BỘ NGOẠI GIAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/2017/TB-LPQT
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 06 năm 2017
|
THÔNG BÁO
VỀ
VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước
quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Liên bang Nga về chuyển giao người bị kết án phạt tù, ký tại Hà Nội ngày
12 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định
theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Lê Hải Triều
|
HIỆP ĐỊNH
GIỮA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA VỀ CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT
ÁN PHẠT TÙ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên
bang Nga, sau đây gọi là “các Bên”,
Mong muốn thúc đẩy phát triển hơn nữa hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực thi hành án hình sự,
Mong muốn tạo điều kiện cho quá trình tái hòa
nhập cộng đồng của người bị kết án phạt tù,
Đã thỏa thuận như sau:
ĐIỀU
1
PHẠM
VI CỦA HIỆP ĐỊNH
1. Các Bên sẽ, phù hợp với các thuật ngữ và
điều kiện quy định trong Hiệp định này, hỗ trợ tối đa cho nhau trong lĩnh vực
chuyển giao người bị kết án phạt tù.
2. Phù hợp với các quy định của Hiệp định
này, người bị kết án phạt tù trên lãnh thổ của một Bên có thể được chuyển giao
đến lãnh thổ của Bên kia để chấp hành hình phạt đã được tuyên. Để đạt được mục
đích này, người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có thể đề
nghị về việc chuyển giao với Nước tuyên án hoặc Nước thi hành án phù hợp với các
điều khoản trong Hiệp định này.
3. Yêu cầu chuyển giao có thể do Nước chuyển
giao hoặc Nước thi hành án đề nghị.
ĐIỀU
2
ĐỊNH
NGHĨA
Trong Hiệp định này, những từ ngữ dưới đây có
nghĩa là:
- “Bản án” là quyết định cuối cùng của Tòa án
áp dụng hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội. “Bản án” cũng bao gồm
quyết định cuối cùng của Tòa án tuyên hình phạt tử hình nhưng sau đó đã được
thay thế bằng tước tự do có thời hạn hoặc tù chung thân bởi một lệnh ân xá hoặc
giảm án tại Nước tuyên án;
- “Hình phạt” là hình phạt tước tự do có thời
hạn hoặc tù chung thân được tuyên trong bản án;
- “Người bị kết án” là người đang chấp hành
hình phạt tước tự do theo bản án;
- “Nước tuyên án” là Nước mà tòa án đã kết án
người có thể hoặc đã được chuyển giao;
- “Nước thi hành án” là Nước mà người bị kết
án có thể hoặc đã được chuyển giao để tiếp tục chấp hành hình phạt;
- “Cơ quan Trung ương” là cơ quan được các
Bên ủy quyền để thực hiện Hiệp định;
- “Cơ quan có thẩm quyền” là cơ quan được ủy
quyền của mỗi Bên để thực hiện yêu cầu;
- “Đại diện hợp pháp” là một người hoặc một tổ
chức được ủy quyền theo quy định của pháp luật của một Bên hoạt động vì lợi ích
hoặc đại diện cho người bị kết án tại các cơ quan tương ứng của Bên đó.
ĐIỀU
3
ĐIỀU
KIỆN CHUYỂN GIAO
1. Người bị kết án có thể được chuyển giao
theo Hiệp định này chỉ với các điều kiện sau:
a) Người bị kết án là công dân của nước thi
hành án;
b) Bản án là cuối cùng và không còn bất kỳ thủ
tục chưa giải quyết nào liên quan đến người bị kết án;
c) Vào thời điểm nhận được yêu cầu chuyển
giao, phần hình phạt còn phải chấp hành của người bị kết án không ít hơn một
năm. Trong trường hợp ngoại lệ, các Bên có thể đồng ý về việc chuyển giao nếu
thời hạn còn phải chấp hành án ít hơn thời gian đã xác định nêu trên;
d) Người bị kết án có văn bản đồng ý về việc
chuyển giao để thi hành hình phạt trong lãnh thổ của Nước thi hành án, trong
trường hợp người bị kết án không có khả năng bày tỏ nguyện vọng của mình vì lý
do tuổi tác, tình trạng sức khỏe và tinh thần thì phải có sự đồng ý bằng văn bản
của người đại diện hợp pháp của người đó. Nước tuyên án sẽ tạo điều kiện để
nhân viên lãnh sự hoặc quan chức khác của Nước thi hành án xác minh về sự đồng
ý hoặc phản đối của người bị kết án là tự nguyện và với nhận thức đầy đủ về hệ
quả pháp lý của việc chuyển giao;
e) Các tội phạm đã bị tuyên hình phạt là tội
cũng có thể bị phạt tước tự do theo quy định của pháp luật hình sự của Nước thi
hành án;
f) Nước tuyên án và Nước thi hành án đã nhất
trí về việc chuyển giao;
g) Việc chuyển giao người bị kết án phạt tù
không được xâm hại tới chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự xã hội hoặc các lợi
ích đặc biệt của các Bên.
2. Việc chuyển giao bị từ chối, nếu:
a) Người bị kết án chưa thực hiện hết các
nghĩa vụ tài chính trong bản án, hoặc theo quan điểm của Nước tuyên án, việc bảo
đảm để thực hiện các nghĩa vụ đó là chưa đủ;
b) Hình phạt không thể thực hiện được tại Nước
thi hành án do thời hạn hiệu lực đã kết thúc hoặc do các nguyên nhân khác quy định
trong pháp luật quốc gia đó.
ĐIỀU
4
CƠ
QUAN TRUNG ƯƠNG
1. Các Cơ quan Trung ương được ủy quyền thực
hiện Hiệp định này là:
Đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam -
Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Đối với Liên bang Nga - Bộ Tư pháp Liên bang
Nga.
2. Khi thực hiện Hiệp định này các cơ quan
Trung ương sẽ liên hệ trực tiếp với nhau.
3. Các Bên thông báo ngay cho nhau qua kênh
ngoại giao trong trường hợp thay đổi Cơ quan Trung ương của mình.
ĐIỀU
5
NGHĨA
VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN
1. Người bị kết án mà Hiệp định này có thể được
áp dụng sẽ được Nước tuyên án thông báo về nội dung của Hiệp định, cũng như hệ
quả pháp lý của việc chuyển giao.
2. Trường hợp người bị kết án đề nghị với Nước
tuyên án về việc chuyển giao, thì Nước đó sẽ thông báo ngay cho Nước thi hành
án sau khi bản án có hiệu lực pháp lý.
3. Trong thông báo cần nêu rõ:
a) Họ, tên, ngày tháng năm và nơi sinh, quốc
tịch của người bị kết án;
b) Địa chỉ thường trú của người bị kết án tại
Nước thi hành án, nếu có;
c) Văn bản về vụ việc mà theo đó hình phạt được
áp dụng;
d) Loại hình phạt, thời hạn và ngày bắt đầu
chấp hành án;
e) Toàn văn các quy định của luật hình sự được
áp dụng.
4. Trong trường hợp người bị kết án đề nghị
được chuyển giao với Nước thi hành án theo các điều khoản của Hiệp định này, Nước
tuyên án căn cứ vào yêu cầu, cung cấp cho Nước thi hành án những thông tin quy
định tại khoản 3 Điều này.
5. Người bị kết án được thông báo bằng văn bản
về tất cả các hoạt động do Nước thi hành án hoặc Nước tuyên án thực hiện theo
các điều khoản trên đây, cũng như về tất cả các quyết định của một trong hai Nước
liên quan đến yêu cầu chuyển giao.
ĐIỀU
6
YÊU
CẦU VÀ TRẢ LỜI
1. Các yêu cầu và trả lời về chuyển giao được
lập bằng văn bản và được chuyển trực tiếp tới các cơ quan Trung ương được chỉ định
theo Hiệp định này.
2. Bên được yêu cầu sẽ thông báo ngay cho Bên
yêu cầu về quyết định của mình và việc đáp ứng hoặc từ chối yêu cầu chuyển
giao.
3. Cơ quan Trung ương của Nước tuyên án khi
nhận yêu cầu chuyển giao thì gửi cho Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án
yêu cầu kèm theo các thông tin sau:
a) Thông tin về người bị kết án (họ tên, ngày
và nơi sinh);
b) Các văn bản chứng minh quốc tịch và nơi
thường trú của người bị kết án;
c) Bản sao có chứng thực của bản án và tất cả
các quyết định của Tòa án có liên quan đến vụ việc, văn bản về việc phán quyết
có hiệu lực pháp lý;
d) Văn bản về việc chấp hành hình phạt, về thời
gian đã chấp hành hình phạt tù và về thời gian hình phạt tù còn tiếp tục phải
chấp hành, cũng như văn bản đánh giá về thái độ của người bị kết án trong thời
gian đã chấp hành hình phạt;
e) Văn bản về việc thi hành hình phạt bổ
sung, nếu có;
f) Nội dung các điều khoản luật hình sự đã áp
dụng để xét xử người bị kết án;
g) Văn bản đồng ý của người bị kết án về việc
chuyển giao để chấp hành hình phạt trên lãnh thổ của Nước thi hành án, trong
trường hợp người bị kết án không thể bày tỏ nguyện vọng của mình vì lý do tuổi
tác, tình trạng sức khỏe và tâm thần thì phải có văn bản đồng ý của người đại
diện hợp pháp của người đó;
h) Văn bản chỉ rõ các nghĩa vụ tài chính của
người bị kết án theo bản án, nếu có;
i) Thông tin về tình trạng sức khỏe của người
bị kết án và khả năng chuyển giao người đó đến lãnh thổ Nước thi hành án.
4. Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án
khi nhận được yêu cầu chuyển giao thì gửi cho cơ quan Trung ương của Nước tuyên
án yêu cầu kèm theo các văn bản nêu tại điểm “a” và “b” của khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan Trung ương của Nước tuyên án trả lời
yêu cầu trên và gửi kèm các văn bản nêu tại các điểm từ “c” đến điểm “i” của
khoản 3 Điều này.
6. Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án,
trong trường hợp đồng ý với yêu cầu của Cơ quan Trung ương của Nước tuyên án
thì gửi kèm trả lời của mình các thông tin sau:
a) Văn bản đồng ý tiếp nhận người bị kết án để
tiếp tục chấp hành phần còn lại của hình phạt;
b) Bản sao có chứng thực quyết định của tòa
án hoặc một cơ quan có thẩm quyền khác về việc công nhận và thi hành bản án
trong đó nêu rõ trình tự, thời hạn và điều kiện chấp hành hình phạt của người bị
kết án sau khi chuyển giao;
c) Trích lục bản án mà người bị kết án sẽ chấp
hành hình phạt;
d) Văn bản chứng minh quốc tịch của người bị
kết án.
7. Trong trường hợp cần thiết các cơ quan
Trung ương của các Bên có thể yêu cầu cung cấp các văn bản hoặc thông tin bổ
sung.
8. Khi tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác
của Nước tuyên án có quyết định về việc đồng ý hoặc từ chối chuyển giao người bị
kết án, Cơ quan Trung ương của Nước tuyên án sau khi nhận được tất cả các văn bản
cần thiết trong thời gian sớm nhất sẽ thông báo cho Cơ quan Trung ương của Nước
thi hành án về việc đồng ý hoặc từ chối chuyển giao người bị kết án phù hợp với
các điều khoản của Hiệp định này.
9. Địa điểm, thời gian và trình tự chuyển
giao người bị kết án được các cơ quan có thẩm quyền của các Bên xác định trong
thời gian sớm nhất có thể.
ĐIỀU
7
CHI
PHÍ
Nước thi hành án chịu chi phí liên quan đến
chuyển giao người bị kết án, bao gồm cả những chi phí trong việc quá cảnh, trừ
trường hợp các Bên có thỏa thuận khác. Các chi phí khác phát sinh trước thời điểm
chuyển giao liên quan đến việc chuyển giao người bị kết án sẽ do Bên thực hiện
đảm nhận.
ĐIỀU
8
TIẾP
TỤC THI HÀNH ÁN
1. Nước thi hành án đảm bảo việc tiếp tục thi
hành hình phạt phù hợp với quy định của pháp luật nước mình.
2. Hình phạt sẽ được thi hành trên cơ sở bản
án của tòa án Nước tuyên án. Tòa án của Nước thi hành án, căn cứ vào hình phạt
và trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật nước mình, sẽ quyết định thời hạn
chấp hành hình phạt tù đúng như được ấn định trong bản án.
Nếu theo luật pháp của Nước thi hành án, thời
hạn tối đa của hình phạt đối với tội phạm đã thực hiện ít hơn thời hạn đã ấn định
trong bản án, thì tòa án Nước thi hành án sẽ quyết định thời hạn tù tối đa theo
quy định của pháp luật Nước thi hành án đối với tội phạm tương tự.
Phần hình phạt đã chấp hành trên lãnh thổ Nước
tuyên án sẽ được tính vào thời hạn chấp hành án.
3. Quyết định về việc thi hành hình phạt bổ
sung trong bản án sẽ được tòa án của Nước thi hành án thực hiện nếu hình phạt
này cũng được pháp luật của Nước thi hành án quy định đối với tội phạm đã bị kết
án. Hình phạt bổ sung được thi hành theo trình tự quy định tại Điều này.
ĐIỀU
9
VIỆC
GIẢM ÁN, ÂN XÁ, THAY ĐỔI ÁN PHẠT HOẶC XEM XÉT LẠI BẢN ÁN
Mỗi Bên có thể giảm án, ân xá, đặc xá hoặc thay
đổi án phạt phù hợp với pháp luật nước mình.
Chỉ Nước kết án mới có quyền giải quyết các
các vấn đề kháng án hoặc xem xét lại bản án.
ĐIỀU
10
KHÔNG
XÉT XỬ HAI LẦN VỀ MỘT HÀNH VI PHẠM TỘI
Sau khi bị chuyển giao, người bị kết án sẽ
không bị truy cứu trách nhiệm hoặc bị xét xử tại Nước thi hành án vì cùng hành
vi phạm tội mà hình phạt đã được Nước tuyên án tuyên.
ĐIỀU
11
CHẤM
DỨT THI HÀNH ÁN
Nước thi hành án sẽ chấm dứt thi hành bản án
ngay sau khi nhận được thông báo từ Nước tuyên án về mọi quyết định hoặc biện
pháp đã áp dụng mà theo đó hình phạt không phải thực thi nữa.
ĐIỀU
12
THAY
ĐỔI VÀ HỦY BỎ BẢN ÁN
1. Nếu sau khi chuyển giao người bị kết án để
thi hành án mà bản án được thay đổi bởi tòa án của Nước tuyên án, bản sao quyết
định này và các tài liệu cần thiết khác phải được chuyển giao ngay đến Cơ quan
Trung ương của Nước thi hành án. Nước thi hành án sẽ quyết định việc thi hành
quyết định này theo trình tự quy định tại Điều 8 Hiệp định này.
2. Nếu sau khi chuyển giao người bị kết án để
thi hành án mà Nước tuyên án bác bỏ vụ án hình sự thì bản sao quyết định này được
chuyển ngay đến Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án để thi hành.
3. Nếu sau khi chuyển giao người bị kết án để
thi hành án mà bản án tại Nước tuyên án bị hủy bỏ và điều tra lại hoặc xem xét
thủ tục tố tụng mới thì bản sao quyết định về việc này, các tài liệu vụ án hình
sự và các văn bản cần thiết khác sẽ được chuyển ngay cho Nước thi hành án để
quyết định vấn đề truy cứu trách nhiệm người bị kết án theo pháp luật Nước thi
hành án.
ĐIỀU
13
TRAO
ĐỔI THÔNG TIN
1. Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án sẽ
thông báo cho Cơ quan Trung ương của Nước tuyên án về quyết định của tòa án đã
được thông qua để tiếp tục thi hành án, thi hành quyết định về giảm án hoặc lệnh
đặc xá, về thay đổi bản án, về trả tự do trước thời hạn có điều kiện đối với
người bị kết án đã chuyển giao, cũng như trong trường hợp người đó bỏ trốn.
2. Cơ quan Trung ương của Nước thi hành án,
theo yêu cầu của cơ quan Trung ương của Nước tuyên án, sẽ cung cấp thông tin về
quá trình chấp hành án của người bị kết án sau khi người này được chuyển giao.
ĐIỀU
14
QUÁ
CẢNH
1. Mỗi Bên, trên cơ sở luật pháp nước mình, sẽ
đáp ứng yêu cầu về việc quá cảnh người bị kết án trên lãnh thổ nước mình, nếu
yêu cầu quá cảnh được Bên kia đưa ra sau khi đã thỏa thuận với quốc gia thứ ba
về việc chuyển giao người bị kết án.
2. Một Bên có thể từ chối việc quá cảnh, nếu:
a) Người bị kết án là công dân của Bên đó;
b) Hành vi đã được ấn định hình phạt không cấu
thành tội phạm theo pháp luật của Bên đó.
3. Yêu cầu quá cảnh phải có những thông tin
nêu tại điểm “a” và “b” của khoản 3 Điều 6 Hiệp định này kèm theo các văn bản
được quy định tại khoản 1 và các điểm “c” và “f” khoản 3 Điều 6 Hiệp định này.
4. Nước thi hành án được yêu cầu quá cảnh có
thể giam giữ người bị kết án chỉ trong thời gian đúng bằng thời gian quá cảnh của
Bên kia.
5. Không phải xin phép quá cảnh nếu sử dụng
phương tiện vận chuyển hàng không và không hạ cánh trên lãnh thổ Bên kia. Tuy
nhiên Bên này phải được thông báo về vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ của mình.
ĐIỀU
15
NGÔN
NGỮ
Yêu cầu và văn bản, thông báo, thông tin kèm
theo được soạn thảo bằng ngôn ngữ Bên yêu cầu và kèm bản dịch sang ngôn ngữ của
Bên được yêu cầu hoặc sang tiếng Anh và được miễn hợp pháp hóa.
ĐIỀU
16
THỜI
GIAN ÁP DỤNG
Hiệp định này được áp dụng cho việc thi hành
những bản án được tuyên trước cũng như sau khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực
ĐIỀU
17
GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP
Các vấn đề tranh chấp phát sinh giữa các Bên
trong việc giải thích và áp dụng Hiệp định này được giải quyết bằng tham vấn và
thương lượng giữa các Bên.
ĐIỀU
18
SỬA
ĐỔI HIỆP ĐỊNH
1. Hiệp định này có thể được sửa đổi với sự đồng
ý của các Bên.
2. Những thay đổi đã được đồng ý bắt đầu có
hiệu lực phù hợp với thủ tục nêu tại khoản 1 Điều 19 Hiệp định này.
ĐIỀU
19
ĐIỀU
KHOẢN SAU CÙNG
1. Hiệp định này có hiệu lực vô thời hạn và sẽ
bắt đầu có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo cuối cùng bằng
văn bản của các Bên qua kênh ngoại giao về việc hoàn tất các thủ tục nội bộ phù
hợp với pháp luật của mỗi Bên.
2. Hiệp định này chấm dứt hiệu lực sau 180
ngày kể từ ngày một Bên nhận được thông báo bằng văn bản của Bên kia qua kênh
ngoại giao về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.
3. Việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này
không cản trở việc hoàn tất thi hành các yêu cầu chuyển giao đã nhận được trước
ngày chấm dứt hiệu lực của Hiệp định.
Để làm bằng các đại diện dưới đây được ủy quyền
đầy đủ bởi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga đã ký vào Hiệp định
này
Làm tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2013 thành
hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh, tất cả các bản đều có
giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự bất đồng trong việc giải thích thì sử
dụng bản tiếng Anh.
THAY MẶT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Lê Quý Vương
Thứ trưởng Bộ Công an
|
THAY MẶT
LIÊN BANG NGA
Maxim Alexandrovich
Travnikov
Thứ trưởng Bộ Tư pháp
|
TREATY
BETWEEN
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE RUSSIAN FEDERATION ON TRANSFER OF
SENTENCED PERSONS
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM and THE
RUSSIAN FEDERATION, hereinafter referred to as the “Parties”,
WISHING to further the development of
international cooperation in the field of administering of sentences,
ASPIRING to facilitate the process of social
rehabilitation of sentenced persons,
HEREBY agree as follows:
Article
1
Scope
of the Treaty
1. The Parties shall, in accordance with the
terms and conditions of this Treaty, provide each other with the widest measure
of assistance in matters related to transfer of sentenced persons.
2. A person sentenced in the territory of one
Party may be transferred to the territory of the other Party, in accordance
with the provisions of this Treaty, in order to serve the sentence imposed. For
that end, such person or his/her legal representative may apply to both
sentencing State and administering State for his/her transfer, in accordance
with the provisions of this Treaty.
3. The request for transfer may be submitted
by both sentencing State and administering State.
Article
2
Definitions
For the purposes of this Treaty, the
following terms shall mean:
- “Judgment” means a final court decision
imposing sentence for a committed crime. The term “judgment” shall also include
final court decisions imposing death penalty, later substituted for a fixed
term of deprivation of liberty or for life imprisonment in sentencing State by
an act of amnesty or pardon;
- “Sentence” means any punishment imposed by
a judgment which includes deprivation of liberty for a fixed term or life
imprisonment;
- “Sentenced person” means a person serving a
sentence in the form of deprivation of liberty, imposed by a judgment;
- “sentencing State” means a State of which a
court has sentenced a person that may be transferred or has been transferred;
- “administering State” means a State to
which the sentenced person may be transferred or has been transferred in order
to serve the sentence;
- “central authorities” mean the authorities
duly authorized by the Parties for implementation of the Treaty;
- “competent authorities” mean the
authorities duly authorized by each Party for performance of this or that act
requested;
- “legal representative” means a person or an
institution authorized by the legislation of the Party to act in the interests
or on behalf of the sentenced person in the respective bodies of that Party.
Article
3
Conditions
for Transfer
1. A sentenced person may be transferred
under this Treaty only on the following conditions:
a) the sentenced person is a national of
administering State;
b) the judgment is final, and there are no
proceedings pending in respect of this person;
c) at the time of receipt of request for
transfer, the part of sentence to be served by the sentenced person is not less
than one year. In exceptional cases, the Parties may agree on transfer if the
remaining term of sentence is less than that specified above;
d) there is written consent by the sentenced
person for his/her transfer for execution of sentence in the territory of the
administering State, and in case of his/her inability to freely express his/her
will due to age, physical or mental condition a written consent by his/her
legal representative. The sentencing State shall provide a consular officer or
any other official of the administering State with an opportunity to verify
that the consent for transfer or rejection thereof was given voluntary and with
understanding of legal consequences of such transfer;
e) the crimes, for which the sentence was
imposed, are punishable by deprivation of liberty according to criminal laws of
the administering State;
f) sentencing State and administering State
have clearly given their consent for transfer;
g) the transfer of the person does not impair
sovereignty, security, public order or other essential interests of a Party.
2. The transfer shall be rejected if:
a) the sentenced person has not fulfilled any
financial obligations arising from a court judgment, or if, in the opinion of
sentencing State, the guarantees of fulfillment of such obligations are
insufficient;
b) the sentence cannot be executed in the
administering State due to expiration of limitation period or due to other
reasons stipulated in the laws of such State.
Article
4
Central
Authorities
1. The central authorities authorized to
perform this Treaty are:
For the Socialist Republic of Viet Nam -
Ministry of Public Security of the Socialist Republic of Viet Nam;
for the Russian Federation - Ministry of
Justice of the Russian Federation.
2. When implementing this Treaty, the central
authorities shall communicate directly.
3. Each Party shall immediately notify the
other Party of any changes, connected with its respective central authority,
through diplomatic channels.
Article
5
Obligation
to Provide Information
1. Any sentenced person, to whom this Treaty
may be applied, shall be informed by the sentencing State of the contents of
this Treaty, as well as of legal consequences of transfer.
2. If the sentenced person applies to the
sentencing State for his transfer, that State shall so promptly inform the
administering after the judgement becomes final.
3. Such notice shall include:
a) surname, name (patronymic), date and place
of birth, nationality of the sentenced person;
b) permanent place of residence of the
sentenced person in the administering State, if known;
c) a Statement of the facts, upon which the
sentence was based;
d) the type, duration and date of
commencement of the sentence;
e) the text of applicable provisions of the
criminal laws.
4. If the sentenced person applies to the
administering State for transfer pursuant to the provisions hereof, the
sentencing State shall provide the administering State, on request, with the
information specified in paragraph 3 of this Article.
5. The sentenced person shall be informed in
writing of any actions taken by the administering State or by the sentencing
State, under the preceding paragraphs, as well as of any decision taken by
either State on request for transfer.
Article
6
Requests
and Responses
1. Requests for transfer and responses to
them shall be made in writing and directed to the central authorities appointed
in accordance with this Treaty.
2. The requested Party shall promptly inform
the requesting Party on its decision to allow or reject the request of
transfer.
3. After receipt of the motion for transfer,
the central authority of the sentencing State shall accompany the request
addressed to the central authority of the administering State with:
a) information about the sentenced person
(surname, name (patronymic), date and place of birth);
b) documents indicating the nationality of
the sentenced person and his/her permanent place of residence;
c) certified copies of the judgment and all
relevant court decisions on the case and a document confirming that the
judgment had become final;
d) the document indicating the part of
sentence served and the part of sentence to be served, as well as the document
indicating behavior of the sentenced person while serving the sentence;
e) a document indicating execution of
additional punishment, if any;
f) the text of provisions of the criminal law
on account of which the person was sentenced;
g) a written consent of the sentenced person
or his/her legal representative in case of his/her inability to freely express
his/her will due to age, physical or mental conditions for his/her transfer for
execution of a sentence in the territory of the administering State;
h) the document indicating financial
obligations of the sentenced person under the judgment, if any;
i) information on the State of health of the
sentenced person and on the possibility of his/her transportation to the
territory of the administering State.
4. After receipt of the motion for transfer,
the central authority of the administering State shall accompany the request
addressed to the central authority of the sentencing State with the documents
mentioned in paragraph 3 points “a” and “b” of this Article.
5. The central authority of the sentencing
State shall accompany its response to the said request with the documents
mentioned in paragraph 3 points from “c” to “i” of this Article.
6. If the request of the central authority of
the sentencing State is allowed, the central authority of the administering
State shall accompany its response with:
a) a written agreement for receipt of the
sentenced person for execution of the remaining part of the sentence;
b) a certified copy of the decision of the
court orf other competent authority on acknowledgement and execution of
sentence stating the order, the term and conditions of serving the sentence by
the sentenced person after his/her transfer;
c) certified extracts from legislation on
which the sentenced person will serve the sentence;
d) a document indicating the nationality of
the sentenced person.
7. If necessary, the central authorities of
the Parties may request any other additional documents or information.
8. Upon rendering the decision of consent or
rejection to transfer the sentenced person by the court or other competent
authority of the sentencing State, the central authority of the sentencing
State after receipt of all necessary documents shall promptly inform the
central authority of the administering State of its consent or rejection to
transfer the sentenced person subject to the terms and conditions of this
Treaty.
9. Place, time and procedure of transfer
shall promptly be determined by the competent authorities of the Parties.
Article
7
Expenses
Expenses related to transfer of the sentenced
person, including the expenses on transit, shall be borne by the administering
State, except agreed by both Parties. Any other expenses arising pertaining to
transfer of the sentenced person till the moment of his/her transfer shall be
borne by the Party that incurred them.
Article
8
Enforcement
of Sentence
1. The administering State shall ensure the
continuing of enforcement of sentence in accordance with its laws.
2. The sentence shall be served on account of
the judgment of a court of the sentencing State. The court of the administering
State, on the basis of that sentence, shall, subject to and in accordance with
the laws of its State, impose the same term of imprisonment as that imposed by
the judgment.
If, according to the laws of the
administering State, the maximum term of imprisonment for the crime committed
is less than that imposed by the judgment, the court of the administering State
shall impose the maximum term of imprisonment provided for by the laws of the
administering State for committing the same crime.
The part of the punishment served in the
territory of the sentencing State shall be considered in the total term of the
sentence.
3. Decision on enforcing additional
punishment imposed by the judgment shall be taken by the court of the
administering State, if such punishment for the crime committed is provided for
by the laws of such State. Additional punishment shall be enforced as specified
in this Article.
Article
9
Pardon,
Amnesty, Parole, Substitution of Sentence and Review of Judgment
Either Party may grant pardon, amnesty,
parole and substitution of sentence in accordance with its laws.
Only the sentencing State shall have the right
to resolution of issues of appeal or review of the judgment.
Article
10
Non
bis in idem
After his/her transfer, the sentenced person
shall not be prosecuted or proceeded against in the administering State for the
same acts as the ones on account of which the sentence was imposed in the
sentencing State.
Article
11
Termination
of Enforcement
The administering State shall terminate
enforcement of the sentence as soon as it is informed by the sentencing State
of any decision or measure as a result of which the sentence ceases to be
enforceable.
Article
12
Change
and Remission of Judgment
1. If, after the transfer of the sentenced
person for serving the sentence, the judgment is changed by the court of the
sentencing State, a copy of the respective judgment and other necessary
documents shall be promptly submitted to the central authority of the
administering State. The administering State shall resolve the issue of
enforcing such decision as specified in Article 8 of this Treaty.
2. If, after the transfer of the sentenced
person for serving the sentence, the judgment is remitted, thus dismissing the
case in the sentencing State, a copy of the respective decision shall be
promptly submitted to the central authority of the administering State.
3. If, after the transfer of the sentenced
person for serving the sentence, the judgment is remitted and a new
investigation or proceedings is/are to take place, a copy of the respective
decision, criminal case documents and other necessary materials shall be
promptly submitted to the administering State in order to resolve the issue of
prosecution of the sentenced person under the laws of the administering State.
Article
13
Exchange
of Information
1. The central authority of the administering
State shall inform the central authority of the sentencing State of the court
decision taken in order to enforce the sentence, of granting pardon, amnesty,
parole or substitution of sentence and in case of his/her escape.
2. The central authority of the administering
State, on request of the central authority of the sentencing State, shall
provide information on the process of serving the sentence after the sentenced
person’s transfer.
Article
14
Transit
1. A Party shall, in accordance with its law,
satisfy a request for transit of a sentenced person through its territory if
such request is made by the other Party, which has agreed with a third State to
the transfer of that person.
2. A Party may refuse to permit transit if:
a) the sentenced person is its national;
b) the offence for which the sentence was
imposed is not considered as such under its law.
3. The request for transit shall include the
information specified in points “a” and “b” of paragraph 3 of Article 6 herein
and shall be accompanied by the documents specified in paragraph 1 and points
“c” and “f” of paragraph 3 of Article 6 of this Treaty.
4. The Party requested to permit transit may
hold the sentenced person in custody only for such time as transit through its
territory requires.
5. Such permit is not required, if such transit
is carried out by air and no landing in the territory of the other Party is
expected. However, that Party has to be notified of any such transit over its
territory.
Article
15
Languages
The request and supporting documents,
notifications and information shall be drawn up in the language of the
requesting Party and shall be accompanied with translation into the language of
the requested Party or into the English language and shall not be the subject
to legalization .
Article
16
Temporal
application
This Treaty shall be applicable to
enforcement of sentences imposed both before and after its entry into force.
Article
17
Settlement
of Disputes
Any disputes, arising between the Parties
from interpretation and implementation of this Agreement, shall be settled
through consultations and negotiations.
Article
18
Amendments
to the Treaty
1. This Treaty may be amended on the
initiative of either Party.
2. Any approved amendments hereto shall take
effect in accordance with the procedure specified in paragraph 1 of Article 19
hereof.
Article
19
Final
provisions
1. This Treaty is concluded for an indefinite
period of time and becomes binding upon expiry of 30 days from the date of
receipt of the last written notice from the Parties through diplomatic channels
of completion of all internal procedures as required for its commencement
according to applicable laws thereof.
2. This Treaty terminates upon expiry of 180
days from the date of receipt of the other Party’s written notice of its
intention to terminate it through diplomatic channels.
3. The termination of this Treaty shall not
impede completion of execution of any requests for extradition, received prior
to a termination date.
In witness whereof, the undersigned, being
duly authorized thereto by the Socialist Republic of Viet Nam and the Russian
Federation have signed the present Treaty.
Done in Ha Noi, this twelfth day of November
2013 in duplicate, each in Vietnamese, Russian and English languages, all texts
being equally authentic. In case of interpretation discrepancies, the English
text shall be used.
FOR THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Le Quy Vuong
Vice Minister of Public Security
|
FOR THE RUSSIAN
FEDERATION
Maxim Alexandrovich
Travnikov
Vice Minister of Justice
|