UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 872/2006/QÐ-UBND
|
Huế, ngày 30 tháng 3 năm 2006
|
QUYẾT ÐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ Quy định về điều kiện sản xuất kinh
doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số
128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thuỷ sản;
Căn cứ Nghị định số
47/2005/NĐ-CP ngày 08/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giống vật nuôi;
Căn cứ Quyết định số
04/2002/QĐ - BTS ngày 24/01/2002 của Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế quản
lý vùng nuôi tôm tập trung;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Thuỷ sản tại Tờ trình số 105/TT-STS ngày 14/3/2006,
QUYẾT ÐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý chất lượng giống thuỷ sản trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND
tỉnh qui định về quản lý chất lượng giống thuỷ sản trái với Quy định này đều bị
bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các
Sở: Thủy sản, Tài chính,Kế hoạch và Đầu tư, Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan,
các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn
Xuân Lý
|
QUY ÐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
GIỐNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 872 /2006/QĐ-UBND ngày 30
/3 /2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Chương I
QUY ÐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp
dụng
1.Văn bản này quy định về quản lý chất lượng giống,
điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản, biện pháp xử
lý giống thuỷ sản không đảm bảo chất lượng trong sản xuất, kinh doanh áp dụng
thống nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Các cơ quan có thẩm quyền về quản lý giống thuỷ
sản, các tổ chức cá nhân kể cả các tổ chức nước ngoài có tham gia hoạt động sản
xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phải thực hiện
đầy đủ những quy định của pháp luật về quản lý đảm bảo chất lượng giống thuỷ sản
và quy định này.
3. Giống trong nuôi trồng thuỷ sản ở quy định này
bao gồm giống động, thực vật thuỷ sản nước lợ, mặn, giống thuỷ sản nước ngọt (gọi
chung là giống thuỷ sản) dưới các hình thức:
- Giống đã được thuần hoá.
- Giống mới di nhập vào.
- Giống sản xuất nhân tạo từ các cơ sở trên địa bàn
tỉnh.
- Giống khai thác trong tự nhiên.
Điều 2.
Giải thích từ ngữ
Những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất giống thuỷ sản là cơ sở có hoạt động
sản xuất giống thuỷ sản bằng phương pháp nhân tạo.
2. Cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản là cơ sở kinh
doanh, dịch vụ di nhập, vận chuyển và ương giống thuỷ sản.
3. Cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản bố mẹ là cơ sở
mua bán, khai thác nuôi dưỡng giống thuỷ sản bố mẹ khai thác ngoài tự nhiên hoặc
nuôi vỗ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản.
4. Thuỷ sản làm giống là các đối tượng sử dụng để sản
xuất giống cho nuôi thương phẩm hoặc nuôi làm cảnh bao gồm giống cụ kỵ, ông bà,
bố mẹ, con giống kể cả trứng, ấu trùng, tinh trùng, phôi.
5. Giống thuỷ sản là nguồn cây con ban đầu (bao gồm
cả phôi, ấu trùng đối với động vật bào tử, mô đối với thực vật) phục vụ cho
nuôi trồng thuỷ sản thương phẩm hay nghiên cứu khoa học và là nguồn bố mẹ ban đầu
để tạo ra cây con mới phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản thương phẩm.
6. Giống bố mẹ là giống động, thực vật thuỷ sản sử
dụng sinh sản nhân tạo hoặc sinh sản tự nhiên tạo ra giống cây, con phục vụ cho
nuôi trồng thuỷ sản.
7. Cơ quan quản lý chuyên ngành là cơ quan có thẩm
quyền thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước về quản lý chuyên ngành
thuỷ sản tại địa phương. Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản tại tỉnh Thừa
Thiên Huế là Sở Thuỷ sản và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Chương II
ĐIỀU
KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THUỶ SẢN
Điều 3.
Điều kiện sản
xuất, kinh doanh giống thuỷ sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả
dịch vụ lưu giữ) giống thuỷ sản phải có những điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về giống
thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp (Sở Thuỷ sản hoặc Chi cục
Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản Thừa Thiên Huế).
b) Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống
thuỷ sản kể từ ngày ban hành Quy định này trở đi phải theo khu quy hoạch tập
trung của UBND Tỉnh.
c) Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang bị kỹ thuật,
hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu
giữ của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp
giống thuỷ sản, phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường
được quy định tại:
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5524:1995 chất lượng nước.
- Tiêu chuẩn Ngành: 28 TCN 173: 2001 Trung tâm giống
thuỷ sản cấp I, yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn Ngành: 28 TCN 92: 2005 cơ sở sản xuất
giống tôm biển - yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh thú y.
- Bảng 1A và 1B được ban hành kèm theo Thông tư số
01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thuỷ sản.
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thuần chủng,
đàn giống hậu bị phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học trở lên về
chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản.
e) Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh
giống.
f) Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với sản
xuất giống thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản đã ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ căn cứ theo khoản 2
điều 12 của Nghị định 128/2005/NĐ-CP để xử lý.
Điều 4.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ giống thuỷ sản bố mẹ
Tổ chức cá nhân được quyền kinh doanh giống bố mẹ
khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm kinh doanh kể từ ngày ban hành Quy định
này trở đi phải xây dựng theo khu quy hoạch tập trung của UBND Tỉnh.
b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giống bố mẹ
do cơ quan có thẩm quyền cấp.
c) Có địa điểm kinh doanh và niêm yết biển hiệu rõ
ràng.
d) Có hệ thống bể hoặc ao để lưu giữ giống bố mẹ,
trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển giống, hệ thống cấp thoát nước theo hướng dẫn
của Sở Thuỷ sản.
e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, đàn
giống thương phẩm, cơ sở lưu giữ, nuôi vỗ thành thục giống bố mẹ phải có nhân
viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản.
2. Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ
môi trường, vệ sinh thú y thuỷ sản theo quy định của pháp luật gồm:
a) Có nguồn nước và chất lượng nước đảm bảo theo
các Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Ngành ban hành.
b) Có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo
quy trình của Bộ Thuỷ sản.
c) Khi lưu thông giống bố mẹ phải có giấy chứng nhận
kiểm dịch của cơ quan quản lý.
d) Tổ chức, cá nhân chỉ được tiến hành hoạt động
kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh và có biên bản kiểm tra đủ điều kiện kinh
doanh của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Điều 5. Quy định về chất lượng giống thuỷ sản
(kể cả giống bố mẹ)
1. Về chỉ tiêu cảm quan: Áp dụng theo tiêu chuẩn chất
lượng giống do Bộ Thuỷ sản ban hành để kiểm tra.
2. Về mức độ nhiễm bệnh do virút (đối với tôm):
Không cho phép cá thể bị bệnh do nhiễm virút như: MBV (bệnh còi), WSSV (bệnh đốm
trắng), YHV (bệnh đầu vàng), HPV (bệnh phá vỡ gan tụy)… vượt mức quy định.
Điều 6. Quy định về sử dụng thuốc và hoá chất trong sản xuất, kinh doanh
giống thuỷ sản
1. Việc sử dụng thuốc, hoá chất trong sản xuất kinh
doanh giống thuỷ sản phải đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Thuỷ sản tại Quyết
định số 03/2002/QĐ-BTS ngày 23/01/2002 về việc ban hành quy chế quản lý thuốc
thú y thuỷ sản.
2. Các loại thuốc, hoá chất đưa vào sử dụng trong
việc sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải không nằm trong danh mục cấm sử dụng
được bổ sung hàng năm của bộ Thuỷ sản.
3. Hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh, khuyến
khích sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các chất xử lý, cải thiện môi trường
trong quá trình sản xuất giống thuỷ sản.
Chương III
KIỂM TRA, KIỂM DỊCH VÀ XỬ
LÝ GIỐNG KHÔNG ÐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Điều 7.
Quy định trong
kiểm tra,
kiểm
soát, kiểm dịch và
xử lý
giống không đảm bảo chất lượng
1. Đối với giống nuôi thuỷ sản căn cứ theo điều 5 của
quy định này để kiểm dịch chất lượng giống:
a) Giống bị nhiễm các bệnh thông thường vượt mức
cho phép thì tiến hành lập biên bản để xử lý bệnh (có cam kết của chủ cơ sở).
Khi nào có xác nhận kiểm tra của kiểm dịch viên là nguồn giống hết bệnh mới giải
quyết cho lưu thông.
b) Giống kiểm tra bị nhiễm virút (đối với tôm) thì
lập biên bản cho cô lập để xử lý bằng hoá chất nhằm loại bỏ số giống bị nhiễm bệnh,
số còn lại đưa vào xét nghiệm PCR hoặc mô học (đối với tôm). Sau khi xét nghiệm,
giống sạch bệnh mới giải quyết cho lưu thông, trường hợp còn bệnh thì ra quyết
định tiêu huỷ.
c) Đối với giống sai kích cỡ (nhỏ hơn tiêu chuẩn
quy định) thì lập biên bản để cơ sở thuần dưỡng (có cam kết của chủ cơ sở), khi
đạt kích cỡ theo tiêu chuẩn và được kiểm dịch lại mới giải quyết cho lưu thông.
2. Giống bố mẹ:
a) Giống bố mẹ nhập vào tỉnh phải được kiểm tra xét
nghiệm bệnh virút bằng kỹ thuật PCR hoặc mô học (đối với tôm), nếu phát hiện bị
nhiễm virút thì tiến hành lập biên bản và ra quyết định huỷ (chủ cơ sở phải chịu
chi phí).
b) Giống bố mẹ khai thác trong tỉnh, khi lưu thông
phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành. Khuyến
khích chủ cơ sở sản xuất giống tự kiểm tra bệnh virút bằng phương pháp PCR hoặc
mô học (đối với tôm).
Điều 8. Kiểm dịch và thu phí kiểm
dịch
1. Tổ chức kiểm dịch:
1.1. Kiểm dịch giống thuỷ sản tại nơi xuất phát:
a) Hồ sơ khai báo kiểm dịch: Giấy khai báo kiểm dịch.
b) Thời gian khai báo kiểm dịch: Ít nhất 03 ngày
trước khi vận chuyển.
c) Các bước tiến hành:
- Xác nhận đăng ký kiểm dịch và thông báo thời
gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch.
- Trình tự thủ tục kiểm dịch:
Kiểm dịch tại nơi xuất phát (trại giống, trại nuôi,
cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản): Nếu trại giống, trại nuôi, cơ sở kinh doanh
giống thuỷ sản đã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh; hồ sơ theo
dõi quá trình sản xuất đạt yêu cầu (giống được kiểm dịch và tôm giống được kiểm
tra bằng phương pháp PCR) giống nuôi, trồng thuỷ sản khoẻ mạnh, phương tiện vận
chuyển, dụng cụ chứa đựng và các vật dụng khác có liên quan đủ tiêu chuẩn vệ
sinh thú y, cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trong trường hợp trại giống, trại nuôi, cơ sở kinh
doanh giống thuỷ sản chưa được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh, cơ
quan kiểm dịch lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh theo danh mục bệnh sản phải
kiểm dịch do Bộ Thuỷ sản qui định. Nếu kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu, phương
tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng và các vật dụng khác có liên quan đạt tiêu
chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô
hàng. Nếu kết quả xét nghiệm không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch không cấp giấy
chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng, yêu cầu và giám sát chủ hàng áp dụng biện
pháp xử lý thích hợp cho từng loại bệnh nhằm ngăn chặn bệnh lây lan.
Nếu giống nhập vào tỉnh khi kiểm tra, kiểm soát
phát hiện chưa được kiểm dịch thì phải được cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm dịch
lại bằng phương pháp cảm quan và phương pháp PCR hoặc mô học (đối với tôm giống).
Trong thời gian chờ đợi kết quả kiểm dịch, chủ cơ sở phải cam kết giữ số lượng
giống trên tại cơ sở.
1.2. Đối với giống thuỷ sản lưu thông trong nước tại
địa phương tiếp nhận:
a) Chủ hàng có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm
dịch tại địa phương khi vận chuyển lô hàng đến địa phương nơi tiếp nhận lô
hàng.
b) Cơ quan kiểm dịch tại địa phương nơi tiếp nhận
lô hàng tiến hành các biện pháp sau:
Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch (cấp từ nơi xuất
phát) đồng thời kiểm tra tình trạng sức khoẻ của thuỷ sản, phương tiện vận chuyển,
dụng cụ chứa đựng và các vật dụng. Nếu các yếu tố trên đạt yêu cầu thì xác nhận
vào giấy chứng nhận kiểm dịch và cho phép vận chuyển đến nơi tiếp nhận.
Trong trường hợp phát hiện không có giấy chứng nhận
kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không phù hợp với chi tiết lô hàng (về
số lượng, chủng loại, kích cỡ); kiểm dịch viên phải tạm đình chỉ ngay việc vận
chuyển và báo cáo cơ quan kiểm dịch tuỳ theo mức độ, có thể yêu cầu nuôi cách
ly kiểm dịch hoặc yêu cầu và giám sát tiêu huỷ lô hàng.
Nếu phát hiện thuỷ sản mắc bệnh, phương tiện vận
chuyển, các vật dụng khác có liên quan không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ
quan kiểm dịch yêu cầu và giám sát chủ hàng tiêu huỷ lô hàng.
2. Thu phí kiểm dịch:
Căn cứ vào Quyết định số 20/2000/QĐ/BTC, ngày
21/2/2000 của Bộ Tài Chính và các văn bản khác có liên quan để thu phí kiểm dịch.
Chỉ thu phí đối với các trường hợp sau:
a) Giống nhập tỉnh chưa được kiểm dịch tại cơ sở sản
xuất gốc và kiểm dịch lại.
b) Kiểm dịch giống khi xuất ra thị trường của các
trại sản xuất giống, cơ sở ương, lưu giữ giống.
c) Kiểm dịch giống bố mẹ khi lưu thông.
d) Đối với những trường hợp xử lý giống bị bệnh,
sai kích cỡ thì căn cứ vào chi phí xử lý thực tế, chủ lô hàng chịu mọi chi phí
cho quá trình xử lý đó.
Điều 9. Quy định về phòng ngừa dịch
bệnh
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải
thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho giống
thuỷ sản. Nếu phát hiện giống bố mẹ hoặc con giống mắc bệnh, chết do bệnh hoặc
có dấu hiệu bệnh thuộc các bệnh nguy hiểm, cơ sở không được phép bán hoặc nuôi
và phải thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của Pháp lệnh thú y và Nghị
định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều thuộc Pháp lệnh thú y.
2. Cơ sở sản xuất giống thuỷ sản phải xây dựng nội
quy về các biện pháp bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở.
3. Người làm việc trong cơ sở sản xuất giống thuỷ sản
phải được bồi dưỡng kiến thức và được cấp giấy chứng nhận về vệ sinh thú y, thực
hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ sở về vệ sinh thú y.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG THUỶ SẢN
Điều 10. Trách
nhiệm và quyền
hạn
của
Sở Thuỷ sản
1. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin đăng ký sản xuất,
kinh doanh giống thuỷ sản.
2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung
của quy định này.
3. Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố
xây dựng đề án quy hoạch phát triển trại sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản;
4. Được quyền yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu
và tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, kinh
doanh giống thuỷ sản;
5. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (Trung tâm khuyến
ngư, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản) kiểm tra giám sát việc thực hiện các
quy định về sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
6. Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản:
a) Tổ chức phổ biến, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ,
các kiến thức pháp luật có liên quan cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh giống
thuỷ sản.
b) Tổ chức kiểm dịch và kiểm soát dịch bệnh đối với
giống nuôi thuỷ sản.
c) Phối hợp các cơ quan chức năng liên quan, Uỷ Ban
nhân dân các huyện, các xã triển khai thực hiện quy định này.
d) Tiến hành tiêu huỷ hoặc xử phạt khi phát hiện
nguồn giống bị nhiễm bệnh.
7. Chỉ đạo Trung tâm khuyến ngư.
a) Phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất, kinh
doanh các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao.
b) Phối hợp với các cơ quan đơn vị, UBND các huyện,
các xã triển khai thực hiện quy định về quản lý chất lượng giống nuôi thuỷ sản
trên địa bàn tỉnh.
Điều
11. Trách nhiệm của UBND các huyện, UBND các
xã
1. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện:
a) Chỉ đạo UBND các xã triển khai và giám sát việc
thực hiện Quy định này.
b) Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi
Thuỷ sản, Trung tâm khuyến ngư trong việc quản lý chất lượng giống nuôi thuỷ sản
trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các xã:
a. Giám sát việc thực hiện quy định này.
b. Tổ chức, hướng dẫn hoạt động các tổ hợp tác,
thôn, đội...trong việc thực hiện quy định này.
c. Phối hợp cùng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản
kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên địa bàn.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản
1. Quán triệt và thực hiện đầy đủ các quy định của
pháp luật về quản lý chất lượng giống thuỷ sản và các nội dung của quy định
này.
2. Các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản phải xây dựng
nội quy về các biện pháp bảo đảm điều kiện sản xuất, kinh doanh giống đạt tiêu
chuẩn.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải
thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc, chữa bệnh, chống dịch bệnh. Nếu
phát hiện giống thuỷ sản (kể cả giống bố mẹ) mắc bệnh, chết do bệnh hoặc có dấu
hiệu bệnh thuộc các bệnh nguy hiểm, cơ sở không được phép bán và phải thực hiện
các biện pháp xử lý theo quy định của Pháp lệnh thú y.
Chương V
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13. Khiếu nại, tố cáo
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại,
cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân trong việc
thực hiện những quy định của pháp luật về chất lượng giống thuỷ sản và những
quy định tại Qui định này.
2. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền
giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
Điều 14. Xử lý vi phạm
1.Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh giống
thuỷ sản chịu sự kiểm tra, kiểm dịch của lực lượng quản lý chuyên ngành thuỷ sản
và các lực lượng chức năng có liên quan. Trong quá trình hoạt động, nếu chủ cơ
sở không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của Nhà nước và Quy
định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
2. Những lô giống nhập tỉnh vi phạm về thủ tục hành
chính, không đảm bảo chất lượng, kích cở theo tiêu chuẩn ngành; khi đưa vào xét
nghiệm PCR hoặc mô học, nếu phát hiện bị nhiễm virút (MBV, WSSV, YHV, HPV...)
thì căn cứ điều 8 của Quy định này để xử lý.
Điều 15. Căn cứ để xử lý vi phạm
Việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giống vật nuôi được thực hiện theo các quy định tại điều 12 và 14 của
Nghị định 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thuỷ sản. Nghị định 47/2005/NĐ-CP ngày 8/4/2005 của Chính
Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi.
Chương VI
ÐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Quy định chuyển tiếp
Đối với các tổ chức cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh
doanh giống thuỷ sản trước thời điểm ban hành quy định này:
1. Nếu có nhu cầu sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản
theo mùa vụ tập trung phải đăng ký với cơ quan quản lý và thực hiện theo đúng
những quy định của pháp luật hiện hành.
2. Không được tự ý nâng cấp, cơi nới, mở rộng cơ sở
sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm
quyền.
Điều 17. Tổ chức
thực
hiện
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành của Tỉnh và Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực
hiện quy định này. Giám đốc Sở Thuỷ sản có trách nhiệm tổ chức triển khai cho
các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Sở Thuỷ sản Thừa Thiên Huế phối hợp với các cơ
quan thông tin báo chí tổ chức tuyên truyền nội dung quy định này để tổ chức cá
nhân liên quan biết, thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện, các ngành, các cấp
thường xuyên phản ảnh những vấn đề phát sinh, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử
lý những vấn đề còn chưa phù hợp để cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh kịp
thời.