Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 117/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Trần Quốc Toản
Ngày ban hành: 08/08/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 117/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2003

 

THÔNG BÁO

CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 117/TB-VPCP NGÀY 08 THÁNG 8 NĂM 2003 VỀ Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG PHẠM GIA KHIÊM TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI ỦY BAN QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã làm việc với lãnh đạo Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam. Cùng dự có các Thành viên Uỷ ban quốc gia - đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành: Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Dân số, Gia đình và Trẻ em, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam.

Sau khi nghe đồng chí Hà Thị Khiết - Chủ tịch Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam báo cáo về kết quả hoạt động trong thời gian qua, tình hình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và Kế hoạch hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2003 của Uỷ ban quốc gia, ý kiến của các đồng chí dự họp, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã kết luận như sau:

1. Cùng với việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp phát triển đất nước. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ đã có nhiều tiến bộ. Uỷ ban quốc gia có nhiều hoạt động tích cực để phát huy vai trò của phụ nữ như đã xây dựng Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2010; phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về pháp luật, chính sách có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách đối với phụ nữ; tăng cường hợp tác quốc tế có hiệu quả thiết thực. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề cần phải có biện pháp khắc phục trong quá trình thực hiện quyền bình đẳng giới: tư tưởng trọng nam, coi nhẹ nữ vẫn còn ở trong suy nghĩ và hành động của nhiều người; trong không ít gia đình, phụ nữ và trẻ em còn là nạn nhân của bạo lực; nhiều phụ nữ của gia đình nghèo còn phải làm việc quá sức...

2. Để góp phần thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, trong thời gian tới, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam cần tập trung triển khai thực hiện tốt một số công tác lớn sau đây:

a) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các công tác: tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình ít con, khỏe mạnh để tạo điều kiện có cuộc sống ấm no hạnh phúc" với mục tiêu cụ thể "mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con"; phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em để đưa ra nước ngoài; phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong gia đình; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên.

b) Tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.

c) Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 37/CT-TW ngày 16 tháng 5 năm 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trong quí IV năm 2003 Báo cáo quốc gia lần thứ 5 và 6 về tình hình thực hiện Công ước của Liên hợp quốc "Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ" (CEDAW) tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2003.

3. Về một số kiến nghị của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam:

a) Về việc đưa chỉ tiêu nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 vào văn bản chỉ đạo bầu cử sắp tới và chỉ đạo các hoạt động nhằm tăng cường tỷ lệ nữ đạt chỉ tiêu đã đề ra:

Bộ Nội vụ hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và quy định của pháp luật.

b) Về việc điều chính tuổi nghỉ hưu của lao động nữ: Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị trình Thủ tướng Chỉ phủ để báo cáo Quốc hội.

c) Về việc ghi tên của cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn và kiểm tra việc này theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

d) Về việc các cấp chính quyền bố trí kinh phí hợp lý để triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới: Giao Bộ Tài chính hướng dẫn để thực hiện thống nhất trong cả nước.

đ) Về việc bổ sung Bộ Tài nguyên và Môi trường là thành viên Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam:

Đồng ý việc bổ sung Bộ Tài nguyên và Môi trường là Thành viên Uỷ ban quốc gia. Bộ trưởng Bộ Nội vụ thống nhất với Chủ tịch Uỷ ban quốc gia và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc này.

e) Về tổ chức hoạt dộng của các Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ ở các Bộ, ngành và địa phương:

Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về Tổ chức hoạt động vì sự tiến bộ của Phụ nữ ở các Bộ, ngành và địa phương để thay thế Chỉ thị số 646/TTg ngày 07 tháng 11 năm 1994.

g) Về đề nghị cho các Thành viên Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam và các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quy định hiện hành:

Hiện nay, các Thành viên Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam và các Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Vì vậy, cần thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam, các Bộ, ngành, các địa phương biết và thực hiện.

 

Trần Quốc Toản

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 117/TB-VPCP ngày 08/08/2003 về ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại buổi làm việc với Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.594

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.125.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!