BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
768/QĐ-BKHĐT
|
Hà Nội, ngày
17 tháng 6 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG KỶ NIỆM
CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THỐNG KÊ VIỆT NAM”
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng
ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua,
Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27
tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số
116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số
54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và
Đầu tư;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê và Vụ trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thống kê Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký. BÄi bỏ những quy định trước đây trái với quy định tại Quy chế
này.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Vụ trưởng Vụ
Thi đua - Khen thưởng, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ
XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP THỐNG KÊ
VIỆT NAM”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 768/QĐ-BKHĐT ngày 17 tháng 6 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về đối tượng, nguyên tắc,
tiêu chuẩn, thủ tục, thẩm quyền đề nghị, quyết định và tổ chức trao tặng Kỷ niệm
chương “Vì sự nghiệp Thống kê Việt Nam”
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thống kê Việt
Nam” (sau đây gọi tắt là “Kỷ niệm chương") là hình thức khen thưởng của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư tặng cho cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp
xây dựng và phát triển ngành Thống kê.
3. “Kỷ niệm chương” được xét tặng thường xuyên
hàng năm và đột xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 2. Đối tượng xét tặng
"Kỷ niệm chương"
1. Cá nhân đã và đang công tác trong ngành Thống
kê (các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; Chi cục Thống kê các huyện, quận, thị xã)
2. Những cá nhân làm công tác thống kê tại các
xã, phường, thị trấn.
3. Những cá nhân làm chuyên trách thống kê tại
các Bộ, Ngành Trung ương, tại các Sở, Ngành, doanh nghiệp Nhà nước; những người
chuyên giảng dạy thống kê tại các trường đại học có bộ môn (khoa) thống kê.
4. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Lãnh đạo các Bộ,
ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương; Lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh, thành phố; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành
ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân).
5. Người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở
nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển
ngành Thống kê Việt Nam.
6. Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định.
Điều 3. Nguyên tắc xét tặng
"Kỷ niệm chương"
1. “Kỷ niệm chương” được tặng một lần cho mỗi cá
nhân.
2. Việc xét tặng “Kỷ niệm chương” phải được thực
hiện đúng quy định, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục của Quy chế này; đảm bảo
tính công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ và kịp thời.
Điều 4. Quyền và trách nhiệm
của cá nhân được tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân thuộc Khoản 1, 2, 3 Điều 2 được tặng
“Kỷ niệm chương”: Được nhận Quyết định tặng “Kỷ niệm chương”, tiền thưởng và hiện
vật theo quy định hiện hành.
2. Cá nhân thuộc Khoản 4, 5, 6 Điều 2 được tặng
“Kỷ niệm chương”; Được nhận Quyết định tặng “Kỷ niệm chương” và hiện vật theo
quy định hiện hành.
3. Cá nhân được tặng “Kỷ niệm chương” có trách
nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống của ngành Thống kê, gương mẫu thực hiện
các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Chương II
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN
XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 5. Tiêu chuẩn xét tặng
"Kỷ niệm chương"
1. Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1,
2, 3 của Điều 2 Quy chế này luôn hoàn thành nhiệm vụ, có phẩm chất tốt, cụ thể:
a) Lãnh đạo cấp Vụ, Cục và tương đương trở lên
có thời gian làm công tác thống kê từ 10 năm trở lên.
b) Cá nhân (không thuộc Khoản a Điều này) phải
có thời gian công tác thống kê đủ 15 năm trở lên đối với nam và 12 năm trở lên
đối với nữ;
2. Cá nhân thuyên chuyển công tác vào ngành Thống
kê phải có thời gian công tác 20 năm liên tục, trong đó thời gian làm công tác
trong ngành Thống kê từ 10 năm trở lên.
* Cách tính thời gian công tác:
Thời gian làm công tác thống kê được tính theo
tháng và sau đó quy ra năm và được quy ước tính đến ngày 31/12 hằng năm đề nghị
xét tặng “Kỷ niệm chương”.
a) Thời gian làm công tác trong ngành Thống kê
(các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Chi cục Thống kê các huyện, quận, thị xã), được tính thời gian từ
khi làm hợp đồng có đóng bảo hiểm.
b) Thời gian làm công tác thống kê tại các xã,
phường, thị trấn.
c) Thời gian làm thống kê chuyên trách tại các Bộ,
Ngành Trung ương, tại các Sở, Ngành, tại các doanh nghiệp Nhà nước.
d) Thời gian chuyên giảng dạy thống kê tại các
trường thuộc Tổng cục Thống kê; các trường đại học có bộ môn thống kê.
đ) Những cá nhân công tác trong ngành Thống kê
được cử đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự sau đó tiếp tục nhận công tác ở
ngành Thống kê thì thời gian đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính
là thời gian công tác liên tục để xét tặng “Kỷ niệm chương”.
e) Thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét
tặng “Kỷ niệm chương”.
3. Không tính thời gian xét tặng “Kỷ niệm
chương” đối với các trường hợp sau:
a) Lãnh đạo Tổng cục Thống kê (đương chức, đã
nghỉ hưu hoặc đã chuyển công tác).
b) Những cá nhân công tác trong ngành Thống kê đạt
danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, “Huân chương Độc lập”.
c) Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4,
5, 6 thuộc Điều 2 Quy chế này phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có công lao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, góp
phần vào công cuộc xây dựng và phát triển của ngành Thống kê.
- Có công trình nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng
Nhà nước có giá trị thiết thực phục vụ cho sự phát triển ngành Thống kê.
- Có công lao đóng góp tích cực vào việc xây dựng,
củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế với ngành
Thống kê Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển ngành Thống kê Việt Nam;
- Có sự giúp đỡ, ủng hộ xứng đáng về tài chính,
hiện vật cho sự phát triển ngành Thống kê Việt Nam.
Điều 6. Điều kiện xét tặng
“Kỷ niệm chương”
1. Cá nhân đã có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định
tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Trường hợp cá nhân có đủ tiêu chuẩn quy định tại
Điều 5 nhưng bị kỷ luật từ mức khiển trách đến dưới mức buộc thôi việc thì sau
2 năm (tính từ thời điểm có quyết định xóa kỷ luật) mới được xét tặng “Kỷ niệm
chương”. Thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng “Kỷ niệm chương”.
3. Không xét tặng “Kỷ niệm chương” cho các cá
nhân có liên quan đến các vụ án (dân sự, hình sự ....) mà chưa có kết luận của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chương III
QUY TRÌNH, THỦ TỤC XÉT TẶNG
TỔ CHỨC TRAO TẶNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 7. Quy trình đề nghị xét
tặng "Kỷ niệm chương"
1. Đối với các đơn vị trình khen
a) Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện, quận,
thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thống kê tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng
thuộc đơn vị quản lý và gửi văn bản đề nghị về Cục Thống kê (bao gồm cả đối tượng
đã nghỉ chế độ).
b) Cơ quan thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng thuộc đơn vị quản lý và gửi
văn bản đề nghị về Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Các đơn vị trực thuộc Tổng cục rà soái, tổng
hợp hồ sơ của các cá nhân có đủ điều kiện xét tặng “Kỷ niệm chương” thuộc thẩm
quyền của đơn vị theo đúng quy định của Quy chế này (bao gồm cả đối tượng đã
nghỉ chế độ); lập danh sách và gửi văn bản về Tổng cục Thống kê (qua Vụ Pháp chế,
Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng).
d) Cục Thống kê tỉnh, thành phố tiếp nhận, rà
soát, tổng hợp hồ sơ của các cá nhân có đủ điều kiện xét tặng “Kỷ niệm chương”
thuộc thẩm quyền của đơn vị theo đúng quy định của Quy chế này (bao gồm cả đối
tượng đã nghỉ chế độ); lập danh sách và làm văn bản gửi về Tổng cục Thống kê
(qua Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng).
đ) Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thống kê xem xét,
lập danh sách những cá nhân đủ điều kiện xét tặng “Kỷ niệm chương” của các đơn
vị hành chính thuộc Tổng cục (bao gồm cả đối tượng đã nghỉ chế độ), và gửi văn
bản đề nghị về Tổng cục Thống kê (qua Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua -
Khen thưởng).
e) Tổ chức thống kê các Bộ, Ngành, Đoàn thể
Trung ương, bộ môn (khoa) thống kê các trường đại học tập hợp hồ sơ, lập danh
sách các cá nhân đủ điều kiện xét tặng “Kỷ niệm chương” theo đúng quy định của
Quy chế này, xét và gửi văn bản về Tổng cục Thống kê (qua Vụ Pháp chế, Tuyên
truyền và Thỉ đua - Khen thưởng).
f) Đối tượng là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài làm việc với cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó
lập hồ sơ và có văn bản đề nghị gửi về Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế
thuộc Tổng cục Thống kê. Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế xem xét, có
ý kiến bằng văn bản gửi về Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng Tổng
cục Thống kê.
2. Đối với Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua
- Khen thưởng Tổng cục Thống kê:
a) Có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận và thấm định
hồ sơ đề nghị xét tặng “Kỷ niệm chương” của các cơ quan, đơn vị quy định tại
Khoản 1 của Điều này; hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng “Kỷ niệm chương”, trình Tổng cục
trưởng xem xét và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng).
b) Trong các trường hợp đặc biệt, Vụ Pháp chế,
Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm đề xuất
những đối tượng đủ tiêu chuẩn được tặng “Kỷ niệm chương” theo quy định, trình Tổng
cục trưởng xem xét, trình Bộ trưởng quyết định (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng).
Điều 8. Hồ sơ đề nghị xét tặng
“Kỷ niệm chương”
1. Tờ trình đề nghị xét tặng “Kỷ niệm chương” (mẫu
số 1).
2. Danh sách đề nghị xét tặng “Kỷ niệm chương”
(mẫu số 2).
3. Tờ khai đề nghị xét tặng “Kỷ niệm chương” (mẫu
số 3).
4. Bản sao các Quyết định khen thưởng đối với cá
nhân tại Điểm b Khoản 3 Điều 5 Quy chế này.
Điều 9. Thời gian nộp hồ sơ
đề nghị xét tặng "Kỷ niệm chương"
1. Thời gian nộp hồ sơ về Vụ Pháp chế, Tuyên
truyền và Thi đua - Khen thưởng Tổng cục Thống kê:
a) Các cơ quan, đơn vị được quy định tại Điểm c,
d, đ, e tại Khoản 1 Điều 7 Quy chế này gửi hồ sơ đề nghị xét tặng “Kỷ niệm
chương” về Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng, Tổng cục Thống
kê trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
b) Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế gửi
hồ sơ đề nghị xét tặng “Kỷ niệm chương” cho các đối tượng quy định tại Điểm f
khoản 1 Điều 7 Quy chế này về Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng,
Tổng cục Thống kê trước ngày dự kiến tổ chức lễ trao tặng Kỷ niệm chương là 20
ngày.
2. Thời gian gửi Hồ sơ về Thường trực Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Trường hợp xét tặng “Kỷ niệm chương” thường
xuyên chậm nhất ngày 31 tháng 7 hàng năm.
b) Đối với các trường hợp đề nghị xét tặng “Kỷ niệm
chương” đột xuất, gửi hồ sơ về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ
trước 10 ngày (ngày làm việc).
Điều 10. Tổ chức trao tặng
"Kỷ niệm chương"
1. Cơ quan Tổng cục Thống kê tiến hành tổ chức
trao tặng Kỷ niệm chương đối với các cá nhân thuộc cơ quan Tổng cục vào ngày Hội
nghị cán bộ công chức hàng năm.
2. Đối với cá nhân người nước ngoài khi kết thúc
nhiệm kỳ hoặc chương trình, đề án.. Tổng cục Thống kê có văn bản báo cáo Lãnh đạo
Bộ tham dự và trao tặng.
3. Thủ trưởng các cơ quan đơn vị căn cứ vào tình
hình cụ thể để tổ chức trao tặng “Kỷ niệm chương” một cách trang trọng, tiết kiệm
theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Xử lý vi phạm, giải
quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đề nghị
xét tặng “Kỷ niệm chương” có trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của
Hồ sơ đề nghị.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về
việc xét tặng “Kỷ niệm chương” theo quy định của Luật Kiếu nại, Luật Tố cáo và
Luật Thi đua, Khen thưởng. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo thực hiện
theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
và thay thế Quy chế số 848/QĐ-BKH ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Điều 13. Trách nhiệm thực
hiện
1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ
chịu trách nhiệm xem xét, thẩm định, trình Bộ trưởng ký Quyết định tặng “Kỷ niệm
chương” và cung cấp hiện vật theo quy định.
2. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ,
Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng Tổng cục Thống kê có trách
nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế này.
3. Tổng cục Thống kê, Thủ trưởng các đơn vị thuộc
ngành Thống kê và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế
này.
Điều 14. Việc sửa đổi, bổ
sung Quy chế
1. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phản ảnh về Tổng cục Thống kê (qua Vụ Pháp chế,
Tuyên truyền và Thi đua - Khen thưởng) để nghiên cứu, báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Mẫu số 1
ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:..... /TTr ..........
|
Tỉnh (thành phố),
ngày.... tháng ... năm ...
|
TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm
chương “Vì sự nghiệp Thống kê Việt Nam”
Kính
gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thống kê
Thực hiện Quyết định số /QĐ-BKHĐT
ngày.../ ... /20... của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy chế xét tặng
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thống kê Việt Nam”,.... đề nghị Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng ngành Thống kê xét và trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng Kỷ
niệm chương “Vì sự nghiệp Thống kê Việt Nam” cho ...... cá nhân.
Trong đó:
a) Trong ngành:
- Đang công
tác: cá nhân
- Đã nghỉ hưu:
cá nhân
b) Ngoài ngành:
- Đang công
tác: cá nhân
- Đã nghỉ hưu:
cá nhân
(xin gửi danh sách kèm theo)
* Đề nghị gửi văn bản qua Vụ Pháp chế, Tuyên
truyền và Thi đua - Khen thưởng.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu; ....
|
Thủ trưởng đơn
vị
Ký tên, đóng dấu
(ghi
rõ họ tên)
|
Mẫu số 2
ĐƠN VỊ:
........ (1)
..............................
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Tỉnh (thành phố),
ngày.... tháng ... năm
|
Kính
gửi: ..................................................................... (2)
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM
CHƯƠNG
“VÌ
SỰ NGHIỆP THỐNG KÊ VIỆT NAM”
Số
TT
|
Họ và tên, Chức
vụ, Đơn vị công tác
|
Năm sinh
|
Đối tượng
1,2,3,4,5,6
(Điều 2)
|
Số năm làm công
tác thống kê
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
1
2
|
Ông ........
Bà..............
................
|
|
|
|
|
Thủ trưởng đơn
vị
(Ký, đóng dấu)
(Họ và tên)
|
Ghi chú:
(1). Ghi tên cơ quan, đơn vị đề nghị
(2). Ghi tên đơn vị nhận hồ sơ đề nghị xét
tặng “Kỷ niệm chương” theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 7 Quy chế này.
Cột 3. Ghi đối tượng xét tặng theo Điều 4 Quy chế
này.
Cột 3. Số năm làm công tác thống kê gồm số năm
công tác trong ngành Thống kê, cộng số năm làm chuyên trách thống kê ngoài
ngành Thống kê, cộng số năm chuyên giảng dạy thống kê ở các trường ngoài ngành
Thống kê.
Mẫu số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Kính gửi:
..................................................................... (2)
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
“VÌ SỰ NGHIỆP
THỐNG KÊ VIỆT NAM” (1)/
I. Tóm tắt tiểu sử bản thân:
Họ và tên:
.....................................................................
Nam (nữ) Ngày, tháng, năm sinh:
.....................................................................
Nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, nơi công tác hiện
nay ............................................
Số điện thoại (nếu có)
.....................................................................
II. Tóm tắt quá trình làm công tác Thống kê:
Làm công tác thống
kê
|
Thời gian làm
công tác thống kê
|
Từ tháng, năm
|
Đến tháng, năm
(3)
|
Tổng số năm,
tháng
|
1. Công tác trong ngành T kê
|
|
|
|
-Tại ...
|
|
|
|
-Tại...
|
|
|
|
2. Làm công tác thống kê tại xã, phường, thị
trấn
|
|
|
|
- Tại ...
|
|
|
|
3. Làm chuyên trách T kê
|
|
|
|
- Tại ...
|
|
|
|
4. Chuyên giảng dạy T kê
|
|
|
|
-Tại ...
|
|
|
|
Tổng thời gian
|
x
|
x
|
|
III. Lời đề nghị của người
khai:
...Chứng thực
và ý kiến của thủ trưởng nơi đang công tác
(Ký, đóng dấu)
(Họ và tên)
|
....ngày...
tháng ... năm
Người khai
(Ký, ghi rõ
họ và tên)
|
Ghi chú:
(1). Mẫu này dùng cho cán bộ nhân
viên ngoài ngành Thống kê tự ghi báo, đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Vì
sự nghiệp Thống kê Việt Nam".
(2). Tờ khai được gửi về các cơ quan,
đơn vị theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 7 Quy chế này.
(3).Thời gian làm công tác thống
kê được quy ước tính đến ngày 31/12 năm đề nghị xét tặng.