Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 33/2017/TB-LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Hungary Người ký: Lê Hải Triều
Ngày ban hành: 16/09/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2017/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2017

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định về dn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri, ký tại Bu-đa-pét ngày 16 tháng 9 năm 2013, có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2017.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
 PHÓ VỤ TRƯỞNG





Lê Hải Triều

 

HIỆP ĐỊNH

VỀ DẪN ĐỘ GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ HUNG-GA-RI

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri (sau đây gọi là “các Bên”);

Mong muốn duy trì và tăng cường hợp tác giữa hai nước;

Mong muốn hợp tác có hiệu quả hơn giữa hai nước trong truy t tội phạm và thi hành hình phạt, đặc biệt là trong đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và khủng bố;

Mong muốn tăng cường hợp tác dẫn độ giữa hai nước phù hợp với quy định và pháp luật quốc gia;

Nhắc lại Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự, ký ngày 18 tháng 01 năm 1985, tại Hà Nội

Lưu ý rằng hiện nay cả Việt Nam và Hung-ga-ri đều đang áp dụng các quy định của Hiệp định này,

Đã thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1

NGHĨA VỤ DẪN ĐỘ

Các Bên đồng ý dẫn độ cho nhau, phù hợp với các quy định của Hiệp định này, pháp luật quốc gia của Bên được yêu cầu và theo yêu cầu của Bên kia, những người có mặt trên lãnh thổ của mình mà Bên kia cần để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành hình phạt hoặc các biện pháp bảo đảm do Tòa án áp dụng, vì một tội có thể bị dẫn độ,

ĐIỀU 2

CÁC TỘI BỊ DẪN ĐỘ

1. Việc dẫn độ chỉ được thực hiện đối với những tội phạm có thể bị kết tội theo pháp luật cả hai Bên và thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

a) Nếu yêu cầu dẫn độ được đưa ra để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự thì tội phạm đó phải có thể bị áp dụng hình phạt tù từ một năm trở lên theo pháp luật của Bên yêu cầu; hoặc

b) Nếu yêu cầu dẫn độ để tiếp tục thì hành hình phạt hoặc biện pháp bảo đảm liên quan đến hình phạt tù, thì tại thời điểm đưa ra yêu cầu dẫn độ, thời gian tiếp tục chấp hành hình phạt của người bị yêu cầu dẫn độ phải còn ít nhất là sáu tháng.

2. Phù hợp với quy định của Điều này, một tội phạm có thể là tội phạm bị dẫn độ cho dù pháp luật của các Bên có quy định tội phạm đó trong cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh hay không.

3. Nếu yêu cầu dẫn độ đã được đồng ý đối với một tội phạm có thể bị dẫn độ, thì cũng có thể được đồng ý đối với các tội phạm khác được ghi rõ trong yêu cầu dẫn độ cho dù các tội phạm khác này có hình phạt dưới một năm tù, với điều kiện là đáp ứng được tất cả các yêu cầu khác về dẫn độ.

ĐIỀU 3

BẮT BUỘC TỪ CHỐI DẪN ĐỘ

Việc dẫn độ sẽ bị từ chối nếu:

1. Bên được yêu cầu coi tội phạm được yêu cầu dẫn độ là tội phạm chính trị. Phù hợp với Hiệp định này, các tội phạm sau sẽ không được coi là tội phạm chính trị:

a) tội giết người hoặc tội khác c ý xâm phạm thân thể người đứng đầu Nhà nước của một trong các Bên hoặc thành viên của gia đình người đứng đầu Nhà nước;

b) tội phạm mà cả hai Bên có nghĩa vụ theo quy định điều ước quốc tế đa phương, dẫn độ người bị yêu cầu dẫn độ hoặc chuyển vụ án tới các cơ quan có thẩm quyền của mình để truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) tội giết người, tội vô ý làm chết người hoặc tội khác xâm phạm nghiêm trọng đến thân th con người;

d) tội bắt cóc hoặc các hình thức giam giữ bất hợp pháp khác, bao gồm cả bắt cóc con tin;

e) đặt hoặc sử dụng chất nổ, chất cháy hoặc các công cụ mang tính hủy diệt có kh năng gây nguy hiểm cho sinh mạng, gây thiệt hại lớn đối với thân thể con người, hoặc gây thiệt hại đáng kể/nghiêm trọng đối với tài sản; và

f) âm mưu hoặc bất kỳ hình thức đồng phạm nào nhằm thực hiện tội phạm có thể b dẫn độ hoặc phạm tội chưa đạt hoặc tham gia vào thực hiện các tội phạm đó.

2. Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân của Bên được yêu cầu.

3. Bên được yêu cầu có căn cứ để tin rằng yêu cầu dẫn độ nhằm truy cu trách nhiệm hoặc trừng trị người bị yêu cầu dẫn độ vì lý do chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch hoặc quan điểm chính trị hoặc xâm hại đến vị trí của người này trong tố tụng hình sự vì một trong các lý do trên.

4. Hành vi phạm tội hoặc bản án đã hết thời hạn theo quy định của pháp luật một trong các Bên.

5. Tòa án của Bên được yêu cầu đã tuyên phán quyết cuối cùng hoặc đã kết thúc thủ tục tố tụng hình sự đối với người bị dẫn độ liên quan đến tội phạm yêu cầu dẫn độ hoặc người đó đã bị xét xử ở một nước thứ ba về tội phạm yêu cầu dẫn độ và đã được miễn hoặc đã chấp hành xong hình phạt.

6. Người được yêu cầu dẫn độ đã được tuyên trắng án hoặc vụ án đã bị bác theo quyết định của tòa án có hiệu lực bắt buộc thi hành tại Bên được yêu cầu đối với tội phạm yêu cầu dẫn độ. Việc dẫn độ sẽ không bị cản tr bởi sự kiện/thực tế là các cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu đã quyết định không truy cứu trách nhiệm đối với người bị yêu cầu dẫn độ về các hành vi phạm tội bị yêu cầu dẫn độ hoặc không tiếp tục bất k thủ tục tố tụng hình sự nào đã được bắt đầu đối với người bị yêu cầu dẫn độ về các hành vi bị yêu cầu dẫn độ.

ĐIỀU 4

CĂN CỨ CÓ THỂ TỪ CHỐI DẪN ĐỘ

Các Bên có thể từ chối dẫn độ, nếu:

1. Bên được yêu cầu có quyền tài phán đối với tội phạm được yêu cầu dẫn độ theo quy định của pháp luật nước đó và đang tiến hành quá trình tố tụng đối với người đó về tội phạm này.

2. Tội phạm yêu cầu dẫn độ được thực hiện bên ngoài lãnh thổ của cả hai Bên, và Bên được yêu cầu không có thẩm quyền đối với tội phạm thực hiện ngoài lãnh thổ của mình trong trường hợp tương tự.

3. Bên được yêu cầu, mặc dù đã tính đến tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và lợi ích của hai Bên, xét thấy việc dẫn độ có thể không bảo đảm tính nhân đạo, trên cơ sở xem xét đến độ tuổi, sức khỏe hoặc hoàn cảnh cá nhân khác của người đó.

4. Người bị yêu cầu dẫn độ dưới 18 tuổi và việc dẫn độ có thể gây bất lợi cho việc thích nghi hoặc tái hòa nhập xã hội của người đó.

ĐIỀU 5

HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

Khi tội phạm bị yêu cầu dẫn độ là tội phạm có thể bị xử phạt tử hình theo pháp luật của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu có thể từ chi dẫn độ trừ khi Bên yêu cầu đảm bảo rằng sẽ không áp dụng hình phạt tử hình hoặc, nếu áp dụng thì hình phạt sẽ không được thực thi.

ĐIỀU 6

NGHĨA VỤ TIẾN HÀNH THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở BÊN ĐƯỢC YÊU CẦU

Nếu việc dẫn độ bị từ chi theo quy định tại khoản 2 Điều 3, Điều 4 hoặc Điều 5 của Hiệp định này, Bên được yêu cầu, theo đề nghị của Bên yêu cầu sẽ trình vụ việc lên cơ quan có thẩm quyền để bắt đầu thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật nước mình.

Trong trường hp đó, Bên yêu cầu sẽ gửi Bên được yêu cầu các tài liệu và vật chứng liên quan đến vụ án thông qua Cơ quan trung ương.

ĐIỀU 7

CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG

1. Để thực hiện Hiệp định này,

a) Cơ quan Trung ương của Việt Nam là Bộ Công an;

b) Cơ quan Trung ương của Hung-ga-ri là Bộ Tư pháp và Hành chính công.

2. Các Bên thông báo cho nhau về sự thay đổi liên quan đến Cơ quan Trung ương của mình qua kênh ngoại giao.

ĐIỀU 8

YÊU CẦU DẪN ĐỘ VÀ CÁC TÀI LIỆU CẦN THIẾT

1. Yêu cầu dẫn độ phải được gửi bằng văn bản qua Cơ quan trung ương và gồm có hoặc kèm theo các thông tin, tài liệu sau:

a) Tên cơ quan yêu cầu;

b) Họ, tên, giới tính, quốc tịch của người bị yêu cầu dẫn độ và các thông tin khác giúp xác định nhận dạng của người này và những nơi có thể người này đang ở, cũng như các đặc điểm cơ thể, ảnh, dấu vân tay nếu có;

c) Bản mô tả chi tiết vụ việc cùng với bản tóm tắt hành vi phạm tội, hậu quả của hành vi;

d) Văn bản pháp luật hiện hành về thẩm quyền tài phán, xác định tội danh và hình phạt có thể áp dụng đối với tội phạm đó; và

e) Văn bản pháp luật hiện hành liên quan quy định về thời hạn truy cứu hành vi phạm tội hoặc thi hành bản án.

2. Ngoài những tài liệu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này:

a) Yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự người bị dẫn độ phải kèm theo bn sao lệnh bắt của cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu; hoặc

b) Yêu cầu dẫn độ để thi hành một bản án hoặc một biện pháp an ninh đối với người b dẫn độ phải kèm theo bản sao phán quyết của Tòa án và chi tiết thời gian đã chấp hành hình phạt.

3. Yêu cầu dẫn độ và các tài liệu kèm theo phải được chứng nhận, đồng thời gửi kèm theo bản dịch ra tiếng của Bên được yêu cầu hoặc tiếng Anh.

4. Tài liệu được chứng nhận theo quy định của Hiệp định này là tài liệu có chữ ký của thẩm phán hoặc quan chức có thẩm quyền của Bên yêu cầu và đóng dấu chính thức của cơ quan có thẩm quyền của Bên đó.

ĐIỀU 9

THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Nếu Bên được yêu cầu cho rằng thông tin cung cấp kèm theo yêu cầu dẫn độ là không đầy đủ theo yêu cầu ca Hiệp định này, Bên được yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin trong khoảng thời gian hợp lý do Bên được yêu cầu ấn định.

2. Trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ đang bị bắt giữ và Bên được yêu cầu không nhận được thông tin bổ sung trong khoảng thời gian đã ấn định, thì người bị bắt giữ có thể được trả tự do. Việc trả tự do sẽ không ảnh hưởng tới việc Bên yêu cầu đưa ra yêu cầu dẫn độ mới đối với người này.

3. Trong trường hợp người đó được trả tự do khỏi nơi giam giữ theo khoản 2 Điều này, Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu trong thời gian sớm nhất có thể.

ĐIỀU 10

BẮT KHẨN CẤP

1. Trong trường hợp khẩn cấp, Bên yêu cầu có thể đề nghị bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ, trước khi Bên được yêu cầu nhận được yêu cầu dẫn độ. Yêu cầu bắt khẩn cấp được gửi bằng văn bản qua Cơ quan trung ương.

2. Yêu cầu bắt giữ khẩn cấp phải bao gồm chi tiết được quy định tại khoản 1 Điều 8 Hiệp định này, một bản thông báo về việc có các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và một bản thông báo rằng tiếp theo yêu cầu bắt khẩn cấp, yêu cầu dẫn độ sẽ được chuyển đến.

3. Bên được yêu cầu phải thông báo ngay cho Bên yêu cầu về quá trình thực hiện yêu cầu.

4. Việc bắt khẩn cấp sẽ chấm dứt nếu trong thời hạn 40 ngày từ khi thực hiện bắt giữ người bị yêu cầu dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu không nhận được yêu cầu dẫn độ chính thức. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 15 ngày theo yêu cầu chính đáng, hợp lệ của Bên yêu cầu.

5. Việc thả người theo quy định tại khoản 4 Điều này không ảnh hưởng đến việc dẫn độ người bị yêu cầu dẫn độ nếu Bên được yêu cầu nhận được yêu cầu chính thức sau đó.

ĐIỀU 11

QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN YÊU CẦU DẪN ĐỘ

1. Trong trường hợp yêu cầu dẫn độ thỏa mãn các quy định của Hiệp định này, sau khi nhận được yêu cầu dẫn độ, Bên được yêu cầu sẽ ngay lập tức thực hiện các bước cần thiết nhằm bắt giữ người được yêu cầu dẫn độ.

2. Bên được yêu cầu sẽ ra quyết định liên quan đến yêu cầu dẫn độ theo thủ tục quy định của pháp luật nước mình và thông báo ngay cho Bên yêu cầu về quyết định đó.

3. Trường hợp Bên được yêu cầu từ chi toàn bộ hoặc một phần yêu cầu, phải thông báo cho Bên yêu cầu về lý do từ chi. Bên được yêu cầu sẽ cung cấp một bản sao quyết định tư pháp thích hợp/có liên quan theo yêu cầu.

4. Từ chối dẫn độ với căn cứ hợp lý sẽ là cơ sở để Bên yêu cầu không đưa ra yêu cầu dẫn độ mới về cùng một người với cùng hành vi.

ĐIỀU 12

CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ DẪN ĐỘ

1. Nếu yêu cầu dẫn độ được chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền của các Bên sẽ thỏa thuận về thời gian, địa điểm và các thông tin liên quan khác cho việc chuyển giao người bị dẫn độ.

Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu về thời hạn mà người này đã bị bắt giữ trước khi tiến hành chuyển giao người đó.

2. Nếu Bên yêu cầu không nhận người trong thời hạn 15 ngày sau ngày thỏa thuận thực hiện việc chuyển giao, Bên được yêu cầu sẽ ngay lập tức trả tự do cho người bị yêu cầu dẫn độ và có thể từ chối yêu cầu dẫn độ mới của Bên yêu cầu liên quan đến người đó về cùng một hành vi phạm tội trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Trường hợp một Bên không bàn giao hoặc không nhận người trong thời hạn thỏa thuận do những tình huống bất khả kháng thì phải thông báo ngay cho Bên kia. Các Bên sẽ thỏa thuận lại các điều kiện để tiến hành dẫn độ và áp dụng quy định tại khoản 2 Điều này.

ĐIỀU 13

HOÃN CHUYỂN GIAO VÀ CHUYỂN GIAO TẠM THỜI

1. Bên được yêu cầu có thể hoãn các thủ tục dẫn độ đối với người đang bị truy tố hoặc người đang chấp hành án nước mình. Việc hoãn dẫn độ có thể tiếp tục cho đến khi kết thúc các thủ tục truy tố đối với người bị yêu cầu dẫn độ hoặc cho đến khi họ chấp hành xong bản án. Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu về việc hoãn dẫn độ nói trên.

2. Nếu yêu cầu dẫn độ đã được chấp thuận trong trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu hoặc chấp hành án phạt tù trong lãnh thổ của Bên được yêu cầu thì có thể chuyển giao tạm thời người bị yêu cầu dẫn độ cho Bên yêu cầu để truy cu trách nhiệm hình sự. Người b chuyển giao sẽ bị giam giữ ở Bên yêu cầu và sẽ được trả lại Bên được yêu cầu sau khi kết thúc các thủ tục tố tụng đối với người đó phù hợp với các điều kiện đã được xác định theo thỏa thuận của hai Bên.

ĐIỀU 14

NHIỀU YÊU CẦU DẪN ĐỘ

1. Nếu yêu cầu dẫn độ về cùng một người được đưa ra bởi một trong hai Bên và một hoặc nhiều Bên thứ ba, Bên được yêu cầu sẽ quyết định dẫn độ cho nước nào và thông báo cho Bên yêu cầu về quyết định đó. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa yêu cầu dẫn độ từ Việt Nam và một lệnh bắt giữ của Châu Âu được gửi đến từ một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, Hung-ga-ri sẽ quyết định việc dẫn độ người đó cho nước nào.

2. Khi xem xét yêu cầu dẫn độ quy định tại khoản 1 điều này, Bên được yêu cầu sẽ tính đến những yếu t có liên quan sau:

a) Quốc tịch hiện tại và nơi thường trú cuối cùng của người bị yêu cầu dẫn độ;

b) Tính hợp pháp và mức độ phù hợp của yêu cầu dẫn độ;

c) Thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm;

d) Lợi ích riêng của các nước yêu cầu;

e) Mức độ nghiêm trọng của tội phạm;

f) Quốc tịch của người bị hại;

g) Khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các nước yêu cầu dẫn độ;

h) Ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ; và

i) Các yếu tố khác có liên quan.

ĐIỀU 15

QUY TẮC ĐẶC BIỆT

Người bị dẫn độ theo quy định của Hiệp định này sẽ không bị xét xử hoặc bắt thi hành án ở Bên yêu cầu vì các tội phạm người đó thực hiện trước khi được chuyển giao, ngoài tội mà vì đó người này bị dẫn độ, trừ các trường hợp sau:

1. Bên được yêu cầu đã đồng ý trước. Trong trường hợp này, Bên được yêu cầu sẽ yêu cầu gi các tài liệu và thông tin liên quan quy định tại Điều 8 Hiệp định này cùng với tờ khai của người bị dẫn độ về tội phạm đang bị điều tra; hoặc

2. Sau khi được trả tự do, người bị dẫn độ đã không rời lãnh thổ của Bên yêu cầu trong thời hạn 45 ngày. Tuy nhiên, thời hạn này không bao gồm thời gian người đó không thể ri lãnh thổ Bên yêu cầu vì những tình huống vượt quá khả năng kiểm soát của người đó, hoặc;

3. Người đó đã rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu sau khi dẫn độ và tự nguyện quay trở lại lãnh thổ đó; hoặc

4. Người được yêu cầu đồng ý dẫn độ và đồng thời từ chối việc áp dụng các quy tắc đặc biệt; hoặc

5. Sau khi bị chuyển giao, người đó đã từ chi quyền áp dụng các quy tắc đặc biệt đối với các tội phạm cụ thể đã phạm phải trước khi bị chuyển giao. Việc từ chối sẽ được đưa ra trước các cơ quan tư pháp có thẩm quyền của Bên yêu cầu và được lưu hồ sơ phù hợp với pháp luật của quốc gia này. Việc từ chối sẽ được thực hiện theo cách thể hiện rõ người này đã từ chối một cách tự nguyện và nhận thức đầy đủ về hậu quả. Để đạt được điều này, người này sẽ có quyn được tư vấn về pháp luật.

ĐIỀU 16

DẪN ĐỘ LẠI CHO NƯỚC THỨ BA

Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 và Điều 15, nếu không có sự đồng ý của Bên được yêu cầu, Bên yêu cầu sẽ không dẫn độ người bị dẫn độ cho nước thứ ba đối với tội phạm thực hiện trước khi người này bị chuyển giao. Bên được yêu cầu có thể yêu cầu các văn bản được quy định tại Điều 8.

ĐIỀU 17

DẪN ĐỘ ĐƠN GIẢN

Nếu người bị yêu cầu dẫn độ đồng ý để dẫn độ cho Bên yêu cầu, Bên được u cầu có thể chuyn giao người đó nhanh nht có thể mà không cn các thủ tục tiếp theo.

ĐIỀU 18

THU GIỮ VÀ CHUYỂN GIAO TÀI SẢN

1. Nếu Bên yêu cầu đề nghị, Bên được yêu cầu trong phạm vi pháp luật nước mình cho phép, thu giữ đồ vật có được hoặc được sử dụng trong thực hiện tội phạm và các tài sản khác tìm thấy trên lãnh thổ nước mình mà có thể là những chứng cứ có giá trị, và nếu việc dẫn độ được chp thuận, những đ vật này sẽ được chuyển giao cho Bên yêu cầu.

2. Trường hợp chấp thuận dẫn độ, đồ vật đề cập tại khoản 1 Điều này có thể được chuyển giao, kể cả khi việc dẫn độ không thực hiện được do người bị yêu cầu dẫn độ chết, mất tích hoặc bỏ trốn.

3. Bên được yêu cầu có thể, vì mục đích tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự khác, hoãn việc chuyển giao đồ vật nêu tại khon 1 Điều này đến khi kết thúc thủ tục t tụng hoặc tạm thời chuyển giao đồ vật với điều kiện đồ vật đó phải được Bên yêu cầu trả lại.

4. Quyền của Bên thứ ba đối với các tài sản này sẽ được tôn trọng đầy đủ. Trường hợp có các quyền hợp pháp đó, Bên yêu cầu phải, theo đề nghị của Bên được yêu cầu, nhanh chóng hoàn trả tài sản đã được chuyển giao mà không được thu tiền trong thời gian sớm nhất có thể sau khi kết thúc thủ tục tố tụng hình sự.

ĐIỀU 19

QUÁ CẢNH

1. Mỗi Bên có thể cho phép việc vận chuyển qua lãnh thổ của mình người bị dẫn độ đến Bên kia từ một nước thứ ba. Yêu cầu quá cảnh s được thực hiện trực tiếp giữa các Cơ quan trung ương. Có thể chuyển yêu cầu quá cảnh qua Interpol. Yêu cầu quá cảnh phải có mô tả về người được chuyển giao và văn bản tóm tắt vụ án. Người chuyển giao có thể bị giam giữ trong suốt thời gian quá cảnh. Việc cho phép nói trên sẽ không cần thiết nếu sử dụng đường hàng không và không hạ cánh trên lãnh thổ của Bên đó trong lịch trình bay.

2. Bên được yêu cầu sẽ cho phép quá cảnh theo đề nghị của Bên yêu cầu trong phạm vi không trái với pháp luật quốc gia mình.

ĐIỀU 20

THÔNG BÁO KẾT QUẢ

Bên yêu cầu sẽ thông báo ngay cho Bên được yêu cầu những thông tin liên quan đến quá trình t tụng hoặc thi hành bản án đối với người bị yêu cầu dẫn độ, hoặc những thông tin liên quan đến việc dẫn độ lại người đó cho Bên thứ ba.

ĐIỀU 21

CHI PHÍ

1. Bên được yêu cầu sẽ chịu mọi chi phí phát sinh từ việc thực hiện yêu cầu dẫn độ trên lãnh thổ nước mình, trừ trường hợp hai Bên có thỏa thuận khác.

2. Chi phí giao thông và quá cảnh liên quan đến việc giao hoặc nhận người bị dẫn độ do Bên yêu cầu chi trả.

ĐIỀU 22

MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ KHÁC

Hiệp định này không ảnh hưởng đến bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào theo các điều ước khác mà các Bên là thành viên.

ĐIỀU 23

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Mọi tranh chấp phát sinh liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định sẽ được giải quyết qua tham vấn ngoại giao.

ĐIỀU 24

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi (30) kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản qua đường ngoại giao trong đó các Bên ký kết thông báo cho nhau về việc hoàn thiện các thủ tục trong nước để Hiệp định có hiệu lực.

2. Khi Hiệp định này có hiệu lực, các điều từ 58 đến 75 của Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự ký ngày 18/01/1985 tại Hà Nội sẽ chấm dứt hiệu lực.

3. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vô thời hạn.

4. Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho nhau vào bất kỳ thời điểm nào thông qua kênh ngoại giao. Trong trường hợp đó, Hiệp định sẽ hết hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày đưa ra thông báo.

Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.

Làm tại, Bu-đa-pét, ngày 16 tháng 9 năm 2013, thành hai (02) bản gốc, mỗi bn bằng tiếng Việt, tiếng Hung-ga-ri và tiếng Anh; tất cả các văn bn đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.

 

THAY MẶT CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Phạm Bình Minh
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

THAY MẶT HUNG-GA-RI





Tibor Navracsics
PHÓ THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
HÀNH CHÍNH CÔNG

 

TREATY

ON EXTRADITION BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND HUNGARY

The Socialist Republic of Viet Nam and Hungary (hereinafter jointly referred to as “the Parties”);

Desiring to maintain and strengthen the ties between the two States;

Desiring to establish more effective cooperation between the two States in the prosecution of crimes and the execution of sentences, especially in the fight against organized crime and terrorism;

Desiring to improve the extradition cooperation between the two States, in accordance with their national laws and regulations;

Recalling the Convention on Mutual Legal Assistance in Civil, Family Law and Criminal Matters signed on 18 January 1985 in Hanoi;

Noting that both Viet Nam and Hungary currently apply the terms of that Treaty;

Have agreed as follows:

ARTICLE 1

OBLIGATION TO EXTRADITE

The Parties agree to extradite to each other, in accordance with the provisions of the this Treaty, the national laws of the Requested Party and at the request of the other Party, individuals found on their respective territories and who are wanted by the other Party for prosecution or for the enforcement of a sentence or security measure imposed by its courts, for an extraditable offence.

ARTICLE 2

EXTRADITABLE OFFENCES

1. Extradition shall only be granted for those offences punishable under the laws of both Parties, and which meet one of the following conditions:

a) If the extradition request is made for the purposes of conducting a criminal prosecution, the offence is punishable under the laws of the Requesting Party by deprivation of liberty for a period of at least one year; or

b) If the extradition request is aimed at enforcing a sentence or a security measure involving deprivation of liberty, at the time of making the request, a period of at least six months of the penalty remains to be served on the part of the person whose extradition is sought.

2. For the purposes of this Article, an offence shall be an extraditable offence whether or not the laws in the Parties place the offence within the same category of offences or describe the offence by the same terminology;

3. If the extradition has been granted for an extraditable offence, it may also be granted for any other offence specified in the request even if the latter offence is punishable by less than one year’s deprivation of liberty, provided that all other requirements of extradition are met.

ARTICLE 3

MANDATORY GROUNDS FOR REFUSAL

Extradition shall be denied if:

1. The offence for which extradition is sought is considered by the Requested Party to be a political offence. For the purposes of this Treaty, the following offences shall not be considered to be political offences:

a) a murder or any other willful crime against the body of a Head of State of one of the Parties or of a member of the Head of State's family;

b) an offence for which both Parties have the obligation pursuant to a multilateral international agreement to extradite the person sought or to submit the case to their competent authorities for prosecution;

c) murder, manslaughter, or any other offence involving substantial bodily harm;

d) an offence involving kidnapping or any form of unlawful detention, including the taking of a hostage;

e) placing or using an explosive, incendiary or destructive device capable of endangering life, of causing substantial bodily harm, or of causing substantial property damage; and

f) a conspiracy or any type of association to commit extraditable offences or attempt to commit or participation in the commission of such offences.

2. The requested person is a national of the Requested Party.

3. The Requested Party has reasonable grounds to believe that the extradition request was presented with the aim of prosecuting or punishing the person sought on account of that person’s race, sex, religion, nationality or political opinions, or that the situation of the person involved in the judicial procedure could be jeopardised for one of these reasons.

4. The criminal action or sentence has lapsed due to statute of limitation under the law of either of the Parties.

5. The courts of the Requested Party have already passed final judgment or concluded a judicial procedure against the person sought with regard to the offence for which extradition is requested, or the person sought has been tried in a third State for the offence for which extradition is requested, and has been absolved or completed the corresponding sentence.

6. The person sought has been acquitted or the case has been dismissed by court order with binding and final effect in the Requested Party for the offence for which extradition is sought. Extradition shall not be precluded by the fact that the competent authorities in the Requested Party have decided not to prosecute the person sought for the acts for which extradition is requested, or to discontinue any criminal proceedings which have been instituted against the person sought for those acts.

ARTICLE 4

DISCRETIONARY GROUNDS FOR REFUSAL

Extradition may be denied if:

1. The Requested Party has jurisdiction over the offence for which extradition is sought, in accordance with its national laws, and is carrying out criminal proceedings against the requested person for this offence.

2. The offence for which extradition is sought was committed outside the territory of both Parties, and the Requested Party does not have jurisdiction over the offence committed outside of its territory under similar circumstances.

3. The Requested Party, although taking into account the gravity of the offence and the interests of both Parties, considers that the extradition would be incompatible with humanitarian considerations, in view of the person’s age, health, or any other personal circumstances.

4. If the requested person is under eighteen years of age and the extradition may be detrimental to that person’s social adaptation or rehabilitation.

ARTICLE 5

CAPITAL PUNISHMENT

When the offence for which extradition is sought is punishable by death penalty under the laws in the Requesting Party, the Requested Party may refuse extradition unless the Requesting Party provides assurances that the capital punishment will not be imposed or, if imposed, will not be carried out.

ARTICLE 6

OBLIGATION TO INITIATE CRIMINAL PROCEEDINGS IN THE REQUESTED PARTY

If the extradition is denied under the provisions of paragraph 2 of Article 3, Article 4 or Article 5, the Requested Party should, at the initiative of the Requesting Party, submit the case to its competent authorities for the purpose of initiating a criminal proceeding in accordance with its national legislation.

To this end, the Requesting Party shall provide the Requested Party with the documents and evidence related to the case through the central authorities.

ARTICLE 7

CENTRAL AUTHORITIES

1. To implement this Treaty:

a) the central authority of Viet Nam shall be the Ministry of Public Security;

b) the central authority of Hungary shall be the Ministry of Public Administration and Justice.

2. The Parties shall provide the changes regarding their central authorities through diplomatic channels.

ARTICLE 8

EXTRADITION REQUEST AND REQUIRED DOCUMENTS

1. Requests for extradition shall be presented in writing through the central authorities, and should include or be accompanied by:

a) the name of the requesting authority;

b) the name, sex and nationality of the person sought, and any other information that may help to determine the identity of the person and his or her possible whereabouts, as well as, if available, a physical description, photographs, and fingerprints of the person;

c) a description of the case, with a summary of the criminal acts and their results;

d) the text of the relevant legal provisions regarding the establishment of criminal jurisdiction, determination of the offence, and the sentence which could be imposed for that offence; and

e) the text of the relevant legal provisions describing the statute of limitation for the criminal act or for carrying out the sentence.

2. In addition to the requirements of paragraph 1 of this Article:

a) the extradition request aimed at the criminal prosecution of the person sought should also be accompanied by a copy of the arrest warrant issued by the competent authority of the Requesting Party; or

b) the extradition request aimed at carrying out a sentence or a security measure imposed on the person sought should also be accompanied by a copy of the court decision and a description of the period of the sentence already served.

3. The extradition request and the supporting documents should be certified, and should be accompanied by a translation into the language of the Requested Party or into English language.

4. A document is certified for the purpose of this Treaty, if it has been signed by a judge or other competent officials of the Requesting Party and sealed by the official seal of the competent authority of the Requesting Party.

ARTICLE 9

ADDITIONAL INFORMATION

1. If the Requested Party considers that the information furnished in support of a request for extradition is not sufficient to fulfill the requirements of this Treaty, it may request that additional information be furnished within such reasonable length of time as it specifies.

2. If the person whose extradition is sought is under arrest and the Requested Party has not received the requested additional information within the time limit specified, the person may be released from custody. Such release shall not preclude the Requesting Party from making a new request for the extradition of the person.

3. When the person sought is released from custody in accordance with paragraph 2 of this Article, the Requested Party shall notify the Requesting Party as soon as possible.

ARTICLE 10

PROVISIONAL ARREST

1. In ease of urgency, the Requesting Party may request the provisional arrest of the person sought, pending receipt of the extradition request. A request for provisional arrest shall be sent in writing through the central authorities.

2. The request for provisional arrest shall contain the same details indicated in paragraph 1 of Article 8, a declaration regarding the existence of the documents indicated in paragraph 2 of the same Article, and a declaration that the request for provisional arrest will be followed by an extradition request.

3. The Requested Party shall promptly inform the Requesting Party of the processing of its request.

4. The provisional arrest shall be terminated if, within a period of 40 days beginning from the arrest of the person sought, the competent authority of the Requested Party has not received the formal extradition request. This period may be extended for 15 days, at the duly justified request of the Requesting Party.

5. The release of a person pursuant to paragraph 4 of this Article shall be without prejudice to the extradition of the person sought if the Requested Party subsequently receives the formal extradition request.

ARTICLE 11

DECISION REGARDING THE EXTRADITION REQUEST

1. In case the extradition request meets the requirements described in this Treaty, the Requested Party shall take the neccessary steps immediately after receiving the extradition request in order to arrest the requested person.

2. The Requested Party should make a decision regarding the extradition request in accordance with the procedures stipulated in its national legislation, and shall promptly inform the Requesting Party of its decision.

3. If the Requested Party refuses the request totally or partially, it shall inform the Requesting Party of the reasons for refusal. The Requested Party shall provide copies of pertinent judicial decisions upon request.

4. Refusal of an extradition on reasonable grounds shall prevent the Requesting Party from presenting a new extradition request against the same person for the same actions.

ARTICLE 12

SURRENDER OF PERSONS

1. If the request for extradition is granted, the competent authorities of the Parties shall agree on the time and place and other relevant information for the surrender of the person sought.

The Requested Party shall inform the Requesting Party of the period of time during which the person has been under arrest prior to being surrendered.

2. If the Requesting Party fails to receive the person within a period of 15 days after the agreed date for surrender, the Requested Party shall immediately release the person and may reject a new extradition request from the Requesting Party referring to the same person and the same acts, unless paragraph 3 of this Article stipulates otherwise.

3. If one of the Parties does not surrender or does not receive the person within the agreed period due to circumstances beyond their control, the other Party shall be notified promptly. The Parties shall agree upon the terms for executing the extradition, applying the stipulations in paragraph 2 of this Article.

ARTICLE 13

POSTPONEMENT OF SURRENDER AND TEMPORARY SURRENDER

1. The Requested Party may postpone the extradition proceedings against a person who is being prosecuted or who is serving a sentence in that State. The postponement may continue until the prosecution of the person sought has been concluded or until such person has served any sentence imposed. The Requested Party shall inform the Requesting Party of this postponement.

2. If the extradition request is granted in the case of a person who is being prosecuted or is serving a sentence in the territory of the Requested Party it may temporarily surrender the person sought to the Requesting Party for the purpose of prosecution. The person so surrendered shall be kept in custody in the Requesting Party and shall be returned to the Requested Party after the conclusion of the proceedings against that person in accordance with conditions to be determined by mutual agreement of the Parties.

ARTICLE 14

CONCURRENT REQUESTS

1. If the extradition of the same person has been requested by one of the Parties and one or more third States, the Requested Party shall decide, at its discretion, to which one of them it will surrender the person sought, and shall notify the Requesting Party of its decision. In the event of a conflict between a request for extradition from Viet Nam and a European arrest warrant presented by a Member State of the European Union, Hungary shall determine to which State the person will be extradited.

2. In considering the request referred to in paragraph 1 of this Article, the Requested Party shall consider the following relevant factors:

a) the current nationality and the last place of residence of the person sought;

b) the legitimacy and suitability of the requests;

c) the time and place of commission of each offence;

d) respective interests of the Requesting States;

e) the gravity of the offences;

f) the nationality of the victims;

g) possibility of subsequent extradition between the Requesting States;

h) the date of the requests for extradition; and

i) other relevant factors.

ARTICLE 15

PRINCIPLE OF SPECIALTY

The person extradited under this Treaty shall not be tried or subjected to the enforcement of a sentence in the Requesting Party for offences committed by that person prior to his or her extradition that are different from the one for which the extradition was granted, unless:

1. the Requested Party has given its prior consent. To this effect, the Requested Party shall demand that the documents and information cited in Article 8 be sent, along with a declaration by the extradited person regarding the offences in question; or

2. the person has not left the territory of the Requesting Party within a period of 45 days after having been set free. However, this period shall not include the time during which the person has not been able to leave the territory of the Requesting Party due to circumstances beyond his or her control; or

3. the person has returned voluntarily to the territory of the Requesting Party after having left it; or

4. the requested person consents to be extradited and at the same time renounces the use of the principle of specialty; or

5. when the person, after his or her surrender, has expressly renounced entitlement to the specialty rule with regard to specific offences preceding his or her surrender. Renunciation shall be given before the competent judicial authorities of the Requesting Party and shall be recorded in accordance with that Party's national law. The renunciation shall be drawn up in such a way as to make clear that the person has given it voluntarily and in full awareness of the consequences. To that end, the person shall have the right to legal counsel.

ARTICLE 16

RE-EXTRADITION TO A THIRD STATE

Except as provided for in paragraph 1 of Article 14 and in Article 15, the Requesting Party shall not, without the consent of the Requested Party, extradite to a third State a person extradited to the Requesting Party and sought by that third State in respect of offences committed prior to his or her extradition. The Requested Party may request the production of the documents mentioned in Article 8.

ARTICLE 17

SIMPLIFIED EXTRADITION

If the person sought consents to be extradited to the Requesting Party, the Requested Party may extradite the person as expeditiously as possible without further proceedings.

ARTICLE 18

SEIZURE AND SURRENDER OF PROPERTY

1. If the Requesting Party so requests, the Requested Party should, to the extent permitted by its national legislation, seize objects obtained or used in the offence, and any other property that may be found on its territory which could have evidential value, and if the extradition is granted, on the request of the Requesting Party, these should be surrendered to the Requesting Party.

2. When the extradition is granted, the objects mentioned in paragraph 1 of this Article may be surrendered, even if the extradition may not be carried out due to the death, disappearance, or escape of the person sought.

3. The Requested Party may, for the purpose of carrying out another pending criminal procedure, postpone the surrender of the objects cited in paragraph 1 of this Article until the conclusion of this criminal procedure, or temporarily surrender those objects on the condition that they shall be returned by the Requesting Party.

4. The rights of the Requested Party and third parties in such property shall be duly respected. Should such rights exist, the Requesting Party shall, at the request of the Requested Party, promptly return the surrendered objects, at no cost to the Requested Party, and as soon as possible after the completion of the proceedings.

ARTICLE 19

TRANSIT

1. Either Party may authorize transportation through its territory of a person extradited to the other Party by a third State. A request for transit shall be made directly between the central authorities. The facilities of the International Criminal Police Organization (Interpol) may be used to transmit such a request It shall contain a description of the person being transported and a brief statement of the facts of the case. A person in transit may be kept in custody during the period of transit. Such authorization shall not be necessary where air transport is used, and no landing in the territory of the said Party is scheduled.

2. The Requested Party shall authorize the transit requested by the Requesting Party, to the extent that it does not contravene its national legislation.

ARTICLE 20

NOTIFICATION OF THE OUTCOME

The Requesting Party shall promptly provide the Requested Party with information regarding the proceedings or the enforcement of the sentence against the extradited person, or information regarding the re-extradition of that person to a third State.

ARTICLE 21

COSTS

1. The expenses derived from the extradition proceedings in the Requested Party shall be borne by the Requested Party, unless otherwise agreed by both Parties.

2. Transport and transit expenses related to the surrender or the reception of the extradited person shall be borne by the Requesting Party.

ARTICLE 22

RELATIONSHIP WITH OTHER TREATIES

This Treaty shall not affect the rights and obligations assumed by each Party in accordance with any other Treaty.

ARTICLE 23

SETTLEMENT OF DISPUTES

Any dispute which may arise in the interpretation or implementation of the present Treaty shall be resolved through diplomatic consultation.

ARTICLE 24

FINAL PROVISIONS

1. This Treaty shall enter into force on the thirtieth (30) day after receiving the last written notification through diplomatic channels in which the Parties notify each other of the completion of the necessary internal legal procedures for the entry into force of the Treaty.

2. Upon the entry into force of this Treaty, Articles 58-75 of the Convention on Mutual Legal Assistance in Civil, Family Law and Criminal Matters signed on 18 January 1985 in Hanoi, shall cease to have any effect.

3. This Treaty will remain in force for an indefinite period.

4. Either Party may terminate this Treaty by notice in writing at any time through diplomatic channels. Termination shall take effect six (06) months after the date on which the notice is given.

IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorized in accordance with their respective national laws, have signed this Treaty.

DONE in duplicate in Budapest on the 16th day of September 2013, in the Vietnamese, Hungarian and English languages, all texts being equally authentic. In case of any divergence of interpretation, the English text shall prevail.

 

FOR THE SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM




Pham Binh Minh
MINISTER OF FOREIGN AFFARIS

FOR HUNGARY





Tibor Navracsics
DEPUTY PRIME MINISTER,
MINISTER OF PUBLIC
ADMINISTRATION AND JUSTICE

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 33/2017/TB-LPQT ngày 16/09/2013 hiệu lực Hiệp định về dẫn độ giữa Việt Nam và Hung-ga-ri

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.774

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.181.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!