BỘ
NỘI VỤ
CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
328/TB-VTLTNN
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2008
|
THÔNG BÁO
KẾT QUẢ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU
TRỮ ĐỊA PHƯƠNG SAU 7 NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH LƯU TRỮ QUỐC GIA VÀ 1 NĂM THỰC HIỆN
CHỈ THỊ SỐ 05/2007/CT-TTG NGÀY 02 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Được sự đồng ý của
Bộ Nội vụ, trong hai ngày 27 và 28 tháng 3 năm 2008 tại thành phố Buôn Ma Thuột
tỉnh Đắk Lắk, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức Hội nghị tổng kết công
tác văn thư, lưu trữ địa phương sau 7 năm thi hành Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia
và 1 năm thực hiện Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ. Tham dự Hội nghị có 232 đại biểu đến từ 59 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và đại diện của một số cơ quan Trung ương.
Tới tham dự Hội
nghị có ông YDHĂM ÊNUÔL - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk.
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ HỘI NGHỊ
1. Về phía các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Hội nghị lần này
có sự tham gia 41 đại biểu là Lãnh đạo Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố;
- 91 đại biểu là
Lãnh đạo Trung tâm Lưu trữ tỉnh và Phòng Hành chính - Tổ chức thuộc Văn phòng UBND
các tỉnh, thành phố; có 29 đại biểu là Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Nội vụ các tỉnh,
26 đại biểu là trưởng, phó các phòng ban thuộc Sở Nội vụ các tỉnh;
- Đại diện Lãnh đạo
một số cơ quan tỉnh Đắk Lắk: Văn phòng Tỉnh uỷ; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
Văn phòng HĐND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ngành và huyện, thành phố thuộc
tỉnh Đắk Lắk;
- Và các cán bộ
làm văn thư, lưu trữ của các tỉnh, thành phố.
2. Về phía các
cơ quan trung ương
- Đại diện Cơ quan
Bộ Nội vụ ở miền Trung;
- Đại diện Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh; Trường Cao đẳng Văn thư,
Lưu trữ Trung ương I;
- Đại diện Cục Văn
thư và Lưu trữ nhà nước có Cục trưởng Trần Hoàng và các Phó Cục trưởng cùng đại
diện các phòng, ban chức năng; các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; Trung tâm Tin học;
Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia; Trung tâm Tu bổ phục chế tài liệu
lưu trữ; Trường Trung học Văn thư- Lưu trữ trung ương II; Tạp chí Văn thư - Lưu
trữ Việt Nam.
II. NỘI DUNG HỘI NGHỊ
Ông YDHĂM ÊNUÔL -
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đọc diễn văn chào mừng Hội nghị.
Sau khi nghe Lãnh
đạo Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trình bày “Báo cáo kết quả thực hiện công
tác văn thư, lưu trữ địa phương sau 7 năm thi hành Pháp lệnh lưu trữ quốc gia
và 01 năm thực hiện Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ”, Hội nghị
đã nghe 10 ý kiến tham luận của đại biểu các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng
Nam, Đà Nẵng, Bình Phước, Lai Châu, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bạc Liêu và Bắc Ninh.
Các ý kiến tập trung vào những vấn đề sau:
1. Nhất trí cao với
“Báo cáo kết quả thực hiện công tác văn thư, lưu trữ địa phương sau 7 năm thi
hành Pháp lệnh lưu trữ quốc gia và 01 năm thực hiện Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg
ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị
tài liệu lưu trữ” được trình bày tại Hội nghị. Kết quả nổi bật trong việc thi
hành Pháp lệnh lưu trữ quốc gia 7 năm qua và 01 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của
Thủ tướng Chính phủ được thể hiện rõ ở các mặt như:
- Hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành tương đối đầy đủ đã tạo cơ sở pháp lý cho việc
thực hiện các hoạt động văn thư, lưu trữ thống nhất từ Trung ương đến địa
phương, đã tạo điều kiện cho việc chỉ đạo công tác văn thư, lưu trữ đạt được những
kết quả thiết thực như: tổ chức văn thư, lưu trữ ở địa phương, đặc biệt là
Trung tâm Lưu trữ tỉnh được kiện toàn; biên chế lưu trữ chuyên trách được bổ
sung; đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên môn được chú trọng; cơ sở vật chất và
kinh phí cho lưu trữ được tăng cường…
- Công tác thu thập
bổ sung tài liệu lưu trữ được đẩy mạnh; kho tàng và trang thiết bị bảo quản tài
liệu lưu trữ được đầu tư nhiều hơn; nhiều tỉnh đã giải quyết được một khối lượng
rất lớn tài liệu tích đống tồn đọng nhiều năm nay. Công tác phục vụ khai thác,
sử dụng tài liệu lưu trữ ngày càng được chú trọng, đa dạng về hình thức phục vụ
và phong phú về loại hình tài liệu, công tác phục vụ khai thác đã phần nào đáp ứng
được nhu cầu của xã hội…
2. Các ý kiến cũng
phản ảnh những khó khăn vướng mắc ở địa phương trong tình hình hiện nay, tập
trung ở các vấn đề như:
- Tổ chức bộ máy
văn thư, lưu trữ ở địa phương chưa được pháp luật quy định thống nhất và ổn định;
- Biên chế văn
thư, lưu trữ, nhất là biên chế chuyên trách cho lưu trữ cấp huyện chưa được chú
ý giải quyết;
- Kinh phí dành
cho xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng, chỉnh lý tài liệu tích đống chưa được đầu
tư thoả đáng;
- Thực hiện các chế
độ nghiệp vụ văn thư, lưu trữ như lập hồ sơ hiện hành, thu thập, bảo quản, tổ
chức sử dụng… còn gặp nhiều khó khăn;
- Việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ còn ở mức thấp;
- Chế độ phụ cấp
trách nhiệm đối với lãnh đạo Trung tâm Lưu trữ tỉnh chưa được hướng dẫn rõ
ràng, thống nhất; chế độ độc hại đối với người làm văn thư, lưu trữ chưa được
thực hiện triệt để.
3. Về phương hướng
nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Hội nghị chỉ đạo tập trung vào những nội
dung chính sau đây:
a) Trên cơ sở tổng
kết thực tiễn và hệ thống hoá các quy định của pháp luật hiện hành, Cục Văn thư
và Lưu trữ nhà nước cần nghiên cứu trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Dự
án xây dựng Luật Lưu trữ, đồng thời xây dựng Nghị định Xử lý vi phạm hành chính
trong công tác văn thư, lưu trữ; Thông tư Hướng dẫn về giải mật tài liệu lưu trữ;
Thông tư Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về công tác nội vụ ở địa phương (phần văn
thư, lưu trữ)…, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn thư, lưu trữ;
b) Tăng cường công
tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về văn thư, lưu trữ và hướng dẫn
nghiệp vụ; duy trì tổ chức kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ và đẩy mạnh
công tác thi đua, khen thưởng;
c) Kịp thời tham
mưu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành, điều chỉnh, bổ
sung các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức văn thư, lưu trữ;
d) Các tỉnh, thành
phố củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức văn thư, lưu trữ địa phương; tiếp tục
tăng cường các biện pháp đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện
công tác văn thư và lưu trữ ở các cơ quan địa phương; tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất đáp ứng các yêu cầu cơ bản của hoạt động lưu trữ, phấn đấu đến năm 2010
các tỉnh đều có kho lưu trữ chuyên dụng và hoàn thành nhiệm vụ giải quyết tình
trạng tài liệu tích đống hiện nay ở sở, ban, ngành và các cấp ở địa phương; đẩy
mạnh thực hiện việc thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ở
các cấp, các ngành trong tỉnh.
4. Hội nghị đã phổ
biến nội dung Thông tư số 09/2007/TT-BNV ngày ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Bộ
Nội vụ Hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng; hướng dẫn về tổ chức bộ máy quản
lý nhà nước và nội dung công tác quản lý nhà nhà nước trong lĩnh vực văn thư,
lưu trữ ở địa phương.
5. Hội nghị cũng
đã nghe “Báo cáo tổng kết kiểm tra chéo công tác văn thư, lưu trữ địa phương
trong 2 năm 2006-2007”. Kết quả đã có 3 tỉnh được nhận Cờ thi đua, 9 tỉnh được
nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ và 24 tỉnh được nhận Giấy khen của Cục Văn thư và
Lưu trữ nhà nước qua đợt kiểm tra chéo năm 2007.
Hội nghị công tác
văn thư, lưu trữ địa phương năm 2008 tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk
Lắk đã thành công tốt đẹp./.
Nơi nhận:
- UBND các tinh, thành phố trực thuộc
TW;
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ (để b/c);
- Lãnh đạo Cục (04);
- Website Cục VTLTNN;
- Lưu: VT, NVĐP.
|
CỤC
TRƯỞNG
Trần Hoàng
|