VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số:
283/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2009
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC TRỰC TUYẾN VỚI LÃNH ĐẠO
TỈNH NINH THUẬN
Ngày 26 tháng 8 năm 2009, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì buổi làm việc trực tuyến với lãnh
đạo tỉnh Ninh Thuận. Cùng dự với Thủ tướng có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ
quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Y tế, Nội
vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ và
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Thuận báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 7 tháng
đầu năm của Tỉnh, nhiệm vụ, các giải pháp trọng tâm những tháng còn lại của năm
2009 và một số kiến nghị; ý kiến của Văn phòng Chính phủ sau khi trao đổi, tổng
hợp ý kiến của các Bộ, ngành liên quan về hướng xử lý các kiến nghị của Tỉnh,
Thủ tướng Chính phủ đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Đảng bộ, chính quyền, nhân dân
các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn thách thức,
phấn đấu vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Nghị
quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ đề ra. Tăng trưởng kinh tế của Tỉnh đạt 3,5% so với
cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 4,5%; ngành dịch vụ
tăng 10,2%; huy động vốn đầu tư tăng 55,8%. Đồng thời, Tỉnh đã triển khai thực
hiện tốt chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ và tích cực tháo gỡ khó khăn,
tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển.
Việc triển khai các chương trình
xóa đói giảm nghèo, làm nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp, nhà ở
cho công nhân đang từng bước được triển khai. Đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân được cải thiện; an ninh chính trị được giữ vững; trật tự an toàn xã
hội được bảo đảm.
Tuy nhiên, Ninh Thuận là Tỉnh
nghèo, quy mô kinh tế nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp, số hộ nghèo chiếm
tỷ lệ cao so với trung bình cả nước. Triển khai các dự án, công trình giải ngân
chậm, thu ngân sách đạt thấp. Tỉnh cần tập trung chỉ đạo để huy động tốt mọi
nguồn lực vào sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển trong những năm tới.
II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
TRONG THỜI GIAN TỚI
Tỉnh cần tập trung chỉ đạo và
triển khai tốt các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau đây:
1. Trên cơ sở triển khai đồng bộ
các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ, Tỉnh cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí lãnh đạo để
chỉ đạo quyết liệt có hiệu quả, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội năm 2009.
2. Tập trung rà soát, sửa đổi,
bổ sung những quy định không còn phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo
điều kiện cho phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, có giải pháp cụ thể
để huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển.
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các
nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho kiên cố
hóa trường, lớp học; vốn cho đầu tư bệnh viện tuyến huyện sớm đưa vào sử dụng
phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời giảm tải cho bệnh viện
tuyến trên, vốn cho hạ tầng giao thông, thủy lợi. Tăng cường công tác quản lý
chất lượng các công trình không để thất thoát, tiêu cực xảy ra.
3. Chỉ đạo các cấp, các ngành ở
địa phương để bảo đảm năm học 2009 – 2010 học sinh có đủ điều kiện cần thiết
bước vào năm học mới, phấn đấu tỷ lệ học sinh đến trường đạt mức cao nhất. Tỉnh
cần triển khai thực hiện tốt Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học gắn với
nhà ở cho giáo viên để các thầy, cô giáo yên tâm công tác; quan tâm và tạo điều
kiện để học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn đi học.
4. Tiếp tục triển khai tốt các
chính sách an sinh xã hội đã đề ra: tổ chức thực hiện khẩn trương Đề án giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo Bác Ái theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
5. Tổ chức tốt việc công bố công
khai Bộ thủ tục hành chính để nhân dân biết, thực hiện; đồng thời tiếp tục rà
soát loại bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp, sửa đổi, bổ sung, các quy định
cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp yên tâm
sản xuất, kinh doanh và ổn định cuộc sống.
6. Bảo đảm an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Kết hợp tốt yêu cầu xóa đói giảm nghèo,
cải thiện đời sống nhân dân với việc bảo đảm về an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội.
III. VỀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA
TỈNH.
1. Các Bộ, ngành liên quan phối
hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận rà soát và tiếp tục triển khai thực
hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Thông báo số 26/TB-VPCP ngày 26
tháng 02 năm 2007; số 196/TB-VPCP ngày 07 tháng 08 năm 2008 và số 143/TB-VPCP
ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ.
2. Đồng ý bổ sung vốn từ ngân
sách trung ương cho Tỉnh để sớm triển khai thực hiện và hoàn thành các công
trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Tỉnh làm việc với các Bộ: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính để bố trí nguồn vốn thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại Công văn số 3465/VPCP-KTTH ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Văn phòng Chính
phủ.
3. Đồng ý bổ sung vốn để đền bù
giải phóng mặt bằng Dự án khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xác định cụ thể mức tăng thêm do thay đổi chính sách về giá đất
cần bổ sung để Tỉnh thực hiện.
4. Về bổ sung vốn để đầu tư hoàn
thành Trụ sở làm việc Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: giao Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối trong ngân sách chung để Tỉnh triển
khai, thực hiện.
5. Đồng ý chủ trương đầu tư
tuyến đường ven biển Binh Tiên – Cà Ná tỉnh Ninh Thuận. Tỉnh làm việc với các
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải để đề xuất nguồn vốn và cơ
chế thực hiện.
6. Về đầu tư xây dựng Đập hạ lưu
Sông Dinh, hồ Kiền Kiền: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ
Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất nguồn hỗ trợ Tỉnh
thực hiện.
7. Về hỗ trợ để Tỉnh triển khai
thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch phát triển dải ven biển và Quy hoạch
chung xây dựng thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2025: Tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý
theo quy định.
8. Về chủ trương triển khai xây
dựng dự án nhà máy bia trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận: giao Bộ Công Thương chỉ
đạo Công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn khảo sát, nếu đủ điều
kiện thì bổ sung vào Quy hoạch, để có căn cứ thực hiện theo quy định.
9. Về đầu tư xây dựng Trung tâm
hành chính mới của Tỉnh: Tỉnh lập phương án cụ thể trong đó nêu rõ phương án
bảo đảm kinh phí đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
10. Về việc triển khai thực hiện
cơ chế bù giá điện đối với các dự án điện gió: Bộ Công Thương đang triển khai Quy
hoạch năng lượng tái tạo. Việc bù giá điện đối với các dự án điện gió của tỉnh
Ninh Thuận sẽ xem xét sau khi Quy hoạch được phê duyệt.
11. Đồng ý chủ trương nâng cấp
Trường trung cấp Nghề thành Trường cao đẳng Nghề của Tỉnh. Giao Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh triển khai, thực hiện theo quy định.
Văn phòng Chính phủ xin thông
báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực
hiện./
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công thương, Y tế,
Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội,
Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Thuận;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TKBT, TH, KTTH, KTN, KGVX;
Lưu: VT, ĐP (5)
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Văn Phượng
|