Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 746/QĐ-UBND Quy chế trực ban phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn Thái Nguyên 2016

Số hiệu: 746/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Vũ Hồng Bắc
Ngày ban hành: 08/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 746/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 08 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRỰC BAN PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chng thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chng thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 03/3/2016 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên, năm 2016;

Xét đề nghị của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên tại Văn bản s 08/TTr-BCH ngày 28/3/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế về trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng BCĐPCLB TƯ;
- TT: Tỉnh
ủy, HĐND tnh;
- Ch
tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lãnh đạo VP UBND t
nh;
- Báo, Đài Thái Nguyên;
- TT Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KTN(2b), TH.
(hungnv/
QĐ,T4/150b)

CHỦ TỊCH




Hồng Bắc

 

QUY CHẾ

VỀ TRỰC BAN PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Q
uyết định số 746/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 của UBND tnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, thời gian trực ban

1. Ban Chỉ huy phòng chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tnh; các Sở, ban, ngành; các huyện, thành phố, thị xã; các xã, phường, thị trấn tổ chức bộ phận trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong thời gian quy định.

2. Thời gian trực ban:

a) Từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm;

b) Tổ chức trực ban theo chế độ 24/24 giờ;

c) Các đơn vị lực lượng vũ trang trực ban theo chế độ quy định của đơn vị.

Điều 2. Thành phần trực ban

1. Trực ban lãnh đạo: Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; các Sở, ban, ngành; các huyện, thành phố, thị xã; các xã, phường, thị trấn.

2. Trực ban chuyên viên: Gồm lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.

3. Số lượng và nhân sự tham gia trực ban đo Trưởng Ban Chhuy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành quyết định, tổ chức phân công, giao nhiệm vụ cụ thể bằng văn bản kèm những thông tin cn thiết và thông báo cho Ban Chỉ huy phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trực tiếp và cấp dưới trực thuộc biết để liên hệ. Việc btrí nhân sự trực ban cần sắp xếp khoa học, thay thế luân phiên trong các ca trực nhằm đảm bảo thực hiện hiệu qunhiệm vụ và đm bảo sgiờ làm thêm của một người trong năm theo quy định.

4. Thành phần trực ban thường xuyên tại Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh) quy định cụ thể như sau:

a) Trực ban lãnh đạo: 01 người (Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh);

b) Trực ban chuyên viên:

- Từ ngày 01/5 đến ngày 30/11:

+ Tại Văn phòng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh: 02 người trực ban;

+ Tại 3 hạt quản lý đê, mỗi hạt quản lý đê: 01 người trực ban.

- Từ ngày 01/01 đến ngày 30/4 và từ ngày 01/12 đến ngày 31/12:

Tại Văn phòng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh: 01 người trực ban.

5. Khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa các cấp, các ngành phải bố trí đủ thành phần, lực lượng trực ban để đảm bảo xử lý công việc,

Điều 3. Việc xử lý các thông tin phải khẩn trương, kịp thời để phục vụ cho công tác chỉ huy, chỉ đạo nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Điều 4. Tùy theo mức độ diễn biến của thiên tai mà chế độ thường trực được tăng cường thêm các bộ phận nghiệp vụ liên quan và trực Lãnh đạo.

Điều 5. Mọi công việc liên quan đến phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được xử lý liên tục; người trực ban trước phải bàn giao cho người trực ban sau để sao cho một sự kiện phải được theo dõi và xử lý liên tục từ đầu đến khi kết thúc. Mỗi ca trực ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về ca trực đó.

Chương II

NHIỆM VỤ CỦA CA TRỰC VÀ CHẾ ĐỘ TRỰC BAN

Điều 6. Trực ban có nhiệm vụ:

1. Tham mưu giúp Ban Chỉ huy phòng chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành theo dõi, nắm chắc mọi tình hình liên quan đến thiên tai, tai nạn, thảm họa; diễn biến các công trình phòng, chống thiên tai; tình hình tổ chức lực lượng và huy động ngun lực đkịp thời ng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (bao gm nhân lực, phương tiện, vật tư, trang thiết bị và các cơ sở vật chất kỹ thuật,...) nhm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản do thiên tai, tai nạn, thảm họa gây ra.

2. Đảm bảo truyền đạt thông tin kịp thời trong quá trình điều hành, chhuy, chỉ đạo, xử lý trong mọi tình huống nhằm ng phó khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra. Tiếp nhận các công điện, chthị, mệnh lệnh, thông báo, văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, Ban Ch huy phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trực tiếp để truyền đạt kịp thời đến Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc, các xã, phường, thị trấn, các tổ chức kinh tế - xã hội, đoàn thể và nhân dân để tổ chức thực hiện công tác phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo các kế hoạch, phương án đã được phê duyệt. Tham mưu cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp trong việc tổ chức phòng tránh, ứng phó và khc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thuộc địa phương, đơn vị quản lý; xử lý các sự cố công trình phòng, chng thiên tai; tổ chức điu động các lực lượng, phương tiện đchi viện các địa phương, đơn vị khác.

3. Đảm bảo thông tin, liên lạc, chỉ huy thông suốt trong mọi tình huống từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở, ban, ngành đến các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trn. Báo cáo kịp thời kết quả thực hiện kế hoạch, phương án phòng, chng, huy động lực lượng, phương tiện ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại đơn vị, địa phương mình; nếu vượt thẩm quyền hoặc khả năng giải quyết phải báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên để chỉ đạo xử lý kịp thời; đối với Ban Chỉ huy phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo cho Ủy ban nhân dân tnh để chỉ đạo.

4. Tổng hợp tình hình phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa và công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ báo cáo Ban Chhuy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Văn phòng Thường trực) tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Dự thảo nhanh các công điện, lệnh, thông báo, báo cáo liên quan đến ca trc.

6. Khi có sự cố của công trình phòng chống thiên tai:

a) Trực ban thu thập tình hình:

- Vị trí công trình sự c;

- Nguyên nhân xảy ra sự cố;

- Diễn biến sự cố (Mô tả công trình và sự cố của công trình);

- Tình hình tổ chức đối phó của cơ sở;

- Khả năng diễn biến tiếp theo;

- Yêu cầu của cơ sở.

b) Bộ phận trực xử lý kỹ thuật nắm chi tiết sự cố của công trình; tham mưu phương án kỹ thuật xử lý cho lãnh đạo.

7. Khi có thiên tai xảy ra ở địa phương:

- Trực ban thu thập nh hình:

- Vị trí khu vực xảy ra thiên tai;

- Mô tả sơ lược về thiên tai;

- Sơ bộ tổng hợp về thiệt hại;

- Tình hình tổ chức khắc phục của cơ sở;

- Kiến nghị biện pháp khắc phục hậu quả.

8. Khi điều tiết Hồ Núi Cốc:

a) Lấy ý kiến dự báo về mưa, lũ của Đài Khí tượng, Thủy văn và bộ phận tham mưu điều tiết Hồ Núi Cốc;

b) Đối chiếu với quy trình vận hành hồ để tham mưu cho lãnh đạo Quyết định đóng, mở cửa tràn.

9. Khi vận hành Trạm bơm tiêu úng Cống Táo:

- Theo dõi quá trình bơm, s máy bơm, cao trình bơm;

- Chế độ điện.

10. Trong trường hợp thiên tai ở mc khẩn cp ảnh hưởng đến khu vực quản lý; khi có Quyết định của Trưởng ban thì thực hiện các công việc chuẩn bị cho giao ban đột xuất của Ban Chỉ huy:

- Triệu tập các thành viên Ban Ch huy;

- Tổng hợp nhanh tình hình để báo cáo;

- Đề xuất các biện pháp đối phó, phương án xử lý.

11. Bàn giao đầy đủ tình hình trong phiên trực trước cho ca trực ban sau về các công việc còn ddang để tiếp tục theo dõi và xử lý.

Điều 7. Trực ban theo cấp độ rủi ro thiên tai:

1. Rủi ro thiên tai do một trong các loại hình thiên tai sau:

- Lũ, ngập lụt (tương đương mực nước sông Cầu đo tại trạm thủy văn Gia Bẩy hoặc trạm thủy văn Chã đạt cấp báo động I);

- Lốc, sét, mưa đá đạt cấp độ I;

- Rét hại, sương muối đạt cấp II;

- Động đất cấp độ I.

Số người trực ban như sau: Trực ban lãnh đạo; Trực ban văn phòng; 01 chuyên viên khí tượng, thủy văn; Trực lái xe, văn thư, đánh máy, liên lạc; cán bộ kthuật tăng cường...(huy động tùy theo yêu cầu).

Đi với rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt. Các hạt quản lý đê trực, tổ chức kiểm tra phát hiện sự cố và xử lý đê, kè, cống.

2. Rủi ro thiên tai do một trong các loại hình thiên tai sau:

- Áp thấp nhiệt đới, bão đạt cấp độ III trở lên.

- Lốc, sét, mưa đá đạt cấp độ II trở lên.

- Mưa lớn đạt cấp độ I trở lên.

- Nắng nóng đạt cấp độ I trở lên.

- Rét hại, sương muối đạt cấp II tr lên.

- Sương mù đạt cấp độ I tr lên.

- Lũ, ngập lụt đạt cấp độ I trở lên (tương đương mực nước sông Cầu đo tại trạm thủy văn Gia By hoặc trạm thủy văn Chã đạt cấp báo động II trở lên).

- Lũ quét đạt cấp độ I tr lên.

- Sạt lở đất, sụt lún đất đạt cấp I trở lên.

- Mưa lũ hoặc dòng chảy đạt cấp I trở lên.

- Động đất cấp độ II trở lên.

Số người trực ban như sau: Trực ban lãnh đạo; Trực ban văn phòng; 01 chuyên viên khí tượng thủy văn; Trực lái xe, văn thư, đánh máy, liên lạc; Cán bộ kthuật tăng cường...(Huy động tùy theo yêu cu).

Đối với rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt. Các hạt quản lý đê trực, tổ chức kiểm tra phát hiện sự cvà xử lý đê, kè, cống.

Điều 8. Chế độ trực ban phòng chống lũ, lụt, bão.

Căn cĐiều 97 Bộ luật Lao động 2012, chế độ bồi dưỡng cho người trực ban PCTT và TKCN được thanh toán theo nguyên tắc:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khon 1 và khoản 2 Điu này, người lao động còn được trả thêm 20% tin lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Điều 9. Các mức tính phụ cấp làm thêm giờ đối với từng cấp trực ban chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

Căn cứ vào tính chất khẩn trương của công tác chống thiên tai và mức độ sử dụng thời gian trực ban đối với từng mức độ khn trương nay quy định sthời gian tối thiểu cho mỗi cấp trực ban như sau:

1. Mức 1: trực ban thường xuyên.

a) Số giờ làm thêm ban ngày được tính: 8 giờ;

b) Số giờ làm thêm ban đêm được tính: 4 giờ.

Đối với rủi ro trực ban lũ, ngập lụt. Các Hạt quản lý đê trực được tính như sau:

* Ngày thường: Số giờ làm thêm ban ngày được tính 4 giờ.

* Ngày nghỉ, ngày lễ: Số giờ làm thêm ban ngày được tính 8 giờ; số giờ làm thêm ban đêm được tính 4 giờ.

2. Mức 2: Xảy ra các rủi ro thiên tai như quy định tại khoản 1, Điều 7 của Quy chế này.

a) Số giờ làm thêm ban ngày được tính: 10 giờ;

b) Số giờ làm thêm ban đêm được tính: 5 giờ.

3. Mức 3: Xảy ra các rủi ro thiên tai như quy định tại khoản 2, Điều 7 của Quy chế này.

a) Số giờ làm thêm ban ngày được tính: 12 giờ;

b) Số giờ làm thêm ban đêm được tính: 6 giờ.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Phân công trực ban:

Hàng tháng, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành có trách nhiệm sắp xếp, btrí người trực ban theo quy định. Trong trường hợp đã phân công, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ trực ban vì có lý do không trực được như dự kiến thì Chánh Văn phòng có trách nhiệm btrí cán bộ trực ban thay thế./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 746/QĐ-UBND ngày 08/04/2016 ban hành Quy chế về trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.200

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.153.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!