BỘ
NGOẠI GIAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
35/2015/TB-LPQT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2015
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định
của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao
trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ
(OIF) về Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức OIF, và về các
quyền ưu đãi và miễn trừ của văn phòng trên lãnh thổ Việt Nam, ký tại Hà Nội ngày 18 tháng 9 năm 2012, có hiệu lực kể từ ngày 07
tháng 7 năm 2015.
Bộ Ngoại giao trân
trọng gửi bản sao hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật
nêu trên./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ Điều ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Lê Đức Hạnh
|
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHÁP NGỮ (OIF) VỀ VĂN PHÒNG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI
BÌNH DƯƠNG CỦA TỔ CHỨC OIF, VÀ VỀ CÁC QUYỀN ƯU ĐÃI VÀ MIỄN TRỪ CỦA VĂN PHÒNG
TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
Một bên là Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới đây gọi tắt là «Chính phủ»,
Và
Một bên là Tổ chức
quốc tế Pháp ngữ, dưới đây gọi tắt là «OIF»,
Xét rằng Hiến
chương Pháp ngữ, được Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước Pháp ngữ thông qua
ngày 23 tháng 11 năm 2005 tại Ma-đa-ga-xca quyết định rằng Tổ chức hợp tác văn
hóa và kỹ thuật (ACCT), sau này là Cơ quan liên chính phủ Pháp ngữ, đổi tên
thành «Tổ chức quốc tế Pháp ngữ» (OIF);
Nhắc lại rằng nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ
(trước đây là Tổ chức hợp tác văn hóa và kỹ thuật);
Xét rằng Chính phủ
và OIF nhận thức được mối liên hệ được tạo ra từ việc sử dụng chung tiếng Pháp
và chia sẻ các giá trị mang tính toàn cầu, cùng hướng tới mục đích chung là góp
phần vào việc tạo lập và thúc đẩy dân chủ, vào việc phòng ngừa, xử lý và giải
quyết xung đột và hỗ trợ Nhà nước pháp quyền và quyền con người; vào việc tăng
cường đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh, thúc đẩy các dân tộc xích lại
gần nhau thông qua sự hiểu biết lẫn nhau; vào việc thúc đẩy giáo dục và đào tạo;
vào việc tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc bằng các hoạt động hợp tác
nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của các dân tộc;
Xét rằng Điều 8.1
của Công ước Ni-a-mây ngày 20 tháng 3 năm 1970 quy định rằng Tổ chức hợp tác
văn hóa và kỹ thuật, hiện nay được thay bằng Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ có tư
cách pháp nhân, có năng lực ký kết hợp đồng, mua bán và chuyển nhượng các động
sản và bất động sản và tham gia tố tụng dân sự;
Xét rằng Điều 11 của
Hiến chương Pháp ngữ nêu khả năng thành lập cơ quan đại diện ở các khu vực địa
lý khác nhau trong không gian Pháp ngữ và bên cạnh các định chế quốc tế;
Nhắc lại rằng ngày
28 tháng 3 năm 1994, Chính phủ và OIF (trước đây là Tổ chức hợp tác văn hóa và
kỹ thuật) đã ký Hiệp định về việc thành lập Văn phòng khu vực châu Á - Thái
Bình Dương của OIF và về các quyền ưu đãi và miễn trừ của Văn phòng trên lãnh
thổ Việt Nam, đặt tại Hà Nội (Việt Nam);
Nhắc lại rằng Điều
19 của Hiệp định ký ngày 28 tháng 3 năm 1994 cho phép các bên nhất trí sửa đổi
hoặc bổ sung Hiệp định;
Xét rằng Điều 40, Chương IV của Pháp lệnh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về «Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam», được Ủy
ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 8 năm 1993, quy định rằng: «Cơ
quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc
và thành viên của cơ quan, cũng như thành viên gia đình cùng sống chung với họ
thành một hộ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo Điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết với tổ chức quốc tế đó»;
Mong muốn, bằng Hiệp
định này, sửa lại tên gọi của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và cơ cấu tổ chức
của OIF cho phù hợp với Hiến chương Pháp ngữ, được thông qua tại Ma-đa-ga-xca
ngày 23 tháng 11 năm 2005, và qua đó xác định các quyền ưu đãi và miễn trừ mà
OIF được hưởng trên lãnh thổ Việt Nam;
Đã thỏa thuận như
sau:
Điều 1. Tư cách pháp nhân của OIF
Chính phủ công nhận
rằng OIF là một chủ thể của công pháp quốc tế và có tư cách pháp nhân như đã được
quy định tại khoản 1, Điều 8 của Công ước Ni-a-mây ngày 20 tháng 3 năm 1970 và Điều
9 của Hiến chương Pháp ngữ.
Điều 2. Quy chế và quản lý Văn phòng khu vực của OIF
Văn phòng khu vực
châu Á - Thái Bình Dương của OIF là cơ quan đại diện thường trú của OIF. Văn
phòng được đặt dưới sự Điều hành của một Giám đốc - Đại diện khu vực do Tổng
thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ bổ nhiệm.
Điều 3. Nhiệm vụ của Văn phòng khu vực của OIF
3.1. Trên tinh thần tôn trọng và thực hiện các điều khoản của Công ước
Ni-a-mây và Hiến chương Pháp ngữ và phối hợp với các quốc gia thành viên của
khu vực, Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của OIF thực hiện những nhiệm
vụ sau đây:
3.1.1. Đại diện cho OIF ở Việt Nam và ở các quốc gia thành viên trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, cũng như bên cạnh các tổ chức hợp tác trong khu vực;
3.1.2. Đóng góp vào việc hoạch định, triển khai, theo dõi và đánh giá các hoạt
động và dự án của OIF trong khu vực, phù hợp với các định hướng do Hội nghị cấp
cao Pháp ngữ đề ra và với kế hoạch hoạt động của OIF do các cơ quan chức năng của
Cộng đồng Pháp ngữ phê chuẩn;
3.1.3. Theo dõi sự tiến triển và tuyên truyền về Cộng đồng Pháp ngữ ở châu Á
- Thái Bình Dương; truyền đạt những mong muốn, đề cao giá trị các nguồn lực và
năng lực của các nước và của các định chế của khu vực trong hoạch định chính
sách và tăng cường tình đoàn kết Pháp ngữ;
3.1.4. Phát triển quan hệ với các cơ quan phụ trách các vấn đề Pháp ngữ của
các quốc gia, với các cơ quan ngoại giao và các đối tác phát triển, với các cơ
quan đại diện của các định chế khác trong Cộng đồng Pháp ngữ, cũng như với tất
cả các chủ thể công và tư tham gia vào hoạt động Pháp ngữ trong khu vực;
3.1.5. Tổ chức, tạo thuận lợi cho các quốc gia thành viên của khu vực sử dụng
những công trình nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật hay phương tiện trong
khuôn khổ quy hoạch chung của Tổ chức;
3.1.6. Phát triển quan hệ đối tác giữa các chủ thể kinh tế, kỹ thuật, văn hóa
của các nước trong khu vực và của các thành viên khác của Tổ chức;
3.1.7. Hoàn thành mọi nhiệm vụ khác do Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ
quyết định.
3.2. Chính phủ dành cho Văn phòng của OIF tại Hà Nội quyền sử dụng trụ sở,
không phải trả tiền thuê, trừ các khoản phải trả về các dịch vụ cụ thể.
3.3. Chính phủ chỉ định cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam để ký hợp đồng với OIF liên quan đến việc sử dụng trụ sở
Văn phòng.
Điều 4. Cờ và phù hiệu
OIF có thể treo cờ
và gắn biển trong khu vực trụ sở Văn phòng khu vực. OIF chịu mọi phí tổn liên
quan.
Điều 5. Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở
5.1. Trụ sở của Văn phòng của OIF trên lãnh thổ Việt Nam là bất khả xâm phạm.
5.2. Các nhân viên và viên chức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
chỉ có thể ra vào thi hành công vụ với sự đồng ý hoặc theo yêu cầu của OIF,
thông qua Tổng thư ký hoặc đại diện của Tổng thư ký, trừ trường hợp có hỏa hoạn,
thiên tai hoặc trong mọi trường hợp bất khả kháng khác.
5.3. Trong mọi trường hợp, các nhà chức trách có thẩm quyền của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ thi hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an
toàn trụ sở của Văn phòng của OIF.
5.4. Không ảnh hưởng gì đến các Điều khoản của Hiệp định này, OIF sẽ không
để cho trụ sở của mình làm chỗ ẩn náu cho bất kỳ ai trốn tránh lệnh bắt giữ, dẫn
độ hoặc trục xuất theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 6. Miễn trừ tài phán
6.1. OIF và tài sản của mình trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng quyền miễn
trừ tài phán và xử phạt hành chính, trừ trường hợp:
6.1.1. Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ hoặc người được ủy quyền chính thức
từ bỏ quyền miễn trừ đó;
6.1.2. OIF là nguyên đơn. Trong trường hợp này, OIF không còn được hưởng quyền
miễn trừ xét xử đối với bất kỳ vụ kiện nào liên quan trực tiếp đến vụ kiện mà
OIF là nguyên đơn.
6.2. OIF và tài sản của mình trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng quyền miễn
trừ đối với các biện pháp thi hành án, trừ các trường hợp quy định tại các điểm
6.1.1. và 6.1.2.
Điều 7. Quyền bất khả xâm phạm về tài liệu lưu trữ
Tài liệu lưu trữ của
Văn phòng của OIF, và nói chung tất cả các tài liệu thuộc về Văn phòng hoặc do
Văn phòng giữ, đều bất khả xâm phạm trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 8. Quy định về tiền tệ và hối đoái
Để phục vụ cho các
hoạt động chính thức của mình, OIF có thể tự do nhận, giữ, sử dụng, chuyển đổi
các khoản vốn và ngoại tệ của mình trên lãnh thổ Việt Nam, và chuyển các khoản
vốn và ngoại tệ đó vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, trên cơ sở tôn trọng
quy định về quản lý ngoại hối hiện hành tại Việt Nam.
Điều 9. Thuế trực thu
OIF, của cải, thu
nhập và các tài sản khác của OIF được miễn tất cả các loại thuế trực thu, trừ
các loại lệ phí đánh vào các dịch vụ.
Điều 10. Quy định về hải quan
10.1. OIF được phép nhập khẩu và tái xuất khẩu miễn thuế đối với các vật tư,
thiết bị, xe cộ và các đồ vật khác cần thiết cho sự hoạt động chính thức của
Văn phòng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
10.2. Tuy nhiên, những đồ vật được OIF nhập vào, với Điều kiện thuận lợi quy
định tại khoản 1 Điều này chỉ có thể bán trên lãnh thổ Việt Nam với những Điều
kiện được các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
chấp thuận.
Điều 11. Các ấn phẩm
Tất cả các của
OIF, nhất là sách, tạp chí, đĩa, cát-xét, phim, ảnh, cát-xét viđêô và các sản
phẩm tin học do Tổ chức ấn hành hoặc với sự giúp đỡ của Tổ chức được phép nhập
khẩu hoặc xuất khẩu phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam sẽ được miễn
thuế xuất khẩu cũng như thuế nhập khẩu.
Điều 12. Truyền thông
12.1. Trên lãnh thổ Việt Nam, đối với các hoạt động thông tin liên lạc chính
thức, OIF được hưởng sự đối xử thuận lợi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam dành cho các tổ chức liên chính phủ.
12.2. Các hoạt động thông tin chính thức của OIF sẽ không bị kiểm duyệt, thu
sóng hoặc cản phá dưới bất kỳ hình thức nào.
12.3. OIF có quyển sử dụng mật mã cũng như gửi và nhận các thông tin bằng
túi thư hoặc vali qua giao thông viên hoặc bất cứ đường thư nào. Những túi thư
và vali này được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ mà Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành cho các tổ chức liên chính phủ.
Điều 13. Nhập cảnh và lưu trú ở Việt Nam và xuất cảnh khỏi Việt Nam
13.1. Phù hợp với những quy định của pháp luật Việt Nam, các nhà chức trách
có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo tự do đi lại,
trừ các khu vực cấm, cho những người được nói ở các Điều 14, 15 và 16 của Hiệp
định này.
13.2. Với mục đích đó, các nhà chức trách có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết cho phép những người được nói tới ở các Điều 14,
15 và 16 của Hiệp định này, cũng như thành viên gia đình cùng sống chung với họ
thành một hộ và những người được OIF mời, được vào, lưu trú và rời khỏi Việt
Nam trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
13.3. Không ảnh hưởng gì tới các quyền ưu đãi và miễn trừ cụ thể mà các Điều
khoản khác của Hiệp định này dành cho các đối tượng, những người vừa được nói tới
ở đoạn trên, trong trường hợp rõ ràng lạm dụng quyền ưu đãi của mình, có thể bị
cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam buộc phải rời
khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi đã tham khảo ý kiến với Tổng thư ký của OIF hoặc
người đại diện của Tổng thư ký.
Điều 14. Thành viên thuộc nhân sự của OIF và các chuyên gia được OIF chỉ
định
Các chuyên gia do
bất cứ một cơ quan nào của OIF chỉ định, cũng như nhân viên thuộc nhân sự của
OIF, trong khi thi hành chức năng của mình, cũng như trong khi đi đến công tác
tại một nơi nào đó và khi trở về, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ
sau:
14.1. Không bị bắt, bị giam giữ vì tất cả các hành động, kể cả những lời nói
hoặc bài viết khi họ đang thi hành công vụ;
14.2. Các miễn trừ và thuận lợi đối với hành lý cá nhân như các nhân viên cơ
quan đại diện các tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam;
14.3. Không bị xâm phạm các giấy tờ và tài liệu chính thức;
14.4. Miễn trừ xét xử hình sự, ngay cả sau khi hoàn thành các nhiệm vụ của họ,
đối với mọi hành động kể cả lời nói và bài viết của họ trong khi đang thi hành
công vụ, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng và khi có quyết định của cơ quan
tư pháp có thẩm quyền;
14.5. Họ và trong trường hợp cần thiết thành viên gia đình cùng sống chung với
họ thành một hộ được hưởng các quyền ưu đãi về nhập cảnh và thủ tục đăng ký cư
trú đối với người nước ngoài như đối với các nhân viên cơ quan đại diện các tổ
chức liên chính phủ tại Việt Nam;
14.6. Những ưu đãi và thuận lợi liên quan đến các quy định về tiền tệ và hối
đoái như đối với thành viên cơ quan đại diện của các tổ chức liên chính phủ tại
Việt Nam;
14.7. Những thuận lợi đối với việc hồi hương dành cho họ, các thành viên gia
đình cùng sống chung với họ thành một hộ, như đối với thành viên cơ quan đại diện
các tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam, trong thời kỳ có khủng hoảng quốc tế.
Điều 15. Nhân viên của OIF làm việc tại Văn phòng
Tổng thư ký Tổ chức
quốc tế Pháp ngữ hoặc người đại diện của Tổng thư ký sẽ chỉ định các loại viên
chức mà các quy định của Điều khoản này sẽ được áp dụng.
Ông sẽ thông báo
thường kỳ cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam danh sách các
thành viên này.
15.1. Ngoài các quyền ưu đãi và miễn trừ nói ở các Điều 13 và 14 của Hiệp định
này, các nhân viên của OIF làm việc tại Văn phòng được:
15.1.1. Miễn mọi nghĩa vụ quốc gia;
15.1.2. Miễn các loại thuế đánh vào lương và thù lao do Tổ chức trả;
15.1.3. Miễn thuế nhập khẩu và các thuế phụ thu khác, trừ các chi phí về lưu
kho, vận chuyển và các khoản phí liên quan đến các dịch vụ tương tự, đối với đồ
dùng cá nhân kể cả ôtô khi họ đến nhận nhiệm vụ lần đầu tiên, giống như các
thành viên của các tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam;
15.1.4. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép lưu trú cũng như cho
các thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ;
15.1.5. Miễn trừ xét xử dân sự và xử phạt hành chính, trừ trường hợp họ tham
gia vào các tranh chấp liên quan đến bất động sản tư nhân trên lãnh thổ Việt
Nam hoặc liên quan đến thừa kế hoặc các hoạt động thương mại hay nghề nghiệp
ngoài chức năng chính của mình.
15.2. Giám đốc Văn phòng được hưởng quy chế như người đứng đầu cơ quan đại
diện của các tổ chức liên chính phủ bên cạnh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Điều 16. Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Tổng giám đốc và các Vụ
trưởng của OIF - Thành viên các cơ quan trực thuộc
Ngoài những quyền
ưu đãi, miễn trừ quy định tại Điều 13, Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Tổng
giám đốc, các Vụ trưởng, các thành viên của các cơ quan trực thuộc của OIF,
cũng như các thành viên gia đình cùng sống chung với họ thành một hộ được hưởng
các quyền ưu đãi, miễn trừ và các Điều kiện thuận lợi trong thời gian lưu trú tại
Việt Nam, như đối với các thành viên của các tổ chức liên chính phủ.
Điều 17. Từ bỏ quyền miễn trừ
17.1. Các quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong Hiệp định dành cho các đối tượng
được hưởng, không phải cho lợi ích cá nhân của họ mà vì lợi ích của OIF, nhằm đảm
bảo một cách hoàn toàn độc lập việc thực thi các chức năng của họ đối với OIF;
17.2. Việc hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ của các đối tượng nêu trong các Điều
khoản của Hiệp định này không miễn cho họ nghĩa vụ tôn trọng pháp luật Việt
Nam;
17.3. Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ hoặc đại diện của Tổng thư ký, hoặc
trong trường hợp những đại biểu tại một cơ quan trực thuộc của OIF, chính phủ
liên quan có quyền và nghĩa vụ từ bỏ quyền miễn trừ này khi họ xét thấy quyền
này ngăn cản thực hiện công lý và có thể từ bỏ quyền này mà không làm tổn hại đến
mục đích của việc dành cho họ những quyền đó.
Điều 18. Ngăn ngừa các hành vi lạm dụng
OIF sẽ hợp tác thường
xuyên với các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
để đảm bảo tốt việc thực hiện công lý, tôn trọng các quy định về trật tự công cộng
và tránh mọi hành vi lạm dụng có thể đối với các quyền ưu đãi, miễn trừ và các Điều
kiện thuận lợi quy định trong Hiệp định này.
Điều 19. Công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
19.1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không buộc phải dành
cho các công dân của mình là thành viên của Văn phòng các quyền ưu đãi và miễn
trừ nêu trong Điều 15, trong chừng mực mà OIF không thực sự quy định lương và
thù lao của họ.
19.2. Tuy nhiên để đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa các viên chức quốc tế của
OIF, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ xem xét một cách đặc
biệt trong trường hợp các công dân của mình là viên chức quốc tế của OIF và được
thuyên chuyển đến làm việc ở Văn phòng.
Điều 20. Giải quyết tranh chấp
20.1. Khi một tranh chấp xảy ra giữa OIF và một tư nhân (cá nhân hoặc pháp
nhân) mà không đạt được một giải pháp tài phán vì OIF không từ bỏ quyền miễn trừ
nêu tại Hiệp định này, OIF phải chịu sự phán quyết trọng tài trên cơ sở thỏa
thuận giữa hai bên;
20.2. Mọi tranh chấp giữa Chính phủ và OIF liên quan đến việc giải thích hoặc
áp dụng Hiệp định này hoặc liên quan đến mọi dàn xếp kèm theo mà không thể giải
quyết được bằng con đường đàm phán trừ khi các Bên quyết định theo cách khác, sẽ
được đưa ra một Tòa trọng tài theo yêu cầu của một trong các Bên trừ khi các
Bên thỏa thuận theo cách khác. Tòa trọng tài này gồm ba thành viên: một do Tổng
thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ chỉ định, một do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam chỉ định và người thứ ba, là chủ tịch Tòa trọng tài, sẽ được
chỉ định theo thỏa thuận chung của hai người kia. Người này không được là một
viên chức hoặc cựu viên chức của OIF, và cũng không phải là công dân Việt Nam.
Trong đơn kiện phải
có tên của trọng tài do bên nguyên đơn chỉ định, bị đơn phải thông báo cho bên
kia tên trọng tài mà mình chỉ định hai tháng sau khi nhận được đơn. Nếu bên bị
đơn không tuân theo trình tự thông báo theo thời hạn nói trên hoặc nếu trọng
tài của hai bên không nhất trí được việc chọn một trọng tài thứ ba hai tháng
sau khi trọng tài thứ hai được chọn thì tuỳ trường hợp, trọng tài thứ ba sẽ do
chánh án Tòa án Công lý quốc tế chỉ định theo yêu cầu của bên hoàn tất các thủ
tục nhanh nhất.
Các quyết định của
Tòa trọng tài phải được thực hiện đầy đủ và không được kháng án.
Điều 21. Sửa đổi và Điều chỉnh bổ sung
Hiệp định này có
thể được sửa đổi hoặc bổ sung thêm những thỏa thuận khác trên cơ sở nhất trí giữa
các Bên.
Điều 22. Chấm dứt Hiệp định
Hiệp định này sẽ
chấm dứt hiệu lực pháp lý đối với các Bên:
22.1. Vào ngày xác định mà các Bên thỏa thuận là ngày chấm dứt hiệu lực Hiệp
định; hoặc
22.2. Vào ngày hoàn tất việc chuyển thực sự Văn phòng khu vực châu Á - Thái
Bình Dương ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong trường
hợp các bên không có thỏa thuận về ngày chấm dứt hiệu lực Hiệp định.
Điều 23. Điều khoản chung
23.1. Hiệp định này bãi bỏ và thay thế tất cả các Hiệp định hoặc thỏa thuận
khác trước đây giữa các Bên liên quan đến Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình
Dương của OIF, đặc biệt là Hiệp định ký ngày 28 tháng 3 năm 1994 giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổ chức hợp tác văn hóa và kỹ thuật.
23.2. Tất cả các thỏa thuận khác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và OIF liên quan đến một dự án hoặc một hoạt động của OIF được thực hiện ở
Việt Nam hoặc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và liên quan đến việc cấp
trụ sở Văn phòng ở Việt Nam và/hoặc tuyển dụng nhân viên tại chỗ hoặc quốc tế
ngoài những người thuộc Văn phòng khu vực của OIF phải dẫn chiếu đến Hiệp định
này và tuân thủ các quy định của Hiệp định này.
23.3. Các vấn đề không được nêu cụ thể trong Hiệp định này sẽ được các Bên
giải quyết thông qua đàm phán hoặc bằng cách thức khác mà các Bên cho là phù hợp.
Mỗi Bên sẽ xem xét một cách cẩn trọng và nghiêm túc những đề xuất của Bên kia
theo hướng này nhằm áp dụng khoản mục này.
Điều 24. Hiệu lực
Hiệp định này có
hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo cuối cùng do một Bên gửi cho Bên kia về
việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.
Trên tinh thần đó,
các đại diện được ủy quyền một cách hợp thức đã ký Hiệp định.
Hiệp định này làm
tại Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2012, thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng
Việt và tiếng Pháp, cả hai bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có bất
đồng về cách giải thích, văn bản tiếng Pháp sẽ được dùng làm căn cứ.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nguyễn Phương Nga
THỨ TRƯỞNG
BỘ NGOẠI GIAO
|
THAY
MẶT
TỔ CHỨC QUỐC TẾ
PHÁP NGỮ
Annissa Barrak
GIÁM ĐỐC KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
|