BỘ NỘI VỤ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
69/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH
CHI TIẾT LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT
VIÊN CHỨC
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số
34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-TTg
ngày 06/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan
chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, bộ luật, nghị
quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BNV
ngày 01/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành chương trình công tác năm 2020
của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Công chức - Viên chức,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch xây dựng các nghị định quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký ban hành.
Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức,
Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- PTTg thường trực Trương Hòa Bình (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân;
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa;
- Lưu: VT, Vụ CCVC.
|
BỘ TRƯỞNG
Lê Vĩnh Tân
|
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT VIÊN CHỨC
(Kèm theo Quyết định số 69/QĐ-BNV ngày 21/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quy định chi tiết các nội dung
được giao trong Luật sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tiến độ, chất lượng, có hiệu lực
thi hành cùng với hiệu lực thi hành của Luật (01/7/2020).
2. Bảo đảm đồng bộ với các quy
định của Đảng về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đánh giá, kỷ luật...
đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Kế thừa quy định còn phù hợp, bổ
sung những nội dung mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ
thống văn bản quy định trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức.
4. Tích hợp các nhiệm vụ được
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Thu gọn đầu mối các văn bản quy
định trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm thuận lợi trong quá
trình thực hiện; giảm thiểu thủ tục hành chính, văn bằng, chứng chỉ; giải quyết
những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện, đặc biệt là các chính sách
ưu đãi đối với người dân tộc thiểu số.
II. NỘI DUNG XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH
1. Nghị định quy định về tuyển dụng,
sử dụng, quản lý công chức
Thay thế Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 sửa đổi một số điều của Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ; Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người
là công chức; Các quy định có liên quan tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày
29/11/2018 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức
và nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một
số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
pháp điển hóa các quy định tại các thông tư hướng dẫn thi hành các nghị định
nêu trên (07 thông tư); quy định chi tiết khoản 5, 6, 9, 10, 18 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung; rà soát và quy định nhằm bảo đảm việc giảm thiểu quy định về chứng
chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng, nâng ngạch công chức; cải
cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong tuyển dụng, nâng ngạch; rà
soát, bổ sung các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn
nhiệm, cho thôi giữ chức vụ đối với công chức lãnh đạo, quản lý để bảo đảm phù
hợp với quy định mới của Đảng về công tác cán bộ ; quy định chi tiết các chính
sách ưu đãi đối với người dân tộc thiểu số .
2. Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức
Thay thế Nghị định số
29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức; các quy định có liên quan tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 và
pháp điển hóa các quy định tại các thông tư hướng dẫn thi
hành các nghị định nêu trên (05 thông tư); quy
định chi tiết khoản 2 Điều
2; rà soát và quy định nhằm bảo đảm
việc giảm thiểu quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin
học trong điều kiện tuyển dụng, thăng hạng
chức danh nghề nghiệp viên chức; cải cách và đơn giản hóa
các thủ tục hành chính trong tuyển dụng, nâng ngạch; quy
định chi tiết các chính sách ưu đãi đối với
người dân tộc thiểu số.
3. Nghị định quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức,
viên chức
Thay thế Nghị định số
56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán
bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán
bộ, công chức, viên chức; quy định chi tiết Khoản 11 Điều 1; Khoản 5
Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung; rà soát kết hợp quy trình đánh giá đảng, đoàn thể,
chính quyền để bảo đảm không trùng lặp, giảm thủ tục hành chính; quy định chi tiết tiêu chí các mức phân loại đánh giá
cán bộ, công chức, viên chức.
4. Nghị định quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức:
Thay thế Nghị định số
34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối
với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của
viên chức; quy định chi tiết khoản 15
Điều 1; khoản 11 Điều 2
Luật sửa đổi, bổ sung; rà soát quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ.
5. Nghị định quy định về quản lý người giữ chức
danh, chức vụ, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thay thế Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày
19/10/2015 về quản lý người giữ chức danh, chức
vụ tại doanh nghiệp là công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ; Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 về quản
lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh
nghiệp mà nhà nước năm giữ trên 50% vốn điều lệ, quy định chi tiết khoản 18 điều
1 Luật sửa đổi, bổ sung.
III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
TT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian thực hiện
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Kết quả thực hiện
|
1
|
Xây dựng kế hoạch thực hiện
trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ
|
Tháng
01/2020
|
Vụ
CCVC
|
|
Kế
hoạch được phê duyệt
|
2
|
Trình Bộ trưởng quyết định thành
lập BST, TBT1
|
Tháng
01/2020
|
Vụ
CCVC
|
|
Công
văn; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
|
3
|
Xây dựng dự thảo Tờ trình và dự
thảo Nghị định
|
Tháng
02/2020
|
Vụ
CVCC
|
|
Dự
thảo Nghị định
|
4
|
Xin ý kiến Thành viên BCS
đảng Bộ; ý kiến một số cơ quan, đơn vị
liên quan về nội dung2
|
Tháng
02/2020
|
Vụ
CVCC
|
|
Công
văn
|
5
|
Tổng hợp ý kiến tham gia góp ý
|
Tháng
02/2020
|
Vụ
CVCC
|
|
Bảng
tổng hợp ý kiến góp ý
|
6
|
Hoàn thiện dự thảo Tờ trình, dự
thảo Nghị định gửi Bộ Tư pháp thẩm định
|
Tháng
3,4/2020
|
Vụ
CCVC
|
|
Hồ
sơ và các văn bản theo quy định
|
7
|
Tổ chức hội thảo tại 2 miền
|
Tháng
03, 04/2020
|
Văn
phòng Bộ
|
Vụ
CCVC
|
Xây
dựng kế hoạch tổ chức hội thảo riêng
|
8
|
Hoàn thiện dự thảo Tờ trình, dự
thảo Nghị định và các tài liệu liên quan sau khi có ý kiến
thẩm định của Bộ Tư pháp, trình Chính phủ
|
Ngày
15/3/20203
15/4/20204
|
Vụ
CCVC
|
|
Hồ
sơ và các văn bản theo quy định
|
--------------------------------
1 Đối với Nghị định quy định về đánh
giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định quy định về quản lý
người giữ chức danh, chức vụ, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
thì vẫn giữ nguyên thành phần ban soạn thảo, Tổ biên tập đã thành lập.
2 Đối với Nghị định quy định về đánh
giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức đã xin ý kiến các bộ, ngành, địa
phương, tổng hợp tiếp thu, giải trình. Bộ tư pháp đã có văn bản thẩm định. Vì vậy
ở giai đoạn này chỉ xin gửi ý kiến thống nhất của ban tổ chức Trung
ương và Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ.
3 Đối với Nghị định tuyển
dụng, quản lý, sử dụng công chức và Nghị định đánh giá phân loại cán bộ, công
chức, viên chức.
4 Đối với 03 Nghị định còn lại.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Công chức -
Viên chức - Chủ trì, phối hợp với
các Vụ, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
- Làm thường trực, giúp Ban
soạn thảo, Tổ biên tập đôn đốc, kiểm tra việc
triển khai thực hiện; phối hợp với các đơn vị có liên quan
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung
Kế hoạch.
2. Văn phòng Bộ Nội vụ
- Bảo đảm kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo
quy định hiện hành;
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Công chức
- Viên chức tổ chức hội thảo theo Chương
trình;
- Bố trí các điều kiện cần thiết để
bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch đề ra;
quyết toán kinh phí xây dựng Nghị định.
3. Nguồn kinh phí
Kinh phí phục vụ cho việc xây dựng Nghị định và tổ chức hội thảo của Bộ Nội vụ được bố trí từ
nguồn kinh phí xây dựng Nghị định của Bộ Nội vụ. Huy
động nguồn lực từ bên ngoài để bảo đảm kinh phí
triển khai Kế hoạch này. Nội dung và
định mức chi thực hiện theo quy định
hiện hành.
Trong quá trình triển khai Kế hoạch, nếu có những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ xem xét, điều chỉnh cho
phù hợp, bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản trình Chính phủ./.