BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
844/QĐ-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 02 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng
12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao và Chánh Văn
phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục
hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thể dục thể thao thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Tổng
cục, Cục, Vụ, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ Tư pháp (Cục KSTTHC);
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Các Sở VHTTDL;
- Lưu: VT, TCTDTT, VP (KSTTHC),VH(115).
|
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Tuấn Anh
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH
VỰC THỂ DỤC THỂ THAO THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
(Ban hành theo
Quyết định số 844 /QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
Ghi chú
|
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
|
1
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng
|
Thể
dục thể thao
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
2
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo
|
Thể
dục thể thao
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
3
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá
|
Thể
dục thể thao
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
4
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn
|
Thể
dục thể thao
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
5
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông
|
Thể
dục thể thao
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
6
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin
|
Thể
dục thể thao
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
|
Phần II.
NỘI DUNG CỤ THỂ
CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ
THAO THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức
hoạt động Lân Sư Rồng
* Trình tự thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực
giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận
hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của
doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối
hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các
điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết quả kiểm
tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy
định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp
hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh
doanh hoạt động thể thao.
* Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện
kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp
với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu
hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất.
Địa điểm tập luyện Lân Sư Rồng phải đảm bảo các
điều kiện sau:
a) Địa điểm tập luyện Lân Sư Rồng có thể ở trong
nhà hoặc ngoài trời, diện tích từ 200 m2 trở lên;
b) Mặt sân phải bằng phẳng, không trơn trượt;
c) Đối với địa điểm tập luyện trong nhà chiều cao
tối thiểu tính từ mặt sàn đến trần nhà là 5 m. Trường hợp có sử dụng mai hoa
thung chiều cao tối thiểu tính từ mặt sàn đến trần nhà là 7 m, hệ thống chiếu
sáng đảm bảo độ rọi từ 150 lux trở lên;
d) Âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 120dBA;
đ) Có tủ thuốc hoặc túi thuốc và các dụng cụ sơ cứu
ban đầu;
e) Có khu vực vệ sinh, để xe;
g) Có bảng nội quy quy định thời gian tập luyện;
bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
h) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng,
chống cháy nổ theo quy định.
(2) Về dụng cụ, trang thiết bị.
Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động
Lân Sư Rồng phải bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ sau:
a) Lân, Sư, Rồng và các loại trang
phục, đạo cụ kèm theo phù hợp với quy định của Luật thi đấu Lân Sư Rồng hiện
hành hoặc theo truyền thống của từng địa phương;
b) Các loại trống, chiêng, thanh
la, nạ bạt, mai hoa thung và các dụng cụ, đạo cụ phải đảm bảo an toàn, phù hợp
với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc;
c) Các trang thiết bị, dụng cụ
dùng để tập luyện, biểu diễn, thi đấu là vũ khí thô sơ phải được quản lý và sử
dụng theo quy định của pháp luật.
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên
môn.
Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động
Lân Sư Rồng phải có người hướng dẫn hoạt động chuyên môn đảm bảo một trong các
điều kiện sau:
a) Là huấn luyện viên, hướng dẫn
viên am hiểu Luật thi đấu Lân Sư Rồng, có trình độ chuyên môn, kỹ chiến thuật
về biểu diễn, thi đấu Lân Sư Rồng;
b) Có giấy chứng nhận đã qua các
lớp tập huấn đào tạo về chuyên môn Lân Sư Rồng do Tổng cục Thể dục thể thao,
các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao Lân Sư Rồng trong nước, quốc tế hoặc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao số
77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, Thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL
ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị
định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 10/2012/TT-BVHTTDL
ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức
hoạt động Lân Sư Rồng.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức
hoạt động Judo
* Trình tự thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ
quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động
thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm
chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh
kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao.
Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định
việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp
kinh doanh hoạt động thể thao.
* Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu
điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị
các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên
môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị
đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt
động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết
bị.
Địa điểm tổ chức hoạt động Judo phải
bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có thảm diện tích từ 64m2
trở lên. Mặt thảm phải bằng phẳng, không trơn trượt, đảm bảo không gây chấn
thương cho người tập luyện và thi đấu. Độ dày của thảm ít nhất là 4cm.
b) Thảm được đặt trên mặt sàn làm
bằng bê tông, gỗ hoặc dàn nhún lò xo.
c) Mật độ tập luyện tối thiểu 3m2/01người.
d) Điểm tập có ánh sáng tối thiểu là
200 lux.
e) Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia. Điểm đo âm thanh, tiếng ồn được xác định tại phía
ngoài cửa sổ và cửa ra vào của điểm tập.
g) Có đủ cơ số thuốc và dụng cụ sơ
cứu ban đầu, khu vực thay đồ, gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe.
h) Có sổ theo dõi võ sinh tham gia
tập luyện ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, giới tính, nơi cư trú và lưu đơn xin học
của từng người.
i) Có bảng nội quy quy định giờ tập
luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
k) Có bảng tên đòn chuyên môn Judo và
ảnh minh họa.
l) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh,
môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
m) Võ sinh tập luyện phải có võ phục
chuyên môn Judo.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
a) Trình độ nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên
thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục
thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do
Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo
chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
- Có đai đen từ 1 đẳng trở lên do
Liên đoàn Judo Quốc tế hoặc Liên đoàn Judo Việt Nam cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm
này thì những người làm công tác văn hóa-
xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét
làm cộng tác viên.
b) Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn
tập luyện không quá 30 võ sinh trong một buổi tập.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao số
77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT
ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 11/2012/TT-BVHTTDL ngày
06 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức
hoạt động Judo.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt
động Bóng đá
* Trình tự thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ
quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động
thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm
chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh
kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao.
Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
* Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu
điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị
các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên
môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị
đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt
động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: (*)
(1) Về sân bãi, thiết bị, dụng cụ.
a) Diện tích sân tập luyện đảm bảo
mật độ tối thiểu 25m2/người, nếu có tường tập sút cầu môn thì kích
thước tối thiểu của tường có chiều rộng 5m, chiều cao 2,5m và phải được làm
bằng vật liệu bền chắc. Diện tích sân thi đấu đảm bảo kích thước theo quy định
của Luật thi đấu bóng đá.
Sân tập luyện và thi đấu bóng đá phải
đảm bảo khoảng cách xung quanh an toàn, không có chướng ngại vật, khoảng cách
tối thiểu từ đường biên của sân đến hàng rào hoặc sân liền kề là 2,5m.
b) Mặt sân bằng phẳng và được làm
bằng một trong các chất liệu cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo, đất nện, sàn gỗ, chất
dẻo tổng hợp hoặc cát mịn không lẫn đá dăm.
c) Trên sân có đầy đủ các đường kẻ
biên ngang, biên dọc, đường tròn trung tâm, khu cấm địa và các điểm đá phạt.
d) Khung cầu môn đảm bảo kích thước
theo quy định của Luật thi đấu bóng đá được làm bằng một trong các chất liệu
sắt, gỗ hoặc chất dẻo tổng hợp.
e) Sân bóng đá liền kề nhà ở, công
trình công cộng, đường giao thông phải có hàng rào cao tối thiểu 3m bao quanh
sân.
g) Tập luyện, thi đấu buổi tối phải
đảm bảo ánh sáng tối thiểu 150 lux.
h) Sân phải có nội quy hoạt động với
các nội dung cơ bản sau:
- Sử dụng trang phục thể thao khi tập
luyện, thi đấu;
- Chấp hành đầy đủ hướng dẫn của Ban
quản lý sân;
- Giao tiếp văn minh, lịch sự, không
được có hành vi gây gổ, mất đoàn kết;
- Không uống rượu, bia, hút thuốc
trong sân;
- Không được mang các vật cứng, sắc,
nhọn có thể gây thương tích vào sân;
- Không tụ tập tổ chức đánh bạc và
các tệ nạn xã hội khác;
- Thời gian hoạt động.
i) Có tủ thuốc, dụng cụ y tế đáp ứng
sơ cứu ban đầu.
k) Có khu vực vệ sinh, thay trang
phục và để xe.
l) Đảm bảo vệ sinh môi trường, an
ninh trật tự và phòng chống cháy nổ theo quy định.
m) Các hình ảnh, bảng biển quảng cáo
sử dụng trên sân phải tuân thủ quy định của pháp luật.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên
thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục
thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do
Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo
chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm
này thì những người làm công tác văn hóa-
xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét
làm cộng tác viên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao số
77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thế dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT
ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 12/2012/TT-BVHTTDL ngày
10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức
hoạt động Bóng đá.
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức
hoạt động Bóng bàn
* Trình tự thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ
quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động
thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm
chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh
kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao.
Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định
việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp
kinh doanh hoạt động thể thao.
* Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu
điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị
các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên
môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị
đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt
động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết
bị, dụng cụ luyện tập.
1. Địa điểm hoạt động bóng bàn phải
đảm bảo các điều kiện sau:
a) Khu vực đặt bàn phải có mái che,
kín gió, không bị chói mắt. Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt;
b) Mỗi bàn bóng được đặt trong khuôn
viên có kích thước chiều rộng 5m, chiều dài 10 m;
c) Bảo đảm ánh sáng đồng đều tới các
điểm trên mặt bàn và khu vực bàn bóng từ 500 Lux trở lên, đèn được thiết kế cho
mỗi bàn có chiều cao tối thiểu tính từ mặt bàn là 2,5m trở lên;
d) Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ,
cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe;
đ) Bảng nội quy quy định giờ tập
luyện, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
e) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh,
môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện:
a) Bàn bảo đảm tiêu chuẩn theo quy
định của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam. Mặt bàn phải có một độ nẩy đồng đều
khoảng 23 cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30 cm xuống mặt bàn;
b) Lưới có chiều cao 15,25 cm, mép
trên của lưới phải cao đều 15,25 cm, mép dưới của lưới phải sát với mặt bàn,
cạnh bên của lưới phải sát với cọc lưới;
c) Có tấm chắn bóng quanh khuôn viên
đặt bàn cao 75 cm, sẫm màu, tránh phản quang và lẫn với màu của quả bóng;
d) Có bàn để bảng lật số.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên
thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục
thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do
Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo
chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm
này thì những người làm công tác văn hóa-
xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét
làm cộng tác viên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao số
77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT
ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 13/2012/TT-BVHTTDL ngày
10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức
hoạt động Bóng bàn.
5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức
hoạt động Cầu lông
* Trình tự thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ
quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động
thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm
chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm
tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao. Kết
quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định
việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp
kinh doanh hoạt động thể thao.
* Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu
điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị
các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên
môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị
đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt
động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất và trang thiết
bị, dụng cụ luyện tập.
1. Địa điểm hoạt động cầu lông phải
đảm bảo các điều kiện sau:
a) Sân cầu lông phải được bố trí
trong nhà. Mặt sân bằng phẳng, không trơn trượt, được phủ bằng sơn, chất tổng
hợp hoặc thảm cao su, có kích thước chiều dài 13,40 m, chiều rộng 6,10 m, đường
chéo sân đôi 14,723 m. Nền được làm bằng chất liệu gỗ hoặc bê tông;
b) Bảo đảm ánh sáng đồng đều trên sân
với độ rọi từ 500 lux trở lên, không bị chói, lóa;
c) Chiều cao tối thiểu tính từ mặt
sân đến trần nhà là 8m;
d) Khoảng cách giữa các sân, khoảng
cách từ mép biên ngang, mép biên dọc đến tường bao quang tối thiểu là 1m;
đ) Có cơ số thuốc và dụng cụ để sơ,
cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, khu vực để xe;
e) Bảng nội quy quy định giờ tập
luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác;
g) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh,
môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện.
a) Lưới được làm từ sợi dây nylon
hoặc chất liệu tổng hợp có màu đậm, mắt lưới có hình vuông, cạnh từ 15mm đến
20mm, đỉnh lưới được nẹp màu trắng;
b) Chiều cao cột lưới là 1,55m, được
làm bằng sắt hoặc thép, có hình trụ, đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được
căng lên. Hai cột lưới và các phụ kiện không được đặt vào trong sân;
c) Mỗi sân có tối thiểu 01 thùng đựng
cầu và 02 thùng đựng đồ; có ghế trọng tài và dụng cụ lau sàn.
(2) Về cán bộ, nhân viên chuyên môn.
- Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên
thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;
- Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục
thể thao từ bậc trung cấp trở lên;
- Có giấy chứng nhận chuyên môn do
Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.
- Có giấy chứng nhận được đào tạo
chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Đối với các địa phương ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm
này thì những người làm công tác văn hóa-
xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét
làm cộng tác viên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao số
77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007
của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày
29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT
ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 14/2012/TT-BVHTTDL ngày
10 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức
hoạt động Cầu lông.
6. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức
hoạt động Patin
* Trình tự thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ
quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động
thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm
chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh
kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao.
Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.
Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện
theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định
việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp
kinh doanh hoạt động thể thao.
* Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu
điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
(2) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị
các điều kiện kinh doanh:
+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên
môn phù hợp với nội dung hoạt động;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị
đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt
động kinh doanh.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: (*)
(1) Về cơ sở vật chất.
Địa điểm hoạt động Patin phải đảm bảo
các điều kiện sau:
a) Sân tập luyện Patin có diện tích
từ 300 m2 trở lên, mật độ tập luyện tối thiểu 5 m2/người.
b) Mặt sân bằng phẳng, có thể có dốc
trượt (sóng) và mô hình chướng ngại vật. Bề mặt sân đối với khu vực bằng phẳng
phải nhẵn, không trơn trượt; đối với khu vực có dốc trượt và mô hình
chướng ngại vật phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên dùng
với bề mặt được xử lý nhẵn, không trơn trượt, các góc cạnh phải an toàn
không gây nguy hiểm cho người chơi, độ dốc của dốc trượt không quá 30°. Chiều
rộng của dốc trượt và mô hình chướng ngại vật tối thiểu 2m.
c) Âm thanh, tiếng ồn bảo đảm quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
d) Có cơ số thuốc thông thường, dụng
cụ sơ cứu ban đầu và phải đăng ký liên kết với cơ sở y tế gần nhất.
đ) Có khu vực vệ sinh, thay đồ và để
xe.
e) Có bảng nội quy quy định thời gian
tập luyện, không tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống
rượu, bia trong khi tập luyện và các nội dung khác có liên quan.
g) Đảm bảo thời gian hoạt động, an
ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo
quy định của pháp luật.
(2) Về trang thiết bị luyện tập.
a) Phải bố trí trang thiết bị cho
người tập, bao gồm:
- Tấm lót khuỷu tay, tấm lót đầu
gối;
- Mũ đội đầu;
- Giày trượt.
b) Giày trượt sử dụng đảm bảo các
thông số sau:
- Giày có khóa chắc chắn, đảm bảo
ôm chân, không lỏng lẻo, thân giày không bị nghiêng, vẹo quá 45o qua
2 bên sau khi mang vào và cài đầy đủ các khóa;
- Bánh xe là loại cao su mềm, có
độ đàn hồi tốt, vòng bi dùng loại 2 vòng bi cho một bánh xe với vòng đệm ở
giữa, không sử dụng loại một trục;
- Khung đỡ và lắp bánh của giày
(Frames):
+ Loại làm bằng hợp kim nhôm (Alu)
có độ cứng trên 5000, có độ dày vị trí mỏng nhất trên 1 mm, bảo đảm an toàn;
+ Loại bằng nhựa có độ dày vị trí
mỏng nhất trên 2 mm, bảo đảm an toàn.
c) Số lượng trang thiết bị quy
định tại khoản 1 Điều này phải đạt ít nhất 50% trên tổng số lượng người chơi
tối đa (tính theo diện tích sân).
(3) Về cán bộ, nhân viên chuyên
môn.
a) Người hướng dẫn chuyên môn phải
bảo đảm các điều kiện sau:
- Đã tham dự lớp tập huấn chuyên
môn Patin do Tổng cục Thể dục thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp về Patin
cấp quốc gia tổ chức.
- Có chứng nhận sức khỏe do cơ sở
y tế cấp huyện trở lên cấp và phải tái khám định kỳ hàng năm.
b) Mỗi người hướng dẫn chuyên môn
hướng dẫn tập luyện không quá 20 người trong một buổi tập.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Thể dục, thể thao số
77/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực thi hành từ ngày 03/8/2007.
- Thông tư số 05/TT-UBTDTT ngày
20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, thể thao hướng dẫn một số quy định của Nghị định
số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2007.
- Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL
ngày 29/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
05/2007/TT-UBTDTT ngày 20/7/2007 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị
định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Thể dục, thể thao. Có hiệu lực từ ngày 20/8/2011.
- Thông tư số 16/2012/TT-BVHTTDL
ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức
hoạt động Patin.
Ghi chú:
(*) Nội dung được sửa đổi, bổ sung