UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 754/QĐ-UB
|
Bến Tre, ngày 16
tháng 5 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
“V/V BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ
SẢN VÀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 21-6-1994 ;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi
thuỷ sản ngày 25-04-1989 của Hội đồng Nhà nước ;
Căn cứ Nghị định số 48CP ngày 12-8-1996 của
Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản ;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Sở Thuỷ sản tỉnh
Bến Tre tại Tờ trình số 32/TT-TS ngày 13 tháng 4 năm 1998 ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản qui định về bảo vệ,
phát triển nguồn lợi thuỷ sản và quản lý các hoạt động nghề cá trên địa bàn tỉnh
Bến Tre.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 5 năm 1998 thay
cho quyết định 937/QĐ-UB ngày 07-11-1994 của UBND tỉnh Bến Tre “V/v ban hành
qui định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đăng kiểm và cấp các loại giấy phép có
liên quan đến các hoạt động nghề cá trong địa bàn tỉnh Bến Tre”.
Giao cho Giám đốc Sở Thuỷ sản chịu trách nhiệm tổ
chức hướng dẫn triển khai việc thực hiện quyết định này.
Điều 3. Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thuỷ sản, Giám đốc
Sở Tư pháp, Giám đốc sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện,
thị và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Văn Y
|
QUY ĐỊNH
“V/V BẢO VỆ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VÀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT
ĐỘNG NGHỀ CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE”
(Ban hành kèm theo quyết định số 745/QĐ-UB ngày 16 tháng 5 1998 của UBND tỉnh
Bến Tre )
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm
vi áp dụng.
Việc tiến hành các hoạt động nghề cá ở các vùng
nước, phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sống thuỷ sản, là nghĩa vụ là
trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị
vũ trang và mọi công dân.
Bản qui định này, qui định cụ thể một số vấn đề
về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và quản lý các hoạt động nghề cá trên
địa bàn tỉnh Bến Tre
Mọi tổ chức và cá nhân có tham gia hoạt động nghề
cá và các hoạt động có ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến
Tre đều phải nghiêm chỉnh chấp hành bản qui định này.
Điều 2. Các thuật ngữ được
hiểu trong qui định này.
Phương tiện nghề cá: Gồm các phương tiện như:
Tàu thuyền, bè, mảng và các phương tiện khác được dùng vào hoạt động nghề cá.
Hoạt động nghề cá: Là các hoạt động nghiên cứu,
điều tra, thăm dò, đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, vận chuyển, chế biến thuỷ sản
và các hoạt động khác, phục vụ cho đánh bắt, nuôi trồng chế biến thuỷ sản.
Ngư trường trọng điểm: Là vùng biển có nguồn lợi
hải sản phong phú, có mật độ nhiều loại hải sản tập trung cao, có lượng lớn tàu
thuyền của nhiều địa phương đến đánh bắt cá theo mùa vụ.
Kích thước mắt lưới qui định (2a): a là độ dài cạnh
mắt lưới được tính bằng mm từ giữa gút này đến giữa gút kế bên và mắt lưới tại
đó ngư cụ dùng để thu giữ sản lượng khai thác.
Động vật thuỷ sản: Là các loài động vật có giai
đoạn hoặc cả vòng đời sống trong nước như: cá, giáp xác, thân mềm, da gai, hải
miên, xoan tràng, lưỡng cư, trứng và động vật có vú…
Sông lớn: Là các nhánh sông thuộc hệ thống sông
mê công gồm sông: Mỹ Tho, Hàm Luông, Cổ Chiên, Ba Lai (đoạn từ ngã tư An Hoá ra
cửa biển).
Sông nhỏ: Là các sông có chiều rộng lúc thuỷ triều
thấp nhất lớn hơn hoặc bằng 50 mét, nhưng không phải là các sông lớn.
Kinh rạch: Là các sông rạch còn lại không phải
là sông lớn hoặc sông nhỏ.
Chương II
BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Điều 3. Các hoạt động cấm:
Các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp, gây ảnh
hưởng xấu, phá vỡ cân bằng sinh thái ở các vùng nước có nguồn lợi thuỷ sản như:
Phá các rạng đá ngầm, san hô, các bãi thực vật, rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn
và các sinh cảnh đặc biệt khác… là nơi tập trung sinh sản của các loài thuỷ sản
.
Sử dụng hoá chất độc, hoặc thực vật có độc tố để
khai thác thuỷ sản .
Xả thải hoặc để rò rỉ các chất độc hại quá giới
hạn qui định, làm ô nhiễm môi trường sống của thuỷ sản như: chất hoá học; xác
thải động, thực vật, dầu diezen… (Phụ lục I).
Dùng vật liệu nổ để khai thác thuỷ sản như thuốc
nổ, súng đạn…
Dùng điện để khai thác thuỷ sản hoặc kết hợp
khai thác thuỷ sản như: rà điện, cào điện, te, xiệp bằng điện.
Các hình thức khai thác thuỷ sản bố mẹ trong thời
kỳ bảo vệ đàn con.
Sử dụng lưới mùng hoặc các loại lưới có kích thước
mắt lưới nhỏ hơn qui định để khai thác thuỷ sản (Phụ lục II).
Khai thác và tiêu thụ các loài thuỷ sản có kích
thước nhỏ hơn qui định (Phụ lục III).
Khai thác các khu vực tập trung sinh sản và nơi
quần cư quanh năm của các giống loài thuỷ sản chưa trưởng thành, theo thông báo
của ngành Thuỷ sản trên cơ sở kết luận của các đề tài khoa học.
Khai thác và tiêu thụ tôm càng xanh trong thời kỳ
ôm trứng.
Sản xuất, mua bán, tàng trữ và sử dụng các công
cụ chuyên dùng để khai thác thuỷ sản trong danh mục cấm như : Các công cụ khai
thác bằng chất nổ, bộ kích điện (kể cả nguồn điện, dây dẫn, vợt cá), thiết bị
phun hoá chất độc.
Kinh doanh giống thuỷ sản không qua kiểm dịch
Không cho đóng mới hoặc mua ngoài tỉnh các
phương tiện hoạt động khai thác thuỷ sản có công suất máy chính nhỏ hơn 30 CV
và chiều dài toàn bộ nhỏ hơn 15m.
Điều 4. Các hoạt động hạn chế.
Không phát triển thêm đồng thời giảm dần số lượng
đơn vị sản xuất các nghề khai thác nhiều tôm con, cá con ở vùng cửa sông ven biển
như: te, vét, xiệp, xịch, đăng, đáy trong sông, đáy biển hàng cạn.
Các nghề lưới kéo (cào) có công suất máy chính
nhỏ hơn 30 CV.
Chương III
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG
NGHỀ CÁ
Điều 5. Cơ sở đóng mới sửa
chữa tàu thuyền nghề cá.
Các cơ sở đóng mới sửa chữa tàu thuyền nghề cá
phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước và của
Bộ Thuỷ sản, đồng thời thực hiện đầy đủ các qui định về kiểm tra an toàn kỹ thuật
các phương tiện nghề cá.
Điều 6. Phương tiện hoạt động
nghề cá.
Trước khi đóng mới hoặc cải hoán, sửa chữa lớn
chủ phương tiện phải trực tiếp báo với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để được
hướng dẫn và chỉ được tiến hành thi công khi Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
chấp nhận.
Trước khi đưa vào hoạt động, phương tiện phải được
kiểm tra an toàn kỹ thuật theo qui định của Bộ Thuỷ sản .
Phương tiện hoạt động nghề các phải được trang bị
an toàn theo quy định và phải có các loại giấy tờ sau:
Sổ đăng kiểm tàu cá ( đối với loại quy định phải
có sổ đăng kiểm).
Giấy chứng nhận đăng ký.
Giấy phép hoạt động nghề cá (có ghi hoạt động xa
bờ, nếu phương tiện có công suất máy chính > 90 CV và hoạt động từ 30 mét nước
trở ra).
Sổ danh bạ thuyền viên
Giấy phép di chuyển lực lượng khai thác theo quy
định.
Thuỷ thủ đoàn đi trên tàu phải có chừng chỉ
chuyên môn nghiệp vụ và giấy tờ tuỳ thân theo qui định.
Khi giấy phép hết hạn, phương tiện phải được kiểm
tra an toàn kỹ thuật để gia hạn giấy phép.
Trong thời gian 30 ngày kể từ khi chuyển quyền sở
hữu, cải hoán làm thay đổi các thông số kỹ thuật của phương tiện hoặc thay đổi
cơ quan đăng ký thì chủ phương tiện phải hoàn tất thủ tục để xin đăng ký lại.
Trương hợp giấy tờ bị hỏng, mất, chủ phương tiện
phải đến Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản lập thủ tục cấp lại theo qui định.
Không quá 10 ngày kể từ khi ngưng hoạt động chủ
phương tiện phải có đơn xin ngưng hoạt động gửi tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản .
Các trường hợp sau đây, tàu cá được xoá bộ: Tàu
bị phá hỏng, chìm đắm, mất tích, thanh lý, giải bản; hoặc hư hỏng không thể khắc
phục sửa chữa thì chủ tàu làm đơn khai rõ lý do xin xoá bộ.
- Trường hợp quá thời gian gia hạn 2 lần, phương
tiện không chấp hành kiểm tra gia hạn, thì Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tiến
hành lập thủ tục xoá bộ theo đúng qui định.
Điều 7. Hoạt động bằng ngư cụ
cố định :
Các nghề sử dụng công cụ khai thác cố định chỉ
hoạt động khi được Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp phép. Các nghề đáy,
đăng, nò, chà bao, lồng, bè, khi hoạt động phải đảm bảo an toàn giao thông,
không vượt quá 2/3 tuyến luồng theo chiều ngang. Riêng nghề đáy phải đảm bảo
khoảng cách theo chiều dọc lớn hơn 2km ở sông lớn, 1km sông nhỏ.
Điều 8. Nuôi trồng thuỷ sản
:
Các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản phải
tuân thủ hướng dẫn của ngành và phải được cấp phép theo qui định.
Điều 9. Sản xuất giống thuỷ
sản :
Các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản phải có luận
chứng kinh tế kỹ thuật được Sở Thuỷ sản phê duyệt và được Chi cục Bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản được hướng dẫn cấp phép, đồng thời khi hoạt động phải đảm bảo đủ
điều kiện kỹ thuật, vệ sinh môi trường và kiểm dịch.
Điều 10. Kinh doanh giống
thuỷ sản (kể cả giống bố mẹ) :
Các tổ chức cá nhân khi kinh doanh giống thuỷ sản
phải được Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hướng dẫn, cấp phép, đồng thời khi
hoạt động phải đảm bảo điều kiện kỹ thuật, vệ sinh môi trường và kiểm dịch.
Khi di nhập giống ở phạm vi ngoài tỉnh phải được
Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp phép di nhập.
Điều 11. Khai thác giống tự
nhiên :
Các tổ chức cá nhân có nhu cầu khai thác giống tự
nhiên phải phải liên hệ với Chi cục Bảo vệ nguồn thuỷ sản để được hướng dẫn.
Điều 12. Cơ sở thu mua – chế
biến thuỷ sản :
Các cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm thuỷ sản
phải được Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hướng dẫn và cấp phép, khi hoạt động
phải đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Không được thu mua chế
biến sản phẩm động vật thuỷ sản trong danh mục cấm; đồng thời không được đưa tạp
chất vào sản phẩm động vật thuỷ sản và mua bán, chế biến các sản phẩm động vật
thuỷ sản có đưa tạp chất vào.
Điều 13. Kiểm soát nhuyễn
thể 2 mảnh vỏ :
Các cơ sở thu hoạch, làm sạch, nuôi lưu, kinh
doanh, chế biến nhuyễn thể 2 mảnh vỏ khi hoạt động phải liên hệ với Chi cục Bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản để được hướng dẫn thực hiện theo qui chế “Kiểm soát an
toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, ban hành kèm theo Quyết định
386/QĐ/KHCN, ngày 01-7-1997 của Bộ Thuỷ sản.
Điều 14. Sản xuất kinh
doanh thức ăn và thuốc thú y thuỷ sản :
Các tổ chức cá nhân, kinh doanh thức ăn, thuốc
thú y thuỷ sản dùng cho nuối trồng thuỷ sản phải liên hệ với Chi cục Bảo vệ Nguồn
lợi Thuỷ sản để được hướng dẫn đăng ký, cấp phép theo qui định khi hoạt động .
Điều 15. Hàng hoá thuộc
danh mục chuyên ngành thuỷ sản :
Các cơ sở sãn xuất kinh doanh hàng hoá thuộc
danh mục chuyên ngành thuỷ sản bắt buộc phải đăng ký chất lượng hàng hoá thì phải
đăng ký theo “Qui chế đăng ký chất lượng hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản” ban
hành kèm theo Quyết định số 14QĐ/KHCN, ngày 09-01-1997 của Bộ Thuỷ sản .
Chương IV
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NGUỒN
LỢI THUỶ SẢN
Điều 16. Sở Thuỷ sản :
Sở Thuỷ sản theo chức năng của mình chỉ đạo việc
xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
chung cho cả tỉnh theo các nội dung chủ yếu sau :
Xác định tiềm năng và sự phân bố của các loài
thuỷ sản ở các vùng nước.
Định hướng cơ cấu, số lượng nghề nghiệp khai
thác, dịch vụ ở các vùng nước.
Xác định diện tích nuối trồng thuỷ sản, nguồn giống
phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản hàng năm.
Bảo vệ môi trường sống của các giống loài thuỷ sản
.
Bảo vệ các giống loài thuỷ sản chưa trưởng
thành, các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao của tỉnh, có kế hoạch tái tạo
nguồn lợi thuỷ sản.
Điều 17. Chi cục Bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản :
Trên cơ sở các qui định của TW và địa phương
tham mưu cho Sở Thuỷ sản để ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và quản lý các hoạt động nghề
cá.
Phối hợp với các ngành các cấp trong tỉnh để tổ
chức tuyên truyền giáo dục nhằm ngày càng xã hội hoá công tác bảo vệ, phát triển
nguồn lợi thuỷ sản và quản lý chặt chẽ các hoạt động nghề cá.
Quản lý cấp các loại giấy phép cho các tổ chức
cá nhân có hoạt động nghề các nêu tại chương III, đồng thời đăng ký kiểm tra an
toàn kỹ thuật cho các phương tiện hoạt động nghề cá theo phân cấp.
Trực tiếp tổ chức hoặc phối hợp với các lực lượng
có liên quan để quản lý các hoạt động nghề cá và thanh kiểm tra, đấu tranh ngăn
chặn, xử lý các vụ vi phạm về bảo vệ phát triển nguồn lợi thuỷ sản .
Điều 18. Trung tâm khuyến
ngư :
Trung tâm khuyến ngư nghiên cứu chuyển giao công
nghệ thuộc phạm vi ngành thuỷ sản và kịp thời khuyến cáo trên các lĩnh vực hoạt
động nghề cá.
Thông qua chương trình khuyến ngư, phối hợp chặt
chẽ với Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản để đưa công tác bảo vệ, phát triển
nguồn lợi thuỷ sản ngày càng xã hội hoá.
Thông qua các chương trình về giống thuỷ sản,
nghiên cứu để phát triển nguồn lợi thuỷ sản của địa phương.
Điều 19. Uỷ ban nhân dân
các cấp :
Chỉ đạo việc thực hiện qui hoạch, đồng thời
tuyên truyền rộng rãi công tác Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương mình.
Tổ chức kiểm tra, xử lý hoặc trình cấp thẩm quyền
xử lý các vụ vi phạm Pháp lệnh và các qui định về bảo vệ- phát triển nguồn lợi
thuỷ sản trên địa bàn mình quản lý.
Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc để tồn
tại trên địa bàn các hình thức khai thác thuỷ sản bằng công cụ cấm ở Điều 3 bản
qui định này.
Điều 20. Cơ quan thông tin
đại chúng:
Sở Văn hoá Thông tin có kế hoạch chỉ đạo cho các
cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trong toàn dân
pháp lệnh về Bảo vệ Phát triển nguồn lợi thuỷ sản và các văn bản sau Pháp lệnh.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Khen thưởng – xử
lý vi phạm :
Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công
tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đấu
tranh ngăn chặn, tố cáo hoặc xử lý những hành vi vi phạm qui định này sẽ được
khen thưởng theo chế độ chung.
Những tổ chức, cá nhân vi phạm bản qui định này
sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06-7-1995, Nghị định số
48/CP ngày 12-8-1996 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Nghị định 26/CP ngày 26-04-1996 của Chính
phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, Nghị định số
57/CP ngày 31-5-1997 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá thuỷ sản .
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì bị truy tố
trước pháp luật.
Điều 22.
Qui định này thay thế Bản
qui định kèm theo Quyết định số 937/UB-QĐ ngày 07-11-1994 của UBND tỉnh Bến Tre
và các qui định trước đây trái với bản qui định này được bãi bỏ.
Việc sửa đổi, bổ sung bản qui định này do Giám đốc
Sở Thuỷ sản đề nghị, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định ./.
PHỤ LỤC 1
Nồng độ giới hạn cho phép của một số chất độc
tan trong nước có hại cho cá và thuỷ sinh vật
STT
|
Tên hoá chất
|
Công thức
hoá học
|
Nồng độ
tối đa mg/l
|
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
|
Amoníac
Asen
Benzen
Cadimi
Coban
Chì
Cacbuadisunfua
Đồng
Kền
Magiê
Kẽm
Nitrit
Tananh
Sắt
Phenon
Dầu mỏ và sản phẩm
dầu mỏ dạng hoà tan
Dầu nặng
Mỡ dầu mỏ
Nhựa sơn
Nhựa mủ tổng hợp
Sơn bitun
Sunfua hydro
Mêtan
Toluen
Cyanua
Nitrat amon
Sulfat amon
Clorua amon
Sulfuaon clorua
Styrola
|
NH3
As
C6H6
Chất độc
Co
Pb
CS2
Cu
Ni
Mg
Zn
NO2
C76H35O45
Fe
C6H5OH
H2S
CH4
C6H5CH3
Chất nổ
NH4NO3
(NH4)2SO4
NH4Cl
S2Cl2
C6H5C2H3
|
0,1-2,0
0,05
0,50
0,005
0,01
0,10
1,00
0,01
0,01
0,01
50,00
0,01
10,00
0,50
0,001
0,05
0,01
6,50
1,0
1,6
5,0
1,0
1,0
0,50
0,05
0,50
1,00
1,20
0,10
0,10
|
|
PHỤ LỤC 2
Quy định kích thước mắt lưới nhỏ nhất tại phần chính
của các ngư cụ khai thác thuỷ sản biển
STT
|
Các loại ngư
cụ
|
Kích thước mắt
Lưới 2a mm
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
|
Rê trích
Rê thu ngừ
Rê mòi
Rê tôm he : - rê 3 lớp
- rê 1 lớp
Rê tôm hùm
Vây rút chì, vó mành, rút,
rùng, xăm- bãi
hoạt động ngoài vụ cá cơm.
Các loại lưới đánh cá cơm (gồm
có vây
rút chì, vó mành, rút, rùng,
xăm – bãi
pha xúc hoạt động trong vụ cá
cơm)
Các loại lưới đánh moi
Lưới kéo cá :
-
Thuyền thủ công và tầu lắp máy đến 60CV
-
Tầu lắp máy 60CV đến 150CV
-
Tầu lắp máy trên 150CV
Lưới kéo tôm :
-
Thuyền thủ công và tầu lắp máy đến 33CV
-
Tầu lắp máy 33 CV trở lên
Các loại đăng
Đáy biển hàng cạn, đáy cửa
sông, te, xiệp, xịch
Đáy biển hàng khơi
|
28
90
60
44
44
120
18
10
6
28
34
40
20
30
20
18
20
|
.
Ghi chú : kích thước mắt lưới nhỏ nhất, quy định ở phần chính của ngư cụ : đụt
lưới kéo, túi lưới rùng, tùng lưới vây, vó, mành, lớp giữa lưới rê 3 lớp. Nói
chung là phần lưới mà tại đó thu hoạch sản lượng khai thác.
PHỤ LỤC 3
Kích thước tối thiểu cho khai thác đối với các loài
thuỷ sản kinh tế
sống trong các vùng nước tự nhiên
1)
Cá biển (kích thước được tính từ đầu mõm đến chẽ vây đuôi)
STT
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
Chiều dài nhỏ
nhất cho phép khai thác
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
|
Cá trích xương
Các trích tròn
Các cơm
Cá nục sổ
Cá chỉ vàng
Cá chim đen
Cá chim trắng
Cá thu chấm
Cá thu nhật
Cá thu vạch
Cá úc
Cá ngừ chù
Cá ngừ
Các bạc má
Cá chuồn
Cá hố
Cá dầu
Cá hồng đỏ
Cá mối
Cá sủ
Cá đường
Cá nhụ
Cá gộc
Cá song dò
|
Sardinella jussieu
S.aurita
Anchoviell spp
Decaperus maruadsi
Selaroides leptolepis
Formio niger
Pampus argenteus
Sconberomorus guttatus
Sjapopicus
S.cemmersoni
Arius spp
Ausis thazard
Euthynnus affinis
Rastrelliger kanagurta
Cypselurus spp
Trichiurus haumela
Dussumieria acuta
Lutianus erythropterus
Saurida spp
Miichthys miiuy
Otolithoides niauritus
EleutheronemaTetrarciactyluin
Polynemus plebejus
Epinephelus akaata
|
120
130
80
143
90
180
130
250
130
280
250
220
300
150
120
300
110
280
180
400
400
300
300
300
|
2)Tôm biển: (tính từ hố mắt đến chẽ đuôi
vây)
STT
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
Chiều dài nhỏ
nhất cho phép khai thác (mm)
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
|
Tôm rảo
Tôm bộp (chì)
Tôm vàng
Tôm đuôi xanh
Tôm he mùa
Tôm sú
Tôm thẻ trắng
Tôm thẻ rằn
Tôm hùm ma
Tôm hùm sỏi
Tôm hùm đỏ
Tôm hùm lông
|
Metapenneus ensis
Maffinis
M.joyneri
M.intermedius
Penaeus merguiensis
P.monodon
P.indicus
P.semisulcatus
Panulirus
P.homarus
P.longipes
P.stimsoni
|
85
95
90
95
110
120
140
120
200
175
160
145
|
3) Các loài thuỷ sản biển khác
STT
|
Tên Việt Nam
|
Tên khoa học
|
Chiều dài nhỏ
nhất cho phép khai thác (mm)
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
|
Mực ống
Mực lá
Mực nang
Bào ngư
Sò huyết
Điệp tròn
Điệp
Hải sâm
Cua
Sá sùng
Ngao
|
Loligo edulis
Sepiotenthis lessoniana
Sepia tigris
Haliotis diversicolor
Arca granosa
Placuna placeta
Chlomys nobilis
Holothuria vagabunda
Scylla rerata
Sipunculus nudus
Meretrix lusoria
|
150
120
80
50
35
70
90
60
100
60
50
|