VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số:
284/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2009
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC TRỰC TUYẾN VỚI TỈNH SÓC
TRĂNG
Ngày 26 tháng 8 năm 2009, tại
trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì buổi
làm việc trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng. Cùng dự với Thủ tướng có đại
diện lãnh đạo của các Bộ, cơ quan: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông
vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương
binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Y tế, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.
Tại buổi làm việc, sau khi nghe
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh báo cáo kết quả thực hiện, nhiệm vụ kinh tế - xã
hội 6 tháng đầu năm, phương hướng thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và một số
đề nghị của Tỉnh, hướng xử lý của các Bộ, cơ quan đối với các đề nghị của Tỉnh,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Đánh giá cao nỗ lực phấn đấu của
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, mặc dù
gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế nhưng các chỉ tiêu đều đạt so với kế
hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn duy trì mức khá (5,46%); sản lượng lúa
tiếp tục tăng cao; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,1%; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực; các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa có bước
chuyển biến rõ rệt; đời sống nhân dân được cải thiện; công tác xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Tuy nhiên, việc giải ngân các
nguồn vốn đầu tư đạt thấp; xuất khẩu giảm; nguồn thu ngân sách chủ yếu là thu
tiền sử dụng đất; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG
THỜI GIAN TỚI
Tỉnh cần tập trung chỉ đạo, phấn
đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra về phát triển kinh tế - xã hội,
đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Đại hội Đảng các cấp; trước hết
cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục chỉ đạo, tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và nhân dân để sản xuất, kinh doanh và xuất
khẩu, đồng thời có cơ chế, giải pháp cụ thể để huy động mọi nguồn lực từ các
thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
2. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân
các nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư các dự
án, công trình trường học, thủy lợi, giao thông gắn với việc đảm bảo chất lượng
công trình, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.
3. Thực hiện tốt công tác an
sinh xã hội, phúc lợi công cộng; quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục – đào tạo; chính sách cho sinh viên nghèo, khó khăn vay vốn
đi học. Các cấp, các ngành cần tập trung chỉ đạo tốt việc đầu tư cho các cơ sở
y tế, phòng chống dịch bệnh, kiên cố hóa trường học, nhà cho giáo viên và nhiệm
vụ khai giảng năm học mới để học sinh các cấp đến trường đạt tỷ lệ cao nhất,
hạn chế thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học.
4. Tiếp tục triển khai và làm
tốt công tác quy hoạch nhất là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm tính đồng bộ và hiệu quả trong
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Khẩn trương công bố công khai
Bộ thủ tục hành chính, đồng thời tiến hành rà soát kỹ những thủ tục hành chính
không phù hợp, đề xuất với các cấp có thẩm quyền để sửa đổi nhằm tạo thuận lợi
cho người dân và doanh nghiệp thực hiện.
6. Bảo đảm an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; kết hợp tốt công tác xóa đói giảm nghèo,
cải thiện đời sống nhân dân với việc bảo đảm an toàn chính trị và trật tự an
toàn xã hội.
III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA
TỈNH
1. Về đầu tư xây dựng cảng trung
chuyển than tại cửa Trần Đề theo hình thức BOT: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam tính toán kỹ về sự cần thiết và hiệu quả đầu tư cảng này, phối hợp với Tỉnh
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Đối với cảng Đại Ngãi (đã có
trong Quy hoạch): đồng ý về nguyên tắc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đầu
tư theo hình thức BOT.
3. Về việc chỉ định thầu xây
dựng Nhà máy điện Long Phú 1: Tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Công Thương, Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Về việc thành lập khu kinh tế
ven biển dọc theo khu vực ven biển 3 huyện Vĩnh Châu, Long Phú và Cù Lao Dung: Tỉnh
làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xem xét, nếu đủ
điều kiện thì báo cáo để Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ bổ
sung vào “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm
2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng
Chính phủ.
5. Đồng ý về chủ trương đầu tư,
xây dựng tuyến đường nối thị trấn Kế Sách với Quốc lộ Nam Sông Hậu, Tỉnh chủ
động cân đối và sử dụng nguồn ngân sách của địa phương để thực hiện. Sóc Trăng
là tỉnh khó khăn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài
chính, Giao thông vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ một phần
kinh phí cho Tỉnh thực hiện.
6. Về chủ trương đầu tư cơ sở hạ
tầng vùng trũng 4 huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị, Châu Thành: Tỉnh lập dự án
cụ thể, phân kỳ đầu tư. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, đề xuất
việc hỗ trợ kinh phí để Tỉnh thực hiện.
7. Đồng ý chủ trương cho tạm ứng
vốn để giải phóng, san lấp mặt bằng xây dựng khu hành chính với điều kiện Tỉnh
phải có phương án và cam kết hoàn trả số vốn ứng theo quy định; giao Bộ Tài
chính xử lý cụ thể và có trách nhiệm thu hồi số vốn tạm ứng này.
8. Về việc tái lập huyện Lịch
Hội Thượng với tên gọi mới là huyện Trần Đề: giao Bộ Nội vụ làm việc cụ thể với
Tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
9. Về việc thực hiện thí điểm cơ
chế bảo hiểm vật nuôi nông nghiệp trên địa bàn 4 tỉnh Tây Nam Bộ là Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau: giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với các tỉnh để lựa chọn một số tỉnh có
điều kiện làm thí điểm, sau đó tổng kết nhân rộng thành cơ chế chung.
10. Về dự án lấn biển: đồng ý về
chủ trương, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tỉnh điều
tra, khảo sát xác định sự cần thiết, tính khả thi và bảo đảm phù hợp với Quy
hoạch chung; trên cơ sở đó lập dự án và phê duyệt theo quy định.
11. Về dự án nâng cấp hệ thống
đê biển: Tỉnh khẩn trương rà soát, lập dự án đầu tư những đoạn xung yếu, cấp
bách, trình duyệt theo quy định: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp
với các Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, bố trí vốn
sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Văn phòng Chính phủ xin thông
báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và các Bộ, cơ quan có liên quan biết,
thực hiện./.
Nơi nhận:
- TTg, các PTTg Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Công thương, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Y tế, Nội vụ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sóc Trăng;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTN, KTTH, TKBT;
- Lưu: VT, ĐP (5)
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Văn Phượng
|