UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ
VÀ TRẺ EM
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******
|
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG
HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 82-LB/TT
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 04 năm 1976
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
VỀ
VIỆC CHUYỂN MẠNG LƯỚI NHÀ TRẺ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CHO UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ
VÀ TRẺ EM ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
Từ khi Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương chịu trách nhiệm
trước Hội đồng Chính phủ về công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em đã tiếp tục tạo điều
kiện cho mạng lưới nhà trẻ ngành giao thông vận tải hoạt động tiến lên một bước.
Sau bốn năm không ngừng phát triển và củng cố, công tác
nhà trẻ trong ngành giao thông vận tải đã phát huy tác dụng giúp cho đội ngũ nữ
công nhân, viên chức trong ngành an tâm lao động, sản xuất góp phần hoàn thiện
nhiệm vụ của ngành trong những năm chiến tranh và hoà bình.
Đến nay, đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và thống nhất. Hoàn
cảnh hoà bình đòi hỏi các ngành, các cấp phải quan tâm đến việc phát triển và củng
cố mạng lưới nhà trẻ, chú trọng tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng
nuôi dạy trẻ hơn nữa mới phục vụ kịp thời cho yêu cầu lao động, sản xuất trong
ngành.
Thực tế 3 năm qua, Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương
phân cấp cho địa phương quản lý mạng lưới nhà trẻ của các Bộ, ngành trung ương
nằm trên lãnh thổ đã có những tiến bộ mới.
Sự chỉ đạo tập trung về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Uỷ ban Bảo
vệ bà mẹ và trẻ em các cấp có tác động rõ rệt đến chất lượng nhà trẻ và đỡ cồng
kềnh về tổ chức cho các Bộ, ngành ở trung ương.
Căn cứ vào kinh nghiệm rút ra các năm trước và dựa theo nguyên
tắc kết hợp quản lý, theo ngành với quản lý theo lãnh thổ; sau khi bàn bạc thống
nhất với giữa Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương với Bộ Giao thông vận tải
về chủ trương, kế hoạch chuyển mạng lưới nhà trẻ ngành giao thông vận tải
cho Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương quản lý, hai ngành thống nhất quy
định môt số điểm như sau.
I. TRÁCH NHIỆM CỦA HAI NGÀNH ĐỐI VỚI NHÀ TRẺ
Căn cứ vào điều lệ tổ chức của Hội đồng Chính phủ ngày
1-11-1973 quy định nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh
thổ... thực hiện Nghị định số 24-CP ngày 2-2-1976 của Hội đồng Chính phủ quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh
vực kinh tế và Thông tư số 100-BT ngày 27-11-1971 của Phủ Thủ tướng hướng dẫn cụ
thể về tổ chức và biên chế của hệ thống tổ chức bảo vệ bà mẹ và trẻ em ở địa
phương.
A. Trách nhiệm của Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em các cấp.
1. Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương giao cho Uỷ ban Bảo
vệ bà mẹ và trẻ em các tỉnh, thành phố tiếp nhận và quản lý về mặt chuyên môn,
nghiệp vụ mạng lưới nhà trẻ thuộc ngành giao thông vận tải đóng trên địa
phương.
2. Tuỳ theo tình hình cụ thể, Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em tỉnh,
thành phố có thể phân cấp cho phòng bảo vệ bà mẹ và trẻ em khu phố,huyện, thị
xã, khu phố đó.
3. Nội dung quản lý:
a) Chỉ đạo kế hoạch phát triển và củng cố nhà trẻ ngành giao
thông vận tải hàng năm theo kế hoạch thống nhất của địa phương. Tham gia
với đơn vị chủ quản duyệt thiết kế thiết kê xây dựng nhà trẻ mới và đề nghị
với Ủy ban hành chính địa phương hỗ trợ cho việc xây dựng nhà trẻ đồng thời thống
nhất kế hoạch xây dựng nhà trẻ ngành giao thông vận tải cũng như nhà trẻ
các Bộ, ngành khác vào kế hoạch xây dựng nhà trẻ chung của địa phương, với nhà
trẻ đã có thì bổ sung trang bị bằng kinh phí trợ cấp nhà trẻ hoặc trang bị vật
tư nếu có.
b) Đôn đốc thực hiện điều lệ, nội quy nhà trẻ.
c) Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc nuôi dạy trẻ trong
nhà trẻ, giải quyết việc cung cấp thực phẩm theo chế độ hiện hành như các nhà
trẻ của địa phươn.
d) Quản lý đội ngũ cô nuôi dạy trẻ về mặt chuyên môn, quy định
chỉ tiêu lao động và quỹ lương. Hướng dẫn tiêu chuẩn tuyển chọn cô, cũng
như các tiêu chuẩn khác đã quy định trong Thông tư số 44-UB/CBĐT ngày
23-11-1972 của Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương, chăm lo đào tạo bồi dưỡng
chuyên môn, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ. Thực hiện các chế độ, chính sách
đối với cô nuôi dạy trẻ và nhà trẻ.
B. Trách nhiệm các cấp trong ngành giao thông vận tải.
Mạng lưới nhà trẻ ngành giao thông vận tải chuyển sang Uỷ
ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương quản lý về chuyên môn nghiệp vụ, song
ngành giao thông vận tải vẫn có trách nhiệm đối với các cháu trong ngành
theo Nghị định số 140-CP ngày 15-7-1971 của Hội đồng Chính phủ. Do đó, Bộ Giao
thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo các cục, tổng cục, xí nghiệp liên hợp và
đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Nghiên cứu phát triển nhà trẻ phù hợp với kế hoạch phát triển
sản xuất;
2. Khi xây dựng xí nghiệp, cơ quan; công trường mới phải xây dựng
nhà trẻ kèm theo kể cả trang bị ban đầu đầy đủ;
3.Trích kinh phí Nhà nước và quỹ phúc lợi hàng năm xây dựng, sửa
chữa lớn; nhỏ hoặc bổ sung trang bị cho nhà trẻ;
4. Phối hợp theo dõi, đôn đốc thủ trưởng các đơn vị của cục, tổng
cục, xí nghiệp liên hợp thực hiện các chủ trương, biện pháp của Uỷ ban Bảo vệ
bà mẹ và trẻ em địa phương hướng dẫn.
Quan hệ chặt chẽ với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương
nhằm tăng cường chỉ đạo công tác nhà trẻ của các đơn vị ở tại địa phương.
Bộ chủ trương bố trí thích đáng số cán bộ chuyên trách theo
dõi công tác nhà trẻ ở Bộ; tổng cục, cục và xí nghiệp liên hợp. Các cục, tổng cục,
xí nghiệp liên hợp và các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm thống kê báo cáo
công tác nhà trẻ lên Bộ 3 tháng một lần.
C. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị.
Thủ trưởng các xí nghiệp, công trường, cơ quan, trường học có
trách nhiệm như cũ, cụ thể là chỉ đạo công tác nhà trẻ và chấp hành các chế độ,
chính sách về công tác nhà trẻ trong đơn vị theo Nghị quyết số 140-CP ngày
15-7-1971 của Thường vụ Hội đồng Chính phủ quy định và sự hướng dẫn của Uỷ ban
Bảo vệ bà mẹ và trẻ em các cấp;
1. Thống nhất với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em tỉnh, thành phố
(hoặc phòng bảo vệ bà mẹ và trẻ em huyện, thị, khu phố) về kế hoạch xây dựng, củng
cố nhà trẻ và chỉ tiêu tuyển dụng cô nuôi dạy trẻ hàng năm.
Trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng nhà trẻ mới, mở rộng sửa
chữa lớn nhỏ, trang bị nhà trẻ hiện có.
2. Quản lý đội ngũ cô nuôi dạy trẻ về mặt chính trị tư tưởng,
công tác và phối hợp với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương trong việc thực
hiện chế độ, chính sách với cô nuôi dạy trẻ như nâng bậc, phụ cấp khó khăn gia
đình, v.v...
3. Dự trù, thành quyết toán kinh phí nhà trẻ theo chế độ hiện
hành với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương (Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ
em địa phương có trách nhiệm cấp phát quỹ nhà trẻ).
4. Chỉ đạo các bộ môn nghiệp vụ trong đơn vị (y tế, quản trị,
đời sống, kế hoạch, tài vụ, vật tư, v.v...) phục vụ cho yêu cầu phát triển và củng
cố nhà trẻ, chăm sóc sức khoẻ cho các cháu theo Chỉ thị số 21-BYT/CT ngày
8-8-1969 của Bộ Y tế.
Nhà trẻ có trên 50 cháu được bố trí thêm một cô chuyên trách
theo Thông tư số 18-TT/LB ngày 18-10-1961 của liên Bộ Lao động- Nội vụ, cô
chuyên trách có trách nhiệm phụ trách chung nhà trẻ trong đơn vị vừa làm tham
mưu cho Thủ trưởng, cho Ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em cơ sở, vừa là cán bộ trực
thuộc ngành bà mẹ và trẻ em.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP TRONG
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Mạng lưới nhà trẻ ngành giao thông vận tải chuyển
sang Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương quản lý về mặt chuyên môn nghiệp
vụ và kinh phí. Nhưng về cơ sở vật chất và trực tiếp quản lý đội ngũ cô nuôi dạy
trẻ về những mặt đã quy định ở trên, v.v... vẫn do ngành giao thông vận tải
phụ trách. Vì vậy, công đoàn các cấp trong ngành giao thông vận tải có
trách nhiệm tham gia ý kiến với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em các cấp về kế hoạch
phát triển, củng cố nhà trẻ. Giám sát việc thi hành đúng đắn các chế độ, chính
sách về nhà trẻ đồng thời vận động quần chúng ở cơ sở tham gia xây dựng nhà trẻ.
III. THỜI GIAN TIẾN HÀNH VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH
KHÁC
A. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 1976, Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và
trẻ em các tỉnh, thành phố quản lý trực tiếp về mặt chuyên môn; nghiệp vụ mạng
lưới nhà trẻ ngành giao thông vận tải như quy định ở phần A, mục I.
B. Việc cấp phát kinh phí nhà trẻ, lương cô và các khoản phụ cấp
khác và trợ cấp 5 đồng sẽ do Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em các tỉnh, thành phố
hoặc phòng bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương cấp theo chế độ hiện hành bắt đầu
tư ngày tiếp nhận (ngày 1-7-1976) theo sự hướng dẫn của phòng tài vụ.
Riêng một số nhà trẻ mang tính chất đặc biệt dưới đây thì các giải quyết như
sau:
1. Ban 64 đóng ở Hà Nội có 4 nhóm trẻ của các đơn vị ở Hà-
Sơn- Bình và 2 nhóm ở xã, sẽ do Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Hà- Sơn- Bình cấp
thẳng kinh phí cho Ban 64 và quản lý về chuyên môn.
2. Các đơn vị có một vài nhóm trẻ đóng ở địa phương khác thì Uỷ
ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em nơi đơn vị chủ quản đóng sẽ cấp cả kinh phí cho các
nhóm trẻ theo dự toán chung của đơn vị chủ quản. Nếu cùng một đơn vị
nhưng số nhà, nhóm trẻ nhiều và đóng ở hai địa phương số lượng gần bằng nhau
thì số nhà, nhóm trẻ ở địa phương nào thì sẽ do Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa
phương đó cấp kinh phí và quản lý về chuyên môn. Đơn vị có nhà, nhóm trẻ lẻ phải
cử đại diện đến Uỷ ban hoặc phòng bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương dự
toán; và nhận kinh phí chi và thanh quyết toán đúng chế độ quản lý tài chính hiện
hành.
3. Do tính chất thường xuyên lưu động coónhiều khó khăn nên
các địa phương cần quan tâm giúp đỡ cho các loại nhà, nhóm trẻ này về mặt cấp
phát kinh phí khi đơn vị hoặc nhà, nhóm trẻ phải báo cáo với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ
và trẻ em địa phương cũ biết và thanh toán kinh phí đã được cấp, cắt kinh phí
tháng sau, mặt khác phải báo cáo và lập dự toán với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ
em nơi mới đến để cấp kinh phí và tiếp tục quản lý. Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ
em trực tiê1p quản lý nhà trẻ nhà trẻ cấp giấy giới thiệu sang địa phương
mới ghi rõ đã cấp kinh phí đến tháng nào để địa phương mới ghi rõ đã cấp
kinh phí đến tháng nào để địa phương mới cấp phát tiếp.
4. Trường hợp đột xuất, đơn vị điều động một bộ phận nữ công
nhân đi làm phải có nhóm trẻ phục vụ theo thì Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em nơi
cấp kinh phí cũ có thể uỷ quyền cho thủ trưởng đơn vị tạm thời thành lập nhóm
trẻ phục vụ cho kế hoạch đột xuất. Sau 15 ngày, đơn vị phải báo cáo cụ thể cho
Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em biết kết quả để quản lý. Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và
trẻ em các địa phương phải giải quyết nhanh chóng việc cấp kinh phí cho các
nhà, nhóm trẻ khi đủ thủ tục.
C. Để chuẩn bị tốt cho việc chuyển giao, tránh xáo trộn hoặc
kéo dài thời gian quá độ làm ảnh hưởng đến công tác nhà trẻ, cần làm một số việc
sau đây trong quý II-1976.
1. Các đơn vị trong ngành giao thông vận tải.
a) Hoàn thành việc tổng kết công tác nhà trẻ: tổ chức đại hội
nhà trẻ tiên tiến, cô nuôi dạy trẻ giỏi và khen thưởng theo Thông tư số 427-DS
ngày 12-10-1975 của Bộ Giao thông vận tải và Công đoàn giao thông vận tải Việt
Nam, số 382- UB/TĐ ngày 2-6-1975 của Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương,
đồng thời hoàn thành đăng ký phấn đấu xây dựng nhà trẻ tiên tiến tổ lao động xã
hội chủ nghĩa.
b) Củng cố các mặt trong nhà trẻ; tiếp tục xây dựng, điều chỉnh
mở rộng, tu sử nhà trẻ đảm bảo diện tích tối thiếu mỗi đầu cháu tối thiểu Thông
tư liên Bộ Y tế - Tổng công đoàn số 85-TT ngày 7-12-1963.
c) Thống kê tài sản, vật tư và giá trị sử dụngcl trang bị vật
tư trong nhà trẻ. Nơi nào thiếu thì có kế hoạch bổ sung đầy đủ.
d) Đối với cô nuôi dạy trẻ nói chung không xáo trộn. Nhưng các
đơn vị cần chọn lọc, bổ sung số cô nuôi dạy trẻ đúng tiêu chuẩn chuyên môn và
có sự thống nhất với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em các cấp nhằm nâng cao chất
lượng nuôi dạy trẻ.
e) Số cháu lứa tuổi từ 36 tháng đến 48 tháng đang ở trong nhà
trẻ, nếu mẫu giáo chưa nhận thì có thể tạm thời để các cháu trong nhà trẻ. Đơn
vị nào số cháu quá đông, từ 12 đến 15 cháu thì phải tổ chức riêng lớp mẫu giáo.
g) Trong tháng 5-1976, thủ trưởng các đơn vị có nhà trẻ, có
trách nhiệm đến báo cáo cho Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương (tỉnh,
thành phố hoặc huyện, thị, khu phố) về tình hình nhà trẻ của đơn vị và lập kế
hoạch dự trù kinh phí 6 tháng cuối năm 1976 theo hướng dẫn của Uỷ ban Bảo vệ bà
mẹ và trẻ em địa phương (không được lấy kinh phí trong quỹ khác của đơn vị để
chi cho nhà trẻ hoặc trả lương cô nuôi dạy trẻ). Chậm nhất là tháng 8-1976, các
cục phải hoàn thành việc thanh quyết toán kinh phí nhà trẻ quý II-1976 cho Bộ
Giao thông vận tải để Vụ tài vụ tổng hợp quyết toán với Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và
trẻ em và trẻ em trung ương trong tháng 9-1976.
h) Để cho việc phối hợp quản lý mạng lưới nhà trẻ cơ sở được tốt,
Ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em các đơn vị cần được củng cố và hoạt động tích
cực.
2. Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em các tỉnh, thành phố nhất
là ở Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Bắc Thái, Hà Sơn
Bình ( nơi có nhiều nghiên cứu của ngành giao thông vận tải) cần có kế hoạch cụ
thể cán bộ nắm tình hình mạng lưới nhà trẻ ngành giao thông vận tải đóng ở địa
phương. Hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị đó trước khi chuyển giao chính thức để hạn
chế những khó khăn sau khi tiếp nhận quản lý chuyên môn.
D. Từ ngày 1 tháng 7 năm 1976 hai ngành cùng quản quy định ở
trên.
Trong khi thi hành thông tư này, thủ trưởng các cấp ở hai bên
cần cẩn thận rõ ý nghĩa thuận lợi chỉ đạo làm cho công tác nhà trẻ được tốt hơn
trước. Cần đề cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của các cấp thủ trưởng và công
đoàn trong ngành giao thông vận tải, đề phòng tư tưởng cục bộ, khoán trắng,
buông lỏng chỉ đạo công tác. Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em các địa phương được
phân cấp phải phân công ngay cán bộ để thực hiện tốt việc triển khai.
Để thực hiện tốt thông tư này, Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban
Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương giao cho Vụ lao động và tiền lương, Vụ cán bộ
và đào tạo ; Ban đời sống, Cục quản lý nhà trẻ, Vụ tài vụ Bộ Giao thông vận tải
và Phòng tài vụ Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương theo dõi giúp đỡ các địa
phương, các đơn vị thực hiện nhanh gọn thông tư này.
Trong quá trình thực hiện gặp khó khăn trở ngại gì, hai bên cần
báo cáo về Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương biết
và khi hoàn thành việc chuyển giao các tổng, cục, xí nghiệp liên hợp, đơn vị trực
thuộc ngành giao thông vận tải và các Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương
cần báo cáo lên cấp trên của mình để theo dõi.
TM. BAN THƯỜNG VỤ
CÔNG ĐOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT
NAM
PHÓ
THƯ KÝ
Phạm Lưu
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Ngọc Điệt
|
KT. CHỦ NHIỆM
UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ
VÀ TRẺ EM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Trần Thanh Quang
|