ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
83/2004/QĐ/UB-NL2
|
Hà
Tĩnh, ngày 26 tháng 08 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PCLB TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống
lụt, bão ngày 8/3/1993 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh PCLB,
được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24/8/2000;
Căn cứ Nghị định số 168/HĐBT
ngày 19/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Quy định về tổ chức,
nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương và Ban Chỉ huy PCLB các cấp và các
ngành; Nghị định số 32/CP ngày 20/5/1996 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh Phòng,chống lụt, bão;
Xét đề nghị của Thường trực
Ban Chỉ huy PCLB tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt
động của Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ban hành.
Chánh Văn
phòng UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ huy PCLB tỉnh; Trưởng Ban Chỉ huy PCLB
các công trình trọng điểm; Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên ngành chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH
Trần Đình Đàn
|
QUY CHẾ
HOẠT
ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 83/2004/QĐ/UB-NL2 ngày 26 tháng
8 năm 2004 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Chương
1
NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Ban chỉ huy phòng chống lụt,
bão tỉnh Hà Tĩnh (sau đây gọi tắt là BCHPCLB tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh thành lập hàng năm, có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện công tác
phòng, chống lụt, bão trên địa bàn toàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành của Nhà
nước.
Ban Chỉ
huy PCLB tỉnh và các thành viên BCHPCLB tỉnh phải chấp hành các quy định của
Nhà nước về phòng, chống lụt, bão và các quy định tại Quy chế này.
Điều 2.
BCHPCLB tỉnh có nhiệm vụ:
a) Lập quy hoạch, kế hoạch, phương án phòng, chống
lụt bão dài hạn và hàng năm, trình UBND xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
b) Xét duyệt, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các
phương án PCLB của các ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và Ban chỉ huy PCLB
các công trình trọng điểm lập hàng năm.
c) Tổ chức công tác PCLB và khắc phục hậu quả lụt,
bão trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Ban chỉ
đạo PCLB Trung ương; Chủ động tổ chức tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ người,
tài sản của Nhà nước và nhân dân khi lụt, bão xảy ra.
d) Chỉ đạo công tác hộ đê.
e) Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, các cơ quan
Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và
mọi công dân trên địa bàn nghiêm túc thực hiện Pháp lệnh về phòng, chống lụt,
bão.
f) Đề xuất UBND tỉnh việc ứng dụng tiến bộ khoa
học vào công tác PCLB, các biện pháp công trình và phi công trình đối với công
trình phòng, ngăn lũ.
g) Tổ chức sơ kết, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm
về công tác PCLB hàng năm cho các ngành, địa phương trong tỉnh.
Chương
2
TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BCHPCLB TỈNH
Điều 3.
Tổ chức bộ máy:
- Thành
phần và số lượng thành viên BCHPCLB tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hàng
năm.
- BCHPCLB
tỉnh gồm có: Trưởng ban, Phó ban Thường trực, các Phó Trưởng ban, Chánh Văn
phòng thường trực, Trưởng các tiểu ban và các thành viên.
- BCHPCLB
tỉnh có cơ quan thường trực và Văn phòng thường trực.
Chương
3
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC THANH
VIÊN VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA BCHPCLB TỈNH
Điều 4.
Phân công nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên:
1. Trưởng ban:
a) Chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống và khắc
phục hậu quả lụt, bão trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của các
ngành, các địa phương để ứng cứu, chi viện trong các trường hợp khẩn cấp; chỉ
huy, điều hành chung và phối hợp với các lực lượng liên quan của các Bộ, Ngành,
Quân Khu IV để triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi lụt, bão xảy
ra.
c) Chỉ đạo việc lập quy hoạch, kế hoạch, phương án
phòng, chống lụt bão dài hạn và hàng năm.
d) Phân công, đôn đốc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ
của các phó ban và các thành viên BCHPCLB tỉnh.
e) Duyệt kế hoạch tài chính hàng năm cho các hoạt
động phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão và thiên tai khác.
f) Quyết định triệu tập các cuộc họp thường kỳ,
bất thường của Ban Chỉ huy và thủ trưởng các cơ quan có liên quan khi cần
thiết.
g) Chỉ đạo việc tổ chức sơ kết, tổng kết công tác
phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão hàng năm.
2. Các phó Trưởng ban và thành viên của Ban:
a. Phó
Trưởng ban Thường trực:
- Giúp
Trưởng ban tổng hợp và chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Ban, giải quyết các
công việc thường nhật; chủ động xử lý các tình huống về lụt,bão khi Trưởng ban
Ủy quyền.
- Điều
hành Cơ quan thường trực BCHPCLB tỉnh, chủ trì phối hợp với các Ban chỉ huy
PCLB các ngành, địa phương thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão.
- Chỉ đạo,
kiểm tra, đôn đốc việc lập, thực hiện phương án và kế hoạch PCLB của các ngành,
các huyện, thị xã, các chủ công trình trọng điểm và của các tiểu ban.
- Lập
quy hoạch, kế hoạch, phương án phòng, chống lụt, bão dài hạn và hàng năm của
tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Thay
mặt Trưởng ban ký một số công điện, truyền tin lụt, bão, chỉ đạo các địa
phương, ngành, chủ các công trình trọng điểm trong việc đối phó với thiên tai.
- Chỉ
đạo việc chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp của Ban; chỉ đạo các hoạt
động của Văn phòng thường trực BCHPCLB tỉnh; duyệt Quy chế hoạt động của Văn
phòng BCHPCLB tỉnh;
- Đề
xuất kế hoạch tài chính hàng năm cho các hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu
quả lụt, bão.
- Thực
hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
b) Các phó Trưởng ban
- Giúp
Trưởng ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của BCHPCLB tỉnh; trực tiếp làm
trưởng ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các công trình trọng điểm.
- Chỉ
đạo, kiểm tra công tác PCLB của các ngành, địa phương được UBND tỉnh phân công
phụ trách.
- Điều
hành các hoạt động của BCHPCLB tỉnh khi Trưởng ban đi vắng, Ủy quyền.
- Thực
hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công hoặc Ủy nhiệm.
c) Các thành viên BCHPCLB tỉnh:
- Chủ
động đề ra chương trình công tác và thực hiện nhiệm vụ được Trưởng ban phân
công.
- Chỉ
đạo, kiểm tra, đôn đốc kế hoạch PCLB hàng năm, điều kiện ứng phó với các tình
huống khẩn cấp của ngành; kiểm tra việc tổ chức đào tạo, huấn luyện, quản lý
vật tư, phương tiện; đầu tư, trang bị phục vụ phòng, chống lụt, bão theo chức
năng quản lý nhà nước chuyên ngành được giao.
- Chủ
động phối hợp với các ngành các huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan triển
khai thực hiện phương án PCLB của ngành trên địa bàn toàn tỉnh.
- Huy động
nguồn lực của ngành để ứng cứu, chi viện cho các địa phương và các công trình
trọng điểm, trong trường hợp khẩn cấp.
- Chuẩn bị
phương tiện, lực lượng để triển khai kịp thời việc tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ
khi lụt, bão xảy ra.
- Phản
ánh, cung cấp kịp thời về Văn phòng thường trực BCHPCLB tỉnh những thông tin
cần thiết về diễn biến, tình hình phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão để
tổng hợp báo cáo.
3. Chánh văn phòng thường trực (Ban viên trực) :
- Giúp
Trưởng ban và Phó Trưởng ban thường trực điều hành Văn phòng thường trực
BCHPCLB tỉnh giải quyết các công việc thường nhật và chịu trách nhiệm trước Cơ
quan thường trực BCHPCLB tỉnh về các hoạt động của Văn phòng.
- Được
thừa lệnh Phó ban trực ký một số công điện, truyền tin lụt, bão.
- Xây
dựng, phê duyệt Quy chế hoạt động của Văn phòng.
- Giúp
việc cho Chánh văn phòng có các Phó văn phòng và cán bộ giúp việc theo sự phân
công của Chánh vãn phòng.
4. Trưởng các Tiểu ban:
Trưởng các
Tiểu ban được UBND tỉnh quyết định. Trưởng các tiểu ban chịu trách nhiệm thành
lập các thành viên của Ban; chủ động xây dựng, triển khai thực hiện nhiệm vụ
được giao; thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực
BCHPCLB tỉnh để tổng hợp báo cáo.
Điều 5.
Cơ quan thường trực:
1. Tổ chức:
- Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy PCLB
tỉnh.
- Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Phó ban Thường trực BCHPCLB
tỉnh chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về điều hành hoạt động của cơ quan
thường trực BCHPCLB tỉnh.
- Giúp
việc cho Phó Trưởng ban Thường trực để điều hành Cơ quan thường trực có các Phó
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (là thành viên BCHPCLB tỉnh) và Chánh văn phòng
thường trực.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Giúp BCHPCLB tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy
định tại Điều 2 Quy chế này.
b) Nắm tình hình về công tác phòng, chống lụt,
bão, diễn biến của thiên tai; tham mưu BCHPCLB tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa
phương xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống xảy ra của lụt, bão.
c) Đôn đốc, kiểm tra các ngành, các huyện, thị xã
thực hiện nhiệm vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão; chủ động phối
hợp với Cơ quan thường trực phòng, chống lụt, bão của Trung ương, bộ, ngành
liên quan trong các hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; đề
xuất biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tổng hợp, đề
xuất việc hỗ trợ kinh phí đối với công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả
lụt, bão.
d) Đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch huấn
luyện, đào tạo, tập huấn ứng dụng các tiến bộ khoa học về phòng chống lụt bão
và giảm nhẹ thiên tai.
e) Chuẩn bị nội dung, chương trình các hội nghị,
hội thảo sơ kết, tổng kết đánh giá về công tác PCLB; nội dung các cuộc họp
BCHPCLB tỉnh và báo cáo khác theo yêu cầu của Trưởng ban BCHPCLB tỉnh; cung cấp
tài liệu, thông tin kịp thời liên quan đến công tác PCLB cho các thành viên BCHPCLB
tỉnh.
f) Phê duyệt phương án PCLB hàng năm của các công
trình trọng điểm: Đê La Giang, hồ Kẻ Gỗ, hồ Bộc Nguyên, hồ Sông Rác, hồ Kim
Sơn.
Điều 6.
Văn phòng thường trực BCHPCLB tỉnh:
1. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan thường trực
phân công hoặc Ủy nhiệm.
b) Tổ chức thường trực theo chế độ 24/24 giờ tại
Văn phòng BCHPCLB tỉnh theo quy định về chế độ trực ban PCLB hàng năm để nắm
thông tin, giúp Cơ quan thường trực và Trưởng ban chỉ huy kịp thời và có hiệu
quả các hoạt động phòng, chống lụt, bão và các thiên tai khác.
c) Quản lý con dấu, công văn, tài liệu theo đúng
quy định của Nhà nước.
2. Tổ chức:
- Là
bộ phận giúp việc cho Cơ quan thường trực giải quyết công việc thường nhật của
Văn phòng.
- Chi
cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều kiêm nhiệm Văn phòng thường trực của
BCHPCLB tỉnh.
Chương
4
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ THÔNG TIN
BÁO CÁO
Điều 7.
1. Chế độ
làm việc:
- Các
thành viên Ban chỉ huy PCLB tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách
nhiệm trước Pháp luật về các nhiệm vụ được phân công;
- Hội
nghị thường kỳ của Ban chỉ huy hoặc đột xuất là một trong những hình thức làm
việc chính để cụ thể hóa nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão và
thiên tai khác.
2. Điều kiện làm việc:
- Văn
phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh đặt tại Chi cục Phòng chống lụt, bão và Quản lý đê
điều, tỉnh Hà Tĩnh.
- BCHPCLB
tỉnh có con dấu, được mớ tài khoản tại Kho bạc tỉnh hoặc Ngân hàng thương mại theo quy định của Nhà nước.
- Phương
tiện đi lại của các thành viên BCHPCLB tỉnh do từng cơ quan của các thành viên
đó đảm nhận; trường hợp do phục vụ công tác PCLB, chi phí sử dụng nhiên liệu
vượt quá định mức báo cáo về Cơ quan thường trực để tổng hợp, trình UBND tỉnh.
3. Quan hệ làm việc:
- Ban
chỉ huy PCLB tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, đồng thời
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thường trực Tỉnh Ủy, Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh và UBND tỉnh.
- Quan
hệ giữa Ban chỉ huy PCLB tỉnh với Ban chỉ huy PCLB của các sở, ban, ngành, các
huyện, thị xã, các công trình trọng điểm là quan hệ chỉ huy trực tiếp, theo
hình thức điều lệnh.
4. Kinh phí:
Kinh phí
hoạt động của Ban Chỉ huy PCLB tỉnh được trích từ nguồn ngân sách tỉnh hàng năm
trên cơ sở dự toán ngân sách được phê duyệt. Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy
PCLB tỉnh có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả và thanh,
quyết toán theo quy định hiện hành. Phụ cấp, trang bị cho các thành viên BCHPCLB
tỉnh được thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Điều 8.
Thông tin, báo cáo:
- Cơ
quan thường trực tổ chức thu thập, tiếp nhận thông tin từ Trung ương và các
nguồn thông tin đáng tin cậy khác để phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão kịp
thời; cập nhật các thông tin, báo cáo của các Sở, ngành, các cấp về công tác
phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; tổng hợp báo cáo, xử lý thông tin hoặc
trình xử lý kịp thời.
- Việc
báo cáo, cung cấp số liệu về thiệt hại do lụt, bão gây ra trên địa bàn tỉnh cho
các cơ quan Trung ương, các cơ quan thông tin đại chúng phải được Trưởng ban
hoặc Phó ban phê duyệt
Điều 9. Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có
khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị báo cáo về Cơ quan thường trực Ban Chỉ
huy PCLB tỉnh để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.