VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 368/TB-VPCP
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 9 năm 2023
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH - TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TẠI PHIÊN HỌP
LẦN THỨ 7 BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA, TRỌNG
ĐIỂM NGÀNH GTVT
Ngày 10 tháng 8 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp lần thứ 7 Ban Chỉ đạo Nhà nước
các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải
(GTVT) theo Quyết định số 884/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ (Ban Chỉ đạo) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Tại điểm
cầu Trụ sở Chính phủ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Văn Thắng - Phó Trưởng Ban, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an Lương
Tam Quang và lãnh đạo các Bộ, cơ quan là Ủy viên Ban Chỉ đạo: GTVT, Kế hoạch và
Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Kiểm
toán Nhà nước và đại diện Bộ Quốc phòng, các cơ quan, Ban Quản lý dự án, Tư vấn
và một số nhà thầu; tại điểm cầu 44 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Cần Thơ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lạng
Sơn, Cao Bằng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu,
Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau) có các đồng chí lãnh đạo Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố và đại diện các Sở, ngành liên quan.
Sau khi nghe Bộ GTVT (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo)
báo cáo tổng hợp tình hình triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc
gia, trọng điểm ngành GTVT, báo cáo của một số cơ quan, đơn vị, ý kiến thảo luận
của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết
luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Sau 01 năm thành lập, Ban Chỉ đạo đã họp 07 Phiên;
Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo và các đồng chí Thành viên Ban chỉ đạo
đã có nhiều đợt kiểm tra hiện trường, trực tiếp chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ
nhiều tồn tại, vướng mắc trong triển khai các dự án; tiến độ triển khai các dự
án đã có sự thay đổi rõ rệt, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận 09 điểm sáng sau:
Thứ nhất là tổng tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm
2023 của các công trình giao thông trọng điểm đã đạt trên 50%, cao hơn trung
bình của cả nước;
Thứ hai là các dự án còn tồn đọng về pháp lý cơ bản
đã được giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai;
Thứ ba là dự án giai đoạn 2017-2020 đã được kịp thời
tháo gỡ về công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, cấp mỏ vật liệu
xây dựng... tạo điều kiện để các đơn vị triển khai thi công “3 ca 4 kíp” nhằm đẩy
nhanh tiến độ: đã hoàn thành, đưa vào khai thác 05/11 dự án thành phần thuộc Dự
án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn
2017-2020; 04 dự án đang tập trung, tích cực thi công để đưa vào khai thác
trong năm 2023 (Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Mỹ Thuận - Cần
Thơ, cầu Mỹ Thuận 2); 02 dự án thành phần hoàn thành khai thác trong năm 2024
(Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo).
Thứ tư là các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu
tư, chuẩn bị khởi công đã được các bộ, ngành, địa phương phối hợp tích cực,
hoàn thành nhiều thủ tục chuẩn bị đầu tư, bố trí, phân bổ và điều chỉnh vốn;
trình các cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề thủ tục pháp lý...; bảo đảm đủ
điều kiện chuẩn bị khởi công nhiều dự án trong thời gian tới.
Thứ năm là các dự án đường bộ cao tốc triển khai
theo phương thức đối tác công tư (PPP) được điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong
quá trình triển khai; nhiều thủ tục được đẩy nhanh, rút ngắn thời gian; thực hiện
công khai, minh bạch hơn...
Thứ sáu là các địa phương đã huy động, cùng với sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt công tác vận động người dân để
hoàn thành tốt công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đáp ứng các tiến độ yêu cầu;
đặc biệt là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nơi có mật độ dân cư lớn
nhưng đã tích cực triển khai để bàn giao mặt bằng các dự án với tỷ lệ cao; đây
là sự cố gắng rất lớn, bước đột phá về triển khai so với các dự án trước đây.
Thứ bảy là ghi nhận sự cố gắng nỗ lực, đánh giá cao
của các chủ đầu tư đã khắc phục những bất cập, rút kinh nghiệm các vướng mắc để
thực hiện đạt kết quả khả quan; trong đó ACV đã có tiến bộ bước đầu triển khai
dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành - giai đoạn 1.
Thứ tám là sự nỗ lực, cố gắng của các nhà thầu
trong thời gian qua, “vượt nắng, thắng mưa”, thi công hoàn thành đúng tiến độ;
đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực quản lý để hợp lý chi
phí, tăng lợi nhuận; thực hiện tốt phương châm khó khăn chia sẻ, lợi ích hài
hòa giữa Nhà nước, Nhân dân và doanh nghiệp.
Thứ chín là sự chủ động triển khai, phối hợp tích cực
trong phạm vi được giao giữa các bộ, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề
chung, vấn đề khó khăn. Biểu dương các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã phối hợp giải quyết các vấn đề khó khăn, tồn tại đã lâu về thủ tục
pháp lý tại một số dự án để triển khai trở lại. Đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực
của các địa phương trong triển khai các nhiệm vụ được giao.
II. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU TRỌNG TÂM
Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động trong triển
khai công việc, vướng mắc ở cấp nào, cấp đó chủ động giải quyết, giải quyết có
thời hạn không đùn đẩy trách nhiệm, không chuyển việc thuộc nhiệm vụ của mình
lên cấp trên, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Công tác giải phóng mặt bằng: Đây là công việc rất
khó khăn, phức tạp, là điểm nghẽn, nút thắt trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông; đặc biệt là phần công việc, diện tích giải phóng mặt bằng liên quan
đến đất ở, di dời hạ tầng kỹ thuật, mồ mả... Các địa phương cần phát huy kết quả
đã đạt được, tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức đoàn thể xã hội, tôn giáo... cùng chung tay vào cuộc và nỗ lực thực hiện;
cấp ủy tại địa phương phải trực tiếp trao đối với người dân để nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng đề xuất giải pháp hợp tình, hợp lý đúng quy định pháp luật, không để
phát sinh mất an ninh trật tự; khuyến khích hình thức tái định cư tại chỗ. Các
địa phương cần rà soát kỹ lưỡng trình tự, thủ tục xác định chi phí đền bù giải
phóng mặt bằng (GPMB), không ban hành đơn giá bồi thường, hệ số điều chỉnh giá
đất thiếu cơ sở làm tăng chi phí GPMB bất hợp lý, không phù hợp với khung chính
sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy định của pháp luật.
- Các địa phương giải quyết dứt điểm công tác GPMB
theo đúng các mốc tiến độ yêu cầu của Chính phủ, trong đó tập trung vào việc
xây dựng các khu tái định cư, ổn định cuộc sống người dân; tỉnh Đồng Nai cần đặc
biệt chú ý đối với các dự án trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công
Thương, EVN và chủ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật hoàn thành thỏa thuận
phương án di dời đường điện cao thế, cáp viễn thông...
- Các địa phương khẩn trương hoàn thành hồ sơ chủ
trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông
giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý
III năm 2023.
2. Vật liệu xây dựng thông thường: Thủ tướng Chính
phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có nhiều chỉ đạo các Bộ, ngành, địa
phương liên quan về vật liệu xây dựng thông thường; gần đây là Thông báo số
311/TB-VPCP ngày 07/8/2023 của Văn phòng Chính phủ, Thông báo kết luận của Thủ
tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo tại Phiên họp Ban chỉ đạo thứ 6. Yêu cầu
các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện.
Về nguồn cát cung cấp cho các dự án khu vực đồng bằng
sông Cửu Long: Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm việc với tỉnh An
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long... để giải quyết dứt điểm trước ngày 08/9/2023.
3. Về vốn cho các dự án:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp cùng Bộ
Tài chính khẩn trương triển khai các thủ tục giao vốn, điều chỉnh vốn, phân bổ
vốn cho các dự án, không phát sinh các thủ tục hành chính không cần thiết; rút
kinh nghiệm trong việc chậm trình cấp có thẩm quyền phân bổ vốn 03 dự án cao tốc
trục Đông - Tây (Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa
- Buôn Ma Thuột).
b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất
chính sách cho các ngân hàng thương mại tham gia tích cực trong lĩnh vực đầu tư
hạ tầng chiến lược, ưu tiên, ưu đãi về lãi suất cho các nhà thầu, nhà đầu tư
các dự án hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng
quốc gia.
4. Công tác triển khai dự án
a) Công tác tư vấn: Các đơn vị tư vấn phải công
tâm, triển khai công tác vì lợi ích chung, giải pháp thiết kế phải hiện đại,
đúng quy định, hợp lý về chi phí, không lợi ích nhóm.
b) Các nhà thầu cùng chung sức đồng lòng, chia sẻ
các khó khăn, trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, khó khăn sẻ chia; tiếp tục tập
trung thi công “3 ca 4 kíp” để hoàn thành dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, an
toàn, vệ sinh môi trường, kỹ thuật, mỹ thuật, không “đội” vốn...
c) Công tác đấu thầu, chỉ định thầu, cấp mỏ, cấp
nguyên vật liệu cần triển khai công khai minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng,
lợi ích nhóm.
5. Một số dự án cụ thể:
a) UBND tỉnh Thái Bình rà soát Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi dự án đường cao tốc Nam Định - Thái Bình để bảo đảm tính khả thi
khi triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày
08/8/2023;
b) UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ Kế hoạch và
Đầu tư để hoàn thành các thủ tục trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự
án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào kỳ họp thứ 6;
c) UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hoàn thành thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Thành phố Hồ
Chí Minh - Mộc Bài;
d) UBND các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn hoàn thành các
thủ tục để phê duyệt dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng trong quý
III năm 2023;
đ) UBND thành phố Hà Nội hoàn thành hồ sơ điều chỉnh
chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo trình
Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2023; phấn đấu hoàn thành thẩm định, phê
duyệt án thành phần 3 (Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội) cuối quý III năm 2023;
e) UBND các tỉnh Hòa Bình, Sơn La khẩn trương triển
khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án Hòa Bình - Mộc Châu.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ,
NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG:
1. Các địa phương
a) Với vai trò là cơ quan chủ quản: Tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo điều hành các dự án, phối hợp với các bộ, ngành để triển khai đáp ứng
tiến độ; thường xuyên kiểm tra dự án, kịp thời động viên, hỗ trợ các nhà thầu,
các đơn vị tư vấn trong quá trình triển khai;
b) Thành lập các tổ công tác để chủ động giải quyết
các vướng mắc liên quan đến công trình trọng điểm quốc gia như giải phóng mặt bằng,
mặt bằng thi công, vật liệu xây dựng, di dời hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ nhà thầu
trong quá trình thi công.
c) Triển khai quy hoạch gắn liền với với các tuyến
cao tốc, để khai thác quỹ đất hiệu quả phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu đô thị, dân cư mới... tận dụng tối đa cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội.
d) Các địa phương thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam
phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, thành lập các tổ công tác theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ để làm việc, thỏa thuận với các chủ sở hữu về giá chuyển nhượng,
thuê đất và hỗ trợ bảo đảm nhà thầu có thể triển khai được 27 mỏ đã hoàn thành
Bản đăng ký khai thác trong tháng 9 năm 2023. Đẩy nhanh triển khai các thủ tục
để hoàn thành xác nhận Bản đăng ký với 27 mỏ các nhà thầu đã trình bảo đảm khai
thác được trong tháng 9 năm 2023.
2. Bộ Giao thông vận tải
a) Chỉ đạo các Ban quản lý dự án, nhà thầu phối hợp
với các địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục để trong tháng 9 năm 2023 có thể
khai thác 27 mỏ đã được xác nhận và 27 mỏ nhà thầu đã trình chưa được xác nhận.
b) Tăng cường kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư chỉ đạo
nhà thầu tập trung nguồn lực, tổ chức thi công “3 ca 4 kíp” bảo đảm hoàn thành
04 dự án thành phần đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, cầu Mỹ
Thuận 2, Mỹ Thuận - Cần Thơ trong năm 2023 và 02 dự án thành phần đoạn Diễn
Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo trong năm 2024 theo đúng yêu cầu của Thủ tướng
Chính phủ.
3. Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam
(EVN) khẩn trương thực hiện các thủ tục để di dời các đường điện cao thế bảo đảm
tiến độ triển khai các gói thầu, dự án.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hướng dẫn cụ
thể các địa phương triển khai thủ tục về cấp mỏ, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,
chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa...
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn
trương hướng dẫn cụ thể hơn để các địa phương thực hiện việc nộp tiền vào Quỹ đối
với các địa phương không còn diện tích trồng rừng thay thế hoặc diện tích còn lại
không đủ để trồng rừng thay thế, bảo đảm rút ngắn thời gian chuyển mục đích sử
dụng rừng, hoàn thành trong tháng 9/2023; Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường
xử lý dứt điểm việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa dự án cao tốc
Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
6. Bộ Xây dựng tăng cường công tác kiểm tra giám
sát các địa phương ban hành thông báo giá, ban hành chỉ số giá bảo đảm phù hợp,
bám sát với thực tế thị trường; sớm hướng dẫn các Chủ đầu tư phương pháp xác định
giá vật liệu tại mỏ (trên cơ sở giá chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, đền
bù cây cối, hoa màu...) theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành
trước ngày 15/9/2023.
7. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải
thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo ACV và các đơn vị liên quan tập trung
triển khai hiệu quả các hạng mục đã khởi công đáp ứng tiến độ yêu cầu.
8. Bộ Công an thường xuyên nắm tình hình, giám sát
việc triển khai của các cơ quan đơn vị, bảo đảm đúng pháp luật; kịp thời hướng
dẫn, cảnh báo, phòng ngừa vi phạm cho các địa phương, các nhà thầu trong quá
trình triển khai thực hiện.
9. Thống nhất bổ sung các dự án đường bộ cao tốc:
Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Hòa Liên - Túy Loan, Dầu Giây - Tân Phú,
Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương, Tuyên Quang - Hà Giang, Mỹ An - Cao
Lãnh, Cao Lãnh - An Hữu vào danh mục và bổ sung các đồng chí Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án đi qua vào thành viên Ban Chỉ đạo.
10. Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ GTVT theo
dõi, đôn đốc tình hình triển khai các nội dung, công việc, tiến độ được Thủ tướng
Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các bộ, ngành,
địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để
b/c);
- Các Thành viên Ban Chỉ đạo;
- Các Tổng công ty: VEC, ACV, VATM, EVN;
- Các BQLDA, nhà thầu liên quan (Bộ GTVT gửi);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg Trần Hồng Hà, TGĐ Cổng TTĐT
CP, các Vụ, Cục: TH, KTTH, NN, PL, QHĐP, QHQT;
- Lưu: VT, CN (2).THH
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Cao Huy
|