ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 724/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa,
ngày 16 tháng 3 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ PHÓNG
VIÊN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05
tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 88/2012/NĐ-CP
ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo
chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại
Việt Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Ngoại vụ tại Công văn số 135/SNgV-HTQT ngày 30 tháng 01 năm 2018 và đề nghị của
Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 525/SNV-TCBC ngày 09 tháng 3 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Quy chế phối
hợp quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa, gồm 03 Chương và 06 Điều.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể
từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Duy Bắc
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP QUẢN LÝ PHÓNG VIÊN NƯỚC NGOÀI HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định nội dung
và trách nhiệm phối hợp giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố và các đơn vị (sau đây gọi là cơ quan, đơn vị, địa phương) liên
quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với phóng viên nước ngoài hoạt động
thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh.
Điều 2.
Nguyên tắc phối hợp
1. Công tác phối hợp quản lý hoạt
động của phóng viên nước ngoài trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ quy định tại Nghị
định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về hoạt
động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ
chức nước ngoài tại Việt Nam và Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016.
2. Việc phối hợp phải đảm bảo
tính thống nhất, kịp thời, đồng bộ và chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
phóng viên nước ngoài hoạt động thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 3.
Phương thức phối hợp
1. Khi cần phối hợp công việc,
trao đổi thông tin hoặc lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
về việc quản lý phóng viên nước ngoài thì gửi văn bản nêu rõ yêu cầu kèm theo
các tài liệu cần thiết; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
văn bản, cơ quan, đơn vị, địa phương được đề nghị phải trả lời bằng văn bản. Nếu
quá thời gian trên mà không có ý kiến thì xem như nhất trí với nội dung đề nghị
và phải cùng chịu trách nhiệm về những vấn đề đã được trao đổi.
2. Việc trao đổi thông tin có
thể thực hiện bằng điện thoại (hoặc thư điện tử công vụ) của cơ quan, đơn vị hoặc
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong trường hợp cần xử lý gấp.
3. Khi cần cử cán bộ tham gia
hướng dẫn, quản lý phóng viên nước ngoài, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền
thông, Công an tỉnh trao đổi thống nhất để thực hiện.
4. Trường hợp có vấn đề quan trọng,
phức tạp cần họp trao đổi thống nhất, Sở Ngoại vụ chủ trì, tổ chức cuộc họp với
đại diện, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thống nhất trước khi triển
khai thực hiện.
Chương II
NỘI DUNG VÀ
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 4. Nội
dung phối hợp
1. Thẩm tra thông tin, xem xét
nội dung, chương trình hoạt động của phóng viên nước ngoài thường trú để tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận hay không tiếp nhận phóng viên nước ngoài
thường trú đến hoạt động thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh.
2. Quản lý hoạt động và tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vi phạm về hoạt động thông tin, báo chí của
phóng viên nước ngoài đến tác nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Tổng hợp báo cáo và trao đổi
thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm
về công tác quản lý phóng viên nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 5.
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Sở Ngoại vụ
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh việc tiếp nhận
phóng viên nước ngoài thường trú đến hoạt động thông tin, báo chí trên địa bàn
tỉnh.
b) Trao đổi, lấy ý kiến Sở
Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên
quan trong trường hợp nội dung hoạt động của phóng viên nước ngoài thường trú
liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc có nội dung nhạy cảm liên quan đến
tôn giáo, dân tộc, nhân quyền... trước khi tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định.
c) Thông báo kịp thời danh
sách, nội dung, chương trình hoạt động của phóng viên nước ngoài cho các cơ
quan, đơn vị, địa phương liên quan.
d) Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương cung cấp thông tin, trả
lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài theo Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09
tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp
thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị, địa phương liên quan: Hướng dẫn, quản lý hoạt động của phóng viên
nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo đúng Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ; tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh xử lý đối với phóng viên nước ngoài vi phạm quy định về hoạt
động thông tin, báo chí.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại
vụ hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương cung cấp thông tin, trả lời phỏng
vấn của phóng viên nước ngoài theo quy định tại Luật Báo chí ngày 05 tháng 4
năm 2016 và Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ.
b) Phối hợp với Sở Ngoại vụ thẩm
định nội dung, chương trình hoạt động của phóng viên nước ngoài thường trú đến
hoạt động trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với Sở Ngoại vụ hướng
dẫn, quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài trên địa
bàn tỉnh.
3. Công an tỉnh
a) Chủ trì quản lý nhà nước về
an ninh trật tự đối với phóng viên nước ngoài hoạt động thông tin, báo chí trên
địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở
Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu
Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm đối với phóng viên nước ngoài hoạt động
thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh
Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh,
Sở Ngoại vụ và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan quản lý phóng viên nước
ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển theo Nghị định số 71/2015/NĐ-CP
ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương
tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phát
hiện, xử lý theo quy định các trường hợp phóng viên nước ngoài vi phạm pháp luật
trong khu vực biên giới biển.
5. Các cơ quan, đơn vị, địa
phương liên quan
a) Trao đổi, thống nhất với Sở
Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông về nội dung chuẩn bị làm việc, trả lời
phỏng vấn với phóng viên nước ngoài.
b) Trường hợp phóng viên nước
ngoài trực tiếp liên hệ và đề nghị làm việc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải
báo cáo, xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Ngoại vụ xem xét, quyết định.
c) Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở
Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh hướng dẫn, quản lý hoạt động của phóng
viên nước ngoài theo đúng chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép,
đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại cơ
quan, đơn vị, địa phương. Trường hợp phát hiện phóng viên nước ngoài hoạt động
ngoài chương trình, có hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến công tác thông
tin đối ngoại cần thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Ngoại vụ
để có biện pháp xử lý.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 6.
Trách nhiệm thi hành
1. Sở Ngoại vụ chủ trì, theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ
hoặc đột xuất về tình hình thực hiện Quy chế.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa
phương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này và lồng ghép báo
cáo tình hình quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh trong
báo cáo đối ngoại hằng năm gửi về Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản
về Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.