Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 77 Loại văn bản: Sắc lệnh
Nơi ban hành: Chủ tịch nước Người ký: Hồ Chí Minh
Ngày ban hành: 21/12/1945 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

SẮC LỆNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 27 NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1945 CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 77 NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1945

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 tổ chức chính quyền nhân dân ở các địa phương;

Chiểu theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thảo luận,

RA SẮC LỆNH:

Điều thứ nhất: Trừ các thành phố kể trong Điều thứ 3, thì các tỉnh lỵ và những nơi đô hội mà lâu nay về mặt hành chính được biệt lập và trực tiếp với tỉnh, từ nay sẽ gọi là thị xã. Các Uỷ ban hành chính kỳ sẽ định rõ những nơi nào sẽ đặt làm thị xã.

Điều thứ 2: Cách tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã cũng y như cách tổ chức ở các xã đã định trong Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945. Song các thị xã sẽ thuộc thẳng với tỉnh, cho nên đối với thị xã tỉnh sẽ thay huyện và kỳ sẽ thay tỉnh.

Điều thứ 3: Các thị trấn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thuỷ,, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt và Sài Gòn Chợ Lớn đều đặt làm thành phố.

Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền các kỳ.

Ở mỗi thành phố sẽ đặt ba thứ cơ quan: Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố và Uỷ ban hành chính khu phố.

Riêng ở Đà Lạt không có Hội đồng nhân dân thành phố và Uỷ ban hành chính thành phố mà chỉ có các Uỷ ban hành chính khu phố thôi. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính tỉnh Lâm Viên sẽ kiêm cả nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính thành phố Đà Lạt luôn.

Hội đồng nhân dân thành phố do dân thành phố bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan thay mặt cho dân thành phố.

Uỷ ban hành chính thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố bầu ra vừa thay mặt cho dân thành phố vừa thay mặt cho Chính phủ.

Uỷ ban hành chính khu phố do dân khu phố bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan vừa thay mặt cho dân khu phố vừa thay mặt cho Chính phủ.

Cách tổ chức, quyền hạn, phân công và cách làm việc của các cơ quan nói trên ấn định theo như các điều khoản dưới đây của Sắc lệnh này.

Chương thứ 1

 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

TIẾT THỨ 1 - CÁCH TỔ CHỨC

Điều thứ 4: Ở mỗi thành phố trừ Đà Lạt sẽ đặt một Hội đồng nhân dân thành phố gồm có 20 hội viên thực thụ và 4 hội viên dự khuyết.

Riêng ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn - Chợ Lớn thì Hội đồng nhân dân thành phố có 30 hội viên chính thức và 6 hội viên dự khuyết.

Điều thứ 5: Tất cả các công dân Việt Nam, 18 tuổi trở lên, không phân biệt Nam nữ, không thuộc một trong ba hạng kể trong Điều thứ 2, đoạn 2, 3 và 4 Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 10 năm 1945 về thể lệ cuộc tuyển cử quốc dân đại hội đều có quyền bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố, nếu nguyên quán ở thành phố hay trú ngụ ở thành phố 3 tháng trở lên (khi đến trú ngụ phải báo cho Uỷ ban hành chính thành phố biết là mình định đến ở hẳn tại thành phố thì sau này mới được biên tên vào danh sách cử tri).

Các binh lính, công chức có quyền bầu cử ở thành phố mà mình đến đóng hay làm việc, không cần phải trú ngụ quá 3 tháng.

Điều thứ 6: Tất cả những người đủ điều kiện để đi bầu cử quốc dân đại hội theo Điều thứ 2 Sắc lệnh ngày 17 tháng 10 năm 1945 đều có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân thành phố, không phân biệt là người ở thành phố hay không, nhưng chỉ được ứng cử ở một thành phố thôi.

Các công chức và binh lính cũng có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân thành phố.

Điều thứ 7: Cách lập danh sách cử TRi, thể lệ bầu cử, ngày bầu cử sẽ do nghị định Bộ trưởng Bộ Nội vụ ấn định.

Điều thứ 8: Thời hạn làm việc của Hội đồng nhân dân thành phố là 2 năm, những khoá đầu chỉ có một năm thôi.

Điều thứ 9: Nếu Hội đồng nhân dân thành phố ra một quyết nghị trái với mệnh lệnh cấp trên thì ngoài sự thủ tiêu quyết nghị ấy Uỷ ban hành chính kỳ hoặc Bộ Nội vụ (đối với thành phố Hà Nội) sẽ cảnh cáo Hội đồng. Nếu Hội đồng vẫn không tuân lệnh thì Uỷ ban hành chính kỳ hoặc Bộ Nội vụ (đối với thành phố Hà Nội) có thể đề nghị lên Chính phủ để giải tán Hội đồng nhân dân thành phố.

Điều thứ 10: Khi Hội đồng nhân dân thành phố bị giải tán theo Điều thứ 9 thì Uỷ ban hành chính kỳ hoặc Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) chỉ định một Uỷ ban ba người làm nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính thành phố.

Nếu còn hơn sáu tháng nữa mới đến kỳ tổng tuyển cử thì trong hạn 10 ngày Uỷ ban hành chính kỳ hoặc Bộ Nội vụ (đối với thành phố Hà Nội) sẽ triệu tập cử tri để bầu lại Hội đồng. Hội đồng mới sẽ làm việc đến kỳ tổng tuyển cử.

Nếu còn không đầy 6 tháng nữa đã đến kỳ tổng tuyển cử thì Uỷ ban tạm thời nói trên sẽ làm việc cho đến kỳ tổng tuyển cử.

Điều thứ 11: Khi vì một lý do gì Hội đồng nhân dân thành phố thiếu hội viên chính thức thì hội viên dự khuyết sẽ theo thứ tự được cử thay vào.

Điều thứ 12: Uỷ ban hành chính kỳ phụ trách việc xét xem cuộc bầu cử các Hội đồng nhân dân thành phố có hợp lệ không.

Đối với thành phố Hà Nội, Chính phủ xét định thẳng việc này.

TIẾT THỨ 2 - QUYỀN HẠN

Điều thứ 13: Hội đồng nhân dân thành phố có quyền quyết nghị về tất cả các vấn đề thuộc phạm vi thành phố. Những quyết nghị của Hội đồng nhân dân thành phố không được trái với chỉ thị của các cấp trên. Hội đồng có thể hỏi ý kiến các nhà chuyên môn trước khi quyết nghị một vấn đề có liên can đến một hay nhiều ngành chuyên môn.

Điều thứ 14: Trong hạn tám ngày Uỷ ban hành chính thành phố phải đệ biên bản quyết nghị của Hội đồng nhân dân lên Uỷ ban hành chính hoặc Bộ Nội vụ (đối với thành phố Hà Nội). Uỷ ban hành chính kỳ phải ghi ngày nhận vào sổ rồi phát biên lai cho Uỷ ban hành chính thành phố.

Điều thứ 15: Trong hạn 15 ngày sau ngày nhận được biên bản quyết nghị và phát biên lai thì Uỷ ban hành chính kỳ hay Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) có quyền thủ tiêu hay giao về sửa chữa các quyết nghị của Hội đồng nhân dân thành phố nhưng phải nói rõ nguyên nhân sự thủ tiêu hay sự cần sửa chữa ấy. Hạn nói trên, Uỷ ban hành chính kỳ hay Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) có thể gia thêm 15 ngày nữa, nhưng phải báo cho Uỷ ban hành chính thành phố biết trước khi hết hạn 15 ngày đầu.

Điều thứ 16: Nếu hết hạn nói trong Điều thứ 15 mà quyết nghị không bị thủ tiêu hay giao về sửa chữa thì có thể thi hành được trừ những quyết nghị kể trong các Điều thứ 17 và 18.

Điều thứ 17: Những quyết nghị về các vấn đề sau này phải được Uỷ ban hành chính kỳ hoặc Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) chuẩn y rồi mới được thi hành:

1- Nhận những tặng vật và di sản mà người tặng có đặt điều kiện;

2- Bán, mua, hoặc đổi bất động sản của thành phố;

3- Kiện hoặc theo kiện;

4- Quy định về các công chức thuộc ngạch thành phố;

5- Chia và định địa giới các khu phố.

Điều thứ 18: Những quyết nghị về các vấn đề sau này thì của thành phố nào cũng vậy, phải được Chính phủ duyệt y rồi mới được thi hành.

1- Ngân sách thành phố;

2- Vay tiền;

3- Định những bách phân phụ thu cho quỹ thành phố khi số các bách phân phụ thu ấy to hơn số cấp trên ấn định;

4- Cho thầu một công vụ;

5- Định các thuế suất (tarif) các thuế đặc biệt được phép thu trong phạm vi thành phố.

Điều thứ 19: Khi việc gấp thì Uỷ ban hành chính thành phố có thể xin Uỷ ban hành chính kỳ hay Chính phủ duyệt định ngay quyết nghị của Hội đồng nhân dân thành phố.

Điều thứ 20: Khi Uỷ ban hành chính kỳ thủ tiêu hoặc không chuẩn y quyết nghị của mình thì Hội đồng nhân dân thành phố có quyền kháng cáo lên Hội đồng Chính phủ.

Điều này không thi hành cho thành phố Hà Nội.

TIẾT THỨ 3 - CÁCH LÀM VIỆC

Điều thứ 21: Hội đồng nhân dân thành phố họp 2 tháng một kỳ hội nghị thường, mỗi kỳ dài nhất là 6 ngày; kỳ họp để bầu về ngân sách có thể dài đến 15 ngày.

Điều thứ 22: Hội đồng nhân dân thành phố có thể họp bất thường trong những trường hợp sau này:

1- Theo mệnh lệnh của Uỷ ban hành chính kỳ hoặc của Chính phủ;

2- Khi quá nửa tổng số hội viên đề nghị; nhưng khi nào yêu cầu phúc quyết Uỷ ban hành chính thành phố, 1/3 số hội viên đề nghị cũng đủ (điều thứ 35);

3- Khi Uỷ ban hành chính thành phố triệu tập.

Điều thứ 23: Mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố bầu ra một người chủ toạ. Thư ký của tất cả các buổi họp là thư ký của Uỷ ban hành chính thành phố.

Điều thứ 24: Hội đồng có thể mời người ngoài vào dự bàn được. Những người được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.

Điều thứ 25: TRừ những trường hợp đặc biệt phải họp kín, còn thì Hội đồng nhân dân thành phố họp công khai. Dân có quyền dự thính nhưng không có quyền chất vấn.

Điều thứ 26: Chỉ thị nào quá nửa số hội viên chính thức có mặt thì Hội đồng nhân dân thành phố mới có thể thảo luận và biểu quyết được.

Điều thứ 27: Khi Hội đồng biểu quyết, quyết nghị của Hội đồng sẽ theo biểu quyết của đa số hội viên. Khi số phiếu hai bên ngang nhau thì quyết nghị của Hội đồng theo biểu quyết của người chủ toạ Hội đồng.

Điều thứ 28: Chủ toạ và thư ký Hội đồng phải lập biên bản mỗi phiên họp Hội đồng.

Chương thứ 2

 UỶ BAN HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ

TIẾT THỨ 1 - CÁCH TỔ CHỨC

Điều thứ 29: ở mỗi thành phố trừ Đà Lạt, sẽ đặt một Uỷ ban hành chính thành phố gồm có 3 uỷ viên chính thức (1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch và 1 thư ký) và 2 uỷ viên dự khuyết.

Riêng ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn - Chợ Lớn thì Uỷ ban hành chính thành phố có 5 uỷ viên chính thức (1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch, 2 thư ký) và 3 uỷ viên dự khuyết.

Điều thứ 30: Uỷ ban hành chính thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố bầu ra. Lúc bầu sẽ bầu riêng Chủ tịch, Phó chủ tịch và thư ký.

Điều thứ 31: Muốn ứng cử vào Uỷ ban hành chính thành phố phải có chân trong Hội đồng nhân dân thành phố và phải biết đọc biết viết chữ quốc ngữ.

Điều thứ 32: Thể lệ bầu cử các Uỷ ban hành chính thành phố do nghị định Bộ trưởng Bộ Nội vụ ấn định.

Điều thứ 33: Uỷ ban hành chính thành phố bầu song phải được Uỷ ban hành chính kỳ hay Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) chuẩn y rồi mới được nhậm chức. Uỷ viên nào không được chuẩn y thì phải bầu lại. Nếu lần bầu lại uỷ viên ấy vẫn được trúng cử thì Uỷ ban hành chính kỳ hay Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) phải công nhận.

Điều thứ 34: Thời hạn làm việc của Uỷ ban hành chính thành phố là 2 năm, nhưng khoá đầu thời hạn ấy chỉ có 1 năm thôi.

Điều thứ 35: Khi một phân ba số hội viên Hội đồng nhân dân thành phố yêu cầu phúc quyết Uỷ ban hành chính thành phố thì Uỷ ban hành chính thành phố phải triệu tập ngay Hội đồng nhân dân thành phố để bỏ phiếu tín nhiệm. Khi bỏ phiếu tín nhiệm thì những uỷ viên Uỷ ban hành chính thành phố cũng bỏ phiếu như những hội viên khác trong Hội đồng nhân dân thành phố. Nếu quá nửa tổng số hội viên của Hội đồng nhân dân thành phố bỏ phiếu không tín nhiệm Uỷ ban hành chính thành phố thì Uỷ ban hành chính thành phố bắt buộc phải từ chức. Những uỷ viên phải từ chức vẫn được giữ tư cách hội viên Hội đồng nhân dân thành phố.

Điều thứ 36: Khi Uỷ ban hành chính thành phố không tuân lệnh trên thì Uỷ ban hành chính kỳ yêu cầu Hội đồng nhân dân thành phố can thiệp. Nếu Hội đồng nhân dân không giải quyết song thì Uỷ ban hành chính kỳ đề nghị lên Chính phủ giải tán Uỷ ban hành chính thành phố. Những uỷ viên Uỷ ban bị giải tán sẽ mất cả tư cách hội viên Hội đồng nhân dân thành phố. Đối với thành phố Hà Nội những quyền hạn của Uỷ ban hành chính kỳ nói trong điều này thuộc Bộ Nội vụ.

Điều thứ 37: Khi một uỷ viên Uỷ ban hành chính thành phố phạm lỗi trong lúc thừa hành chức vụ thì Uỷ ban hành chính kỳ hoặc Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) theo lời đề nghị của Uỷ ban hành chính thành phố, hoặc khiển trách, hoặc cách chức uỷ viên phạm lỗi.

Uỷ viên bị cách chức mất luôn cả tư cách hội viên Hội đồng nhân dân thành phố.

Nếu tội của uỷ viên phạm đến luật hình thì uỷ viên sẽ bị đưa ra toà án truy tố.

Điều thứ 38: Khi Uỷ ban hành chính thành phố bắt buộc phải từ chức hay bị giải tán theo những điều thứ 35 và 36 thì trong hạn 5 ngày Uỷ ban hành chính kỳ hoặc Bộ Nội vụ (đối với thành phố Hà Nội) sẽ triệu tập Hội đồng nhân dân thành phố để bầu người thay.

Khi nào một vài uỷ viên bị cách chức hay xin từ chức thì những uỷ viên dự khuyết sẽ theo thứ tự được cử thay.

TIẾT THỨ 2 - QUYỀN HẠN

Điều thứ 39: Quyền hạn của Uỷ ban hành chính thành phố như sau này:

1- Thi hành các mệnh lệnh của cấp trên và các quyết nghị của Hội đồng nhân dân thành phố.

2- Kiểm soát các Uỷ ban hành chính khu phố.

3- Triệu tập Hội đồng nhân dân thành phố.

4- Điều khiển các viên chức thuộc ngạch thành phố.

5- Kiểm soát các cơ quan chuyên môn về cách thức thừa hành chức vụ.

6- Giải quyết các việc vặt trong phạm vi thành phố.

7- Phát lệnh ngân sách thành phố.

8- Ra nghị định để giữ việc trị an và vệ sinh trong thành phố.

9- Điều khiển đội cảnh binh để lo việc tuần phòng và trị an. Đội cảnh binh này sẽ do nghị định Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.

10- Ra lệnh điều động quân đội đóng trong thành phố trong những trường hợp tối khẩn cấp để bảo vệ đất nước những phải báo lên Uỷ ban hành chính kỳ hay Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) ngay.

TIẾT THỨ 3 - CÁCH LÀM VIỆC

Điều thứ 40: Uỷ ban hành chính thành phố là một cơ quan thường trực.

Điều thứ 41: Uỷ ban hành chính thành phố bao giờ cũng họp kín.

Chương thứ 3

UỶ BAN HÀNH CHÍNH KHU PHỐ

TIẾT THỨ 1 - CÁCH TỔ CHỨC

Điều thứ 42: Thành phố sẽ chia ra khu phố. Số và địa giới các khu phố ở mỗi thành phố sẽ do Hội đồng nhân dân thành phố quyết nghị và do Uỷ ban hành chính kỳ hoặc Chính phủ (đối với thành phố Hà Nội) duyệt y (xem Điều thứ 17).

Điều thứ 43: Ở mỗi khu phố sẽ đặt một Uỷ ban hành chính khu phố gồm có 3 uỷ viên chính thức (1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và một thư ký) và hai uỷ viên dự khuyết. Khi bầu thì bầu riêng Chủ tịch, Phó chủ tịch và Thư ký.

Điều thứ 44: Tất cả các cử tri Hội đồng nhân dân thành phố mà nguyên quán hoặc trú ngụ ở khu phố (lúc đến trú ngụ phải báo cho Uỷ ban khu phố biết) đều có quyền bầu cử Uỷ ban hành chính khu phố.

Điều thứ 45: Tất cả các cử tri Uỷ ban hành chính khu phố đều có quyền ứng cử vào Uỷ ban hành chính khu phố nếu biết đọc biết viết chữ quốc ngữ.

Điều thứ 46: Thể lệ bầu cử các Uỷ ban hành chính khu phố do nghị định Bộ trưởng Bộ Nội vụ ấn định.

Điều thứ 47: Uỷ ban hành chính khu phố bầu song phải được Uỷ ban hành chính thành phố chuẩn y rồi mới được nhậm chức. Uỷ viên nào không được chuẩn y thì bầu lại. Nếu lần bầu lại uỷ viên ấy vẫn được trúng cử thì Uỷ ban hành chính thành phố phải công nhận.

Điều thứ 48: Thời hạn làm việc của Uỷ ban hành chính khu phố là một năm.

Điều thứ 49: Khi hai phần năm (2/5) số cử tri yêu cầu phúc quyết Uỷ ban hành chính khu phố thì Uỷ ban hành chính khu phố phải tổ chức ngay cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Khi bỏ phiếu các uỷ viên cũng có quyền bỏ phiếu như cử tri khác. Nếu quá nửa tổng số cử tri bỏ phiếu không tín nhiệm Uỷ ban hành chính khu phố thì Uỷ ban hành chính khu phố bắt buộc phải từ chức.

Điều thứ 50: Khi Uỷ ban hành chính khu phố không tuân lệnh cấp trên thì Uỷ ban hành chính thành phố có thể giải tán Uỷ ban hành chính khu phố.

Điều thứ 51: Khi một uỷ viên Uỷ ban hành chính khu phố phạm lỗi trong khi thừa hành chức vụ thì Uỷ ban hành chính thành phố có thể hoặc khiển trách hoặc cách chức uỷ viên phạm lỗi.

Nếu lỗi của uỷ viên phạm đến luật hình thì uỷ viên sẽ bị đưa ra toà án truy tố.

Điều thứ 52: Khi Uỷ ban hành chính khu phố bắt buộc phải từ chức hay bị giải tán theo những Điều thứ 49 và 50 thì trong hạn 5 ngày Uỷ ban hành chính thành phố sẽ triệu tập cử tri khu phố để bầu người thay.

Khi một vài uỷ viên bị cách chức hay xin từ chức thì những uỷ viên dự khuyết sẽ theo thứ tự được cử thay.

TIẾT THỨ 2 - QUYỀN HẠN

Điều thứ 53: Quyền hạn của Uỷ ban hành chính khu phố như sau này:

1- Đạo đạt nguyện vọng nhân dân khu phố lên Uỷ ban hành chính thành phố.

2- Giúp Uỷ ban hành chính thành phố trong việc thi hành mệnh lệnh cấp trên và quyết nghị Hội đồng nhân dân thành phố trong khu phố.

3- Giúp các cơ quan chuyên môn trong phạm vi khu phố.

4- Thị thực các giấy tờ trong khu phố theo Sắc lệnh số 39 ngày 15 tháng 11 năm 1945.

TIẾT THỨ 3 - CÁCH LÀM VIỆC

Điều thứ 54: Uỷ ban hành chính khu phố là một cơ quan thường trực.

Điều thứ 55: Uỷ ban hành chính khu phố bao giờ cũng họp kín.

Chương thứ 4

TỔNG LỆ

Điều thứ 56: Một người có thể vừa ở trong Uỷ ban hành chính khu phố vừa ở trong Hội đồng nhân dân thành phố được. Nhưng nếu người ấy lại được bầu vào Uỷ ban hành chính thành phố thì phải hoặc xin từ chức uỷ viên Uỷ ban hành chính khu phố hoặc không nhận chức uỷ viên Uỷ ban hành chính thành phố.

Điều thứ 57: Các Điều thứ 64 và 65 Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 cũng thi hành cho các Uỷ ban hành chính khu phố và thành phố và cho Hội đồng nhân dân thành phố.

Điều thứ 58: Khi các cơ quan tổ chức theo sắc lệnh này thành lập về nhậm chức rồi, thì các Uỷ ban nhân dân tạm thời thành phố và khu phố hiện có ở các thành phố sẽ giải tán.

Điều thứ 59: Bộ trưởng Bộ Nội vụ thi hành Sắc lệnh này.

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 về việc tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.015

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.63.145
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!