BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 827/QĐ-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA CƠ SỞ (NHÓM CHỨC DANH HƯỚNG DẪN VIÊN
VĂN HÓA)
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16/01/2023 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL ngày 7/7/2022 của Bộ trưởng Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
và xếp lương viên chức chuyên ngành Văn hoá cơ sở;
Căn cứ Kết luận của Hội đồng
thẩm định Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Hướng dẫn viên văn hóa) ngày 27/12/2022;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Văn hóa cơ sở (nhóm chức danh Hướng dẫn viên
văn hóa).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định
số 4851, 4850, 4849/QĐ- BVHTTDL ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch ban hành Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp Hướng dẫn viên văn hoá (hạng II, III, IV).
Điều 3. Chánh
Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục
trưởng Văn hóa cơ sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Cổng thông tin điện tử Bộ;
- Lưu: VT, TCCB, ĐH (200).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Tạ Quang Đông
|
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH
VĂN HÓA CƠ SỞ (NHÓM CHỨC DANH HƯỚNG DẪN VIÊN VĂN HÓA)
(Kèm theo Quyết định số: 827/QĐ-BVHTTDL ngày 04 tháng 04 năm 2023 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I. ĐỐI TƯỢNG
BỒI DƯỠNG
1. Viên chức chuyên môn hiện
đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành văn hoá cơ sở
(nhóm chức danh Hướng dẫn viên văn hoá), có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc
ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp
Hướng dẫn viên văn hoá.
2. Các cá nhân có nhu cầu bồi
dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng, theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn
viên văn hoá.
II. MỤC TIÊU
BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Trang bị cho học viên kiến thức
và kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu về năng lực, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hoá.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng
học viên có thể:
a) Kiến thức cơ bản
- Phân tích được những điểm cơ
bản về hệ thống chính trị, hệ thống bộ máy hành chính nhà nước và hệ thống bộ
máy ngành văn hóa cơ sở;
- Nắm được quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa
cơ sở;
- Có những kiến thức cơ bản về
lý luận và chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành văn hóa cơ sở; nắm được kiến
thức về các lĩnh vực khoa học liên quan.
- Có kỹ năng đào tạo, hướng dẫn,
thuyết trình
b) Năng lực chuyên môn
Vận dụng có hiệu quả những kiến
thức, kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành đã được đào tạo vào các hoạt
động chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành văn hóa cơ sở để thực hiện nhiệm
vụ phù hợp với chức danh Hướng dẫn viên văn hoá theo quy định tại Thông tư số 03/2022/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 07 năm 2022 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hoá cơ sở.
III. YÊU CẦU
ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH
1. Cấu trúc hợp lý và khoa học
giữa các khối kiến thức, nội dung bám sát nhiệm vụ của chức danh văn hoá cơ sở,
đảm bảo không trùng lặp với chương trình, tài liệu khác và kết cấu theo hướng mở
để dễ cập nhật, bổ sung cho phù hợp;
2. Cân đối, hợp lý giữa lý thuyết
và thực hành (rèn luyện kỹ năng);
3. Thiết thực để sau khi học
xong, học viên có thể vận dụng vào thực tiễn công tác.
IV. PHƯƠNG
PHÁP CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình được cấu trúc
theo từng phần kiến thức: từ kiến thức chung đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng,
nghiệp vụ về văn hóa cơ sở theo yêu cầu của chức danh Hướng dẫn viên văn hoá.
2. Học viên học đủ các phần kiến
thức theo quy định của chương trình sẽ được cấp chứng chỉ.
V. CHƯƠNG
TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối
lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Chương trình gồm 10
chuyên đề, được bố cục thành 03 phần:
- Phần I: Kiến thức chung về
nhà nước và hành chính nhà nước; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về văn hoá cơ sở (gồm 03 chuyên đề);
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 07 chuyên đề);
- Phần III: Khảo sát thực tế và
viết tiểu luận.
b) Thời gian bồi dưỡng:
- Tổng thời gian là 06 tuần x
05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 240 tiết
- Phân bố thời gian:
+ Lý thuyết,
thảo luận, thực hành:
|
184 tiết
|
|
+ Kiểm
tra:
|
08 tiết
|
|
+ Ôn tập:
|
08 tiết
|
|
+ Khảo sát
thực tế và viết tiểu luận:
|
32 tiết
|
|
+ Công tác
tổ chức lớp:
|
08 tiết
|
|
2. Cấu
trúc chương trình
TT
|
NỘI DUNG
|
Số tiết
|
Tổng
|
Lý thuyết
|
Thảo luận, thực hành
|
I
|
Kiến thức chung về nhà nước
và hành chính nhà nước; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về văn hoá cơ sở
|
40
|
30
|
10
|
1
|
Lý luận chung về Nhà nước và
hành chính nhà nước
|
12
|
8
|
04
|
2
|
Hệ thống quản lý nhà nước về
văn hoá cơ sở - đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về
văn hoá cơ sở
|
20
|
16
|
04
|
3
|
Kiến thức, kỹ năng chung về
quản lý nhà nước
|
8
|
06
|
02
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần I:
08 tiết
|
II
|
Khối kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu chức danh chuyên
ngành văn hoá cơ sở
|
144
|
108
|
36
|
4
|
Những vấn đề chung về văn hoá
cơ sở và hệ thống thiết chế của hệ thống văn hoá cơ sở
|
16
|
12
|
4
|
5
|
Kỹ năng tổ chức hoạt động văn
nghệ quần chúng ở cơ sở
|
24
|
20
|
4
|
6
|
Tổ chức các lớp nghiệp vụ và
các lớp năng khiếu
|
28
|
20
|
8
|
7
|
Tổ chức hoạt động truyền
thông và giáo dục về văn hoá cơ sở
|
24
|
20
|
4
|
8
|
Ứng dụng công nghệ thông tin
trong tổ chức các hoạt động văn hoá cơ sở
|
16
|
12
|
4
|
9
|
Biên soạn chương trình hoạt động,
tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá cơ sở đối với chức danh Hướng dẫn viên
văn hoá
|
24
|
16
|
8
|
10
|
Tiêu chuẩn nghiệp vụ và đạo đức
nghề nghiệp đối với viên chức giữ chức danh chuyên ngành văn hoá cơ sở
|
12
|
8
|
4
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần II: 08 tiết
|
III
|
Khảo sát thực tế và viết
tiểu luận
|
32
|
|
32
|
11
|
Khảo sát thực tế các thiết chế
văn hóa cơ sở và mô hình hoạt động của một số địa phương tiêu biểu
|
16
|
|
16
|
12
|
Viết tiểu luận áp dụng những
kiến thức vừa học vào thực tiễn công tác
|
16
|
|
16
|
VI. NỘI DUNG
CHÍNH CÁC CHUYÊN ĐỀ
PHẦN I
KHỐI KIẾN THỨC CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC, HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VÀ QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
CƠ SỞ
Chuyên đề
1. Lý luận chung về nhà nước và hành chính nhà nước
1. Khái quát về cơ quan nhà nước
a) Khái niệm và đặc điểm;
b) Hệ thống các cơ quan nhà nước
trong bộ máy nhà nước;
c) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước.
2. Hành chính nhà nước
a) Khái niệm
- Quản lý và quản lý nhà nước;
- Hành chính nhà nước.
b) Vai trò của Nhà nước và quản
lý hành chính nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá.
3. Các nguyên tắc hành chính
nhà nước
a) Khái niệm nguyên tắc hành
chính nhà nước.
b) Các nguyên tắc hành chính
nhà nước cơ bản:
- Nguyên tắc Đảng cầm quyền
lãnh đạo hành chính nhà nước;
- Nguyên tắc pháp trị;
- Nguyên tắc phục vụ;
- Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả.
4) Các chức năng cơ bản của
hành chính nhà nước
a) Khái niệm và phân loại chức
năng hành chính nhà nước
- Chức năng hành chính nhà nước;
- Phân loại chức năng hành
chính nhà nước.
b) Các chức năng cơ bản của
hành chính nhà nước
- Chức năng nội bộ;
- Chức năng bên ngoài.
Chuyên đề
2. Hệ thống quản lý nhà nước về văn hoá cơ sở - Quan điểm, đường lối của Đảng
và chính sách, pháp luật của nhà nước về văn hoá cơ sở
1. Hệ thống quản lý nhà nước về
văn hóa cơ sở
a) Cấp Trung ương;
b) Cấp tỉnh;
c) Cấp huyện;
d) Cấp xã.
2. Quan điểm, đường lối của Đảng
và chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa cơ sở
a) Quan điểm, đường lối của Đảng
về văn hóa cơ sở;
b) Chính sách, pháp luật của
Nhà nước về văn hóa cơ sở.
Chuyên đề
3. Kiến thức, kỹ năng chung về quản lý nhà nước
1. Kỹ năng cập nhật và áp dụng
pháp luật trong công tác
a) Cập nhật và áp dụng pháp luật
trong công tác;
b) Nguyên tắc, yêu cầu khi cập
nhật và áp dụng pháp luật;
c) Các kỹ năng cụ thể khi áp dụng
pháp luật trong công tác;
d) Các bài tập tình huống áp dụng
pháp luật.
2. Kỹ năng lập và tổ chức thực
hiện kế hoạch công tác
a) Tổng quan về lập kế hoạch và
tổ chức thực hiện;
b) Các kỹ thuật, công cụ chủ yếu
trong lập kế hoạch công tác;
c) Kỹ năng lập kế hoạch công
tác;
d) Kỹ năng tổ chức thực hiện kế
hoạch công tác;
e) Báo cáo thực hiện kế hoạch;
f) Giải quyết xung đột nhóm khi
thực hiện kế hoạch.
3. Kỹ năng xây dựng văn bản và
viết báo cáo
a) Kỹ năng xây dựng văn bản;
b) Kỹ năng viết báo cáo.
PHẦN II
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP THEO YÊU CẦU CHỨC DANH HƯỚNG DẪN VIÊN VĂN HOÁ
Chuyên đề
4. Những vấn đề chung về văn hoá cơ sở và hệ thống thiết chế của hệ thống văn
hoá cơ sở
1. Tổng quan về hoạt động văn
hóa cơ sở
a) Hoạt động chuyên môn, nghiệp
vụ cơ bản của văn hóa cơ sở;
b) Các nội dung hoạt động
chuyên ngành văn hóa cơ sở (7 nội dung);
c) 60 câu hỏi về văn hóa cơ sở.
2. Tổng quan về hệ thống thiết
chế văn hóa cơ sở
a) Chức năng, nhiệm vụ của hệ
thống thiết chế văn hóa cơ sở;
b) Vị trí, vai trò của hệ thống
thiết chế văn hoá cơ sở;
c) Hoạt động của hệ thống thiết
chế văn hóa cơ sở;
d) Các nội dung hoạt động
chuyên môn.
Chuyên đề
5. Kỹ năng tổ chức hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở
1. Mục đích, yêu cầu
a) Mục đích;
b) Yêu cầu.
2. Khái niệm, vị trí, vai trò
a) Khái niệm;
b) Vị trí;
c) Vai trò.
3. Nội dung hoạt động văn nghệ
quần chúng ở cơ sở
a) Các loại hình văn nghệ quần
chúng;
b) Phương pháp tổ chức hoạt động
văn nghệ quần chúng ở cơ sở.
4. Cơ chế hoạt động của đội văn
nghệ quần chúng ở cơ sở
a) Về nhân lực (tổ chức và diễn
viên);
b) Về tài lực;
c) Về vật lực.
Chuyên đề
6. Tổ chức các lớp nghiệp vụ và các lớp năng khiếu
1. Kỹ năng nghiệp vụ tổ chức
các lớp tập huấn nghiệp vụ, lớp năng khiếu văn hoá - thể thao
a) Sự cần thiết tổ chức lớp;
b) Nội dung các lớp tập huấn, lớp
năng khiếu;
c) Các bước chuẩn bị tổ chức lớp;
d) Thông báo chiêu sinh lớp học;
e) Công tác giáo vụ.
2. Kỹ năng nghiệp vụ tổ chức
tuyên truyền cổ động trực quan ở cơ sở
a) Khái niệm, vị trí, vai trò,
tính cấp thiết;
b) Hoạt động tuyên truyền cổ động
trực quan ở cơ sở.
3. Kỹ năng xây dựng các đội
nhóm câu lạc bộ cơ sở
a) Khái niệm, vị trí, vai trò;
b) Các chức năng của câu lạc bộ;
c) Các đặc trưng chủ yếu của
câu lạc bộ;
d) Các loại hình và phương thức
hoạt động của câu lạc bộ;
đ) Tổ chức, hoạt động của câu lạc
bộ.
Chuyên đề
7. Tổ chức hoạt động truyền thông và giáo dục về văn hoá cơ sở
1. Vị trí, vai trò, ý nghĩa
a) Vị trí, vai trò;
b) Ý nghĩa.
2. Thực trạng việc xây dựng và
triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục trong hoạt động văn hóa cơ sở
và những vấn đề cần giải quyết
a) Thực trạng việc xây dựng và
triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục trong hoạt động văn hóa cơ sở;
b) Một số vấn đề đặt ra về chất
lượng, hiệu quả các chương trình truyền thông, giáo dục trong hoạt động văn hóa
cơ sở.
3. Tổ chức, thực hiện
a) Truyền thông trên các phương
tiện thông tin đại chúng, sách báo;
b) Truyền thông trong các cơ sở
giáo dục, đào tạo.
4. Một số nhiệm vụ, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình truyền thông, giáo dục về văn hóa cơ sở
trong tình hình hiện nay
a) Một số nhiệm vụ trọng tâm;
b) Một số giải pháp chính.
Chuyên đề
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động văn hoá cơ sở
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung;
b) Mục tiêu cụ thể.
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động văn hóa cơ sở
a) Cơ sở dữ liệu ngành văn hóa
cơ sở;
b) Quy chế vận hành và khai
thác sử dụng.
3. Nội dung chương trình ứng dụng
a) Ứng dụng trong hoạt động thiết
chế văn hóa cơ sở;
b) Ứng dụng trong hoạt động nghệ
thuật quần chúng;
c) Ứng dụng trong hoạt động
tuyên truyền cổ động;
d) Ứng dụng trong hoạt động quảng
cáo.
4. Định hướng, giải pháp
a) Giải pháp về cơ chế, chính
sách;
b) Giải pháp về tài chính;
c) Giải pháp về nguồn nhân lực.
Chuyên đề
9. Biên soạn chương trình hoạt động, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá cơ sở
đối với chức danh Hướng dẫn viên văn hóa
1. Mục đích, ý nghĩa của việc
biên soạn chương trình hoạt động, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá cơ sở
a) Mục đích, ý nghĩa;
b) Tính cấp thiết, hiệu quả
mang lại.
2. Biên soạn chương trình hoạt
động, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá cơ sở đối với chức danh Hướng dẫn
viên văn hoá
a) Chức danh Hướng dẫn viên văn
hoá hạng II;
b) Chức danh Hướng dẫn viên văn
hoá hạng III;
c) Chức danh Hướng dẫn viên văn
hoá hạng IV.
Chuyên đề
10. Tiêu chuẩn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức giữ chức danh
Hướng dẫn viên văn hoá
1. Tiêu chuẩn chung về đạo đức
nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành văn hoá cơ sở
a) Có tinh thần trách nhiệm với
công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy
đủ nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
b) Tâm huyết với nghề, trung thực,
khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ
khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những
hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Có tinh thần đoàn kết, tích
cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
d) Không ngừng học tập, rèn luyện
nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
2. Tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp
2.1. Đối với Hướng dẫn viên
văn hóa hạng II - Mã số: V.10.07.22
2.1.1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt
động dài hạn, trung hạn, hàng năm về hoạt động nghiệp vụ văn hóa cơ sở được
giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì tổ chức biên soạn
tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động văn hóa cơ sở được giao;
c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức
và hướng dẫn quần chúng tham gia các hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở (các
lớp năng khiếu, sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm sở thích, tham quan, nghi lễ, biểu
diễn văn nghệ và các hoạt động văn hóa cơ sở khác);
d) Chủ trì xây dựng, thực hành
các mô hình hoạt động mẫu, phương pháp công tác tiên tiến cho cơ sở;
đ) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức
các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng vào ngày lễ, hội hoặc sự kiện quan
trọng; tổ chức và tham gia các cuộc tọa đàm, hội nghị, hội diễn chuyên đề thuộc
phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ được phân công;
e) Lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng
và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho hướng dẫn viên văn hoá hạng dưới.
2.1.2. Tiêu chuẩn về trình độ
đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học
trở lên phù hợp với lĩnh vực văn hóa cơ sở;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hóa.
2.1.3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu rõ về chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa cơ sở;
b) Có chuyên môn nghiệp vụ về
công tác văn hóa quần chúng và câu lạc bộ;
c) Có nguyên lý sư phạm và những
kỹ năng, phương pháp hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; có kinh nghiệm hướng dẫn
hoạt động nghiệp vụ văn hóa cơ sở;
d) Am hiểu công tác văn hóa cơ
sở thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
đ) Có năng lực phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa và soạn thảo các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về
văn hóa cơ sở;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu
số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc
làm.
2.1.4. Yêu cầu đối với viên chức
dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hóa hạng
II:
Có thời gian công tác giữ chức
danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hóa hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm
trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương
đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp
Hướng dẫn viên văn hóa hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự
thi hoặc xét thăng hạng.
2.2. Đối với Hướng dẫn viên
văn hóa hạng III - Mã số: V.10.07.23
2.2.1. Nhiệm vụ:
a) Tham gia xây dựng kế hoạch,
chương trình, nội dung và các tài liệu hướng dẫn hoạt động phù hợp với đối tượng
được giao;
b) Trực tiếp hướng dẫn quần
chúng tham gia những hoạt động của thiết chế văn hóa (các lớp năng khiếu, sinh
hoạt câu lạc bộ, nhóm sở thích, tham quan, nghi lễ, biểu diễn văn nghệ và các
hoạt động văn hóa cơ sở khác);
c) Thực hành các chương trình
chuyên môn, phương pháp công tác tiên tiến cho cơ sở;
d) Tham gia tổ chức các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật quần chúng vào ngày lễ, hội hoặc sự kiện quan trọng; tham
gia các cuộc tọa đàm, trao đổi ý kiến về chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.2. Tiêu chuẩn về trình độ
đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học
trở lên phù hợp với lĩnh vực văn hóa cơ sở;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hóa.
2.2.3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa cơ sở;
b) Nắm được các hình thức và
phương pháp tiến hành công tác văn hóa quần chúng và câu lạc bộ; nguyên lý sư
phạm và những kỹ năng, phương pháp hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Có kiến thức cơ bản về công
tác văn hóa cơ sở thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
d) Có năng lực phân tích, tổng
hợp và soạn thảo các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa cơ sở được
phân công phụ trách;
đ) Sử dụng thành thạo các
phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác chuyên môn;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu
số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc
làm.
2.2.4. Yêu cầu đối với viên chức
dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên hạng III:
Có thời gian công tác giữ chức
danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hóa hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm
trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ
đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung
cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12
tháng) đang giữ chức danh Hướng dẫn viên văn hóa hạng IV tính đến ngày hết thời
hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
2.3. Đối với Hướng dẫn viên
văn hóa hạng IV - Mã số: V.10.07.24
2.3.1. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp hướng dẫn quần
chúng tham gia một trong các hoạt động của thiết chế văn hóa (lớp năng khiếu,
sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm sở thích, tham quan, nghi lễ, biểu diễn văn nghệ và
các hoạt động văn hóa cơ sở khác);
b) Tham gia tổ chức các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật quần chúng vào ngày lễ, hội; tham gia các cuộc tọa đàm,
trao đổi ý kiến về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Tham gia đề xuất phương án để
tổ chức hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ.
2.3.2. Tiêu chuẩn về trình độ
đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp
trở lên phù hợp với lĩnh vực văn hóa cơ sở;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hóa.
2.3.3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có kiến thức cơ bản về
phương pháp hướng dẫn nghiệp vụ văn hóa cơ sở, nhà văn hóa;
b) Có kinh nghiệm hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa cơ sở được phân công phụ trách;
c) Biết sử dụng các phương tiện
kỹ thuật phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ được phân công;
d) Có khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ được giao.
PHẦN III
VIẾT TIỂU LUẬN VÀ ĐI THỰC TẾ
1. Viết Tiểu luận
a) Mục đích
- Là phần thu hoạch kiến thức
và kỹ năng thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hoá trong thời gian 06 tuần.
- Đánh giá mức độ kết quả học tập
của học viên đã đạt được qua Chương trình.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến
thức và kỹ năng đã thu nhận được vào thực tiễn tại vị trí công tác của chức
danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hoá.
b) Yêu cầu
- Cuối khóa học, mỗi học viên
viết một Tiểu luận gắn với công việc mà mình đang đảm nhận, trong đó nêu được
kiến thức và kỹ năng thu nhận được, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận
dụng vào công việc.
- Các yêu cầu và hướng dẫn cụ
thể sẽ thông báo cho học viên khi bắt đầu khóa học.
- Thực hiện đúng yêu cầu của một
Tiểu luận
+ Độ dài không quá 20 trang A4
(không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ
Times New Roman, cỡ chữ 14.
+ Văn phong/cách viết: Có phân
tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng
+ Các trích dẫn phải mô tả đúng
theo quy định đối với tài liệu tham khảo luận văn, luận án của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
2. Đi thực tế
a) Mục đích
- Quan sát và trao đổi kinh
nghiệm công tác qua thực tiễn tại một đơn vị cụ thể.
- Giúp kết nối giữa lý thuyết với
thực hành.
b) Yêu cầu
- Giảng viên xây dựng bảng quan
sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.
- Học viên chuẩn bị trước câu hỏi
hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bố
trí tổ chức và sắp xếp đi thực tế cho học viên.
- Cơ quan, đơn vị học viên đến
thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
VII. HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Biên soạn tài liệu
a) Tài liệu được biên soạn một
cách đơn giản và được mô hình hoá, dễ hiểu, dễ nhớ;
b) Nội dung chuyên đề phải phù
hợp với vị trí làm việc của chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên văn hoá;
c) Các chuyên đề phải được biên
soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng và giảng
viên thường xuyên bổ sung, cập nhật những nội dung mới trong các văn bản quy phạm
pháp luật, tiến bộ khoa học trong công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động
trong lĩnh vực văn hoá cơ sở cũng như những kinh nghiệm thực tiễn vào nội dung
bài giảng.
2. Giảng dạy
a) Giảng viên
- Giảng viên tham gia bồi dưỡng
các chương trình này tối thiểu phải có chức danh nghề nghiệp giảng viên chính
(hạng II) quy định tại Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tương đương; bảo đảm
tiêu chuẩn giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức theo quy định của pháp luật; có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động
văn hoá cơ sở; kết hợp việc mới giảng viên thỉnh giảng là những nhà quản lý,
nhà khoa học có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm và thực tiễn trong hoạt động
văn hoá cơ sở;
- Giảng viên và giảng viên thỉnh
giảng cần nghiên cứu đầu tư tài liệu, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến
thức mới, tập hợp các bài tập, tình huống điển hình trong thực tiễn hoạt động
văn hoá cơ sở để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết
thực, sát với chức trách, nhiệm vụ của chức danh Hướng dẫn viên văn hoá.
b) Yêu cầu về hoạt động dạy
- học
- Chương trình bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ có nhiều nội dung
đòi hỏi kết hợp giữa lý thuyết
và thực hành. Trong đó, lý thuyết phải giữ vai trò chủ đạo và gắn liền với thực
hành. Trong các giờ thực hành, ngoài việc giải quyết các yêu cầu về kỹ năng
nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hoá cơ sở và các kỹ năng có liên quan cho học
viên.
- Nội dung các chuyên đề trong
phần I, phần II, là nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bắt buộc đối với chức
danh Hướng dẫn viên văn hoá. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phương pháp tổ chức thảo
luận thực hành trên lớp của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thời gian thảo luận
thực hành của từng chuyên để có thể rút ngắn so với quy định trong chương trình
bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp này, đồng thời có thể đưa kinh nghiệm
thực tiễn quản lý ngành văn hoá cơ sở vào nội dung thảo luận của các chuyên để
nhằm tăng chất lượng, hiệu quả và giảm thời gian của chương trình nhưng vẫn phải
bảo đảm thời gian tối thiểu theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường áp dụng các phương
pháp sư phạm tích cực hướng vào việc đặt và giải quyết vấn đề thực tiễn của việc
học tập và công tác sau này.
- Bảo đảm cho học viên có đủ
tài liệu và phương tiện học tập, khuyến khích hoạt động tự nghiên cứu, tự học của
học viên.
- Tận dụng tối đa những công cụ
và công nghệ dạy học mới.
c) Yêu cầu đối với học
viên
- Nắm bắt được vị trí, chức
trách, nhiệm vụ và những yêu cầu hiểu biết đối với Chương trình bồi dưỡng theo
chức danh nghề nghiệp học viên đăng ký tham gia học.
- Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng,
học viên có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cơ bản và cần thiết đáp ứng
yêu cầu đối với chức danh nghề nghiệp học viên đăng ký tham gia học.
3. Yêu cầu đối với việc tổ
chức báo cáo chuyên đề
a) Các chuyên đề theo yêu cầu của
chức danh Hướng dẫn viên văn hoá, phù hợp với các đối tượng tham gia học;
b) Báo cáo viên phải là người
có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
ngành văn hoá cơ sở và có khả năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng;
c) Chương trình dành thời lượng
nhất định 02 ngày (16 tiết) để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức cho học
viên đi thăm quan, khảo sát thực tế, hoạt động văn hoá cơ sở tại các đơn vị, địa
phương… Căn cứ vào tình hình thực tế, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thể sắp xếp,
bố trí thời gian thực hiện các nội dung này ngắn gọn, phù hợp hơn.
4. Đánh giá kết quả học tập
a) Đánh giá thông qua ý thức của
người học, học viên vi phạm quy chế học tập của cơ sở đào tạo bồi dưỡng thì bị
đình chỉ học tập.
b) Đánh giá thông qua kết quả
kiểm tra viết (hoặc thực hành), chấm theo thang điểm 10. Học viên phải làm bài
kiểm tra theo quy định, học viên nào không đạt (dưới điểm 5) phải ôn tập và kiểm
tra lại, nếu kiểm tra lại vẫn không đạt thì không được cấp chứng chỉ.
c) Đánh giá chung cho toàn
chương trình thông qua Tiểu luận của học viên, chấm theo thang điểm 10, đạt từ
5 điểm trở lên và được xếp loại như sau:
- Giỏi: 9 - 10 điểm;
- Khá: 7 - 8 điểm;
- Trung bình: 5 - 6 điểm;
- Không đạt: Dưới điểm 5.
5. Tổ chức thực hiện
a) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng,
cơ sở đào tạo, nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng phải có đủ các điều kiện
theo quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BVHTTDL
ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về điều kiện để
cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng
viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch và theo các quy định của pháp luật
hiện hành.
b) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ
sở đào tạo, nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng tổ chức đánh giá chất lượng
bồi dưỡng theo các quy định của pháp luật hiện hành.
c) Căn cứ vào Chương trình bồi
dưỡng tiêu chuẩn chức danh Hướng dẫn viên văn hoá, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng,
cơ sở đào tạo, nghiên cứu được phân công tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch,
cơ cấu thời gian bồi dưỡng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, điều chỉnh cụ thể
thời lượng của chương trình cho phù hợp với vị trí công tác của đối tượng học
viên báo cáo cơ quan quản lý trước khi tổ chức khóa học và báo cáo kết quả sau
khi kết thúc khóa học để theo dõi, quản lý.
d) Việc quản lý và cấp phát chứng
chỉ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày
18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của
Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định
pháp luật khác có liên quan./.