VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
106/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 27tháng 3 năm 2009
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI
LÃNH ĐẠO TỈNH LONG AN
Ngày 16 tháng 03 năm 2009, Thủ
tướng Chính phủ đã thăm và làm việc tại tỉnh Long An. Cùng thăm và làm việc với
Thủ tướng có các đồng chí: Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Nguyễn Văn Giàu, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính,
Xây dựng, Công Thương, Văn phòng Chính phủ, các Ngân hàng thương mại: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phát triển Việt Nam, Tổng
công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam.
Sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Long An báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội năm
2008, quý I năm 2009; tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa, thủy sản; kết quả thực
hiện Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng
sông Cửu Long, một số đề nghị của Tỉnh; phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy
và ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như
sau:
I. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
Đánh giá cao nỗ lực phấn đấu của
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Long An trong những năm qua, đã vượt qua
nhiều khó khăn, đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội:
tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khá cao, trung bình trên 13%, quý I năm 2009 ước
đạt 8,54%; sản lượng lương thực tăng nhanh, tập trung phát triển công nghiệp;
cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đã tích cực thâm canh, ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; kim ngạch xuất khẩu tăng cao; kinh tế vùng Đồng
Tháp Mười có bước phát triển. Lĩnh vực giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, xóa
đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; an
ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Bên cạnh những kết quả đạt được,
Long An còn nhiều khó khăn thách thức. Giá trị sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu kinh tế; sản xuất công nghiệp tăng thấp, thu hút đầu tư
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, cần gắn quy hoạch phát triển với quản
lý môi trường, tiết kiệm đất và có tầm nhìn chiến lược mang tính bền vững.
II. MỘT SỐ
NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Cần tập trung triển khai có
hiệu quả Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ với trọng tâm là chủ động
ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, phát triển xuất khẩu, tập
trung tháo gỡ khó khăn và giúp đỡ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
2. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, chuẩn bị và chỉ đạo
thắng lợi vụ Hè Thu. Triển khai đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa, sân phơi, sấy
có quy mô phù hợp, công nghệ bảo quản hiện đại, đảm bảo chất lượng hàng hóa. Thực
hiện tốt mối liên kết "4 nhà", đảm bảo cùng có lợi. Chỉ đạo và thực
hiện tốt công tác giống, hướng dẫn thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
3. Tập trung quy hoạch phát triển
các khu công nghiệp bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm sử dụng đất.
Phối kết hợp cùng Nam thành phố Hồ Chí Minh, quy hoạch, đầu tư phát triển khu vực
này trở thành vùng công nghiệp, khoa học, công nghệ cao.
4. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu. Chỉ đạo quyết liệt, giải
ngân nhanh các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, trái
phiếu Chính phủ, vốn ODA; ứng trước vốn để triển khai Chương trình xây dựng cụm,
tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2; giải
quyết các vướng mắc thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
5. Thực hiện tốt các chính sách
kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ; quản lý tốt thị trường giá cả không
để tái lạm phát; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện;
giám sát chặt chẽ việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đúng đối tượng, nếu
doanh nghiệp triển khai không đúng với chỉ đạo của Chính phủ về kích cầu đầu
tư, tiêu dùng thì kiên quyết thu hồi.
6. Tập trung chỉ đạo để thực hiện
có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, chính sách về hỗ
trợ hộ nghèo và người dân các vùng khó khăn, thiên tai; quan tâm và đẩy mạnh
công tác đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, y tế,
xóa đói giảm nghèo. Tiếp tục bảo đảm tốt công tác an ninh, quốc phòng, trật tự
an toàn xã hội nhất là an ninh biên giới; tập trung thực hiện tốt các giải pháp
giảm thiểu tai nạn giao thông.
7. Đảng bộ và chính quyền Tỉnh
phải đề cao trách nhiệm, năng động, sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo điều
hành để thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
III. VỀ MỘT SỐ
ĐỀ NGHỊ CỦA TỈNH
1. Về cơ chế, chính sách:
-Long An là tỉnh không phải điều
tiết, theo quy định được giữ lại 100% số vượt thu đối với các khoản thu phân
chia thực nộp về ngân sách Trung ương để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.
- Đồng ý về nguyên tắc cho tỉnh
Long An được vay vốn Kho bạc Nhà nước. Tỉnh làm việc với Bộ Tài chính để xử lý
cụ thể; về việc ứng trước vốn từ Ngân sách Trung ương để đầu tư các công trình
trọng điểm: Tỉnh rà soát, lựa chọn các dự án trọng điểm theo thứ tự ưu tiên,
làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý.
- Về việc phát hành công trái,
trái phiếu công trình nhằm đầu tư phát triển hạ tầng các đô thị: Tỉnh lập
phương án, làm việc với Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể, trình Thủ tướng
Chính phủ.
2. Về chủ trương kích cầu: Bộ
Tài chính đã ban hành các chính sách về miễn, giảm, giãn chậm nộp thuế cho các
doanh nghiệp; Tỉnh hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo quy định.
3. Đối với các dự án nằm trong
danh mục trái phiếu Chính phủ (đường ô tô đến trung tâm xã, đường 837, dự án đê
bao thị trấn Thạnh Hóa, dự án hệ thống 3 kênh cấp I Bình Thành): đồng ý bổ sung
vốn do trượt giá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và
các Bộ ngành liên quan tổng hợp, bố trí vốn theo tiến độ thực hiện.
4. Các dự án cấp bách chưa nằm
trong danh mục trái phiếu Chính phủ (tuyến đường 831 đoạn (Vĩnh Bình-cửa khẩu
Long Khốt) và đoạn (Vĩnh Hưng-Tân Hưng-Tân Phước); Quốc lộ 62 đoạn (cầu 79-Tân
Hưng); đường Bến Lức đoạn (QL1- Tân Tập); đường Bình Đức - Bình Hòa Nam đoạn
(QL1-QLN1); đường Thủ Thừa-Bình Thành đoạn (Thủ Thừa-QLN2-QLN1); đường Hòa
Khánh-Bình Thành đoạn (ĐT 823-Bình Thành); Tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính thống nhất theo thứ tự ưu tiên, bổ sung vào danh mục sử dụng
nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Các dự án đề nghị Trung ương
hỗ trợ vốn đầu tư:
a) Giao Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính bố
trí vốn thực hiện trong năm 2009 cho các dự án thủy lợi: kênh Mareng, kênh 12,
cống Bến Trễ, kênh Cả Gừa.
b) Về Chương trình xây dựng cụm,
tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long:
- Việc nâng mức vay vốn xây dựng
nhà ở từ 10 triệu đồng/căn lên 15 triệu đồng/căn đối với các cụm, tuyến giai đoạn
I: đồng ý về nguyên tắc, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan xem xét, đề xuất phương án xử lý chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Về việc hỗ trợ kinh phí đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu: giao Bộ Tài chính ứng vốn theo tiến độ thực
hiện dự án.
c) Dự án kè đá sông Vàm Cỏ Tây
(4 đoạn): Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Tài chính xem xét, bố trí vốn để Tỉnh thực hiện.
d) Dự án xây dựng trụ sở xã kiên
cố: thực hiện theo Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 6/10/2008 của Thủ tướng Chính
phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ danh sách theo thứ
tự ưu tiên của Tỉnh để bố trí vốn thực hiện.
đ) Dự án xây dựng trạm y tế xã:
Giao Bộ Tài chính, Bộ Y tế rà soát tình hình cụ thể, đề xuất phương án xử lý
chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Đối với các dự án do Trung
ương đầu tư trên địa bàn:
a) Bộ Giao thông vận tải khẩn
trương hoàn tất thủ tục đầu tư và phê duyệt dự án mở rộng theo quy định; bố trí
nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện các dự án: mở rộng quốc lộ 1A (đoạn
qua thị xã Tân An); quốc lộ 62 (Tân Thạnh đến Bình Hiệp), tuyến N.1 (Mỏ Vẹt đến
Bình Hiệp).
b) Bộ Giao thông vận tải đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự án: tuyến N 2; đường vành đai 3 (thành phố Hồ
Chí Minh - Trung Lương); tuyến quốc lộ 50; khẩn trương khởi công các công trình
thuộc nguồn vốn WB5 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư, khai
thác cảng Long An cũng như cụm cảng số 5; thống nhất bổ sung vào quy hoạch bến
tàu cửa sông Soài Rạp với trọng tải < 30.000 tấn lưu thông; đối với cầu Mỹ Lợi
đảm bảo độ tĩnh không cho tàu có trọng tải < 5.000 tấn lưu thông.
7. Tỉnh chủ động lập Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trình Thủ
tướng Chính phủ.
8. Về nhà máy bột giấy Phương
Nam: tiến độ xây dựng chậm, lãng phí, Bộ Công Thương phối hợp với Tổng công ty
Giấy kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả đầu tư dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
trên cơ sở đó, Bộ Tài chính xem xét, bổ sung vốn để đầu tư Nhà máy và giao Tổng
công ty Giấy quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
9. Về việc thành lập tỉnh mới từ
các huyện Đồng Tháp Mười; Tỉnh nghiên cứu, có văn bản báo cáo rõ về sự cần thiết,
trình Bộ Chính trị cho chủ trương.
Văn phòng Chính phủ xin thông
báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Long An và các Bộ, cơ quan có liên quan biết, thực
hiện.
Nơi nhận:
- TTg, các Phó TTg Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Công Thương, Xây dựng;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các Ngân hàng thương mại: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đầu tư và
Phát triển Việt Nam; Phát triển Việt Nam;
- Tổng Công ty Lương thực miền Bắc;
- Tổng Công ty lương thực miền Nam;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Long An;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTN, KTTH, TKBT;
- Lưu: VT, ĐP (5)
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Văn Phượng
|