TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN CỦA THANH TRA CỤC
Điều 7:
Tổ chức thanh tra Cục bao gồm:
- Chánh thanh tra Cục:
- Phó Chánh thanh tra Cục;
- Các Thanh tra viên
- Các chuyên viên, cán bộ, nhân
viên;
Thanh tra Cục hoạt động theo chế
độ thủ trưởng. Các Thanh tra viên, chuyên viên, cán bộ, nhân viên làm việc trực
tiếp với Chánh, Phó chánh thanh tra Cục.
Thanh tra Cục được sử dụng Cộng
tác viên trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Điều 8:
Chánh thanh tra Cục chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và
Chánh thanh tra cấp trên về công tác thanh tra.
Phó Chánh thanh tra là người
giúp việc cho Chánh thanh tra, có nhiệm vụ thực hiện các Quyết định thanh tra
theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp thanh tra
hoặc chủ trì tổ chức thanh tra các vụ việc xảy ra.
Điều 9:
Trong hoạt động thanh tra, thanh tra Cục sử dụng con dấu
riêng theo mẫu chung của thanh tra Nhà nước và được sử dụng con dấu của Cục khi
cần thiết.
Điều 10:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ trong thanh tra Cục:
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
Chánh thanh tra do Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đề nghị cơ quan
quản lý cấp trên quyết định.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó
chánh thanh tra Cục do Chánh thanh tra Cục đề nghị Cục trưởng quyết định.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
Thanh tra viên thực hiện theo quy định của Quy chế Thanh tra viên và việc sử dụng
Cộng tác viên thanh tra. Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra Cục phải là người
có đầy đủ tiêu chuẩn của Thanh tra viên.
Điều 11.
Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Cục:
1. Thanh tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
và công dân theo thẩm quyền quản lý Nhà nước chuyên ngành của Cục;
Thanh tra viên thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị Cục;
2. Xây dựng chương trình công
tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn
thực hiện kế hoạch thanh tra đối với các đơn vị thuộc Cục;
3. Quyết định thành lập đoàn
thanh tra, cử Thanh tra viên thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra; cử người của
thanh tra Cục tham gia các đoàn thanh tra của cấp trên, của liên ngành theo yêu
cầu của các cơ quan có thẩm quyền;
4. Phối hợp với Văn phòng- Đối
ngoại và các Ban của Cục, chủ trì tham mưu cho lãnh đạo Cục lập Đoàn thanh tra
do Cục trưởng quyết định. Phối hợp với thanh tra của các cơ quan khác thuộc các
cấp, các ngành, với các cơ quan pháp luật, các cơ quan thông tin đại chúng, với
các tổ chức xã hội, với thanh tra nhân dân để nâng cao chất lượng, hiệu quả của
công tác thanh tra;
5. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
các kiến nghị, quyết định về thanh tra, áp dụng các biện pháp đảm bảo hiệu lực
thanh tra, tiếp tục xử lý các vấn đề liên quan sau khi đoàn thanh tra kết thúc
nhiệm vụ;
6. Trả lời hoặc yêu cầu Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền kết luận, trả lời những vụ việc trong ngành mà cơ
quan thông tin đại chúng nêu lên;
7. Dự thảo các văn bản pháp quy
trong lĩnh vực công tác thanh tra thuộc thẩm quyền của Cục trưởng và hướng dẫn
việc thực hiện các văn bản đó;
8. Tổng kết kinh nghiệm, theo
dõi điển hình trong hoạt động thanh tra của Cục, góp phần xây dựng, phát triển
lý luận nghiệp vụ thanh tra, giúp Cục trưởng tổng kết công tác thanh tra của Cục,
tổ chức các hội nghị chuyên đề về thanh tra, về xét giải quyết khiếu nại, tố
cáo;
9. Tiếp dân và giúp Cục trưởng
giải quyết các khiếu nại, tố cáo;
10. Đề nghị Cục trưởng giải quyết
các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cục trưởng;
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Cục đã giải quyết, nhưng đương sự còn khiếu
nại hoặc phát hiện việc giải quyết có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
12. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện các quy định về công tác thanh tra, về xét giải quyết khiếu nại, tố cáo đối
với thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Cục;
13. Tạm đình chỉ những quyết định
không đúng của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Cục về công tác thanh tra, đồng
thời kiến nghị Cục trưởng giải quyết;
14. Kiến nghị Cục trưởng giải
quyết những vấn đề về công tác thanh tra. Trường hợp kiến nghị không được chấp
nhận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Chánh thanh tra cấp trên xem xét;
15. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh
tra nhân dân cho các cơ quan, đơn vị thuộc Cục, khi cần thiết, giao cho thanh
tra nhân dân kiểm tra những vụ việc nhất định;
16. Trong quá trình thanh tra,
có các quyền được ghi tại khoản 3 Điều 24 của Pháp lệnh thanh tra;
17. Thực hiện chế độ báo cáo
theo định kỳ chương trình, kế hoạch thanh tra và thực hiện nhiệm vụ công tác với
Cục trưởng và Chánh thanh tra cấp trên.
Điều 12:
Chánh thanh tra Cục có quyền:
1. Tạm đình chỉ việc thi hành
quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc
quyền quản lý trực tiếp của Cục trưởng, của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc
quyền quản lý trực tiếp của Cục trưởng, của Thủ trưởng đơn vị đang bị thanh tra
đối với người đang công tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng hoặc
liên quan đến công tác thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây
cản trở cho hoạt động thanh tra; kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết đối với
người không thuộc quyền quản lý của Cục.
2. Đối với những người có hành
vi cố ý cản trở hoạt động thanh tra hoặc không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị,
quyết định của thanh tra:
- Cảnh cáo, tạm đình chỉ công
tác nếu người đó là cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị thuộc Cục;
- Kiến nghị Cục trưởng ra quyết
định xử lý nếu người đó là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Cục;
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền
quyết định đối với những người không thuộc quyền quản lý của Cục trưởng;
3. Kháng nghị quyết định giải
quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc cục;
4. Đề nghị bổ nhiệm Phó chánh
thanh tra và Thanh tra viên theo thẩm quyền. Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ -
lao động trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thanh tra viên, thanh tra chuyên
trách, mở các tập huấn về nghiệp vụ thanh tra;
5. Thực hiện các quyền quy định
tại Điều 9 Pháp lệnh thanh tra.