chỉ đạo của Chính phủ.
- Tiếp tục đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ
cho ngư dân, nhất là các chính sách hỗ trợ đóng mới tàu có tải trọng lớn; sơ kết
việc thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ, khai thác, nuôi trồng hải sản và
dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển
xa.
4. Về lâm nghiệp:
* Tổng
cục Lâm nghiệp:
- Tiếp tục
chỉ đạo rà soát và đề xuất các biện pháp tăng cường trách nhiệm trong hoạt động thực thi công vụ của cán bộ kiểm lâm;
- Đề xuất tháo
gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để phát triển trồng rừng mới.
- Đề xuất cơ chế chính sách khôi phục rừng bền vững
khu vực Tây Nguyên để Bộ trình Chính phủ vào cuối năm 2012.
5. Về chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối:
* Cục Chế biến thương mại
nông lâm thủy sản và nghề muối:
- Nắm chắc tình hình cung cầu muối để tham mưu
cho Bộ có các chính sách đồng bộ, kịp thời;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục
đề xuất các chính sách hỗ trợ thu mua lúa, cá tra, tôm và các sản phẩm chăn
nuôi;
- Tiếp tục nắm chắc tình hình khó khăn của các
làng nghề và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ.
6. Về thủy lợi – xây dựng cơ bản:
* Tổng
cục Thủy lợi:
- Tập trung hoàn thành Luật phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai theo Kế hoạch và trình các cơ quan có thẩm quyền.
- Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của thời
tiết để chỉ đạo các biện pháp phòng chống mưa bão kịp thời;
- Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan đề xuất sửa đổi Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng
Chính phủ, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực thủy sản.
* Vụ Kế hoạch:
Đề xuất việc tạm ứng vốn xây dựng cơ bản theo chỉ
đạo của Chính phủ.
7. Về phát triển nông thôn:
* Cục
Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn:
- Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực
hiện quy hoạch, xây dựng các đề án để triển khai thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt ở các tỉnh vùng Trung du miền
núi phía Bắc, đề xuất các chính sách hỗ trợ kịp thời;
- Khẩn trương hoàn thành báo cáo Tổng kết đánh
giá tình hình thực hiện di dân tự do theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung
Hải;
- Hoàn thành việc đề xuất sửa đổi Thông tư số
47/2011/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
* Vụ Tổ chức cán
bộ:
Tiếp tục triển khai
chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định “1956” của Thủ
tướng Chính phủ.
* Ban Đổi mới và quản
lý doanh nghiệp:
- Tổ chức làm việc với
các Hiệp hội, doanh nghiệp để nắm chắc tình hình của các doanh nghiệp, đặc biệt
là những khó khăn có liên quan đến cơ chế chính sách và đề xuất các giải pháp để
tháo gỡ;
- Tiếp tục nghiên cứu
đề xuất việc đổi mới nông lâm trường quốc doanh; đôn đốc việc thực hiện cổ phần
hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ.
8.
Về công tác pháp chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết
kiệm chống lãng phí:
* Thủ trưởng các
đơn vị có liên quan:
Tiếp tục quan tâm xây
dựng các chương trình, đề án, văn bản quy phạm pháp luật đúng tiến độ, đặc biệt
là các văn bản liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn,
quy chuẩn; thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục
hành chính; các nhiệm vụ về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống
lãng phí.
*
Thanh tra Bộ:
Tập trung
thanh tra việc thi hành công vụ của hệ thống kiểm lâm và thú y để có sự điều
chỉnh về chính sách quản lý phù hợp.
9.
Về công tác tuyên truyền:
- Các đơn vị chủ động
cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các cơ quan báo chí về hoạt động của
ngành;
- Báo Nông nghiệp Việt
Nam chủ động thông tin về các nhiệm vụ trọng tâm của ngành; thường xuyên theo
dõi các thông tin, dư luận của quốc tế đối với các hoạt động của ngành để có ý
kiến phản hồi kịp thời.
Văn phòng Bộ thông báo
để các đơn vị biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên (xem trên
Website:
http//www.omard.gov.vn);
- Lãnh đạo Bộ (để b/c);
- Lưu: VT, TH.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Văn Việt
|