Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2036/TM-KHĐT Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 05/05/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2036/ TM- KHĐT
V/v Thông báo tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp Bộ năm 2004

Hà Nội, ngày 5  tháng  5 năm 2004

 

Kính gửi:

- Các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm, Báo, Tạp chí thuộc Bộ
- Sở Thương mại, Thương mại Du lịch các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
- Các trường thuộc Bộ
- Các trường Đại học: Thương mại; Ngoại thương; Kinh tế  quốc dân
Các Viện : Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Kinh tế thế giới, Chiến lược phát triển.

 

Thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ và Quyết định của Hội đồng Khoa học Bộ Thương mại về việc phê duyệt Danh mục các đề tài, Dự án nghiên cứu khoa học và Bảo vệ Môi trường năm 2004. Bộ Thương mại xin thông báo Danh mục 19 đề tài về NCKH và 05 Dự án về Môi trường (Theo Danh mục gửi kèm) để các tổ chức và cá nhân có năng lực và điều kiện đăng ký chủ trì thực hiện.

Thời gian nhận Hồ sơ đang ký tham gia dự tuyển đến hết ngày 29/5/2004. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn gồm 04 mẫu gửi kèm (01 bản gốc và 11 bản sao). Hồ sơ gửi Đ/c Bạch Văn Mừng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, 21 Ngô Quyền Hà Nội.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG





Lê Danh Vĩnh

 

QUY TRÌNH

TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I- CÁC VẤN ĐỀ NCKH ĐƯA RA ĐỂ TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1- Các vấn đề NCKH được Hội đồng Khoa học Bộ chọn, sau đó gửi các chuyên gia và các nhà khoa học ra đề bài. Thường trực Hội đồng Khoa học Bộ xem xét và phê duyệt các đề tài đưa ra tuyển chọn.

2- Các đề tài sẽ được thông báo công khai qua các hình thức:

- Tổ chức một cuộc họp với các tổ chức và cá nhân tham gia dự tuyển.

- Thông báo nội dung tuyển chọn trên Báo Thương mại, Tạp chí Thương mại, trên mạng của Bộ ( http://www:mot.gov.vn ).

- Thời hạn cuối cùng nộp Hồ sơ dự tuyển: ngày 29/5/2004.

II- ĐĂNG KÝ THAM GIA DỰ TUYỂN:

1- Hồ sơ đăng ký dự tuyển ( 12 bộ gồm 01 bản gốc và 11 bản sao ) gồm:

- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ ( Mẫu  M1-1- ĐONĐK);

- Thuyết minh đề tài NCKH ( Mẫu M1-2-TMĐT);

- Tóm tắt hoạt động khoa học của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài   (Mẫu M1-3-LLTC);

- Tóm tắt lý lịch khoa học cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài ( Mẫu M1-4-LLCN).

Ghi chú: - Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài; Tóm tắt hoạt động khoa học của tổ chức; Tóm tắt lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài để riêng trong một phong bì niêm phong và dán kín.

- Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học để riêng trong một phong bì niêm phong và dán kín.

- Cả 2 phong bì được để trong túi hồ sơ niêm phong.

2- Nộp Hồ sơ đăng ký dự tuyển:

- Tổ chức và cá nhân tham gia tuyển chọn cần gửi bộ Hồ sơ ( Mỗi bộ gồm: 01 bản gốc và 11 bản sao ) đến Đ/C Bạch Văn Mừng Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, số 21 Ngô Quyền Hà Nội ( Qua Bưu điện hoặc trực tiếp ) trong thời hạn quy định. Bộ Hồ sơ phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài:

" Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn nhiệm vụ khoa học cấp Bộ "                

- Hồ sơ phải nộp đúng thời hạn quy định. Ngày nhận Hồ sơ được tính là ngày ghi dấu của Bưu điện Hà Nội (Trường hợp gửi qua Bưu điện) hoặc dấu "Đến" của Văn thư Bộ Thương mại (Trường hợp gửi trực tiếp).

III- MỞ HỒ SƠ DỰ TUYỂN:

- Hồ sơ dự tuyển được nhận và đánh mã số để đảm bảo bí mật.

- Trước cuộc họp tuyển chọn một tuần sẽ gửi Thuyết minh đề tài của các tổ chức và cá nhân ( Đã được đánh mã số ) có cùng nội dung ( Đề tài ) đến 02 Uỷ viên phản biện và 07 Uỷ viên Hội đồng tuyển chọn ( Theo Quyết định ).

IV- THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN:

Hội đồng của mỗi đề tài nghiên cứu được Bộ trưởng Bộ Thương mại ra Quyết định thành lập, gồm 11 thành viên như sau:

- 07 Uỷ viên cố định ( 06 uỷ viên thường trực và 01 uỷ viên Thư ký HĐKH Bộ );

- 02 Uỷ viên phản biện ( Là các chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài );

- 02 Thư ký giúp Hội đồng tuyển chọn.

V- ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ TUYỂN:

Hội đồng đánh giá Hồ sơ dự tuyển được tiến hành bằng phương pháp chấm điểm theo 03 nhóm tiêu chuẩn sau:

1- Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương án triển khai và kết quả dự kiến ( Được đánh giá tối đa 60 điểm ):

- Sự cần thiết và tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, xu hướng phát triển ( Tối đa là 20 điểm );

- Nội dung nghiên cứu ( Tối đa là 20 điểm );

- Tính thực tiễn và đáp ứng yêu cầu sản phẩm ( Tối đa là 20điểm ).

2- Năng lực của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài ( Tối đa là 30 điểm ):

- Kinh nghiệm nghiên cứu của cá nhân ( Tối đa là 12 điểm );

- Những thành tựu nổi bật thuộc lĩnh vực nghiên cứu đề tài của cá nhân (Tối đa là 10 điểm );

- Năng lực tổ chức quản lý của cá nhân ( Tối đa là 08 điểm ).

3- Năng lực của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện đề tài ( Tối đa là 10 điểm ):

- Kinh nghiệm nghiên cứu đề tài của tổ chức;

- Những thành tích nổi bật của tổ chức trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài khoa học;

- Tiềm lực của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện đề tài liên quan đến đề tài tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì.

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐĂNG KÝ

                      (CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ)

Kính gửi:           Hội đồng tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì

                        thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại


Căn cứ thông báo của Bộ Thương mại về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học năm ...:, chúng tôi:

a).……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký tuyển chọn làm cơ quan chủ trì đề. tài)


b)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................(Họ và tên, học vị, chức vụ, địa chỉ cá nhân đăng ký tuyển chọn làm chủ nhiệm đề tài)

Xin đang ký chủ trì thực hiên đề tài:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện đề tài gồm:

1. Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; 2. Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài;

3. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài.

Chúng tôi xin cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong Hồ sơ này là đúng sự thật

…… , ngày  tháng  năm 200..                                         …… , ngày  tháng  năm 200..

          CÁ NHÂN                                                                              THỦ TRƯỞNG

ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI                           TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

     (Họ, tên và chữ ký)                                                                              (Họ, tên và chữ ký)

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

                                                                                                           M2- TMĐT

1. TÊN ĐỀ TÀI

2. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7. NỘI DUNG DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU (Trình bày đề cương chi tiết)

8. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

9. KINH PHÍ NGHIÊN CỨU (Có dự trù theo Thông tư 45)

10. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI

TÓM TẮT LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

                                                                                                            M4-LLCN

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

1.   Họ tên:

2.   Ngày tháng năm sinh

3.   Nam, nữ

4.   Chức vụ:

B. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

1.   Trình độ chuyên môn

      Chuyên nghành đào tạo:

      Học vị:

      Học hàm:

2.   Các khóa học chuyên môn khác đã hoàn thành

      Lĩnh vực:     

      Năm:

      Nơi đào tạo: 

      (Ghi tiếp nếu cần thiết)

C.    KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU (liên quan đến đề tài tuyển chọn)

1.    Tên lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm

2.     Các đề tài/dự án đã chủ trì hoặc tham gia trong 5 năm gần đây thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài tuyển chọn:

 2.1

Tên đề tài đã chủ trì

Cơ quan chủ trì đề tài

Năm BĐ-KT

1

 

 

 

2

 

 

 

2.2

Tên đề tài đã tham gia

Cơ quan chủ trì đề tài

Năm BĐ-KT

1

 

 

 

2

 

 

 

3.     Các xuất bản phẩm chủ yếu:

 TT

Tên ấn phẩm

(công trình, bài báo)

Tên tạp chí

(Đã đăng tải ấn phẩm)

Năm xuất bản

1

 

 

 

2

 

 

 

                                                                                    ………, ngày ….. tháng …. năm 200

CƠ QUAN – NƠI LÀM VIỆC CỦA CÁ NHÂN                                CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI                                                   CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

    (Xác nhận và đóng dấu)                                                                          (Họ tên và chữ ký)

 

TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

                                                                                                            M3-LLTC

1.                   Tên tổ chức

Năm thành lập

Địa chỉ

Điện thoại:                                                                 Fax:

Email:

       2.  Chức năng, nhiệm vụ và loại hình nghiên cứu chủ yếu

3.                    Số cán bộ nghiên cứu hiện có liên quan đến đề tài tuyển chọn

       Tổng số cán bộ của tổ chức:

       Trong đó:

 

4.                   Kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu trong 3 năm gần nhất liên quan đến đề tài tuyển chọn của cán bộ trong tổ chức tham gia đề tài đã kê khai ở mục 3 trên đây (nêu lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm, tên các đề tài đã chủ trì hoặc tham gia, những đề tài đã được ứng dụng vào thực tế trong công tác quản lý…) 

………, ngày ….. tháng …. năm 200

  THỦ TRƯỞNG

       CƠ QUAN ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

          (Họ tên và chữ ký của người lãnh đạo tổ chức, đóng dấu)


ĐỀ TÀI SỐ 1:

1- Tên đề tài: Giải pháp phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn ở nước ta.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, các yêu cầu và cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn.

- Tổng quan kinh nghiệm của một số nước, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan trong việc phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn và bài học rút ra cho Việt Nam.

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn ở nước ta hiện nay, so sánh với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, và nguyên nhân.

- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn trong thời gian tới.

3- Đối tượng nghiên cứu:

 Là thương nhân, hoạt động của thương nhân và các giải pháp phát triển thương nhân trên địa bàn nông thôn nước ta.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            - Về nội dung là các thương nhân hoạt động trong các lĩnh vực mua, bán và dịch vụ phục vụ mua bán hàng hoá trên địa bàn nông thôn; các giải pháp phát triển thương nhân nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội tại địa bàn nông thôn.

            - Về không gian: là phạm vi cả nước, có phân chia theo các khu vực đặc thù như đồng bằng và miền núi.

            - Về thời gian: các giải pháp cho tới thời kỳ 2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7- Thời gian nghiên cứu:12 tháng ( 2004-2005 ).

8- Kinh phí: 80 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 2:

1- Tên đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ( Hệ thống chợ ) .

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Làm rõ cơ sở khoa học của đầu tư và hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại.

3- Đối tượng nghiên cứu:

             Kết cấu hạ tầng, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại của Việt Nam và một số nước tiêu biểu.

4- Phạm vi Nghiên cứu:

- Về nội dung: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng trong hoạt động thương mại ( cả về mặt lý luận và về mặt thực tiễn.

- Về không gian: Hệ thống chợ trong nước.

            - Về thời gian: Giai đoạn 2000-2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7-Thời gian nghiên cứu: 12 tháng ( 2004-2005 ).

8- Kinh phí: 150 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 3:

1- Tên đề tài: Quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

            - Làm rõ luận cứ khoa học về quy hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

            - Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quy hoạch phát triển thương mại.

            - Phân tích và đánh giá quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta trong 10 năm qua. Nguyên nhân của những mặt được và chưa được.

            - Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện quy hoạch phát triển thương mại cho giai đoạn tới.

3- Đối tượng nghiên cứu:

            - Xây dựng quy hoạch phát triển thương mại, bao gồm quan điểm, phạm vi, nội dung, phương pháp xây dựng quy hoạch và đưa các quy hoạch vào cuộc sống.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            -Về nội dung: Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ( mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho xăng dầu ... ).

-Về không gian: Tập trung vào quy hoạch phát triển thương mại theo ngành và vùng.                

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7- Thời gian: 12 tháng ( 2004-2005 ).

8- Kinh phí: 150 triệu đồng.

            ĐỀ TÀI SỐ 4:

1- Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Làm rõ vị trí vai trò của hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá theo Quết định 80/2002/QĐ-TTg.

- Đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng tiêu thụ nông sản hàng hoá qua hợp đồng giữa thương nhân với nhau và giữa thương nhân với nông dân.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng theo Quyết định 80/2002/ QĐ-TTg.

3- Đối tượng nghiên cứu:

- Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg.

- Các đối tượng tham gia ký kết hợp đồng.

4- Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Nghiên cứu cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô về hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá, tập trung vào một số mặt hàng nông sản chủ yếu (gạo, cà phê, mía đường, thuỷ sản, thịt lợn).

- Về thời gian:

+ Phần thực trạng: từ 1996 đến nay (chia thành 2 giai đoạn trước khi có quyết định 80 và từ khi có quyết định 80 đến nay).

+ Phần giải pháp: từ nay đến 2010.

            - Về không gian: Phạm vi cả nước nhưng tập trung nghiên cứu những vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7- Thời gian nghiên cứu: 12 tháng ( 2004-2005 ).

8- Kinh phí: 80 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 5:

1- Tên đề tài: Phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã thương mại Việt Nam giai đoạn 2005- 2010.

2- Những mục tiêu nghiên cứu chính:

- Làm rõ cơ sở tồn tại và phát triển của các hợp tác xã thương mại ở Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hợp tác xã thương mại ở Việt Nam. Nghiên cứu cụ thể nguyên nhân cản trở phát triển hợp tác xã thương mại ở nước ta.

- Xác định phương hướng phát triển hợp tác xã thương mại giai đoạn 2005- 2010 và đến 2020.

- Đề xuất các giải pháp vĩ mô và vi mô cho phát triển hợp tác xã thương mại ở Việt Nam.

3- Đối tượng nghiên cứu:

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp tác xã thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nghiên cứu trong mối quan hệ với các loại doanh nghiệp thương mại khác.

4- Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài chủ yếu đứng trên giác độ vĩ mô để nghiên cứu.

- Tập trung nghiên cứu ở khu vực nông thôn, miền núi. Thời gian nghiên cứu từ 1995 đến nay.

5- Sản phẩm cần đạt được:

Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lai của nước ta.

 7- Thời gian nghiên cứu: 12 tháng ( 2004-2005 ).

8- Kinh phí: 80 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 6:

1- Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

            - Xây dựng các tiêu chí để phân biệt siêu thị với các loại hình tổ chức kinh doanh thương mại khác.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống siêu thị của nước ta hiện nay và đề xuất những vấn đề đổi mới quản lý Nhà nước các siêu thị ở nước ta nhằm phát triển hệ thống và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các siêu thị nước ta.

- Kinh nghiệm các nước khu vực

3- Đối tượng nghiên cứu:

            - Hệ thống siêu thị ở Việt Nam và các giải pháp để phát triển.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            - Tập trung vào siêu thị ở các đô thị lớn nước ta.

            - Thời gian từ 1996 đến 2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7-Thời gian nghiên cứu: 12 tháng ( 2004-2005 )

8- Kinh phí: 80 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 7:

1- Tên đề tài: Tổ chức thông tin thị trường và phát triển thương mại điện tử  (TMĐT) của các doanh nghiệp Việt Nam.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

            - Làm rõ sự cần thiết tổ chức thông tin thị trường và thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử nhằm tạo mội trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

            - Thực trạng tổ chức thông tin thị trường và phát triển TMĐT của doanh nghiệp.

            - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tổ chức thông tin thị trường và phát triển thương mại điện tử.

            - Đề xuất các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp khai thác các nguồn thông tin thị trường và tận dụng thương mại điện tử trong các hoạt động kinh doanh của mình.

3- Đối tượng nghiên cứu:

            Tổ chức thông tin thị trường và các phương thức ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp Việt Nam.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            - Tổ chức thông tin thị trường và các ứng dụng thương mại điện tử.

            - Các doanh nghiệp Việt Nam.

             -Về thời gian: 2000-2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

              Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7- Thời gian nghiên cứu: 12 tháng ( 2004-2005 ).

8-  Kinh phí: 80 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 8:

1- Tên đề tài: Các chính sách và giải pháp phát triển thị trường vốn ngắn hạn cho hoạt động thương mại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Cơ sở lý luận về phát triển các loại hình thị trường vốn ngắn hạn.

- Phân tích thực trạng thị trường vốn ngắn hạn cho hoạt động thương mại ở Việt Nam.

- Đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm phát triển thị trường vốn ngắn hạn cho hoạt động thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

3- Đối tượng nghiên cứu:

- Các hình thức thị trường vốn ngắn hạn cho hoạt động thương mại ở Việt Nam.

4- Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Giới hạn ở các hình thức thị trường vốn ngắn hạn ( thương phiếu, hối phiếu)

- Về không gian: Toàn bộ các hoạt động thương mại.

- Về thời gian:

        . Mốc thời gian phân tích thực trạng từ năm 2000 đến năm 2004;

        . Mốc thời gian đề xuất các nghiên cứu đến  2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lai của nước ta.

7- Thời gian nghiên cứu: 12 tháng (2004-2005 ).

8- Kinh phí: 80 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 9:

1- Tên đề tài: Những nội dung cơ bản trong luật chống khủng bố sinh học của Hoa Kỳ và những giải pháp của Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với Hoa kỳ

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Phân tích bối cảnh ra đời và nội dung cơ bản của đạo luật chống khủng bố sinh học của Hoa Kỳ.

      - Làm rõ những khái niệm và nội dung cơ bản của đạo luật chống khủng bố sinh học ọc của Hoa Kỳ.

      - Những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong các vấn đề có liên quan đến chống khủng bố sinh học trong phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.

      -Đề xuất những biện pháp cần thiết trong phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Hoa Kỳ.

3.Đối tượng nghiên cứu:

      -Những nội dung cơ bản của đạo luật chống khủng bố sinh học của Hoa Kỳ.

      -Mối quan hệ với các đạo luật khác của Hoa kỳ nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có những thích ứng cần thiết trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.

4.Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu dưới giác độ khoa học pháp lý nhằm đưa ra những kiến nghị  xây dựng  điều chỉnh về nông nghiệp, an toàn thực phẩm và chiến lược an ninh , sức khoẻ và dịch vụ con người, y tế và lao động v.v...

5- Sản phẩm cần đạt được:

Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lai của nước ta.

7-Thời gian nghiên cứu: 12 tháng ( 2004-2005 ).

8- Kinh phí: 80 triệu đồng.

           ĐỀ TÀI SỐ 10:

1- Tên đề tài: Quá trình đổi mới cơ chế, chính sách thương mại từ năm 1986 đến nay, những thành tựu và bài học kinh nghiệm.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

            - Phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế khi nước ta bước vào thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách thương mại từ năm 1986.

            - Quá trình đổi mới cơ chế, chính sách thương mại ở nước ta từ năm 1986 đến nay. Những thành tựu nổi bật và những tồn tại trong phát triển thương mại gần 20 năm qua.

            - Những bài học kinh nghiệm của 20 năm đổi mới cơ chế, chính sách thương mại. Một số kiến nghị về đổi mới cơ chế, chính sách thương mại trong thời gian từ nay tới năm 2010-2020.

3- Đối tượng nghiên cứu:

            - Cơ chế, chính sách phát triển thương mại và thị trường của nước ta.

            - Tác động của cơ chế, chính sách thương mại phát triển Kinh tế- Xã hội  nước ta trong 20 năm qua.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            - Về nội dung: cơ chế, chính sách phát triển thương mại và thị trường trong nước; cơ chế, chính sách phát triển xuất, nhập khẩu và cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế.

            - Về không gian: phát triển thương mại và thị trường của cả nước.

            - Về thời gian: từ năm 1986- 2010, 2020.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7- Thời gian: 18 tháng (2004-2005 ).

8-  Kinh phí: 250 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 11:

1- Tên đề tài: Vai trò của các hiệp hội ngành hàng đối với hoạt động thương mại.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

            - Làm rõ sự cần thiết ( cả về lý luận và thực tiễn) của các hiệp hội ngành hàng trong hoạt động thương mại.

            - Thực trạng hoạt động các hiệp hội ngành hàng.

            - Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong hoạt động thương mại.

3- Đối tượng nghiên cứu:

             Các hiệp hội ngành hàng.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            - Về nội dung: vai trò của các hiệp hội ngành hàng đối với hoạt động thương mại.

- Về không gian: hiệp hội ngành hàng thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

-Về thời gian: từ 1999 - 2004 và 2005-2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7- Thời gian: 12 tháng ( 2004-2005 ).

8- Kinh phí: 80 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 12:

1- Tên đề tài: Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

            - Cơ sở lý luận về giá trị gia tăng của hàng hoá nông sản xuất khẩu và các biện pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu.

            - Thực trạng và tác động của các chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu nước ta.

            - Đề xuất các chính sách và giải pháp  nhằm nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam.

3- Đối tượng nghiên cứu:

            - Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu.

            - Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            - Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cao hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu.

            - Các phân tích thực trạng từ năm 2000 trở lại đây, các đề xuất áp dụng cho những năm 2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7- Thời gian nghiên cứu: 12 tháng ( 2004-2005 ).

  8-  Kinh phí: 100 triệu đồng.

            ĐỀ TÀI SỐ 13:

1- Tên đề tài: Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

            - Khái quát về các biện pháp phi thuế quan và quy định của WTO  về các biện pháp phi thuế quan và sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp này trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản Việt Nam.

            - Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản Việt Nam.

            - Đề xuất định hướng xây dựng, hoàn thiện và áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của Việt nam.

3- Đối tượng nghiên cứu:

            Các biện pháp phi thuế quan trong thương mại hàng nông sản Việt Nam trong khuôn khổ quy định của WTO.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            - Về nội dung: chỉ nghiên cứu việc áp dụng các biên pháp phi thuế quan trong thương mại hàng nông sản, chứ không nghiên cứu các biện pháp phi thuế quan nói chung.

            - Về không gian, thời gian: nghiên cứu các biện pháp này được áp dụng ở Việt Nam (1996-2003) và áp dụng các biện pháp này sau một số năm khi Việt Nam trở thành thành viên WTO.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7- Thời gian nghiên cứu: 12 tháng ( 2004-2005 ).

  8- Kinh phí: 80 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 14:

1- Tên đề tài: Thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

            - Làm rõ khái niệm thương hiệu và bảo hộ thương hiệu hàng hoá trong sở hữu trí tuệ.

            - Làm rõ vị trí, vai trò của thương hiệu và bảo hộ thương hiệu trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

            - Thực trạng của hàng hoá lưu thông trên thị trường với thương hiệu, giải quyết tranh chấp về thương hiệu.

            - Kinh nghiệm của các nước trong việc bảo hộ thương hiệu.

            - Giải pháp về phía nhà nước và doanh nghiệp.

3- Đối tượng nghiên cứu:

            Thương hiệu và bảo hộ thương hiệu hàng hoá trong thương mại.

4- Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: các vấn đề về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu trong hội nhập.

            - Thị trường trong nước giai đoạn 1996-2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

  7-Thời gian nghiên cứu: 12 tháng ( 2004-2005 ).

  8- Kinh phí: 80 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 15:

1- Tên đề tài: Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 50 tỷ USD vào năm 2010.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

            (Làm rõ các mục tiêu cần nghiên cứu và đạt được của đề tài): trả lời được câu hỏi: có khả năng xuất khẩu hàng hoá đạt kim ngạch 50 tỷ USD vào năm 2010; làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Tập trung vào những vùng, ngành hàng, mặt hàng nào triển vọng để nâng kim ngạch xuất khẩu.

3- Đối tượng nghiên cứu:

            Những yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá: khả năng sản xuất và tiêu thụ trên thị trường ngoài nước; chính sách vĩ mô của Chính phủ trung ương và /hoặc chính phủ địa phương; kết cấu hạ tầng thương mại; dịch vụ liên quan đến thương mại; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            - Về nội dung: những yếu tố tác động đến sản xuất xuất khẩu hàng hóa.

            - Về không gian: những thị trường chủ yếu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam.

            - Về mặt hàng: những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu chủ yếu.

            - Về thời gian:  2001-2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7-Thời gian nghiên cứu: 12 Tháng ( 2004-2005 ).

  8- Kinh phí: 150 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 16:

1- Tên đề tài: Khả năng và giải pháp cho việc thiết lập khu thương mại tự do giữa Việt Nam và một số nước đến năm 2010.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết lập khu thương mại tự do giữa 2 nước, kinh nghiệm của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam.

- Cơ hội, thách thức, thuận lợi và khó khăn để thiết lập khu  thương mại tự do giữa Việt Nam với một số nước (Mỹ, EU, Nhật Bản, SNG...)

- Chỉ rõ phương hướng và các giải pháp để thiết lập khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam với một số nước.

3- Đối tượng nghiên cứu:

- Khu thương mại tự do.

- Các chính sách và giải pháp vĩ mô thiết lập khu thương mại tự do.

4- Phạm vi nghiên cứu:

- Thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.

- Về thời gian: Cần phải chia theo 2 giai đoạn ( Trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO ).

5- Sản phẩm cần đạt được:

Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lai của nước ta.

7- Thời gian nghiên cứu: 12 tháng (2004-2005).

8- Kinh phí: 100 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 17:

1- Tên đề tài: Các giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ nhằm thuận lợi hoá hoạt động thương mại giữa Việt Nam với các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Làm rõ vị trí, vai trò các dịch vụ hỗ trợ tại cửa khẩu.

            - Nghiên cứu tác động của các dịch vụ hỗ trợ (cả về mặt lý luận và thực tiễn) đối với hoạt động thương mại giữa Việt Nam với các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

            - Đề xuất các giải pháp thiết thực phát triển các loại hình dịch vụ cửa khẩu nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại giữa Việt Nam với các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

            - Khảo sát thực tiễn ở 3 cửa khẩu trở lên.

3- Đối tượng nghiên cứu:

            - Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hàng hoá và dịch vụ tại cửa khẩu.

            - Các chính sách và giải pháp phát triển dịch vụ cửa khẩu hỗ trợ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            - Về nội dung: giới hạn ở các dịch vụ cửa khẩu hỗ trợ kinh doanh thương mại hàng hoá và dịch vụ.

            - Về không gian: quan hệ thương mại của Việt Nam với các tỉnh nhất định ở phía Nam Trung Quốc  ( Vân Nam, Quảng Tây )

            - Về thời gian:  1995-2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

7-Thời gian nghiên cứu: 12 tháng ( 2004-2005 ).

  8- Kinh phí: 150 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 18:

1- Tên đề tài: Các giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với  hai  tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

            - Làm rõ vai trò của việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.                                                - Khảo sát và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

            - Đề xuất quan diểm, dự báo và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

3- Đối tượng nghiên cứu:

            - Quan hệ thương mại giữa 2 bên.

4- Phạm vi nghiên cứu:

            - Về nội dung: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư liên quan đến thương mại.

            - Về thời gian: đánh giá từ 1996 đến nay và dự báo đến năm 2010.

            5- Sản phẩm cần đạt được:

             Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

             Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lại của nước ta.

  7- Thời gian nghiên cứu: 12 Tháng ( 2004-2005 ).

  8- Kinh phí: 200 triệu đồng.

ĐỀ TÀI SỐ 19:

            1. Tên đề tài: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:     

- Làm rõ vai trò của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu sau khi là thành viên của WTO.

- Chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của Trung Quốc gia nhập WTO đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong cạnh tranh xuất khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc.

3. Đối tượng nghiên cứu:

- Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO cả về thị trường và mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung: Xuất khẩu hàng hoá, tập trung vào những mặt hàng nông sản, dệt may và thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN .

- Thời gian:  2001-2010.

5- Sản phẩm cần đạt được:

Cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra và phù hợp với giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

6- Khả năng áp dụng thực tiễn:

Đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay cũng như trong tương lai của nước ta.

7. Thời gian thực hiện: 12 tháng ( 2004-2005 ).

8- Kinh phí: 100 triệu đồng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo số 2036/TM-KHĐT về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp Bộ ngày 05/05/2004 do Bộ Thương mại ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.617

DMCA.com Protection Status
IP: 2a03:2880:f800:e::
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!