VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
. . . . . . . . . . . . . . .
|
Báo cáo
tuần
(Ban
hành theo QĐ số 758 ngày 03/12/2008 của Viện trưởng VKSNDTC)
|
BÁO CÁO TÌNH
HÌNH BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ XỬ LÝ TUẦN
(Tuần từ ngày / /200 ... đến
ngày / 200 ... )
Nội dung
|
STT dòng
|
Tổng số
|
0
|
0,0
|
1
|
A. Số người bắt, tạm giữ
|
|
|
I. Số cũ
|
1
|
|
II Số mới (d2 = d3 + d4 + d5 + d6 + d7)
|
2
|
|
Tr/đó: + Bắt khẩn cấp
|
3
|
|
+ Bắt quả tang
|
4
|
|
+ Bắt truy nã
|
5
|
|
+ Bắt đầu thú
|
6
|
|
+ Bắt tự thú
|
7
|
|
III. Số tạm giữ nơi khác chuyển đến
|
8
|
|
IV. Số tạm giữ chuyển đi nơi khác
|
9
|
|
V. Tổng số tạm giữ (d10= d1 + d2 + d8 - d9)
|
10
|
|
VI. Số đã giải quyết:
|
11
|
|
Tr/đó: 1. Khởi tố bị can chuyển tạm giam
|
12
|
|
2. Khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác
|
13
|
|
3. Cơ quan bắt giữ trả tự do
|
14
|
|
T/đó: + Trả tự do khi VKS hủy bỏ QĐ tạm giữ theo K3 Điều
86
|
15
|
|
+ Trả tự do khi VKS không phê chuẩn QĐ gia hạn tạm giữ
|
16
|
|
4. VKS trả tự do theo khoản 1 điều 28 LTCVKS
|
17
|
|
VI. Số người tạm giữ chết
|
18
|
|
VII. Số người tạm giữ trốn trong tuần chưa bắt lại được
|
19
|
|
VIII. Số còn tạm giữ (d20 = d10 - d11 - d18 - d19)
|
20
|
|
Tr/đó: + Số quá hạn tạm giữ
|
21
|
|
b - Số người bị tạm giam
|
|
|
I. Số cũ
|
1
|
|
II. Số mới bị tạm giam
|
2
|
|
Tr/đó: + Số người chuyển từ tạm giữ sang
|
3
|
|
+ Số bị can, bị cáo bị bắt để tạm giam (CA, KS, TA- Theo
Điều 80 -TBLTTHS) )
|
4
|
|
III. Số nơi khác chuyển đến
|
5
|
|
IV. Số chuyển đi nơi khác
|
6
|
|
V. Tổng số người tạm giam (d7 = d1 + d2 + d5 - d6)
|
7
|
|
VI. Số người đã giải quyết
|
8
|
|
Tr/đó: + Hủy bỏ biện pháp tạm giam
|
9
|
|
+ Thay đổi biện pháp ngăn chặn khác
|
10
|
|
+ VKS trả tự do theo khoản 1 điều 28 LTCVKS
|
11
|
|
VII. Số người tạm giam chết
|
12
|
|
VIII. Số người tạm giam trốn trong tuần chưa bắt lại được
|
13
|
|
IX Số còn tạm giam (d14 = d7 - d8 - d12 - d13)
|
14
|
|
Tr/đó: + Số còn tạm giam đã quá hạn tạm giam
|
15
|
|
C. Một số phụ lục kèm theo
|
Nội dung
|
STT phụ lục
|
Tổng số
|
1. Danh sách các trường hợp VKS không phê chuẩn lệnh bắt
khẩn cấp
|
03 BCT
|
|
2. Danh sách các trường hợp VKS hủy bỏ QĐ tạm giữ
|
04BCT
|
|
3. Danh sách các trường hợp VKS không phê chuẩn QĐ gia hạn
tạm giữ
|
05BCT
|
|
4. Danh sách các trường hợp VKS QĐ hủy bỏ biện pháp tạm
giam
|
06BCT
|
|
5. Danh sách các trường hợp VKS không phê chuẩn lệnh bắt
tạm giam
|
04LN
|
|
6. Danh sách các trường hợp VKS không phê chuẩn lệnh tạm
giam
|
05LN
|
|
Người
lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Viện
trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
HƯỚNG DẪN
LẬP BIỂU
THỐNG KÊ
(Ban hành theo
Quyết định số 758 ngày 03/12/2008 của Viện trưởng VKSNDTC)
Phần 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. Nguyên tắc tính các chỉ tiêu,
tiêu thức thống kê:
1. Tính theo quyết định tố tụng mới nhất, tránh trùng lặp,
tránh bỏ sót. (Trước đây, nguyên tắc này thường gọi là nguyên tắc tính theo QĐ
pháp lý cuối cùng, tránh trùng lặp, tránh bỏ sót).
Quyết định tố tụng mới nhất được hiểu là quyết định giải
quyết gần nhất và đứng trước (hoặc trùng) so với ngày kết thúc kỳ thống kê.
(Ngày kết thúc kỳ thống kê còn gọi là ngày cuối cùng của kỳ thống kê - theo Quy
chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân - ban
hành theo QĐ số 198/QĐ-VKSTC ngày 29/4/2008).
2. Mỗi vụ án chỉ được thống kê một lần theo các quyết định
giải quyết vụ án tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống kê. (ví dụ: trong một kỳ
thống kê, CQĐT chỉ tính vụ án là đã KTĐT hoặc chưa KTĐT chứ không thể tính cả
hai QĐ này đối với cùng một vụ án; Hoặc vụ án bị trả để ĐTBS hai lần trong một
kỳ thống kê, nhưng khi tính số vụ trả ĐTBS trên biểu thống kê, chỉ tính là trả
1 vụ .v.v.)
3. Đến ngày kết thúc kỳ thống kê, hồ sơ vụ án đang ở cơ quan
nào thì chỉ tính vụ án đó đang thụ lý và còn lại ở cơ quan đó. (ví dụ: tại phần
trả hồ sơ để ĐTBS).
4. Đối với những vụ án chuyển đi nơi khác để giải quyết thì
chỉ nơi nhận và tiếp tục giải quyết mới thống kê những chỉ tiêu về kết quả giải
quyết ở giai đoạn tiếp theo.
5. Nguyên tắc xác định tội danh của từng vụ án, từng bị can,
từng bị cáo:
- Tội danh của vụ án được thống kê theo tội danh nghiêm
trọng nhất của vụ án (của bị can, bị cáo đầu vụ - như hướng dẫn cũ).
- Tội danh của từng bị can, từng bị cáo được thống kê theo
tội danh nghiêm trọng nhất của từng bị can, từng bị cáo.
II. Đơn vị thống kê:
+ KSĐT, KSXX: Vụ án, bị can, bị cáo, QĐ, người, trường hợp,
bản kiến nghị;
+ KS giam giữ: người, phạm nhân, bản kháng nghị, kiến nghị,
lần;
+ KS thi hành án hình sự: bị án, QĐ, văn bản, kết luận, kiến
nghị, kháng nghị, người;
+ KS thi hành án dân sự: việc, tiền, văn bản, kết luận, kiến
nghị, kháng nghị, QĐ, người; bản án;
+ KS dân sự, HC, KT, LĐ: Vụ, việc, bản án, QĐ, kiến nghị,
kháng nghị;
+ KS giải quyết khiếu nại, tố cáo: Đơn, việc, đơn vị, văn
bản, kiến nghị, kháng nghị, công dân;
III. Căn cứ thống kê số cũ, số mới:
+ Trước hết, phải căn cứ vào ngày, tháng, năm ghi trong các
quyết định (tài liệu, văn bản) giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng đối
với vụ án, bị can, bị cáo, người bị tạm giữ .v.v. tính đến ngày kết thúc kỳ
thống kê (ví dụ: quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ, QĐ không phê chuẩn lệnh bắt
khẩn cấp .v.v.)
+ Căn cứ tiếp theo là ngày, tháng, năm ghi trong các quyết
định (tài liệu, văn bản) đó so với kỳ báo cáo thống kê từ ngày … tháng … năm …
đến ngày … tháng … năm … Nếu ngày tháng năm đó thuộc vào (nằm trong) kỳ thống
kê thì tính vào số mới, nếu ngày tháng năm đó đứng trước (hay nằm ngoài) kỳ
thống kê thì tính vào số cũ.
+ Trong một số trường hợp cụ thể, còn phải căn cứ tiếp vào
ngày, tháng, năm QĐ ấy có hiệu lực pháp luật, ví dụ: ngày tháng năm VKS quyết
định phê chuẩn QĐ khởi tố bị can, ngày tháng năm hồ sơ vụ án đã được chuyển đến
cơ quan tiến hành tố tụng tiếp theo (ví dụ: ngày tháng năm hồ sơ vụ án đã được
chuyển sang VKS hoặc chuyển sang Toà án).
+ Chỉ tính vào số mới đối với những trường hợp QĐ tố tụng
phát sinh trong kỳ thống kê và QĐ đó đã có hiệu lực pháp luật trong kỳ thống
kê. (ngày, tháng, năm ghi trong QĐ tố tụng thuộc vào kỳ thống kê và QĐ đó đã có
hiệu lực pháp luật trong kỳ thống kê). Ví dụ: QĐ khởi tố bị can trong kỳ thống
kê và VKS đã QĐ phê chuẩn QĐ khởi tố bị can trong kỳ thống kê: khi đó mới tính
bị can ấy vào số bị can mới khởi tố; vụ án đã KTĐT và đã chuyển hồ sơ sang VKS
trong kỳ thống kê, khi đó mới tính vụ án đó vào số đã KTĐT; vụ án đã có QĐ truy
tố và VKS đã chuyển hồ sơ sang Toà, khi đó mới tính vụ án này vào số truy tố
của VKS.
+ Các QĐ tố tụng “tương tự” khác không thuộc vào số mới sẽ
tính vào số cũ.
IV. Cách tính những vụ có trả hồ sơ
để ĐTBS:
Trước tiên, tất cả các chỉ tiêu liên quan đến trả hồ sơ để ĐTBS
đều có cách thể hiện, tính toán khác hẳn các chỉ tiêu tương tự ở biểu thống kê cũ.
Vì vậy, các địa phương cần lưu ý nghiên cứu kỹ những nội dung này để tính toán
vào các chỉ tiêu, tiêu thức này cho chính xác và thống nhất trên toàn quốc.
Thứ hai là tại phần “đầu vào” của cả 3 cơ quan: CQĐT, VKS,
Toà án cùng có thêm các tiêu thức mới như sau:
+ CQĐT: Số vụ, bị can nhận lại từ VKS để ĐTBS (dòng 44, 45);
+ VKS: Số vụ, bị can nhận lại từ Toà án để ĐTBS (dòng 84,
85);
+ VKS: Số vụ, bị can nhận lại từ CQĐT sau khi đã ĐTBS xong
(dòng 86, 87);
+ Toà án: Số vụ, bị cáo nhận lại từ VKS sau khi ĐTBS xong
(dòng 132, 133).
Cách tính vào những dòng này (tiêu thức này) như sau:
+ Dòng 44, 45 (Số vụ, số bị can nhận lại từ VKS để ĐTBS): là
số vụ án, bị can VKS đã thụ lý và đã tính vụ án, bị can này vào số còn lại
trong một kỳ thống kê trước nhưng đến kỳ thống kê này, khi VKS chuyển hồ sơ
quay lại cho CQĐT thì CQĐT sẽ tính vụ đó vào dòng này. (Khi tính 1 vụ/1 bị can
vào dòng 44, 45 thì sẽ trừ đi 1 vụ/1 bị can trong số cũ của VKS trong kỳ thống
kê này).
+ Dòng 84, 85 (Số vụ, số bị can nhận lại từ Toà án để ĐTBS):
là những vụ án, bị cáo mà Toà án đã thụ lý và đã tính vụ án, bị cáo này vào số
còn lại trong một kỳ thống kê trước nhưng đến kỳ thống kê này, khi Toà án
chuyển hồ sơ quay lại cho VKS (do trả ĐTBS) thì VKS sẽ tính vụ đó vào dòng này.
(Khi tính 1 vụ/1 bị can vào dòng 84, 85 thì sẽ trừ đi 1 vụ/1 bị cáo trong số cũ
của Toà án trong kỳ thống kê này).
+ Dòng 86, 87 (Số vụ, số bị can nhận lại từ CQĐT sau khi đã
ĐTBS xong): là những vụ án, bị can mà VKS đã thụ lý và đã tính vụ án, bị can
này vào số còn lại hoặc số giải quyết trong một kỳ thống kê trước nhưng đến kỳ
thống kê này, do bị trả để ĐTBS, nên khi CQĐT tiếp tục chuyển lại hồ sơ cho VKS
thì VKS sẽ tính vụ đó vào dòng này.
+ Dòng 132, 133 (Số vụ, số bị cáo nhận lại từ VKS sau khi
ĐTBS xong): là những vụ án, bị cáo Toà án đã thụ lý và đã tính vụ án này vào số
còn lại trong một kỳ thống kê trước nhưng đến kỳ thống kê này, do bị trả để ĐTBS,
nên khi VKS tiếp tục chuyển lại hồ sơ cho Toà án thì Toà án sẽ tính vụ đó vào
chỉ tiêu này.
Như vậy là mỗi khi hồ sơ “quay lại” vào kỳ thống kê sau thì
các vụ án, bị can, bị cáo này đều được tính vào một chỉ tiêu riêng biệt và rõ
ràng ở phần đầu vào của cả 3 cơ quan: CQĐT, VKS và Toà án.
Thứ ba là đến phần đầu ra của các vụ án, bị can, bị cáo này
thì sẽ được tính vào một trong các chỉ tiêu giải quyết như sau:
- Tại CQĐT: + đã đề nghị truy tố từ kỳ thống kê trước;
+ đã đề nghị truy tố từ kỳ trước, kỳ này ĐC hoặc TĐC
- Tại VKS: + đã truy tố từ kỳ thống kê trước
+ đã truy tố từ kỳ trước, kỳ này ĐC hoặc TĐC
- Tại Toà án: + đã xét xử sơ thẩm
- Tại cả ba cơ quan là CQĐT, VKS, Toà án:
+ Nếu vụ án, bị can, bị cáo này là vụ án, bị can, bị cáo còn
lại chưa giải quyết thì sẽ tính vụ án, bị can, bị cáo này chung vào số còn lại chung
với các vụ án bình thường.
+ Nếu vụ án này lại bị trả hồ sơ để ĐTBS tiếp thì sẽ lại
tính tương tự như trên vừa hướng dẫn.
Phần 2.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ CÁCH
LẬP BIỂU THỐNG KÊ THÁNG
(theo số thứ tự dòng của biểu thống
kê tháng)
Phần này chỉ hướng dẫn những gì mà các đồng chí làm thống kê
có thể hiểu chưa thống nhất, chưa chính xác hoặc những vấn đề cần lưu ý khi làm
thống kê. Những chỉ tiêu, tiêu thức nào đã rõ ràng sẽ không giải thích thêm.
Chương 1.
THỐNG KÊ CÔNG TÁC
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC ĐIỀU TRA, KIỂM SÁT VIỆC XÉT XỬ CÁC VỤ
ÁN HÌNH SỰ
I. Thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra:
IA. Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can:
Dòng 2. Số vụ VKS đã có văn bản yêu cầu CQ đã khởi tố ra QĐ
hủy bỏ QĐ khởi tố: lưu ý là CQ đã khởi tố có thể là CQĐT hoặc có thể là cơ quan
thực hiện một số hoạt động điều tra, ví dụ: bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm
lâm, lực lượng cảnh sát biển .v.v.
Dòng 3. Số vụ CQ đã khởi tố ra QĐ hủy bỏ QĐ khởi tố vụ án:
Dòng 2 và 3 có thể xảy ra trong cùng kỳ hoặc có thể xảy ra tại hai kỳ thống kê
khác nhau, ví dụ: VKS đã có văn bản yêu cầu từ tháng trước nhưng đến tháng sau,
CQ đã khởi tố mới ra QĐ hủy bỏ QĐ khởi tố vụ án.
Dòng 7. Số vụ CQĐT ra QĐ không khởi tố vụ án hình sự:
Dòng 8. Số vụ VKS yêu cầu CQĐT hủy bỏ QĐ không khởi tố vụ án
hình sự và ra QĐ khởi tố vụ án: Dòng 7 và 8 có thể xảy ra trong cùng một kỳ
thống kê hoặc cũng có thể xảy ra ở hai kỳ thống kê khác nhau.
Dòng 12. Số vụ VKS yêu cầu CQĐT khởi tố
Dòng 13. Số bị can VKS yêu cầu CQĐT khởi tố
Dòng 14. Số vụ CQĐT đã khởi tố theo yêu cầu của VKS Dòng 15.
Số bị can CQĐT đã khởi tố theo yêu cầu của VKS
Bốn dòng này (12 và 14; 13 và 15) có mối quan hệ từng cặp
với nhau. Từng cặp một, có thể xảy ra trong cùng một kỳ thống kê hoặc cũng có
thể xảy ra tại hai kỳ thống kê khác nhau. Nếu xảy ra trong cùng một kỳ thống kê
thì dòng 14 nằm trong dòng 12 và dòng 15 nằm trong dòng 13.
Dòng 16. Số người VKS không phê chuẩn QĐ khởi tố bị can của
CQĐT: là số người VKS không phê chuẩn QĐ khởi tố bị can của CQĐT tính đến ngày
kết thúc kỳ thống kê. (Dòng 16 >= dòng 17; Dòng 16 >= dòng 18; Dòng 17 và
dòng 18 nằm trong dòng 16).
Dòng 17. Trong đó: VKS ra QĐ hủy bỏ QĐ khởi tố bị can (theo
Điều 126 BLTTHS) là số người VKS QĐ hủy bỏ QĐ khởi tố bị can tính đến ngày kết
thúc kỳ thống kê.
Dòng 18. Trong đó: Số người VKS có văn bản yêu cầu CQĐT tiếp
tục bổ sung tài liệu, chứng cứ: là số người VKS có văn bản yêu cầu CQĐT tiếp
tục bổ sung tài liệu, chứng cứ tính đến ngày kết thúc kỳ thống kê.
Ba dòng này (16, 17, 18) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Khi CQĐT gửi QĐ khởi tố bị can và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can
cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố, trong thời hạn ba ngày, kể từ
ngày nhận được QĐ khởi tố bị can, có thể xảy ra 3 trường hợp sau:
+ VKS quyết định phê chuẩn QĐ khởi tố bị can của CQĐT.
+ VKS không phê chuẩn QĐ khởi tố bị can của CQĐT và VKS ra
ngay QĐ hủy bỏ QĐ khởi tố bị can (Theo khoản 2, Đ 126-BLTTHS).
+ VKS không phê chuẩn QĐ khởi tố bị can của CQĐT nhưng VKS
không ra QĐ hủy bỏ QĐ đó mà VKS có văn bản yêu cầu CQĐT tiếp tục bổ sung tài
liệu, chứng cứ. Khi CQĐT đã bổ sung đầy đủ tài liệu chứng cứ, VKS ra QĐ phê
chuẩn QĐ khởi tố bị can của CQĐT.
Dòng 19. Số bị can VKS yêu cầu CQĐT ra QĐ thay đổi hoặc bổ
sung QĐ khởi tố bị can
Dòng 20. VKS hủy bỏ QĐ thay đổi hoặc bổ sung QĐ khởi tố bị
can: Hai dòng 19, 20 có mối quan hệ với nhau. Khi VKS yêu cầu và CQĐT đã ra QĐ
nhưng VKS xét thấy QĐ này không đủ căn cứ thì VKS có quyền ra QĐ hủy bỏ QĐ thay
đổi hoặc bổ sung của CQĐT.
Dòng 21. Số vụ VKS ra QĐ áp dụng thủ tục rút gọn (Điều
320-BLTTHS).
Dòng 22. Số vụ VKS hủy bỏ QĐ áp dụng thủ tục rút gọn trong
kỳ thống kê (Điều 323-BLTTHS): hai dòng 21, 22 có thể xảy ra trong cùng một kỳ
thống kê hoặc có thế xảy ra tại hai kỳ thống kê tháng khác nhau. Vì theo Điều 320
và Điều 323 BLTTHS:
+ Sau khi khởi tố vụ án … VKS có thể ra QĐ áp dụng thủ tục
rút gọn.
+ Trong trường hợp trả hồ sơ để ĐTBS hoặc TĐC vụ án … thì
VKS ra QĐ hủy bỏ QĐ áp dụng thủ tục rút gọn.
IB. Kiểm sát việc thay đổi, hủy bỏ
các biện pháp ngăn chặn:
Dòng 24. Số người VKS phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp sau đó trả
tự do vì không vi phạm PL trong kỳ thống kê: lưu ý cụm từ “kỳ thống kê”. Kỳ
thống kê là kỳ mà người đó được trả tự do, còn việc phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp
có thể xảy ra trong cùng kỳ mà cũng có thể xảy ra ở kỳ thống kê trước.
Dòng 35. Số bị can VKS không phê chuẩn áp dụng BPNC hoặc VKS
QĐ thay đổi BPNC từ tạm giam đã phạm tội mới hoặc bỏ trốn trong kỳ thống kê:
tiêu thức này có hai vế, vế thứ nhất là VKS không phê chuẩn … hoặc VKS đã thay
đổi …, vế thứ hai là bị can đã phạm tội mới hoặc bỏ trốn, lưu ý thời điểm để
tính thống kê căn cứ vào vế thứ hai của chỉ tiêu, khi bị can phạm tội mới hoặc
bỏ trốn.
IC. Thụ lý và giải quyết của CQĐT:
Dòng 36, 37. Số vụ cũ, số bị can cũ: là những vụ án, bị can
đã có QĐ khởi tố vụ án, khởi tố bị can từ kỳ thống kê trước chưa KTĐT chuyển
qua kỳ này (tất cả những vụ án, bị can không thuộc vào số mới khởi tố thì thuộc
vào số cũ), ví dụ:
+ Số vụ, bị can cũ nhận từ nơi khác chuyển đến;
+ Số vụ án, bị can phát sinh tăng hoặc giảm do tách nhập các
vụ án cũ (Điều 117-BLTTHS).
+ Số vụ án, bị can do Toà án cấp phúc thẩm, GĐT hủy án để điều
lại (đối với thống kê tháng. Đối với thống kê 6, 12 tháng thì cần phải xem cả
ngày khởi tố vụ án để xem vụ án là cũ hay mới).
+ Bị can có QĐ khởi tố bị can từ kỳ thống kê trước nhưng
ngày VKS ra QĐ phê chuẩn QĐ khởi tố bị can lại thuộc kỳ thống kê này.
Dòng 38, 39. Trong đó: Số vụ, số bị can còn lại của tháng trước
chưa kết thúc điều tra: là số vụ án, bị can còn lại của tháng trước chưa KTĐT chuyển
qua tháng này. Trong số này có cả số vụ, bị can cũ nhận từ nơi khác chuyển đến;
số vụ đã KTĐT từ tháng trước nhưng đến tháng này mới chuyển hồ sơ sang VKS.
Dòng 40, 42. Trong đó: Số vụ, số bị can phục hồi điều tra
(Điều 165- BLTTHS): là số vụ án, bị can đã có QĐ phục hồi điều tra trong kỳ
thống kê. QĐ phục hồi ĐT có thể là QĐ của CQĐT hoặc có thể là QĐ của VKS. Những
vụ án, bị can có QĐ TĐC, ĐC và QĐ phục hồi ngay trong kỳ thì không thống kê vào
dòng 40, 42. (Trước khi phục hồi ĐT, vụ án đó đang bị ĐC hay TĐC thì trong danh
sách sẽ thể hiện rõ).
Dòng 44, 45. T/ đó: Số vụ, số bị can nhận lại từ VKS để
ĐTBS: xem ở trang 2 và 3.
Dòng 46, 48. Số vụ, số bị can mới khởi tố (dòng 46, 48): là
những vụ án/bị can đã có QĐ khởi tố vụ án, QĐ khởi tố bị can trong kỳ thống kê
và VKS đã có QĐ phê chuẩn QĐ khởi tố bị can trong kỳ thống kê. Ví dụ: số mới
khởi tố nhận từ nơi khác chuyển đến, số bị can mới khởi tố của vụ án cũ, số vụ
án phát sinh tăng do tách các vụ án mới .v.v.
Dòng 47, 49. Trong đó: số vụ án, bị can nhận từ nơi khác
chuyển đến: là những vụ án, bị can mới khởi tố trong kỳ thống kê nhưng là vụ
án, bị can từ nơi khác chuyển đến.
+ Nơi nhận sẽ thống kê vào số thụ lý, nơi chuyển đi không
thống kê vào số thụ lý.
+ Số chuyển đi sẽ độc lập hoàn toàn so với số thụ lý (của
các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử). Vụ án, bị can nào đã tính vào số
chuyển đi rồi thì sẽ không tính vào số thụ lý nữa (kể cả số thụ lý cũ và số thụ
lý mới).
Dòng 50. Trong đó: Số bị can mới khởi tố của vụ án cũ: là
những bị can mới khởi tố và đã có QĐ phê chuẩn của VKS trong kỳ thống kê nhưng
những bị can này lại thuộc vào những vụ án đã khởi tố của các kỳ thống kê trước.
Dòng 51. Trong đó: Số bị can bị tạm giam: là những bị can
mới khởi tố trong kỳ thống kê và đã hoặc đang bị tạm giam tính đến ngày kết
thúc kỳ thống kê, không tính đến việc bị can đấy đang bị giam tại đâu.
Dòng 52, 53. Tổng số vụ, tổng số bị can CQĐT phải điều tra:
bằng số cũ cộng với số mới.
Dòng 52 = dòng 36 + dòng 46; Dòng 53 = dòng 37 + dòng 48
Tổng số phải điều tra = ĐNTT+ ĐC ĐT+ TĐC ĐT+ số còn lại (số
chưa KTĐT).
Số còn lại = Tổng số phải điều tra - (ĐNTT+ ĐC ĐT+ TĐC ĐT)
Dòng 75 = Dòng 52 - (dòng 57 + dòng 61 + dòng 66); Dòng 77 =
Dòng 53 - (dòng 59 + dòng 62 + dòng 67);
Dòng 55, 56. Số vụ án, số bị can chuyển đi nơi khác: là số
vụ án, bị can đã có QĐ chuyển vụ án đi nơi khác để điều tra. Như trên đã nói,
số chuyển đi không được tính vào số thụ lý cũ hoặc thụ lý mới. Vì thế, đối với
mỗi đơn vị, vụ án, bị can nào đã tính vào dòng 55, 56 thì sẽ không tính vào các
dòng 36, 37, 46, 48 (số cũ và số mới).
Dòng 57, 59. Số vụ, số bị can CQĐT đề nghị truy tố: là số vụ
án, bị can CQĐT đã có QĐ đề nghị truy tố và đã có biên bản bàn giao hồ sơ giữa
CQĐT và VKS tính đến ngày kết thúc kỳ thống kê (CQĐT đã chuyển hồ sơ sang VKS
trong kỳ thống kê). Không tính vào chỉ tiêu này những trường hợp:
+ CQĐT đã đề nghị truy tố trong kỳ thống kê và VKS đã có QĐ
trả hồ sơ để ĐTBS ngay trong kỳ thống kê, nhưng đến thời điểm kết thúc kỳ thống
kê, CQĐT chưa chuyển hồ sơ lại cho VKS (tính theo QĐ tố tụng cuối cùng).
+ Những vụ án, bị can CQĐT đã có QĐ đề nghị truy tố trong kỳ
nhưng CQĐT chưa chuyển hồ sơ sang VKS trong kỳ thống kê.
Dòng 58, 60. Trong đó: Số vụ, bị can đã đề nghị truy tố ở kỳ
thống kê trước: là những vụ án, bị can CQĐT đã có QĐ đề nghị truy tố từ kỳ
thống kê trước, nhưng do phải trả để ĐTBS nên đến kỳ thống kê này, CQĐT đã QĐ
đề nghị truy tố đối với vụ án, bị can này.
Dòng 61, 62. Số vụ, số bị can CQĐT ra QĐ đình chỉ điều tra:
là những vụ án, bị can CQĐT đã có QĐ ĐCĐT đối với vụ án, bị can trong kỳ thống
kê và đến ngày kết thúc kỳ thống kê vẫn chưa có QĐ phục hồi đối với vụ án, bị
can này.
Có trường hợp CQĐT đã ra QĐ ĐCĐT đối với tất cả các bị can
trong cùng một vụ án và QĐ ĐCĐT đối với vụ án đó, nhưng cũng có trường hợp CQĐT
chỉ ra QĐ ĐCĐT đối với một số bị can trong cùng một vụ án, không ra QĐ ĐCĐT đối
với vụ án. Có QĐ đối với bị can nào thì chỉ tính đối với bị can ấy.
Dòng 63. T/ đó: Số bị can ĐCĐT vì không có tội (khoản 1, 2
Điều 107 - BLTTHS)
Dòng 64. Trong đó: Số bị can ĐCĐT vì hết thời hạn ĐT không
chứng minh được tội phạm (điểm b, khoản 2, Điều 164 - BLTTHS) (dòng 64);
Dòng 65. Trong đó: Số bị can ĐCĐT vì miễn trách nhiệm HS
(Điều 25, Khoản 2 Điều 69, Điều 19 -BLHS). Ba dòng 63, 64, 65 phải có danh sách
cụ thể kèm theo.
Dòng 66, 67. Số vụ, số bị can CQĐT ra QĐ tạm đình chỉ điều
tra trong kỳ thống kê: là những vụ án, bị can CQĐT đã ra QĐ TĐC điều tra trong
kỳ thống kê và đến ngày kết thúc kỳ thống kê vẫn chưa có QĐ phục hồi đối với vụ
án, bị can này.
Có trường hợp CQĐT đã ra QĐ TĐC ĐT đối với tất cả các bị can
trong cùng một vụ án và QĐ TĐC ĐT đối với vụ án đó, nhưng cũng có trường hợp
CQĐT chỉ ra QĐ TĐC ĐT đối với một số bị can trong cùng một vụ án, không ra QĐ
TĐC ĐT đối với vụ án. Có QĐ đối với bị can nào thì chỉ tính đối với bị can ấy. (tương
tự như dòng 61, 62).
Dòng 69, 70. Tổng số vụ, tổng số bị can CQĐT ra QĐ tạm đình
chỉ điều tra tính đến cuối kỳ thống kê: bao gồm tất cả những vụ án, bị can CQĐT
đã ra QĐ TĐC điều tra tính đến ngày kết thúc kỳ thống kê và tính đến ngày này
vẫn chưa có QĐ phục hồi vụ án, phục hồi bị can (gồm cả số TĐC cũ chưa phục hồi
và số TĐC mới trong kỳ thống kê cũng chưa phục hồi).
Dòng 73, 74. Số vụ, số bị can CQĐT đã đề nghị truy tố ở kỳ
trước, kỳ này ĐC hoặc TĐC: là những vụ án, bị can CQĐT đã đề nghị truy tố ở các
kỳ thống kê trước, nhưng do bị trả hồ sơ để ĐTBS, đến kỳ thống kê này, CQĐT lại
ra QĐ ĐC hoặc TĐC đối với vụ án, bị can đó.
Dòng 75, 77. Số vụ, số bị can chưa kết thúc điều tra: là số
vụ án, bị can CQĐT đã thụ lý điều tra nhưng tính đến ngày kết thúc kỳ thống kê,
CQĐT chưa có bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra
kèm theo QĐ đình chỉ điều tra hoặc chưa ra QĐ TĐCĐT.
+ Trường hợp CQĐT đã ra QĐ đề nghị truy tố đối với vụ án, bị
can nhưng CQĐT chưa chuyển hồ sơ vụ án sang VKS thì cũng tính vụ án, bị can này
vào số còn lại của CQĐT. (Hồ sơ của vụ án, bị can đó vẫn đang nằm tại CQĐT).
ID. VKS thụ lý, giải quyết:
Dòng 78, 79. Số vụ, số bị can cũ: là những vụ án, bị can VKS
đã thụ lý từ kỳ thống kê trước, chưa giải quyết chuyển sang kỳ này và những vụ
án, bị can không thuộc vào số mới thụ lý của VKS. Ví dụ:
+ Số vụ, bị can cũ nhận từ nơi khác chuyển đến;
+ Số vụ có phục hồi bị can nhưng không phục hồi vụ án;
Dòng 84, 85, 86, 87: xem ở trang 2 và 3.
Dòng 88, 90. Số vụ, số bị can mới thụ lý: là những vụ án, bị
can CQĐT đã kết thúc điều tra và đã chuyển hồ sơ sang VKS trong kỳ thống kê
(căn cứ vào ngày bàn giao hồ sơ vụ án giữa CQĐT và VKS).
Dòng 89, 91. Trong đó: Số vụ, bị can nhận từ nơi khác chuyển
đến: bao gồm những vụ án, bị can CQĐT đã KTĐT và đã chuyển hồ sơ sang VKS trong
kỳ thống kê nhưng CQĐT đã ra bản KTĐT đối với vụ án, bị can đó không phải là
CQĐT “tương ứng” với VKS theo cấp hành chính .
Dòng 92, 93. Tổng số vụ án, tổng số bị can VKS phải xử lý:
bao gồm số cũ cộng với số mới.
Dòng 92 = dòng 78 + dòng 88; Dòng 93 = dòng 79 + dòng 90
Tổng số phải xử lý của VKS = Số truy tố + Số đình chỉ + Số
TĐC + Số còn lại Số còn lại = Tổng số phải xử lý của VKS – (Số truy tố + Số
đình chỉ + Số TĐC) Dòng 113 = Dòng 92 – (dòng 96 + dòng 102 + dòng 106)
Dòng 115 = Dòng 93 – (dòng 99 + dòng 103 + dòng 107)
Dòng 94, 95. Số vụ án, số bị can chuyển đi nơi khác: là
những vụ án, bị can VKS đã có QĐ chuyển vụ án đi nơi khác để truy tố. Số chuyển
đi sẽ không tính vào số thụ lý cũ hoặc mới (tương tự như phần thụ lý, chuyển đi
nơi khác của CQĐT).
Dòng 96, 99. Số vụ, số bị can VKS truy tố: là những vụ án,
bị can VKS đã có QĐ truy tố và đã có biên bản bàn giao hồ sơ giữa VKS và Toà án
trong kỳ thống kê (tính đến ngày kết thúc kỳ thống kê, VKS đã chuyển hồ sơ sang
Toà án). Không tính vào chỉ tiêu này những trường hợp:
+ VKS đã QĐ truy tố trong kỳ thống kê và Toà án đã có QĐ trả
hồ sơ để ĐTBS ngay trong kỳ thống kê, nhưng đến ngày kết thúc kỳ thống kê, VKS
chưa chuyển hồ sơ lại cho Toà án. (tính theo QĐ tố tụng cuối cùng).
+ Những vụ án, bị can mà VKS đã có QĐ truy tố trong kỳ nhưng
VKS chưa chuyển hồ sơ vụ án sang Toà án trong kỳ thống kê.
Dòng 97, 100. Trong đó: Số vụ, số bị can đã truy tố ở kỳ
thống kê trước (do trả ĐTBS): Là số vụ, bị can VKS đã có QĐ truy tố từ các kỳ
thống kê trước, nhưng do vụ án bị trả hồ sơ để ĐTBS, nên đến kỳ thống kê này,
hồ sơ đã quay lại và VKS lại ra QĐ truy tố trong kỳ thống kê này.
Dòng 98, 101. Trong đó: Số vụ, số bị can chuyển đến VKS cấp
dưới để thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử (ủy quyền xét xử): là những
vụ án, bị can VKS đã QĐ truy tố nhưng sau đó, VKS chuyển vụ án này cho VKS cấp
dưới để xét xử (ủy quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm).
(Khi kiểm tra mối liên quan giữa số truy tố của VKS và số mới thụ lý của Toà án
trong cùng một kỳ thống kê, cần tính đến tiêu thức này).
Dòng 102, 103. Số vụ, số bị can VKS đình chỉ: là những vụ
án, bị can VKS đã ra QĐ đình chỉ trong kỳ thống kê và đến cuối kỳ thống kê vẫn
chưa có QĐ phục hồi đối với vụ án, bị can này.
Dòng 111, 112. Số vụ, số bị can đã truy tố ở kỳ thống kê trước,
kỳ này ĐC hoặc TĐC: Tính tương tự như dòng 73, 74. Chỉ khác là cơ quan ra QĐ là
VKS.
Dòng 113, 115. Số vụ, số bị can chưa xử lý còn ở VKS: là số
vụ, bị can VKS đã thụ lý để giải quyết nhưng tính đến ngày kết thúc kỳ thống
kê, VKS vẫn chưa có QĐ xử lý đối với vụ án, bị can đó (QĐ truy tố hoặc QĐ ĐC
hoặc QĐ TĐC). Trường hợp VKS đã ra QĐ truy tố đối với vụ án, bị can nhưng VKS
chưa chuyển hồ sơ sang Toà án thì cũng tính vụ án, bị can này vào số còn lại
của VKS.
Dòng 116, 118. Số vụ, số bị can VKS trả hồ sơ cho CQĐT để ĐTBS:
là số vụ, bị can VKS đã có QĐ trả hồ sơ cho CQĐT để ĐTBS trong kỳ thống kê.
(VKS có bao nhiêu QĐ trả hồ sơ để ĐTBS thì tính bấy nhiêu vụ án, không tính đến
việc vụ án đó đang ở đâu).
Dòng 117. Trong đó: Số vụ án do VKS cấp trên chuyển đến để
truy tố theo thẩm quyền (dòng 117): là số vụ VKS trả hồ sơ cho CQĐT để ĐTBS nhưng
vụ án này là vụ án mà VKS cấp trên đã tiến hành kiểm sát điều tra, sau đó,
chuyển đến VKS cấp dưới để truy tố theo thẩm quyền.
Dòng 119. Số vụ Toà trả cho Viện, Viện trả cho CQĐT để ĐTBS
trong kỳ thống kê: là số vụ phải thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện trên và kỳ
thống kê là kỳ VKS trả hồ sơ cho CQĐT.
Dòng 120, 121. Số vụ, số bị can VKS trả hồ sơ cho CQĐT để ĐTBS,
đến cuối kỳ VKS chưa nhận lại: là số vụ, bị can VKS đã có QĐ trả hồ sơ cho CQĐT
để ĐTBS nhưng đến ngày kết thúc kỳ thống kê, CQĐT vẫn chưa chuyển lại hồ sơ vụ
án cho VKS. (QĐ trả hồ sơ của VKS có thể là QĐ trả trong kỳ này hoặc QĐ trả vào
các kỳ trước). Chỉ tiêu này không liên quan đến công thức kiểm tra số thụ lý,
số giải quyết và số còn lại của VKS.
II. Thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử sơ thẩm hình sự:
Dòng 125, 126. Số vụ cũ, số bị cáo cũ: là những vụ án, bị
cáo Toà án đã thụ lý xét xử từ kỳ thống kê trước, chưa giải quyết chuyển sang
kỳ này và những vụ án, bị cáo không thuộc số mới thụ lý của Toà án. Ví dụ: Số
vụ, bị cáo Toà án cấp phúc thẩm, GĐT, TT hủy án để xét xử lại ở cấp sơ thẩm
(đối với thống kê tháng, xem thêm dòng 36, 37).
Dòng 129, 130. Trong đó: Số vụ, số bị cáo TĐC xét xử đã phục
hồi xét xử trong kỳ: Là số vụ, bị cáo Toà án đã ra QĐ TĐC XX từ các kỳ thống kê
trước, đến kỳ thống kê này, Toà án đã QĐ phục hồi XX.
Dòng 131. Trong đó: Số vụ án được tách ra từ các vụ án đã
xét xử khác: Là những vụ án đã được đưa ra xét xử từ các kỳ thống kê trước nhưng
chưa xét xử tất cả các bị cáo trong cùng một vụ án đó vì trong vụ đó có bị cáo
có QĐ TĐC xét xử. Đến kỳ thống kê này, Toà án có QĐ phục hồi xét xử đối với
những bị cáo này và vì vậy, Toà án cũng tính luôn là phục hồi XX đối với vụ án
này.
Dòng 132, 133: xem ở trang 2 và 3.
Dòng 134, 136. Số vụ, số bị cáo mới thụ lý xét xử sơ thẩm:
là những vụ án, bị cáo VKS đã có QĐ truy tố và đã chuyển hồ sang Toà án trong
kỳ thống kê. (căn cứ để tính vào số mới thụ lý XXST là ngày của biên bản bàn
giao hồ sơ giữa VKS và Toà án nằm trong kỳ báo cáo thống kê).
Dòng 135, 137. Trong đó: Số vụ VKS cấp trên truy tố chuyển
đến ủy quyền thực hành quyền công tố và KSXX: là số vụ, số bị cáo VKS cấp trên
đã QĐ truy tố sau đó chuyển đến VKS cấp dưới để ủy quyền thực hành quyền công
tố và KSXX và VKS cấp dưới đã chuyển hồ sơ sang Toà án.
Công thức kiểm tra mối liên quan giữa số mới thụ lý của Toà
án với số truy tố của VKS trong kỳ (bốn dòng 134, 135, 136, 137 với 4 dòng 96,
98, 99, 101) là:
Dòng 134 - dòng 135 = dòng 96 – dòng 97- dòng 98; Dòng136 -
dòng 137 = dòng 99 - - dòng 101-dòng 101
Dòng 138, 139. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo Toà án phải giải
quyết: bao gồm số cũ cộng với số mới.
Dòng 138 = dòng 125 + dòng 134; Dòng 139 = dòng 126 + dòng
136
Tổng số phải g/quyết của Toà án = Số đã XX + Số đình chỉ +
Số TĐC + Số còn lại
Số còn lại = Tổng số phải g/quyết của Toà án – (Số đã XX +
Số đình chỉ + Số TĐC)
dòng 157 = Dòng 138 - (dòng 142 + dòng 146 + dòng 148)
dòng 159 = Dòng 139 - (dòng 144 + dòng 147 + dòng 149)
Dòng 140, 141. Số vụ án, số bị cáo chuyển đi nơi khác: là số
vụ án, bị cáo Toà án đã có QĐ chuyển đi nơi khác để xét xử trong kỳ thống kê.
Số này không tính vào số thụ lý cũ và số thụ lý mới của Toà án. (tương tự như
phần thụ lý, chuyển đi nơi khác của CQĐT, VKS).
Dòng 142, 144. Số vụ án, số bị cáo Toà án đã xét xử sơ thẩm:
là những vụ án, bị cáo Toà án đã đưa ra xét xử sơ thẩm và Toà án đã tuyên án
trong kỳ thống kê.
Dòng 145. Trong đó: Số bị cáo Toà án sơ thẩm tuyên không
phạm tội (hoàn toàn): là những bị cáo đã XXST xong trong kỳ thống kê và Toà đã tuyên
bố là bị cáo đó không phạm tội hoàn toàn. Đối với những bị cáo Toà án tuyên
không phạm một tội nào đó nhưng vẫn phạm những tội khác thì không thống kê vào
đây. (có danh sách cụ thể theo từng trường hợp).
Dòng 153, 154. Số vụ, số bị cáo Toà án trả hồ sơ để ĐTBS:
Tính tương tự như dòng 116, 118.
Dòng 155, 156. Số vụ, số bị cáo Toà án trả hồ sơ để ĐTBS đến
cuối kỳ, VKS chưa chuyển lại Toà án: là số vụ, bị cáo Toà án đã có QĐ trả hồ sơ
cho VKS để ĐTBS (trong kỳ này hoặc kỳ trước) nhưng đến ngày kết thúc kỳ thống
kê, VKS vẫn chưa chuyển lại hồ sơ vụ án cho Toà án. QĐ trả hồ sơ của Toà án có
thể là QĐ trả trong kỳ này hoặc QĐ trả vào các kỳ trước.
Dòng 160, 161. Số vụ, số bị cáo VKS kháng nghị phúc thẩm đối
với bản án, QĐ của Toà án cùng cấp: là số vụ án, bị cáo VKS đã QĐ kháng nghị
phúc thẩm đối với bản án hoặc QĐ kháng nghị đối với QĐ của Toà án cùng cấp
trong kỳ thống kê. Vụ án, bị cáo đó Toà án đã đưa ra xét xử sơ thẩm hoặc đã ra
QĐ ĐC hoặc TĐC trong kỳ thống kê này hoặc trong kỳ thống kê trước.
Dòng 162, 163. Số vụ, số bị cáo đề nghị VKS cấp trên kháng nghị
phúc thẩm: là số vụ án, bị cáo VKS đã có văn bản đề nghị VKS cấp trên kháng
nghị phúc thẩm tính đến ngày kết thúc kỳ thống kê, không tính đến việc Toà án đã
đưa ra xét xử sơ thẩm hoặc đã ra QĐ ĐC hoặc TĐC đối với vụ án, bị cáo đó trong
kỳ thống kê này hoặc trong kỳ thống kê trước.
III. Án trọng điểm: Phần này có 5 tiêu thức đã rõ, không
hướng dẫn gì thêm.
IV. Thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử phúc thẩm hình sự:
Dòng 171, 172. Số vụ, số bị cáo còn lại của tháng trước: là
số vụ án, bị cáo Toà án đã thụ lý xét xử phúc thẩm từ kỳ thống kê trước, chưa
giải quyết chuyển qua kỳ này. Trong số này bao gồm cả:
+ Số vụ án, bị cáo Toà án đã QĐ phục hồi xét xử phúc thẩm
trong kỳ thống kê;
+ Số vụ án, bị cáo Toà án cấp giám đốc thẩm QĐ hủy án để xét
xử phúc thẩm lại và Toà án cấp phúc thẩm đã thụ lý lại trong kỳ thống kê.
Dòng 173, 176. Số vụ án, số bị cáo Toà án mới thụ lý xét xử
phúc thẩm: là số vụ án, bị cáo Toà án cấp phúc thẩm đã thụ lý xét xử phúc thẩm
trong kỳ thống kê. Căn cứ để thống kê vào 2 dòng này là Sổ thụ lý án phúc thẩm
và Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án giữa Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc
thẩm phát sinh trong kỳ báo cáo.
Dòng 179, 181. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo Toà án thụ lý
xét xử phúc thẩm: bao gồm số cũ cộng với số mới. Tổng số Toà án thụ lý XXPT =
số cũ + số mới
Dòng 179 = dòng 171 + dòng 173; Dòng 181 = dòng 172 + dòng
176
Tổng số thụ lý XXPT = TĐC + ĐC + đã XXPT + Số còn lại Số còn
lại = Tổng số thụ lý XXPT - (TĐC + ĐC + đã XXPT) Dòng 212 = Dòng 179 - (dòng
183 + dòng 185 + dòng 189) Dòng 214 = Dòng 181 - (dòng 184 + dòng 187 + dòng
198)
Dòng 189, 198. Số vụ, số bị cáo Toà án đã xét xử phúc thẩm
(dòng 189, 198): là số vụ án, bị cáo Toà án đã đưa ra xét xử phúc thẩm và đã
tuyên bản án phúc thẩm trong kỳ thống kê.
Từ dòng 190 đến dòng 193: nhằm theo dõi kết quả xét xử phúc
thẩm theo vụ án đối với những vụ VKS có kháng nghị.
Từ dòng 194 đến dòng 197: nhằm theo dõi kết quả xét xử phúc
thẩm theo vụ án so với với kết quả điều tra, xét xử ở cấp sơ thẩm.
Dòng 199. Trong đó: số bị cáo Toà án cấp phúc thẩm tuyên
không phạm tội: là những bị cáo Toà án cấp phúc thẩm tuyên không phạm tội hoàn
toàn và Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên bị cáo có tội. (có danh sách theo từng trường
hợp cụ thể).
Từ dòng 200 đến dòng 204 nhằm theo dõi kết quả xét xử phúc
thẩm theo bị cáo đối với những bị cáo VKS kháng nghị
Dòng 205, 206, 207, 208, 209- Phân tích số bị cáo đã xét xử
phúc thẩm theo bản án phúc thẩm: Nhằm phân tích kết quả xét xử phúc thẩm theo
bị cáo. (dòng 199 <= dòng 209 - Theo Điều 25-BLTTHS). dòng 211<= dòng
210; dòng 210 >= dòng 186
V. Thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử giám đốc thẩm hình sự: Dòng 219, 220. Số vụ, số bị cáo còn lại của tháng trước: là
số vụ án, bị cáo
Toà án đã thụ lý xét xử giám đốc thẩm từ kỳ thống kê trước,
chưa giải quyết chuyển qua kỳ này.
Dòng 221, 223. Số vụ, số bị cáo Toà án mới thụ lý xét xử
GĐT: là số vụ án, bị cáo Toà án cấp giám đốc thẩm đã thụ lý xét xử giám đốc
thẩm trong kỳ thống kê. Căn cứ để thống kê vào 2 dòng này là Sổ thụ lý án giám
đốc thẩm và Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án giữa Toà án cấp sơ thẩm hoặc Toà án
cấp phúc thẩm với Toà án cấp giám đốc thẩm phát sinh trong kỳ thống kê.
Dòng 225, 226. Tổng số vụ án, tổng số bị cáo Toà án thụ lý
xét xử giám đốc thẩm: bao gồm số cũ cộng với số mới. Tổng số Toà án thụ lý
XXGĐT = số cũ + số mới
Dòng 225 = dòng 219 + dòng 221; Dòng 227 = dòng 220 + dòng
223
Tổng số thụ lý XXGĐTT >= VKS rút toàn bộ KN + đã XXGĐT +
Số còn lại
Số còn lại => Tổng số thụ lý XXGĐT - Số đã XXGĐT – VKS
rút toàn bộ KN
Dòng 243 => Dòng 225 - dòng 230 - dòng 229; Dòng 244
=> Dòng 227 - dòng 233
Dòng 230, 233. Số vụ, số bị cáo Toà án đã xét xử GĐT: là số
vụ án, bị cáo Toà án đã xét xử giám đốc thẩm trong kỳ thống kê và Hội đồng giám
đốc thẩm của Toà án đã ra Quyết định giám đốc thẩm. (Theo điều 285 –BLTTHS).
VI. Thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử tái thẩm hình sự:
Tương tự như phần thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
giám đốc thẩm hình sự. Lưu ý là thẩm quyền kháng nghị tái thẩm: Chỉ có VKS mới
có thẩm quyền này.
VII. Những tội phạm cụ thể đã khởi
tố, truy tố, xét xử sơ thẩm trong tháng:
Thống kê tất cả những tội phạm đã khởi tố, truy tố, xét xử
sơ thẩm trong tháng, trong đó, có tính riêng những vụ đã truy tố từ kỳ thống kê
trước do trả điều tra bổ sung. Vì vậy, số liệu theo từng chương, nhóm của phần
này sẽ thống nhất (khớp) với số khởi tố, truy tố, xét xử (trong tháng) theo từng
chương, nhóm ở phần trên.
Chương 2.
THỐNG KÊ CÔNG TÁC
KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM, QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
(Phần VIII trong báo cáo tháng)
Phần VIII gồm có 4 phần nhỏ: VIIIA, VIIIB, VIIIC và VIIID tương
ứng với các phần A, B, C, D trong biểu số 2 của báo cáo 6 tháng và 12 tháng.
I. Phần chung: Nguyên tắc và cách tính một số chỉ tiêu, tiêu thức thống kê
(áp dụng chung cho cả báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo 6 tháng và báo cáo
12 tháng):
1. Thống kê theo số người thực tế đã bị bắt vào nhà tạm giữ,
trại tạm giam và đang bị tạm giữ, bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù
tại nhà tạm giữ, trại tạm giam hoặc đã được giải quyết ra khỏi nhà tạm giữ,
trại tạm giam tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống kê.
2. Số chuyển đến, số chuyển đi: là số người bị tạm giữ, tạm
giam được chuyển đến, (chuyển ra khỏi) nhà tạm giữ, trại tạm giam tính đến thời
điểm kết thúc kỳ thống kê.
- Số chuyển đến: là số người bị tạm giữ, tạm giam ở nơi khác
chuyển đến nhà tạm giữ, trại tạm giam này tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống
kê. (Khi nhận số chuyển đến, nơi nhận số chuyển đến chỉ được tính số này vào số
chuyển đến, không tính số này vào số cũ hay số mới ở nơi chuyển đến nữa).
- Số chuyển đi: là số người đã được đưa vào nhà tạm giữ,
trại tạm giam này và đã có quyết định chuyển đi nơi khác tính đến thời điểm kết
thúc kỳ thống kê. (Trước khi chuyển đi, nơi chuyển đi vẫn tính số này vào số cũ
hoặc số mới theo đúng như thực tế đã diễn ra, sau đó, đến khi chuyển đi mới
tính số này vào số chuyển đi của đơn vị mình).
- Cách tính số chuyển đến, số chuyển đi như trên nhằm tính
tổng số người bị tạm giữ, bị tạm giam trong từng kỳ thống kê của mỗi địa phương
theo công thức sau:
Tổng số = số cũ + số mới + số chuyển đến - số chuyển đi.
- Lưu ý: do đặc điểm của từng khâu công tác kiểm sát khác
nhau nên cách tính số chuyển đến, chuyển đi của khâu công tác kiểm sát việc tạm
giữ, tạm giam so với cách tính số chuyển đến, chuyển đi của khâu KSĐT, KSXX có
điểm khác nhau cơ bản. Các đồng chí làm thống kê cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
3. Số trốn: tại cả ba phần A, B, C đều có chung một cách
tính đối với số trốn. Trước tiên, tính tất cả số trốn trong kỳ thống kê và sau
đó, tính số trốn trong kỳ thống kê nhưng đến ngày khoá sổ của kỳ thống kê thì
chưa bắt lại được. Và số trốn trong kỳ thống kê chưa bắt lại được bao giờ cũng
liên quan đến công thức kiểm tra số còn lại tại nhà tạm giữ, trại tạm giam của
mỗi kỳ thống kê.
4. Cách tính số còn lại tại cả ba phần A, B, C là:
Số còn lại = Tổng số - số đã giải quyết - số chết - số trốn
trong kỳ chưa bắt lại được
5. Trong số mới, số đã giải quyết của báo cáo tình hình bắt,
tạm giữ, tạm giam và xử lý tuần chỉ phân tích một số trường hợp cụ thể có thể
xảy ra trên thực tế chứ không phân tích tất cả các trường hợp có thể xảy ra.
6. Trong phần kiểm sát việc tạm giam của báo cáo tháng, 6
tháng và 12 tháng, xuyên suốt từ phần đầu vào, phần giải quyết đến phần còn lại
đều theo hướng phân đối tượng bị tạm giam ra làm hai loại:
++ Đối tượng đã có lệnh tạm giam và đến cuối kỳ thống kê,
đối tượng đó có thể còn lệnh tạm giam hoặc có thể đã hết lệnh tạm giam (ví dụ:
án XX đã có HLPL, đang chờ chuyển trại giam hoặc phân trại giam).
++ Đối tượng “chưa có lệnh tạm giam” như người bị kết án
phạt tù tại ngoại bị bắt hoặc tự nguyện đến thi hành án, đang bị tạm giam để
chờ thi hành án.
+ Trong số còn tạm giam luôn để rõ:
++ Số còn tạm giam trong các giai đoạn điều tra, truy tố,
xét xử (số còn lệnh tạm giam theo tố tụng).
++ Số hiện còn đến ngày khoá sổ của kỳ báo cáo thống kê,
đang không có lệnh tạm giam, do án xét xử đã có HLPL đang chờ chuyển trại giam
hoặc phân trại giam.
++ án tử hình đang bị tạm giam.
Chú ý: Đối với VKS cấp huyện chỉ có nhà tạm giữ nhưng trong
nhà tạm giữ có buồng tạm giữ, buồng tạm giam và buồng giam những người chấp
hành án phạt tù nên khi tiến hành kiểm sát toàn diện nhà tạm giữ thì chỉ được
tính số lần KS nhà tạm giữ là 1 lần chứ không được thống kê thành 2 lần KS (1
KS tạm giữ, 1 KS tạm giam). Đối với VKS cấp tỉnh cũng tính tương tự như vậy.
II. Phần cụ thể:
VIIIA. Kiểm sát việc tạm giữ.
Dòng 1. Số cũ: là số người bị tạm giữ còn lại ở các kỳ thống
kê trước chưa giải quyết chuyển qua kỳ này để giải quyết tiếp.
Dòng 2. Số mới: là số người mới được đưa vào nhà tạm giữ
(hoặc buồng tạm giữ ở trại tạm giam) trong kỳ thống kê theo các lệnh, QĐ mới phát
sinh trong kỳ thống kê tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống kê.
Dòng 3. Số tạm giữ nơi khác chuyển đến: là số người đã bị
tạm giữ ở nơi khác chuyển đến nhà tạm giữ này (hoặc buồng tạm giữ ở trại tạm
giam này) tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống kê.
Dòng 4. Số tạm giữ chuyển đi nơi khác: là số người đang bị
tạm giữ ở nhà tạm giữ (hoặc buồng tạm giữ ở trại tạm giam) của đơn vị thống kê
này được chuyển khỏi nhà tạm giữ (hoặc buồng tạm giữ) của đơn vị thống kê này
để đến nơi khác tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống kê.
Dòng 5. Tổng số người tạm giữ: là tổng số người tạm giữ phải
giải quyết tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống kê.
Dòng 6. Số đã giải quyết: là số người thực tế đã được giải
quyết ra khỏi buồng tạm giữ ở nhà tạm giữ hoặc buồng tạm giữ ở trại tạm giam
bằng các QĐ của cơ quan có thẩm quyền.
Trong đó:
Dòng 7. Khởi tố bị can chuyển tạm giam: là số người đang tạm
giữ sau đó bị khởi tố và có quyết định tạm giam tính đến thời điểm kết thúc kỳ
thống kê.
Dòng 8. Khởi tố ADBP ngăn chặn khác: là số người đang tạm giữ
sau đó bị khởi tố và được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác không phải tạm giam.
Dòng 9. Số truy nã chuyển tạm giam:
Chú ý: những người bị bắt trong trường hợp đầu thú và tự thú
nếu đã khởi tố từ trước đó rồi và đến kỳ này chỉ chuyển tạm giam cũng thống kê
vào tiêu thức này và tương ứng với các hình thức bắt.
Trường hợp bắt theo lệnh truy nã, sau đó chuyển trả cơ quan
ra lệnh truy nã thì thống kê vào số chuyển đi nơi khác.
Dòng 10. Cơ quan bắt giữ trả tự do: là những trường hợp cơ
quan bắt giữ trả tự do tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống kê.
Dòng 13. VKS trả tự do theo K1, Đ28 Luật tổ chức VKSND: là
những trường hợp VKS áp dụng Điều 28, khoản 1 Luật Tổ chức VKS để trả tự do cho
người bị tạm giữ. (VKS áp dụng Đ17 Quy chế Công tác KS việc tạm giữ, tạm giam,
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù).
VIIIB. Kiểm sát việc tạm giam:
Dòng 1. Số cũ: tính như giai đoạn tạm giữ. Trong số cũ có cả
số thuộc vào dòng 52, 53, 56 của kỳ trước chuyển qua kỳ này.
Dòng 5. Số mới: tính như giai đoạn tạm giữ.
Dòng 13. Số người bị tạm giam từ nơi khác chuyển đến:
Dòng 14. Số người bị tạm giam chuyển đi nơi khác: cả hai
dòng 13, 14 tính tương tự như giai đoạn tạm giữ.
Dòng 15. Tổng số người tạm giam: là số người thực tế đã được
tạm giam tại buồng tạm giam của nhà tạm giữ cấp huyện hoặc trại tạm giam cấp
tỉnh tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống kê.
Chú ý: Số mới bị tạm giam bao gồm cả số người đơn vị khác đã
bắt theo lệnh truy nã của đơn vị mình và đã chuyển trả đơn vị mình.
- Số người bị kết án phạt tù tại ngoại tự nguyện đến THA
phạt tù và Số người bị kết án phạt tù tại ngoại bị bắt THA phạt tù ở phần tạm
giam -VIIIB- khác với những người này ở phần VIIIC- những người chấp hành phạt
tù tại nhà tạm giữ, trại tạm giam ở chỗ:
+ Đầu tiên những người này tự nguyện hoặc bị bắt THA sẽ được
thống kê vào phần “đầu vào” của phần tạm giam (VIIIB), đến khi có Quyết định
giải quyết chuyển trại giam thì sẽ được thống kê vào mục 5. án có HLPL đã chuyển
trại giam.
+ Trong số những người này, chỉ những người nào được giữ lại
chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ, trại tạm giam thì sẽ được thống kê tiếp
vào các cột mục tương ứng trong phần VIIIC.
Dòng 16. Số người đã giải quyết: là số người bị tạm giam
thực tế đã được giải quyết ra khỏi buồng tạm giam ở nhà tạm giữ hoặc ra khỏi
trại tạm giam bằng một QĐ của cơ quan có thẩm quyền như chuyển trại giam, THA
tử hình, trả tự do .v.v.
Tr/đó:
Dòng 26. án có HLPL chuyển trại giam: là những người bị tạm
giam, sau khi xét xử TA tuyên một hình phạt là tù chung thân hoặc án tù giam,
khi án XX đã có HLPL đã chuyển trại giam để thi hành án phạt tù. Trong số này
thực chất có hai loại: một loại là từ tạm giam (và có lệnh tạm giam) chuyển
trại giam. Một loại là từ tạm giam (nhưng không có lệnh tạm giam) chuyển trại
giam.
Dòng 29. án có HLPL hết án trong thời gian chờ chuyển trại
giam: cũng có hai loại như dòng 26
Dòng 42. Số người còn bị tạm giam: là số người hiện vẫn đang
bị tạm giam tại buồng tạm giam ở nhà tạm giữ cấp huyện hoặc trại tạm giam cấp
tỉnh đến thời điểm kết thúc kỳ thống kê chưa được giải quyết ra khỏi buồng tạm
giam của nhà tạm giữ cấp huyện hoặc trại tạm giam cấp tỉnh.
VIIIC. Kiểm sát việc quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù tại nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Phần này các chỉ tiêu đã rõ, cách tính số chuyển đến, chuyển
đi nơi khác, tổng số, số cũ, số mới như cách tính của phần tạm giữ, tạm giam.
Phần này chỉ thống kê những người án đã có HLPL đã có QĐ THA
và QĐ điều chuyển của Bộ Công an để chấp hành án phạt tù tại phân trại quản lý
phạm nhân trong trại tạm giam.
Dòng 18. Số tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù: là những trường
hợp thuộc vào dòng 11 và đã có QĐ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù tính đến
thời điểm kết thúc kỳ thống kê.
Khi tính dòng 18, các đơn vị lưu ý để tránh thống kê sai các
đối tượng không thuộc thẩm quyền kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp
hành án phạt tù nhưng thuộc đối tượng kiểm sát việc Toà án cho tạm đình chỉ
chấp hành án phạt tù.
VIIID. Kết quả công tác kiểm sát nhà
tạm giữ, trại tạm giam.
Phần này các chỉ tiêu đã rõ, không hướng dẫn gì thêm. Chỉ cần
lưu ý:
- Đối với cấp huyện chỉ có nhà tạm giữ, do vậy chỉ được
thống kê vào cột tổng số và cột do cấp huyện kiểm sát nhà tạm giữ (cột 1, cột
2)
- Đối với cấp tỉnh thống kê vào cột tổng số và các cột kiểm
sát nhà tạm giữ của cấp huyện, cột kiểm sát trại tạm giam (cột 1, cột 3, cột
4).
Chương 3.
THỐNG KÊ CÔNG TÁC KIỂM
SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC DÂN SỰ, HNGĐ, KD, TM VÀ CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH,
YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
(Phần
IX, X trong báo cáo tháng)
Khái niệm chung:
- Số trong kỳ: là số liệu phát sinh chỉ trong kỳ thống kê
(tính từ thời điểm bắt đầu kỳ thống kê đến thời điểm kết thúc kỳ thống kê).
-Tổng số: bao gồm cả số liệu phát sinh từ các kỳ thống kê trước
và số liệu phát sinh trong kỳ thống kê này tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống
kê.
Các chỉ tiêu chung được sắp xếp theo thứ tự dòng (từ dòng 1
đến dòng 81) và các biểu mẫu thống kê của từng khâu công tác kiểm sát giải
quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính được
sắp xếp theo thứ tự cột (từ cột 0 đến cột 11) của biểu thống kê tháng.
Riêng cột 11 là biểu mẫu thống kê án hành chính. Do trình
tự, thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có những đặc điểm riêng, khác biệt
với trình tự, thủ tục giải quyết các vụ, việc DS, HNGĐ, KD, TM, LĐ nên về hình
thức trên biểu mẫu thống kê tháng sẽ có một số cột, một số dòng được đánh dấu
(x) thì cán bộ thống kê không điền số liệu vào dòng, vào cột đó (vào ô xác định
chỉ tiêu, tiêu thức đó), đồng thời tại phần hướng dẫn cũng có một phần hướng
dẫn riêng cho biểu mẫu thống kê án hành chính sau phần hướng dẫn cụ thể của
biểu mẫu thống kê dân sự, kinh doanh thương mại, lao động.
I. Đối với các vụ, việc dân sự, kinh
doanh thương mại và lao động (từ cột 1 đến cột 10)
Ở biểu mẫu này đề nghị cán bộ làm thống kê lưu ý cách tính
thụ lý ở mỗi giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm có sự khác
nhau nên có hướng dẫn cụ thể.
1. Kiểm sát giải quyết vụ, việc sơ thẩm (IX.A.)
Căn cứ pháp luật: theo quy định tại Điều 21, Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 thì Viện kiểm sát có trách nhiệm: “ Kiểm sát
việc thụ lý,…”
Tại Điều 174, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định:
“Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo
bằng văn bản …, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án”.
Số vụ, việc Toà án thụ lý được tính căn cứ vào ngày VKS nhận
được thông báo.
- Dòng 1- Số vụ, việc cũ: là số vụ, việc còn lại trong kỳ
thống kê trước (Toà án đã thụ lý và VKS đã nhận được thông báo thụ lý của Toà
án trong kỳ thống kê trước) nhưng Toà án chưa giải quyết chuyển sang kỳ thống
kê này, kể cả số đã tạm đình chỉ ở các kỳ thống kê nay Toà án tiếp tục giải
quyết. Do đó, dòng 1- số cũ của kỳ này có thể lớn hơn hoặc bằng dòng 24 của kỳ
trước.
- Dòng 2- Số vụ, việc tạm đình chỉ phục hồi trong kỳ: số tạm
đình chỉ từ các kỳ thống kê trước đến nay lý do tạm đình chỉ không còn nên TA
tiếp tục giải quyết trong kỳ thống kê này.
- Dòng 3- Số vụ, việc mới: là số vụ, việc Toà án đã thụ lý
và VKS đã nhận được thông báo thụ lý của Toà án trong kỳ thống kê.
- Dòng 4- Trong đó số vụ, việc Toà án gửi thông báo cho Viện
kiểm sát đúng hạn: là số vụ, việc thuộc dòng 3 mà Toà án gửi thông báo cho VKS
theo đúng thời gian quy định tại Điều 174, Bộ luật Tố tụng dân sự, trong kỳ
thống kê.
- Tổng số vụ, việc = số vụ, việc cũ + số vụ, việc mới
- Dòng 11- Tổng số vụ, việc Toà án đã giải quyết: Là tổng số
bản án, quyết định giải quyết vụ, việc của Toà án mà Viện kiểm sát đã nhận được
trong kỳ thống kê.
- Dòng 18- Số vụ, việc VKS báo cáo kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm: là số quyết định mà Toà án đã ban hành công nhận sự thoả thuận
của đương sự nhưng qua kiểm sát Viện kiểm sát thấy có căn cứ để kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm, đã có văn bản kháng nghị trong kỳ thống kê (theo Điều
188, Bộ luật tố tụng dân sự).
- Dòng 20- Tổng số bản án, quyết định Viện kiểm sát kháng nghị
phúc thẩm: là số quyết định mà Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
đối với bản án, quyết định của Toà án sơ thẩm cùng cấp hoặc cấp dưới trong kỳ
thống kê.
- Dòng 21- Tổng số bản án, quyết định Viện kiểm sát đã kiểm
sát: là số bản án, quyết định của Toà án giải quyết đối với toàn bộ vụ, việc,
VKS đã hoàn thành việc kiểm sát trong kỳ thống kê (có thể bao gồm cả những bản
án, quyết định mà Toà án đã ra trong kỳ thống kê trước)
Lưu ý: Mỗi bản án, quyết định chỉ tính 01 lần đã hoàn thành
kiểm sát
- Dòng 22- Số bản án, quyết định Toà án gửi cho Viện kiểm
sát đúng hạn: là số bản án, quyết định mà Toà án đã gửi cho VKS theo đúng thời
hạn quy định tại Điều 187, Điều 194, Điều 241, Bộ luật Tố tụng dân sự, trong kỳ
thống kê.
- Dòng 23- Số bản án, quyết định Viện kiểm sát phát hiện có
vi phạm: là số bản án, quyết định mà VKS phát hiện có vi phạm (bao gồm vi phạm
cả về nội dung và hình thức).
- Dòng 24- Số vụ, việc còn lại: là tổng số vụ, việc mà VKS
đã nhận được thông báo thụ lý nhưng Toà án chưa giải quyết trong kỳ thống kê và
phải chuyển sang kỳ thống kê sau để giải quyết tiếp.
- Dòng 25- Tổng số vụ, việc Toà án đã ra quyết định tạm đình
chỉ: là tổng số vụ, việc Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ tính đến cuối kỳ
thống kê này (bao gồm cả số tạm đình chỉ dòng 13).
- Dòng 26- Số bản kiến nghị của VKS về những vi phạm của Toà
án: là số bản kiến nghị của VKS về những vi phạm của Toà án, trong kỳ thống kê.
Đây là bản kiến nghị mang tính chất tổng hợp chung hoặc 1 vài vụ, việc hoặc của
1 vụ việc riêng mà VKS đã ban hành, bao gồm cả vi phạm về hình thức nội dung,
không bao gồm số kiến nghị thuộc dòng 26.
+ Trong đó số vụ, việc Viện kiểm sát kiến nghị về quyết định
áp dụng, hoặc không áp dụng thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời: quy định tại Đ124-BLTTDS.
Dòng 10 = dòng 1 + dòng 3
Dòng 24 = dòng 10 – dòng 11
Dòng 11 = dòng 12 + dòng 13 + dòng 14 + dòng 16
2. Kiểm sát giải quyết vụ, việc phúc thẩm (IX.B.)
Căn cứ để thống kê số liệu của giai đoạn này là các quyết
định đưa vụ việc ra xét xử (K3- Đ258- BLTTDS), các bản án, quyết định phúc thẩm
của Toà án mà VKS đã nhận được trong kỳ thống kê.
Một số chỉ tiêu thống kê ở phần này được hiểu tương tự như
phần kiểm sát giải quyết vụ, việc sơ thẩm chúng tôi không nhắc lại.
- Dòng 28- Số vụ, việc cũ: là số vụ, việc còn lại trong kỳ
thống kê trước VKS đã nhận được QĐ đưa vụ án ra xét xử của Toà án trong kỳ
thống kê trước nhưng Toà án chưa giải quyết chuyển sang kỳ thống kê này.
- Dòng 30- Số vụ, việc mới: là số vụ, việc VKS đã nhận được
quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án trong kỳ thống kê.
- Dòng 36-Số vụ, việc Toà án mở phiên họp: là số vụ, việc
Toà án đã ra quyết định mở phiên họp để giải quyết đối với các quyết định sơ thẩm
và VKS đã nhận được quyết định này của Toà án trong kỳ thống kê.
Dòng 34 = dòng 28 + dòng 30
Dòng 53 = dòng 34 – dòng 35
Dòng 35 = dòng 36 + dòng 37 + dòng 38 + dòng 39 + dòng 41
3. Kiểm sát giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm vụ, việc
(IX.C.)
- Dòng 57- Số vụ, việc cũ: là số vụ, việc VKS đã thụ lý từ
kỳ thống kê trước chưa giải quyết chuyển sang kỳ thống kê này.
- Dòng 58- Số vụ, việc mới: là số vụ, việc Viện kiểm sát mới
thụ lý để giải quyết trong kỳ thống kê.
- Dòng 67- Số vụ, việc VKS đã trả lời khiếu nại của đương sự
và các cơ quan tổ chức khác: là số vụ việc sau khi rút hồ sơ nghiên cứu. VKS có
văn bản trả lời khiếu nại của đương sự, cơ quan tổ chức khác trong kỳ thống kê
mà không ra văn bản kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Dòng 68- Số vụ việc VKS cấp trên trả lời VKS cấp dưới: là
số vụ việc sau khi nghiên cứu hồ sơ đã có văn bản trả lời VKS cấp dưới mà không
ra văn bản kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong kỳ thống kê.
- Dòng 76- Viện kiểm sát kháng nghị tiếp: là số vụ, việc
Viện kiểm sát ban hành kháng nghị theo thủ tục xét xử lại lần 2, 3 trở lên đối
với 1 vụ, việc.
Dòng 62 = dòng 57 + dòng 58
Dòng 81 = dòng 62 – dòng 63
Dòng 63 = dòng 64 + dòng 65 + dòng 66 + dòng 67 + dòng 68 +
dòng 69 + dòng 70
Dòng 72 = dòng 73 + dòng 74 + dòng 75
Dòng 70 = dòng 77 + dòng 78 + dòng 79 + dòng 80.
II. Hướng dẫn đối với biểu mẫu hành
chính (cột 11)
1. Kiểm sát giải quyết sơ thẩm án hành chính (IX.A.)
- Dòng 1- Số vụ cũ: là số vụ còn lại trong kỳ thống kê trước
nhưng Toà án chưa giải quyết chuyển sang kỳ thống kê này.
- Dòng 2- Số vụ tạm đình chỉ phục hồi trong kỳ: là số vụ Toà
án đã ra quyết định tạm đình chỉ ở các kỳ thống kê trước và đưa vào giải quyết
tiếp trong kỳ thống kê này.
- Dòng 3- Số vụ mới: là số vụ VKS đã nhận được thông báo thụ
lý của Toà án trong kỳ thống kê.
+ Trong đó VKS khởi tố: là số vụ VKS khởi tố trong kỳ thống
kê theo quy định tại Điều 18, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính, được sửa đổi, bổ sung năm 2006.
- Tổng số vụ = số vụ cũ + số vụ mới
- Dòng 24- Số vụ còn lại: là số vụ Toà án chưa giải quyết
phải chuyển sang kỳ thống kê sau.
- Dòng 25- Tổng số vụ tạm đình chỉ: là tổng số vụ, việc Toà
án đã ra quyết định tạm đình chỉ tính đến cuối kỳ thống kê này (bao gồm cả số
tạm đình chỉ dòng 13).
- Dòng 26- Số bản kiến nghị của VKS về những vi phạm của Toà
án: là số bản kiến nghị của VKS đã ban hành về 1 vụ, việc cụ thể hay nhiều vụ,
việc hoặc kiến nghị mang tích chất tổng hợp về những vi phạm của Toà án, trong
kỳ thống kê. Bản kiến nghị này mang tính chất tổng hợp của nhiều vi phạm trong
quá trình giải quyết của Toà án, bao gồm cả những vi phạm về hình thức hoặc vi
phạm về nội dung.
2. Kiểm sát giải quyết phúc thẩm án hành chính (IX.B)
- Dòng 36- Số vụ Toà án đã mở phiên họp: là số vụ Toà án mở
phiên họp để giải quyết đối với các trường hợp quy định tại điều 61 Pháp lệnh
giải quyết các vụ án hành chính
3. Kiểm sát giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án
hành chính (IX.C)
Chỉ tiêu cột 0 của phần này được tính như phần giám đốc thẩm
và tái thẩm của biểu dân sự, kinh doanh thương mại và lao động. Chúng tôi không
hướng dẫn lại.
Lưu ý: Do các dòng của các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm và tái thẩm trùng nhau nên phần công thức kiểm tra sẽ không có gì
thay đổi (chỉ tiêu nào mà phần biểu mẫu dân sự không có hoặc biểu hành chính
không có sẽ có dấu x để tránh việc thống kê nhằm)
III. Hướng dẫn Kiểm sát giải quyết
yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Phần X trong báo cáo tháng)
Đây là biểu mẫu mới được bổ sung do yêu cầu thực tế, dựa vào
Luật phá sản được Chủ tịch nước công bố ngày 24/6/2004. Theo luật này Viện kiểm
sát được tham gia rất ít nhưng vai trò của Viện kiểm sát lại rất có ý nghĩa
trong một số trường hợp như: việc VKS thông báo cho người có quyền nộp đơn biết
về việc doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và đặc biệt là
quyền kháng nghị của VKS.
Trong hệ thống biểu mẫu này các chỉ tiêu số việc cũ, số việc
mới, tổng số việc…, số việc Toà án đã giải quyết, số việc còn lại là các chỉ
tiêu được tính theo nguyên tắc thống kê chung đã nêu ở phần trên chúng tôi
không nhắc lại. Còn các chỉ tiêu khác chính là các loại quyết định mà Toà án
phải gửi cho VKS hoặc Toà án ra quyết định đó, vì vậy người làm thống kê sẽ căn
cứ vào các quyết định để thống kê.
Để tiện cho các đơn vị, VKSND địa phương kiểm tra và theo
dõi chúng tôi nêu ra một số công thức sau:
- Tổng số việc TA mở thủ tục tuyên bố phá sản = số việc cũ +
số việc mới
Số việc còn lại = tổng số việc TA mở thủ tục tuyên bố phá
sản … - số việc Toà án đã giải quyết.
- Số việc Toà án đã giải quyết = số việc TA đã ra quyết định
áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thành công + số việc TA mở thủ
tục thanh lý tài sản.
Dòng 4 = dòng 2+ dòng 3
Dòng 16 = dòng 4 – dòng 6
Dòng 6 = dòng 7 + dòng 9
Dòng 9 = dòng 12 + dòng 15.
Lưu ý: vì thời gian giải quyết một yêu cầu phá sản có thể
kéo dài nên cán bộ thống kê cần nắm chắc các căn cứ thống kê để thống kê đúng
kỳ báo cáo đối với mỗi việc, đặc biệt là căn cứ để tính số cũ, số mới
Chương 4.
THỐNG KÊ CÔNG TÁC KIỂM
SÁT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ, THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(Phần
XI, XII của báo cáo tháng)
I. Hướng dẫn chung:
1. Về hình sự
Về thi hành các bản án, quyết định của Toà án được quy định
tại Điều 255, Bộ luật tố tụng hình sự.
- Số cũ: là số bị án mà bản án, quyết định thi hành án đã có
hiệu lực pháp luật của kỳ thống kê trước chưa thi hành chuyển sang kỳ thống kê
này.
- Số mới: bao gồm số bị án đã có hiệu lực pháp luật và số bị
án nhận ủy thác trong kỳ thống kê.
+ Số bị án nhận ủy thác: đơn vị nào nhận ủy thác từ đơn vị
khác sẽ được thống kê số liệu vào số mới.
+ Số bị án ủy thác, lưu ý chỉ tiêu này không có trong biểu
mẫu thống kê nên hướng dẫn cách tính chung là: đơn vị nào ủy thác cho đơn vị
khác thì sẽ phải trừ số liệu thống kê của đơn vị mình. Nếu bị án ủy thác thuộc
kỳ thống kê trước thì sẽ trừ ở số cũ, nếu bị án ủy thác thuộc số mới trong kỳ
thống kê thì trừ ở số mới.
- Tổng số: số cũ + số mới.
- Số đã thi hành: là số bị án đã chấp hành bản án, quyết
định thi hành án.
- Số chưa thi hành: số bị án có bản án đã có hiệu lực pháp
luật phải thi hành trong kỳ thống kê nhưng tính đến thời điểm kết thúc kỳ thống
kê chưa chấp hành việc thi hành án
- Số bị án chết: chỉ thống kê đối với số bị án chết trong
kỳ.
- Số bị án trốn: chỉ thống kê số bị án trốn đến kỳ thống kê
này chưa bắt lại được và số bị án trốn này thuộc số bị án chưa thi hành của kỳ
thống kê.
2. Về dân sự:
Quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ
là căn cứ để tính thụ lý số liệu (số mới, số cũ) thống kê cho mỗi kỳ thống kê
theo Khoản 1, Điều 21, Pháp lệnh thi hành án dân sự
- Số việc cũ: là số việc phải thi hành của kỳ thống kê trước
chưa thi hành chuyển sang kỳ thống kê này.
- Số việc mới: là số việc phải thi hành mới phát sinh trong
kỳ thống kê.
- Tổng số: số cũ + số mới.
- Số tiền cũ: là số tiền phải thi hành từ kỳ thống kê trước
và số tiền đã thu được từ kỳ thống kê trước chưa thi hành chuyển sang kỳ thống
kê này.
- Số tiền mới: là số tiền phải thi hành mới phát sinh trong
kỳ thống kê này.
II. Phần hướng dẫn các chỉ tiêu cụ
thể:
1. Về hình sự:
A- Hình phạt Tử hình án tử hình là một hình phạt đặc biệt và
thi hành án tử hình cũng được theo dõi chặt chẽ với một trình tự thủ tục thi
hành khác với các hình phạt khác. Nên một số chỉ tiêu được hiểu như sau:
- Dòng 4- Số phải thi hành: là số bị án đã có quyết định thi
hành án tử hình của Hội đồng thi hành án. (dòng 4 ≥ dòng 5)
+ Tr. đó: Số đã thi hành là số đã thi hành quyết định tử
hình.
- Dòng 7- Số chưa thi hành: là số bị án mà bản án có hiệu
lực chưa có quyết định thi hành và các bị án đang làm thủ tục xem xét bản án.
- Dòng 8- Số trốn: trong chỉ tiêu chưa thi hành được tính
thống kê là tổng số trốn của các kỳ thống kê tính đến kỳ thống kê này chưa bắt
lại được.
Tổng số = số phải thi hành + số bị án chết + số chưa thi
hành
Dòng 3 = dòng 4 + dòng 6 + dòng 7
Tù chung thân
Lưu ý: Trường hợp bị án tử hình giảm xuống chung thân là các
bị án mà ở kỳ thống kê trước Toà án tuyên hình phạt tử hình nhưng trong kỳ
thống kê này bị án đó đã được tuyên giảm hình phạt xuống chung thân cũng được
thống kê ở phần này và trường hợp này sẽ được trừ đi ở số liệu phần tử hình.
Tổng số = đã thi hành + bị án chết + chưa thi hành
Dòng 12 = dòng 13 + dòng 14 + dòng 15
Tù có thời hạn
- Tổng số = số bị án đã thi hành + số được miễn chấp hành
hình phạt tù + số được hưởng thời hiệu + số bị án chết + số bị án chưa thi
hành.
Dòng 20 = dòng 21 + dòng 22 + dòng 23 + dòng 24 + dòng 25
- Số chưa thi hành (dòng 25) = Toà án chưa ra quyết định +
hoãn + chờ xét thời hiệu + công an chậm áp giải + trốn công an đã ra lệnh truy
nã + trốn công an chưa ra lệnh truy nã + đang làm thủ tục xét hoãn, tạm đình
chỉ + mới ra quyết định THA chưa tống đạt cho bị án + bị án tại ngoại trong
thời gian tự giác thi hành án.
Dòng 25 = dòng 26 + dòng 27 + dòng 28 + dòng 29 + dòng 30 +
dòng 31 + dòng 32 + dòng 33 + dòng 34. (8 = 8.1 + 8.2 + 8.3 + 8.4 + 8.5 + 8.6 +
8.7 + 8.8 + 8.9)
- Dòng 35- Tổng số tạm đình chỉ: Là tổng số bị án cơ quan
thi hành án đã ra quyết định tạm đình chỉ tính đến cuối kỳ thống kê này
+ Số mới (dòng 36): là số bị án có quyết định tạm đình chỉ
thi hành án trong kỳ thống kê.
+ Số cũ (dòng 37): là tổng số các bị án có quyết định tạm
đình chỉ thi hành án từ tất cả các kỳ thống kê trước dồn lại.
+ TA đã ra quyết định thi hành (dòng 38): là số bị án có
quyết định tạm đình chỉ thi hành án từ các kỳ thống kê trước nay đã hết thời
hạn tạm đình chấp hành hình phạt tù nên Chánh án Toà án đã cho tạm đình chỉ lại
ra quyết định thi hành án và tiếp tục đưa vào thi hành án trong kỳ thống kê
này.
+ Số chết (dòng 39): chỉ thống kê số bị án chết đang trong
thời hạn tạm đình chỉ thi hành án.
+ Số bị án còn đang tạm đình chỉ (dòng 40): là số bị án tạm
đình chỉ còn lại chưa thi hành án tính đến ngày cuối cùng của kỳ thống kê này.
+ Tổng số tạm đình chỉ = số mới + số cũ = số đã ra quyết
định thi hành án + số chết + số bị án còn đang tạm đình chỉ.
Dòng 35 = dòng 38 + dòng 39 + dòng 40.
Chỉ tiêu tổng số án treo
- Dòng 41- Tổng số án treo: là số bị án có bản án đã tuyên là
bị kết án tù nhưng được hưởng án treo.
- Tổng số = số cũ + số mới
Dòng 42 = dòng 43 + dòng 44
Chỉ tiêu tổng số cải tạo không giam giữ
- Dòng 47- Tổng số cải tạo không giam giữ: là số bị án có
bản án đã tuyên hình phạt chính là cải tạo không giam giữ.
- Tổng số = số cũ + số mới
Dòng 47 = dòng 48 + dòng 49
Chỉ tiêu số hình phạt khác
- Dòng 52- Tổng số hình phạt khác: là tổng số người bị tuyên
các loại hình phạt (Cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất) phải thi hành trong kỳ
thống kê này.
B- Hoạt động kiểm sát
Các chỉ tiêu trong phần hoạt động kiểm sát đã rõ ràng chúng
tôi chỉ lưu ý một số mang tính nguyên tắc.
- Các chỉ tiêu của hoạt động kiểm sát được thực hiện đối với
từng cơ quan.
- Các chỉ tiêu về hoạt động kiểm sát số liệu được thống kê
có tính chất độc lập trong kỳ báo cáo thống kê. Để tránh trùng lặp các đơn vị
cần tính số liệu thống kê căn cứ vào số ngày, tháng, năm ban hành văn bản phát
sinh chỉ tiêu đó.
- Đối với chỉ tiêu yêu cầu kháng nghị và kiến nghị: số liệu
được tính căn cứ vào ngày ban hành kháng nghị, kiến nghị. Cấp nào ban hành
kháng nghị thì cấp đó tính số liệu thống kê cho cấp mình kể cả việc VKS cấp
tỉnh kháng nghị đối với bản án, quyết định của VKS cấp dưới.
2. Về dân sự:
A- Số việc:
- Tổng số = số cũ + số mới (trong đó bao gồm cả số việc nhận
ủy thác trong kỳ).
- Tổng số - số việc đã thi hành xong - số việc đình chỉ - số
việc trả lại đơn yêu cầu thi hành án - số việc đang thi hành - số việc tạm đình
chỉ thi hành án - số việc hoãn thi hành án = số việc chưa thi hành.
- Số việc chưa thi hành = số việc chưa có điều kiện thi hành
+ số việc có điều kiện thi hành.
Dòng 4 = dòng 1 + dòng 2
Dòng 11 = dòng 4 - dòng 5 - dòng 6 - dòng 7 - dòng 8 - dòng
9 - dòng 10
Dòng 11 = dòng 12 + dòng 13.
* Đối với chỉ tiêu tạm đình chỉ nếu tiếp tục được giải quyết
trong kỳ bằng một quyết định khác (cho thấy số việc đó được thống kê thuộc số
việc đã thi hành xong hoặc số việc đình chỉ hoặc số việc trả lại đơn yêu cầu
thi hành án hoặc số việc đang thi hành hoặc số việc hoãn thi hành án….thì sẽ
trừ đi ở chỉ tiêu tạm đình chỉ)
B- Số tiền
- Tổng số tiền phải: số tiền cũ + số tiền mới
- Tổng số tiền phải thi hành - số tiền phải thi hành đã thu
được - số tiền đình chỉ thi hành án – Số tiền trả lại đơn = số tiền còn phải thi
hành.
- Số tiền phải thi hành đã thu được = số tiền đã chi trả +
số tiền đã thu chưa thi hành. Dòng 16 = dòng 14 + dòng 15
Dòng 27 = dòng 16 - dòng 17 –dòng 25- dòng 26
Dòng 17 = dòng 18 + dòng 22; Dòng 18 = dòng 19 + dòng
20+dòng 21;
C- Hoạt động kiểm sát
- Các chỉ tiêu về công tác kiểm sát đều được tính thống kê
nếu phát sinh trong kỳ báo cáo vì nó không bị phụ thuộc vào các chỉ tiêu khác.
Để tránh trùng lặp các đơn vị cần tính số liệu thống kê được tính căn cứ vào số
ngày ban hành văn bản đối với chỉ tiêu đó.
- Đối với chỉ tiêu yêu cầu kháng nghị và kiến nghị: số liệu
được tính căn cứ vào ngày ban hành kháng nghị, kiến nghị.
Chương 5.
THỐNG KÊ KẾT QUẢ GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA VKSND VÀ KẾT QUẢ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI, TỐ CÁO
(Phần
XIII của báo cáo tháng)
Phần hướng dẫn chung.
Nguyên tắc thống kê: Trong một đơn khiếu nại, tố cáo, có thể
có nhiều nội dung khiếu nại, tố cáo khác nhau, hoặc một nội dung khiếu nại, tố
cáo có thể có nhiều đơn (đơn trùng lặp). Vì vậy, khi thống kê sẽ tính theo tổng
số đơn và số việc thụ lý.
Mỗi việc có trong đơn khiếu nại, tố cáo chỉ được thống kê
vào một chỉ tiêu tương ứng. Đơn thuộc thẩm quyền VKSND cấp nào giải quyết thì
cấp đó thụ lý, thống kê.
Phần cụ thể
A. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền của VKSND
I/ Khiếu nại
1. Khiếu nại về quản lý hành chính Nhà nước trong ngành
KSND: Là những khiếu nại của cán bộ, công chức trong ngành KSND đối với quyết
định, hành vi hành chính của cơ quan VKSND, của những người có thẩm quyền trong
lĩnh vực quản lý hành chính của ngành KSND như việc tuyển dụng, nâng lương, kỷ
luật, bổ nhiệm.vv…
2. Khiếu nại hoạt động điều tra của cơ quan điều tra
VKSNDTC: (phần này thuộc Cục Điều tra VKSNDTC).
3. Khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan điều
tra: Là những khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định,
hành vi tố tụng của Thủ trưởng cơ quan điều tra; quyết định tố tụng của Cơ quan
điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn (Điều 329 BLTTHS).
4. Khiếu nại quyết định, hành vi của những người tiến hành
tố tụng VKS: là những khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Kiểm sát viên,
Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát trong quá trình tiến hành tố tụng
khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát.
5. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của những người có
thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 332 BLTTHS).
6. Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm
giữ, tạm giam (Điều 333 BLTTHS): Là những khiếu nại đối với việc bắt, tạm giữ,
tạm giam của những người, cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự.
7. Các khiếu nại khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện
kiểm sát: Tất cả các khiếu nại khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm
sát nhưng không thuộc nội dung từ 1 đến 6 được thông kê vào nội dung này.
II/ Tố cáo.
1. Tố cáo cán bộ Kiểm sát vi phạm trong quản lý hành chính Nhà
nước: Là những tố cáo về hành vi của cán bộ, công chức trong ngành Kiểm sát vi
phạm trong lĩnh vực quản lý hành chính.
2. Tố cáo cán bộ Kiểm sát vi phạm trong hoạt động tư pháp:
Là những tố cáo về hành vi của cán bộ, những người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng của Viện kiểm sát trong quá trình tiến hành tố tụng.
3. Tố cáo hành vi của những người được tiến hành một số hoạt
động điều tra (Điều 337 BLTTHS).
4. Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ,
tạm giam (Điều 337 BLTTHS).
5. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý giáo dục
người chấp hành án phạt tù: Là những tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong
việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù như hành vi xâm phạm đến
thân thể, sức khoẻ, chế độ đối với người đang chấp hành án.
6. Các loại tố cáo khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện
kiểm sát: Là các tố cáo ngoài các loại tố cáo trên.
III/ Yêu cầu kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm.
1. Yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản
án, quyết định hình sự.
2. Yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản
án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình.
3. Yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản
án, quyết định hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác
theo quy định của pháp luật.
IV/ Yêu cầu bồi thường thiệt hại do
Kiểm sát viên gây ra.
V/ tố giác, tin báo về tội phạm. (Thuộc Cục điều tra VKSNDTC )
B. Kiểm sát việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp.
Đơn vị tính là số lượng các cuộc kiểm sát trực các cơ quan tư
pháp hoặc yêu cầu cơ quan tư pháp tự kiểm tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của cấp dưới (yêu cầu kiểm tra đối với 1 vụ việc, nhiều vụ việc
hoặc trong khoảng 1 thời điểm).
C. Kiểm sát giải quyết đơn khiếu
nại, tố cáo về tư pháp đối với vụ, việc cụ thể.
Đơn vị tính là số đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp mà VKSND
đã chuyển đến cơ quan tư pháp để giải quyết theo thẩm quyền và số đơn khiếu
nại, tố cáo mà VKSND áp dụng phương thức yêu cầu ra văn bản giải quyết. VD:
VKSND chuyển 10 đơn, yêu cầu ra văn bản giải quyết 5 đơn. Tổng số đơn được tính
kiểm sát là 15 đơn.
D. Kết quả tiếp công dân và tiếp
nhận đơn. (phần này đã rõ)
Phần 3.
HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP 28
DANH SÁCH, PHỤ LỤC THỐNG KÊ (KÈM THEO THỐNG KÊ THÁNG)
Chương 6.
HỆ THỐNG PHỤ LỤC BAN
HÀNH KÈM THEO BIỂU MẪU THỐNG KÊ CÔNG TÁC KIỂM SÁT THÁNG BAO GỒM 15 DANH SÁCH
PHỤ LỤC SAU:
1- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát khởi tố vụ án, bị
can.
2- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan
điều tra khởi tố vụ án, bị can .
3- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn
bắt khẩn cấp.
4- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hủy quyết định tạm
giữ.
5- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn
quyết định gia hạn tạm giữ.
6- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát QĐ hủy bỏ biện
phỏp tạm giam.
7- Danh sách các trường hợp CQĐT, VKS, Toà án sơ thẩm Quyết
định phục hồi tố tụng.
8- Danh sách các trường hợp CQĐT, VKS, Toà án sơ thẩm Quyết
định đình chỉ tố tụng.
9- Danh sách các trường hợp CQĐT, VKS, Toà án sơ thẩm Quyết
định tạm đình chỉ tố tụng.
10- Danh sách các yêu cầu VKS khắc phục vi phạm pháp luật
trong hoạt động điều tra.
11- Danh sách các bản kiến nghị của VKS với các cơ quan, tổ
chức và đơn vị hữu quan đề nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi
phạm pháp luật .
12- Danh sách các bản kiến nghị, kháng nghị của VKS khắc
phục vi phạm của Toà án thông qua công tác kiểm sát xét xử ST, PT, GĐT.
13- Danh sách các bản kiến nghị, kháng nghị của VKS khắc phục
vi phạm thông qua kiểm sát giam giữ .
14- Danh sách các bản kiến nghị, kháng nghị của VKS khắc phục
vi phạm thông qua kiểm sát thi hành án.
15- Danh sách những người mới khởi tố là cán bộ thuộc các cơ
quan tư pháp.
Hệ thống phụ lục ban hành kèm theo biểu mẫu thống kê liên
ngành bao gồm 13 biểu:
1- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hủy quyết định
khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra .
2- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hủy quyết định
không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự .
3- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hủy quyết định
khởi tố bị can của Cơ quan điều tra .
4- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn
lệnh bắt tạm giam
5- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn
lệnh tạm giam.
6- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát không gia hạn tạm
giam .
7- Danh sách các trường hợp Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra
đối với bị can do không phạm tội .
8- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát đình chỉ vụ án đối
với bị can do không phạm tội.
9- Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hoàn trả hồ sơ cho
Cơ quan điều tra điều tra bổ sung .
10- Danh sách các trường hợp Toà án trả hồ sơ choViện kiểm
sát điều tra bổ sung.
11- Danh sách các trường hợp Tòa án cấp huyện, Toà án cấp
tinh XXST tuyên bị cáo không phạm tội.
12- Danh sách các trường hợp Toà án Tối cao, Toà án cấp tỉnh
XXPT tuyên bị cáo không phạm tội.
13- Danh sách các trường hợp Toà án Tối cao, Toà án cấp tỉnh
xét xử GĐT,TT tuyên bị cáo không phạm tội.
Khi lập các phụ lục trên, cán bộ thống kê nên lưu ý 1 số
điểm sau đây:
- Cần cập nhật đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của phụ lục.
- Phải kiểm tra đầy đủ, kỹ lưỡng mối quan hệ logic giữa các
phụ lục và các chỉ tiêu liên quan trong biểu mẫu thống kê đồng thời một số phụ
lục khi lập phải căn cứ vào danh mục văn bản, quyết định áp dụng trong công tác
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra được ban hành kèm theo quyết định
số 07/2008-QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 (Quy chế 07) gồm:
* Đối với thống kê công tác kiểm sát tháng
+ Mẫu 01/TKNV “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát khởi
tố vụ án, bị can phải căn cứ vào Mẫu 02 và Mẫu 42 “Quyết định khởi tố vụ án và
Quyết định khởi tố bị can. Danh sách này phải trùng với số liệu dòng 09 và 11
biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 02/TKNV “Danh sách Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều
tra khởi tố vụ án, bị can phải căn cứ vào Mẫu 01 và Mẫu 39 “Yêu cầu khởi tố vụ
án và Yêu cầu khởi tố bị can. Danh sách này phải trùng với số liệu dòng 12 và
13 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 03/TKNV Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát không
phê chuẩn bắt khẩn cấp phải căn cứ vào Mẫu 53 “Quyết định không phê chuẩn bắt khẩn
cấp. Danh sách này phải trùng với số liệu dòng 23 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 04/TKNV Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hủy
quyết định tạm giữ phải căn cứ vào Mẫu 56 “Quyết định hủy bỏ quyết định tạm
giữ. Danh sách này phải trùng với số liệu dòng 25 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 05/TKNV Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát không
phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ phải căn cứ vào Mẫu 55 “Quyết định không
phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ”. Danh sách này phải trùng với số liệu
dòng 26 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 06/TKNV Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hủy
quyết định tạm giam phải căn cứ vào Mẫu 69 “Quyết định hủy bỏ biện pháp tạm
giam. Danh sách này phải trùng với số liệu dòng 34 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 07/TKNV “Danh sách các trường hợp CQĐT phục hồi tố
tụng phải trùng với số liệu dòng 43 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 08/TKNV “Danh sách các trường hợp CQĐT quyết định đình
chỉ tố tụng phải trùng với số liệu dòng 61, 62 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 09/TKNV “Danh sách các trường hợp CQĐT quyết định tạm
đình chỉ tố tụng phải trùng với số liệu dòng 66, 67 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 07/TKNV “Danh sách các trường hợp VKS phục hồi tố tụng
phải căn cứ vào Mẫu 93, 94 và 100,101“Quyết định phục hồi điều tra vụ án trong
trường hợp đình chỉ điều tra vụ án;“Quyết định phục hồi điều tra vụ án trong trường
hợp tạm đình chỉ điều tra vụ án và “Quyết định phục hồi điều tra bị can trong
trường hợp đình chỉ điều tra bị can;“Quyết định phục hồi điều tra bị can trong
trường hợp tạm đình chỉ điều tra bị can. Danh sách này tính cả các trường hợp
Viện kiểm sát phục hồi các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ của VKS và các trường
hợp Viện kiểm sát phục hồi các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ của cơ quan
điều tra. Do vậy các trường hợp Viện kiểm sát phục hồi các quyết định đình chỉ,
tạm đình chỉ của VKS sẽ phải trùng với số liệu dòng 82, 83 biểu mẫu thống kê
tháng.
+ Mẫu 08/TKNV “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát quyết
định đình chỉ tố tụng phải căn cứ vào Mẫu 88, 96 “Quyết định đình chỉ vụ án
hình sự và “Quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can . Danh sách này phải trùng
với số liệu dòng 102 và 103 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 09/TKNV “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát quyết định
tạm đình chỉ tố tụng phải căn cứ vào Mẫu 90, 98 “Quyết định tạm đình chỉ vụ án
hình sự và “Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can . Danh sách này phải
trùng với số liệu dòng 106 và 107 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 07/TKNV “Danh sách các trường hợp Toà án phục hồi tố
tụng phải trùng với số liệu dòng 129 và 130 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 08/TKNV “Danh sách các trường hợp Toà án quyết định đình
chỉ tố tụng phải trùng với số liệu dòng 146 và 147 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 09/TKNV “Danh sách các trường hợp Toà án quyết định
tạm đình chỉ tố tụng phải trùng với số liệu dòng 148 và 149 biểu mẫu thống kê
tháng.
+ Mẫu 10/TKNV “ Danh sách các yêu cầu của VKS khắc phục vi
phạm pháp luật trong hoạt động điều tra phải căn cứ vào Mẫu 105 Yêu cầu khắc
phục vi phạm trong hoạt động điều tra phải trùng với số liệu dòng 122 biểu mẫu
thống kê tháng.
+ Mẫu 11/TKNV Danh sách các bản kiến nghị của VKS với các cơ
quan, tổ chức và đơn vị hữu quan đề nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội
phạm và vi phạm pháp luật phải phù hợp với số liệu dòng 123, 124 (áp dụng cho
giai đoạn kiểm sát điều tra) và số liệu dòng 165 (áp dụng cho giai đoạn kiểm
sát xét xử sơ thẩm), dòng 216 (áp dụng cho giai đoạn kiểm sát xét xử phúc
thẩm), dòng146 (áp dụng cho giai đoạn kiểm sát xét xử giám đốc thẩm) biểu mẫu
thống kê tháng.
+ Mẫu 12/TKNV “Danh sách các bản kiến nghị, kháng nghị của
VKS khắc phục vi phạm của Toà án thông qua công tác kiểm sát xét xử ST, PT, GĐT
phải phù hợp với số liệu dòng 164 (áp dụng cho giai đoạn kiểm sát xét xử sơ
thẩm, dòng 215 (áp dụng cho giai đoạn kiểm sát xét xử phúc thẩm), dòng245 (áp
dụng cho giai đoạn kiểm sát xét xử giám đốc thẩm) biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 13/TKNV “Danh sách các bản kiến nghị, kháng nghị của VKS
khắc phục vi phạm thông qua kiểm sát giam giữ phải phù hợp với số liệu
dòng11,12,13,14,15,16,21, 22 phần VIIId biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 14/TKNV “Danh sách các bản kiến nghị, kháng nghị của VKS
khắc phục vi phạm thông qua kiểm sát thi hành án phải phù hợp với số liệu
dòng70, 71 (đối với Toà án), 79,80 (đối với công an), 83,84 (đối với UBND xN,
phường) phần IX biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 15/TKNV “Danh sách những người mới khởi tố là cán bộ
thuộc các cơ quan tư pháp chỉ áp dụng cho Cục điều tra VKSND Tối cao.
* Đối với thống kê liên ngành:
+ Mẫu 01/TKLN “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hủy
quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra phải căn cứ vào Mẫu 03 “Quyết
định hủy bỏ quyết khởi tố vụ án hình sự. Danh sách này phải trùng với số liệu
dòng 01 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 02/TKLN “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hủy
quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT và ra quyết định khởi tố phải
căn cứ vào Mẫu 05 “Quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Danh sách này phải trùng với số liệu dòng 10 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 03/TKLN “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hủy
quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra phải căn cứ vào Mẫu 44 “Quyết
định hủy bỏ quyết khởi tố bị can. Danh sách này phải trùng với số liệu dòng 17
biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 04/TKLN “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát không
phê chuẩn lệnh bắt tạm giam phải căn cứ vào Mẫu 60 “Quyết định không phê chuẩn
lệnh bắt bị can để tạm giam. Danh sách này phải trùng với số liệu dòng 31 biểu
mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 05/TKLN “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát không
phê chuẩn lệnh tạm giam phải căn cứ vào Mẫu 62 “Quyết định không phê chuẩn lệnh
tạm giam. Danh sách này phải trùng với số liệu dòng 32 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 06/TKLN “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát không
gia hạn tạm giam phải căn cứ vào Mẫu 67 “Quyết định không gia hạn tạm giam.
Danh sách này phải trùng với số liệu dòng 33 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 07/TKLN “Danh sách các trường hợp Cơ quan điều tra
đình chỉ điều tra đối với bị can do không phạm tội phải trùng với số liệu dòng
62, 63, 64 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 08/TKLN “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát đình
chỉ vụ án đối với bị can do không phạm tội phải trùng với số liệu dòng 103, 104
biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 09/TKLN “Danh sách các trường hợp Viện kiểm sát hoàn
trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra điều tra bổ sung phải căn cứ vào Mẫu 86, 108 “Quyết
định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và “Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
(theo Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án).. Danh sách này phải
trùng với số liệu dòng 116, 118, 119 biểu mẫu thống kê tháng. Khi lập danh sách
này cần đánh dấu các trường hợp toà trả cho Viện, Viện trả cho CQĐT vào cột 4
của mẫu phụ lục (khác với mẫu phụ lục cũ). Cũng cần ghi rõ thêm trong cột ghi
chú nếu là án thuộc trường hợp VKS cấp trên chuyển VKS cấp dưới hoặc VKS cấp dưới
chuyển VKS cấp trên truy tố theo thẩm quyền; án do VKS cấp trên ủy quyền xét xử
hoặc ủy quyền truy tố và xét xử.
+ Mẫu 10/TKLN “Danh sách các trường hợp Toà án trả hồ sơ
choViện kiểm sát điều tra bổ sung phải trùng với số liệu dòng 153, 154 biểu mẫu
thống kê tháng. Cần ghi rõ thêm trong cột ghi chú nếu là án thuộc trường hợp
VKS cấp trên chuyển VKS cấp dưới hoặc VKS cấp dưới chuyển VKS cấp trên truy tố
theo thẩm quyền; án do VKS cấp trên ủy quyền xét xử hoặc ủy quyền truy tố và
xét xử.
+ Mẫu 11/TKLN “Danh sách các trường hợp Tòa án cấp huyện,
Toà án cấp tỉnh XXST tuyên bị cáo không phạm tội phải trùng với số liệu dòng
145 biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 12/TKLN “Danh sách các trường hợp Toà án Tối cao, Toà
án cấp tỉnh XXPT tuyên bị cáo không phạm tội phải phù hợp với số liệu dòng 199
biểu mẫu thống kê tháng.
+ Mẫu 13/TKLN“Danh sách các trường hợp Tòa án Tối cao, Toà
án cấp tỉnh xét xử GĐT,TT tuyên bị cáo không phạm tội phải phù hợp với số liệu
dòng 239 biểu mẫu thống kê tháng.
Trong cột quan điểm của VKS tại phiên toà tại 03 mẫu 11, 12,
13/TKLN, cần thống nhất cách lập nội dung: ghi quan điểm của VKS tại phiên toà
về tội danh (điều, khoản áp dụng trong BLHS).
Các cán bộ thống kê cần đọc kỹ nội dung các mẫu cần áp dụng
trong Quy chế 07 để khai thác hết các thông tin cần thiết, đáp ứng đầy đủ các
nội dung phụ lục yêu cầu đồng thời có cơ sở để thống kê chính xác các chỉ tiêu
trong mẫu thống kê.
Phần 6.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ CÁCH
LẬP BIỂU THỐNG KÊ 6 THÁNG, 12 THÁNG
I. Thống kê công tác thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự
(Biểu số 1A/KSĐT, 1B/KSĐT, 1C/KSĐT, 4A/KSXXST, 4B/KSXXST, 5A/KSXXPT,
5B/KSXXPT, 6A/KSXXGĐT,TT; 6B/KSXXGĐT, TT/ 2009).
Biểu 1A, 1B: các chỉ tiêu, tiêu thức theo từng cột của báo
cáo này tương tự như các chỉ tiêu, tiêu thức theo từng dòng tại các phần IC, ID
của báo cáo tháng.
Biểu 1C: Tương tự như phần IA, IB của báo cáo tháng, ngoài
ra, có bổ sung thêm phần kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử
thi. Riêng phần bổ sung này chỉ làm vào các kỳ thống kê 6 tháng và 12 tháng.
Biểu 4A, 4B: các chỉ tiêu, tiêu thức theo từng cột của báo
cáo này tương tự như các chỉ tiêu, tiêu thức theo từng dòng tại phần II của báo
cáo tháng.
Biểu 5A, 5B: các chỉ tiêu, tiêu thức theo từng cột của báo
cáo này tương tự như các chỉ tiêu, tiêu thức theo từng dòng tại phần IV của báo
cáo tháng.
Biểu 6A, 6B: các chỉ tiêu, tiêu thức theo từng cột của báo
cáo này tương tự như các chỉ tiêu, tiêu thức theo từng dòng tại các phần V, VI
của báo cáo tháng.
II. Thống kê công tác kiểm sát Việc
tạm giữ, tạm giam , quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (Biểu số 2-
KSGG/2009)
Phần hướng dẫn này được thống nhất như đã hướng dẫn ở phần
báo cáo tháng và cần lưu ý là báo cáo 6 tháng và báo cáo 12 tháng không phải là
báo cáo cộng dồn của các kỳ thống kê tháng với nhau.
III. Thống kê kiểm sát việc giải
quyết các vụ, việc dân sự, HNGĐ, KD, TM, LĐ và các vụ án hành chính, giải quyết
yêu cầu tuyên bố phá sản
(Biểu số 11A,B,C/2009; 12A,B,C/2009; 13A,B,C/2009; 14A,B,C/2009,
Biểu 18/2009)
1. Hướng dẫn đối với các biểu mẫu dân sự, kinh doanh thương mại,
lao động và hành chính.
Các chỉ tiêu cơ bản trong các hệ thống biểu thống kê mẫu dân
sự, kinh doanh thương mại lao động và hành chính về nội dung không có gì khác
so với biểu tháng. Tuy nhiên về hình thức của biểu mẫu thì có sự khác nhau cơ
bản là:
Thứ nhất, chỉ tiêu của biểu mẫu thống kê tháng được phân
tích theo dòng sẽ được chuyển thành cột của biểu mẫu thống kê 6 tháng, 12
tháng. Để tránh việc trùng lặp chúng tôi sẽ không nhắc lại các chỉ tiêu đã được
hướng dẫn trong trong phần hướng dẫn trên.
Thứ hai, biểu mẫu thống kê 6 tháng, 12 tháng này dựa trên cơ
sở các loại vụ, việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đã được quy định
trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2006 và được cụ thể hoá tại cột 0 (loại vụ,
việc; loại khiếu kiện) trong các biểu mẫu kiểm sát giải quyết sơ thẩm, phúc
thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm dân sự, hôn nhân gia đình; kinh doanh, thương
mại; lao động (gọi chung là biểu mẫu dân sự); hành chính.
- Hệ thống biểu mẫu dân sự và hôn nhân gia đình (ký hiệu
biểu 11A, 11B, 11C/ TKNV/… / 2009)
Các loại vụ, việc dân sự và hôn nhân gia đình (theo quy định
tại Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004):
- Hệ thống biểu mẫu kinh doanh thương mại (ký hiệu biểu 13A,
13B, 13C/ TKNV/… / 2009)
Các loại vụ, việc kinh doanh – thương mại (theo quy định tại
Điều 29, Điều 30, Bộ luật tố tụng dân sự):
- Hệ thống biểu mẫu lao động (ký hiệu biểu 14A, 14B, 14C/
TKNV/… 2009)
Các loại vụ, việc lao động (theo quy định tại Điều 31, Điều
32, Bộ luật tố tụng dân sự):
- Hệ thống biểu mẫu hành chính (ký hiệu: 12A, 12B, 12C /
TKNV/… / 2009)
Loại khiếu kiện (theo 22 khoản của điều 11- Pháp lệnh giải
quyết các vụ án hành chính)
Thứ ba, thực hiện tinh thần của lần sửa đổi biểu mẫu này là
báo cáo tháng phải đảm bảo tính linh hoạt (các chỉ tiêu có thể cộng dồn để đáp ứng
bất kỳ kỳ báo cáo thống kê nào) nên có một số chỉ tiêu trong hệ thống thống kê
6 tháng, 12 tháng được sắp xếp nằm trong chỉ tiêu tổng số thì trong hệ thống
biểu mẫu thống kê tháng sẽ nằm trong chỉ tiêu số mới. Với cách sắp xếp này thì về
nội dung để thu thập chỉ tiêu sẽ không có gì thay đổi nhưng cách tính của các
chỉ tiêu trong báo cáo tháng sẽ sẽ chỉ được tính khi có số liệu phát sinh trong
kỳ.
Lưu ý: riêng phần công thức kiểm tra của phần biểu mẫu 6
tháng, 12 tháng sẽ có sự thay đổi như sau:
- Đối với biểu mẫu hành chính
+ Công thức đối với biểu mẫu sơ thẩm
Cột 6 = cột 1 + cột 3
Cột 22 = cột 6 – cột 8
Cột 8 = cột 9 + cột 10 + cột 11
Cột 1 7 = cột 18 + cột 1 9 + cột 20
+ Công thức đối với biểu mẫu phúc thẩm
Cột 4 = cột 1 + cột 3
Cột 24 = cột 4 – cột 7
Cột 7 = cột 8 + cột 11 + cột 12 + cột 13
Cột 1 3 = cột 19 + cột 20 + cột 21
Cột 1 4 = cột 15 + cột 16 + cột 17
+ Công thức đối với biểu mẫu giám đốc thẩm, tái thẩm
Cột 3 = cột 1 + cột 2
Cột 23 = cột 3 – cột 7
Cột 7 = cột 8 + cột 9 + cột 10 + cột 11 + cột 12
Cột 1 3 = cột 8 + cột 9 + cột 10
Cột 1 3 = cột 19 + cột 20 + cột 21 + cột 22
Cột 14 = cột 15 + cột 16 + cột 17
- Đối với biểu mẫu dân sự, kinh doanh thương mại, lao động
+ Công thức đối với biểu mẫu sơ thẩm
Cột 4 = cột 1 + cột 3
Cột 22 = cột 4 – cột 7
Cột 7 = cột 8 + cột 9 + cột 10
Cột 1 7 = cột 18 + cột 1 9 + cột 20
+ Công thức đối với biểu mẫu phúc thẩm
Cột 4 = cột 1 + cột 3
Cột 26 = cột 4 – cột 8
Cột 8 = cột 9 + cột 10 + cột 11 + cột 12 + cột 13
Cột 1 3 = cột 17 + cột 1 8 + cột 19
+ Công thức đối với biểu mẫu giám đốc thẩm, tái thẩm
Cột 3 = cột 1 + cột 2
Cột 23 = cột 3 – cột 7
Cột 7 = cột 8 + cột 9 + cột 10 + cột 11 + cột 12
Cột 1 3 = cột 8 + cột 9 + cột 10
Cột 1 3 = cột 19 + cột 20 + cột 21 + cột 22
Cột 14 = cột 15 + cột 16 + cột 17
2. Đối với biểu mẫu yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
Phần hướng dẫn này được thống nhất như đã hướng dẫn ở phần
báo cáo tháng và cần lưu ý là báo cáo 6 tháng và báo cáo 12 tháng không phải là
báo cáo cộng dồn của các kỳ thống kê tháng với nhau.
VI . Thống kê công tác kiểm sát thi
hành án hình sự, thi hành án dân sự
(Biểu số 8-THSHS/2009, Biểu số 17/THSDS/2009)
Phần hướng dẫn này được thống nhất như đã hướng dẫn ở phần
báo cáo tháng và cần lưu ý là báo cáo 6 tháng và báo cáo 12 tháng không phải là
báo cáo cộng dồn của các kỳ thống kê tháng với nhau.
VII. Thống kê kiểm sát giải quyết
khiếu nại, tố cáo
(Biểu số 16/KNTC/2009)
Phần hướng dẫn này được thống nhất như đã hướng dẫn ở phần
báo cáo tháng và cần lưu ý là báo cáo 6 tháng và báo cáo 12 tháng không phải là
báo cáo cộng dồn của các kỳ thống kê tháng với nhau.
Phần 5.
HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP
BÁO CÁO TÌNH HÌNH BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ XỬ LÝ TUẦN
Biểu này làm tương tự như báo cáo tháng và các danh sách phụ
lục kèm theo cũng giống như các danh sách phụ lục kèm theo báo cáo tháng.