BỘ
TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 656/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 04
năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP SỐ
28-CTR/BCĐCCTPTW-HĐPHTW NGÀY 14/7/2015 GIỮA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRUNG
ƯƠNG VÀ HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG VỀ PHỐI HỢP
THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN VỀ CHỦ TRƯƠNG, NHIỆM VỤ CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2015-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP
ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số
27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và
nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Chương trình phối hợp số
28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW ngày 14/7/2015 giữa Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung
ương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương về phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải
cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2015-2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ
biến, giáo dục pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương
trình phối hợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW ngày 14/7/2015 giữa Ban Chỉ đạo Cải
cách tư pháp Trung ương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung
ương về phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải
cách tư pháp và hoạt động tư pháp giai đoạn 2015-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài
chính, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Viện trưởng Viện Khoa học
pháp lý, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo
cáo);
- Ban Chỉ đạo Cải
cách tư pháp Trung ương (để phối hợp);
- Ban Nội chính Trung ương (để
biết);
- Tòa án nhân dân tối cao; Viện
kiểm sát nhân tối cao (để biết);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Hội đồng PHPBGDPL
các tỉnh, thành phố thuộc TW (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư
pháp;
- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Chí Hiếu
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP SỐ 28-CTR/BCĐCCTPTW-HĐPHTW
NGÀY 14/7/2015 GIỮA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRUNG ƯƠNG VÀ HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG VỀ PHỐI HỢP THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, PHỔ
BIẾN VỀ CHỦ TRƯƠNG, NHIỆM VỤ CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN
2015-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
656/QĐ-BTP ngày 11 tháng 4 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện có hiệu quả
Chương trình phối hợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW ngày 14/7/2015 giữa Ban Chỉ đạo
Cải cách tư pháp Trung ương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
Trung ương (gọi tắt là Hội đồng Trung ương) về phối hợp thông tin, tuyên truyền,
phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp (gọi tắt
là Chương trình phối hợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW); qua đó nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải
cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
b) Thông tin đầy đủ, kịp thời chủ
trương, chính sách, các quy định pháp luật mới ban hành về cải cách tư pháp và
hoạt động tư pháp, kết quả cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp của Đảng, Nhà
nước tới Nhân dân.
c) Phân công cụ thể trách nhiệm và
tăng cường mối quan hệ phối hợp, phát huy thế mạnh của mỗi cơ quan, đơn vị
trong việc thực hiện Chương trình phối hợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW.
2. Yêu cầu
2.1. Bám sát mục đích, yêu cầu, nội
dung, hình thức phối hợp; các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình phối hợp số
28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW và các Chương trình, Kế hoạch thông tin, tuyên truyền,
phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp hằng
năm.
2.2. Có trọng tâm, trọng điểm, bám
sát nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, địa phương, nhiệm vụ trọng tâm công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật và nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp; bảo
đảm lồng ghép với việc thực hiện các chương trình, kế hoạch khác để sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực.
II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Tham mưu Hội
đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện; quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện Chương trình phối
hợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW và các Chương trình, Kế hoạch tuyên truyền, phổ
biến về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp
a) Đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ
biến, giáo dục pháp luật, Viện Khoa học pháp lý, Văn phòng Bộ); Sở Tư pháp,
Phòng Tư pháp;
b) Đơn vị phối hợp:
Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; các cơ quan tiến hành tố tụng
và các cơ quan, tổ chức liên quan;
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm;
d) Kết quả thực
hiện: Các kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn được ban hành; các hoạt động
quán triệt, phổ biến được tổ chức.
2. Tổ chức biên
soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải
cách tư pháp và hoạt động tư pháp; các quy định mới ban hành có liên quan đến cải
cách tư pháp và hoạt động tư pháp
a) Đơn vị chủ
trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Viện Khoa học pháp lý, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật); Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp;
b) Đơn vị phối hợp:
Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Công an; các cơ quan tiến
hành tố tụng cùng cấp ở địa phương;
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm;
d) Kết quả thực hiện: Các tài liệu
tuyên truyền, phổ biến được biên soạn và phát hành rộng
rãi.
3. Tổ chức tập huấn
nâng cao nhận thức cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp
luật về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; các quy định
mới ban hành có liên quan đến cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp
a) Đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ
biến, giáo dục pháp luật); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (Sở Tư pháp); Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
(Phòng Tư pháp);
b) Đơn vị phối hợp:
Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Công an; các cơ quan tiến
hành tố tụng cùng cấp ở địa phương;
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
d) Kết quả thực hiện: Các hội nghị, lớp
tập huấn được tổ chức.
4. Triển khai các
hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư
pháp và hoạt động tư pháp; các quy định pháp luật mới ban hành có liên quan đến
cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp bằng các hình thức thích hợp
a) Đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Vụ Phổ
biến, giáo dục pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam; Cục Công nghệ thông tin); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp); Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Phòng Tư
pháp);
b) Đơn vị phối hợp:
Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư
pháp Trung ương; Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao; Bộ Công an; các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương, các
cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng, các cơ quan báo chí; Cổng thông tin
điện tử, Trang tin điện tử;
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm;
d) Kết quả thực
hiện: Các hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến về
chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; các quy định mới
ban hành có liên quan đến cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp được tổ chức.
5. Lồng ghép, đưa
chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp vào chương trình giảng
dạy pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, các Trường Trung cấp Luật; chương
trình bồi dưỡng, đào tạo nghề của học viện Tư pháp
a) Đơn vị chủ
trì: Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và các Trường Trung cấp Luật
trực thuộc Bộ Tư pháp;
b) Đơn vị phối hợp:
Viện Khoa học pháp lý, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Công an;
c) Thời gian thực hiện: Từ năm
2016-2020;
d) Kết quả thực
hiện: Các chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo được rà soát, biên soạn mới, cập nhật nội dung có liên quan đến chủ
trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
6. Tổ chức hội thảo,
tọa đàm, diễn đàn về công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách tư pháp thuộc
phạm vi quản lý của Ngành Tư pháp (thi hành án dân sự, thừa phát lại, luật sư,
công chứng, giám định, trợ giúp pháp lý, bồi thường nhà nước, chính sách hình sự,
dân sự...)
a) Đơn vị chủ trì: Tổng Cục thi hành
án dân sự; Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý; Vụ Pháp luật hình sự hành
chính; Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế;
b) Đơn vị phối hợp: Viện Khoa học
pháp lý, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Văn phòng Ban Chỉ
đạo Cải cách tư pháp Trung ương; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Thời gian thực hiện: Từ năm
2016-2020;
d) Kết quả thực
hiện: Các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn được tổ chức.
7. Kiểm tra, theo
dõi kết quả, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng việc thực hiện Chương
trình phối hợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW và các Chương trình, Kế hoạch tuyên
truyền, phổ biến về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp
a) Đơn vị chủ trì: Hội đồng Trung ương (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật); Bộ Tư pháp (Viện
Khoa học pháp lý); Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Tư pháp); Hội đồng phối
hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh (Phòng Tư pháp);
b) Đơn vị phối hợp: Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm;
d) Kết quả thực hiện:
Các Đoàn kiểm tra được tổ chức; các Báo cáo kết quả được
xây dựng; các hình thức khen thưởng được trao tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện.
8. Tham gia thực
hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm phối hợp của Hội đồng trung ương do Ban Chỉ đạo
Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì
Đối với các hoạt động do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì thực hiện, Hội đồng phối hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật trung ương được phân công tham gia thực hiện, Bộ Tư
pháp đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao trong Chương trình phối hợp số 28-CTr/BCĐCCTPTW-HĐPHTW
phối hợp với Ban Chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức
thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có
trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ;
thường xuyên cung cấp thông tin về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp
luật) để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ để tổng hợp báo cáo Hội đồng Trung ương.
2. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật là
đơn vị đầu mối, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có
liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; tham
mưu Hội đồng Trung ương hướng dẫn các
Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ tình
hình triển khai Kế hoạch và đề xuất phương án xử lý các vướng mắc, khó khăn
trong quá trình thực hiện.
3. Các Bộ, ngành, Hội đồng phối hợp
phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ hằng
năm có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình phối hợp trong Báo
cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm và gửi về Cơ quan thường trực của
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (qua Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật - 58, 60 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) và Văn
phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để tổng hợp.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được
phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động tại Kế hoạch này bảo đảm
kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách của cơ quan, tổ chức,
đơn vị.
2. Bộ Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội
đồng Trung ương bảo đảm kinh phí tổ chức các cuộc họp định kỳ, hội nghị sơ kết,
tổng kết và tổ chức các hoạt động của Kế hoạch này từ nguồn kinh phí hoạt động
của Hội đồng hằng năm và kinh phí từ các Chương trình, Đề án có liên quan./.