UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 72/2005/QĐ-UBND
|
Tam Kỳ, ngày 10 tháng 11 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHÂN CẤP MỘT SỐ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội
thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11, ngày 18/6/2004 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về tín ngưỡng, tôn giáo;
Căn cứ Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
Xét đề nghị của Ban Tôn giáo tỉnh tại Tờ trình số: 19/TTr-BTG, ngày 25/7/2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy chế phân cấp một số công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng,
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã và các tổ chức tôn giáo trong tỉnh chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TTTV TU, TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh.
- BCĐ Tôn giáo tỉnh;
- Lưu: VT, VX, TH.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Thị Thanh Lâm
|
QUY CHẾ
PHÂN CẤP MỘT SỐ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN
NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2005/QĐ-UBND ngày 10/11/2005 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng thực hiện
1.
Quy chế này quy định thẩm quyền, trách nhiệm của Ban Tôn giáo tỉnh và Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã thuộc tỉnh một số công tác quản lý nhà nước về tín
ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo quy định của Pháp lệnh số
21/2004/PL-UBTVQH11, ngày 18/6/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tín
ngưỡng, tôn giáo.
2.
Đối với mọi hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo của tín đồ, chức sắc, nhà
tu hành và tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thực hiện đúng Quy chế
này.
3.
Những nội dung công việc có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đã được
điều chỉnh tại các văn bản pháp quy khác của Nhà nước không phân cấp trong Quy
chế này.
Điều 2. Nguyên tắc phân cấp công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
1.
Bảo đảm thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo; phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
2.
Xác định rõ thẩm quyền giải quyết từng nội dung công việc, tăng cường trách nhiệm
quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3.
Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào của công dân. Các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây rôí an
ninh, trật tự công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác cản trở việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Ban Tôn giáo tỉnh có trách nhiệm:
Tiếp
nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn hữu quan và chính
quyền địa phương thẩm định trả lời cho tổ chức, cá nhân tôn giáo các nội dung
công việc sau đây:
1.
Tổ chức tôn giáo mở lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho chức sắc, nhà tu hành phạm vi
trong tỉnh.
2.
Các Đại hội, Hội nghị định kỳ của các tổ chức tôn giáo trong tỉnh theo điều 25
tại Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ.
3.
Các hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở
theo điểm a, khoản 1, điều 21, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của
Chính phủ.
4.
Tiếp nhận thông báo việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo; đồng
thời hướng dẫn, giám sát việc thực hiện nội dung thông báo đó.
5.
Xem xét cấp đăng ký cho tổ chức hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu
hành tập thể khác của tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, thị xã trong
tỉnh.
6.
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký của tổ chức tôn giáo về phong chức, phong phẩm, bổ
nhiệm, bầu cử, suy cử thành viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, trụ trì chùa, đại
đức, sư cô của đạo Phật; linh mục, linh mục quản xứ, linh mục phó quản xứ của
đạo Công giáo; thành viên Ban đại diện Hội thánh Tin lành tại tỉnh, mục sư, mục
sư nhiệm chức, mục sư quản nhiệm của Hội thánh Tin lành Việt Nam (MN); Thành
viên Ban đại diện Hội thánh Truyền giáo Cao đài, Trưởng Ban cai quản họ đạo Cao
đài Tây Ninh và Truyền giáo Cao đài; giáo hữu, lễ sanh và các phẩm tương đương
của 2 hệ phái Cao đài trong tỉnh.
7.
Tiếp nhận thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc của các tổ chức tôn
giáo.
8.
Có ý kiến bằng văn bản giúp Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét quyết định việc chức
sắc, nhà tu hành thường trú tại tỉnh khi tham gia khoá đào tạo tôn giáo ở nước
ngoài, tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài .
9.
Các nội dung công việc khác về quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên phạm
vi toàn tỉnh, thẩm quyền giải quyết của Ban Tôn giáo tỉnh được thực hiện theo
quy định tại điểm b, khoản 3, điều 6, Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ
và tại mục II về nhiệm vụ, quyền hạn, ở các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10,
11, 12, 13 Quyết định số 15/2005/QĐ-UB, ngày 07/3/2005 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn
giáo tỉnh Quảng Nam.
Điều 4. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã có trách nhiệm:
1.
Cấp giấy phép xây dựng việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình
thuộc cơ sở tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng
cảnh cho các trường hợp:
-
Nhà ở của chức sắc, nhà tu hành, tượng, tháp, tường rào, cổng ngõ trong khuôn
viên cơ sở tôn giáo không ảnh hưởng đến công trình kiến trúc chính ( nhà thờ,
chánh điện, thánh đường, thánh thất...) và có giá trị không quá một trăm triệu
đồng Việt Nam ( đối với một công trình ).
2.
Chấp thuận cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của chức sắc,
tín đồ đến từ nhiều huyện trực thuộc tỉnh.
3.
Xem xét ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp huyện giải quyết
trả lời tổ chức, cá nhân tôn giáo một số nội dung công việc thuộc thẩm quyền
của cấp huyện.
4.
Thẩm quyền thực hiện các nội dung công việc khác thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn
giáo, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định của luật tổ chức HĐND
và UBND năm 2003, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1.
Những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ
quan quản lý nhà nước về tôn giáo cùng cấp có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, chủ trì
phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân xem xét
quyết định và trả lời cho tổ chức, cá nhân tôn giáo đúng thời hạn quy định tại
Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một
số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
2.
Quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc hoặc chưa phù hợp
trong thực tiễn, các cơ quan, tổ chức kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xem
xét quyết định ./.