ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
65/2009/QĐ-UBND
|
Biên
Hòa, ngày 17 tháng 09 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ, KHEN THƯỞNG, HỖ TRỢ NGƯỜI PHÁT HIỆN
THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29/11/2005;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1134/TTr-SNV ngày 21/7/2009
và Báo cáo thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp số 125/BC-STP ngày 14 tháng 7 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bảo vệ,
khen thưởng, hỗ trợ người phát hiện tham nhũng, lãng phí.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Trưởng ban Ban Chỉ đạo tỉnh Đồng Nai về phòng, chống
tham nhũng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Giám đốc
Công an tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH
Võ Văn Một
|
QUY ĐỊNH
BẢO VỆ, KHEN THƯỞNG, HỖ TRỢ NGƯỜI PHÁT HIỆN THAM NHŨNG, LÃNG
PHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 65/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định về đối tượng,
phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự và thủ tục bảo
vệ, khen thưởng, hỗ trợ vật chất cho người có công phát hiện tham nhũng, lãng
phí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Đối
tượng bảo vệ, khen thưởng, hỗ trợ
Cơ quan, tổ chức, cá nhân người
Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài phát hiện, thông báo và
cung cấp tài liệu, chứng cứ có giá trị liên quan đến hành vi tham nhũng, lãng
phí trong cơ quan Nhà nước (gọi chung là người phát hiện).
Điều 3. Mục
đích bảo vệ, khen thưởng, hỗ trợ
1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đối với người phát hiện
và người thân của họ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập.
2. Khen thưởng, hỗ trợ nhằm ghi
nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất người
phát hiện đã có thành tích trong việc đấu tranh với các hành vi tham nhũng,
lãng phí.
Điều 4.
Nguyên tắc bảo vệ, khen thưởng, hỗ trợ
1. Kết hợp chặt chẽ giữa động
viên tinh thần, khuyến khích bằng lợi ích vật chất và áp dụng các biện pháp cần
thiết để bảo vệ người phát hiện.
2. Bảo đảm thống nhất giữa tính
chất, hình thức bảo vệ, khen thưởng, hỗ trợ.
3. Thực hiện kịp thời chính xác,
công bằng, công khai việc bảo vệ, khen thưởng, hỗ trợ trừ trường hợp đặc biệt.
4. Tùy theo tính chất vụ việc một
nội dung phản ánh có thể áp dụng nhiều hình thức khen thưởng, hỗ trợ hoặc nhiều
biện pháp bảo vệ khác nhau.
5. Hình thức bảo vệ, khen thưởng,
hỗ trợ có thể được áp dụng nhiều lần cho một đối tượng.
Điều 5. Căn
cứ bảo vệ, khen thưởng, hỗ trợ
1. Theo quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng;
2. Phạm vi, mức độ, tính chính
xác, cụ thể của thông tin cung cấp;
3. Theo yêu cầu chính đáng, hợp
lý của người phát hiện;
4. Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể
khi cung cấp thông tin của người phát hiện.
Điều 6. Điều
kiện bảo vệ, khen thưởng, hỗ trợ
1. Có căn cứ xác định tính mạng,
sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người phát hiện hoặc người thân của họ
bị đe dọa hoặc bị trả thù, trù dập; đe dọa đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người phát hiện và người thân của họ.
2. Cơ quan có thẩm quyền đã tiếp
nhận nội dung thông báo, phản ánh của người phát hiện thông qua các hình thức:
a) Trực tiếp đến thông báo, phản
ánh;
b) Gửi văn bản thông báo, phản
ánh;
c) Thông báo, phản ánh qua điện
thoại;
d) Thông báo, phản ánh qua dữ liệu
(thư điện tử, băng, đĩa...).
3. Khi thông báo, phản ánh phải
nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung phát hiện tham nhũng, lãng phí và cung cấp chứng
cứ, thông tin, tài liệu có liên quan.
4. Nội dung thông báo, phản ánh
có cơ sở để thẩm tra, xác minh; kết quả giải quyết phù hợp với nội dung thông
báo, phản ánh.
Chương II
HÌNH THỨC, QUY TRÌNH BẢO
VỆ
Điều 7. Hình
thức bảo vệ
1. Bảo vệ gián tiếp: Cơ quan có
thẩm quyền tiếp nhận thông tin, phản ánh về tham nhũng lãng phí có trách nhiệm
giữ bí mật thông tin cho người phát hiện; không được tiết lộ họ tên, địa chỉ,
bút tích và các thông tin khác liên quan đến người phát hiện; không được gây
khó khăn trong quá trình thực hiện công việc, trách nhiệm, quyền lợi của người
phát hiện và người thân của họ.
2. Bảo vệ trực tiếp: Căn cứ vào
tính chất mức độ nguy hiểm, nội dung phản ánh cơ quan tiếp nhận, xử lý thông
tin có trách nhiệm thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan và cơ quan
Công an áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tài sản của người phát hiện và người thân của họ.
Điều 8. Quy
trình bảo vệ
1. Người phát hiện có quyền yêu
cầu cơ quan thụ lý, giải quyết thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ cho
họ và người thân của họ.
2. Trường hợp cần áp dụng các biện
pháp nghiệp vụ để bảo vệ vượt khỏi thẩm quyền của cơ quan thụ lý, giải quyết:
a) Trong thời gian 24 giờ kể từ
khi nhận được thông tin phản ánh hoặc theo yêu cầu của người phát hiện cơ quan
thụ lý, giải quyết phải có văn bản gửi Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh Đồng Nai về
phòng, chống tham nhũng để chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ.
b) Theo đề nghị của cơ quan thụ
lý, giải quyết chậm nhất trong thời hạn 8 giờ Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh Đồng
Nai về phòng, chống tham nhũng có trách nhiệm yêu cầu cơ quan Công an và các cơ
quan, tổ chức có liên quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ và theo
dõi diễn biến tình hình.
Chương III
HÌNH THỨC, QUY TRÌNH
KHEN THƯỞNG, HỖ TRỢ
Điều 9. Hình
thức khen thưởng, hỗ trợ
1. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh,
kèm theo mức tiền thưởng áp dụng cho khen thưởng đột xuất đối với cá nhân từ
1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với tập thể từ 2.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng.
2. Giấy khen của Thủ trưởng các
sở, ban ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện kèm theo mức khen thưởng đột xuất mức tiền
thưởng đối với cá nhân từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với tập thể từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Khen thưởng đặc thù của Ban
Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng, do Trưởng ban Ban Chỉ đạo quyết định,
mức thưởng đặc thù từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
4. Hỗ trợ chi phí mua tin, do
Trưởng ban Ban Chỉ đạo tỉnh Đồng Nai về phòng, chống tham nhũng quyết định từ mức
1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
5. Tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, giá trị
lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, thì có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng
khen hoặc đề nghị hình thức khen thưởng cao hơn.
Điều 10.
Quy trình khen thưởng, hỗ trợ
1. Việc khen thưởng, hỗ trợ cá
nhân, tập thể phát hiện, thông báo, phản ánh và cung cấp thông tin tham nhũng,
lãng phí thực hiện theo thủ tục đơn giản.
2. Trường hợp cá nhân, tập thể
cung cấp thông tin thống nhất việc khen thưởng công khai, không yêu cầu giữ bí
mật thì cơ quan tiếp nhận thông tin, phản ánh về tham nhũng, lãng phí có trách
nhiệm phối hợp cơ quan thụ lý, giải quyết căn cứ tính chất giá trị của thông
tin cung cấp, thống nhất ghi nhận thành tích và đề xuất cơ quan để xảy ra tham
nhũng, lãng phí (cấp tỉnh và UBND cấp huyện) hoặc đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh
khen thưởng đột xuất cho cá nhân, tập thể đã phát hiện, cung cấp thông tin tham
nhũng, lãng phí, thời gian thực hiện khen thưởng không quá 15 ngày sau khi xác
định được giá trị của thông tin.
3. Trường hợp cá nhân, tập thể
cung cấp thông tin yêu cầu giữ bí mật thì cơ quan tiếp nhận thông tin, phản ánh
về tham nhũng, lãng phí có trách nhiệm phối hợp cơ quan thụ lý, giải quyết thống
nhất, ghi nhận thành tích đề xuất Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng
xem xét, khen thưởng theo cơ chế đặc thù hoặc hỗ trợ chi phí mua tin cho cá
nhân, tập thể đã cung cấp thông tin tham nhũng, lãng phí, thời gian thực hiện
thủ tục hỗ trợ, khen thưởng không quá 20 ngày sau khi xác định được giá trị của
thông tin.
4. Khuyến khích quy trình khen
thưởng công khai, nhằm động viên, phát động phong trào đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí. Trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng chống tham
nhũng quyết định kết hợp thực hiện quy trình khen thưởng đột xuất và khen thưởng
đặc thù, hỗ trợ mua tin nhằm khen thưởng tương xứng với thành tích của cá nhân,
tập thể đã phản ánh.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Trách nhiệm thực hiện
1. Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh
Đồng Nai về phòng, chống tham nhũng có trách niệm chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện
việc bảo vệ, khen thưởng, hỗ trợ đối với người phát hiện, tố cáo, trực tiếp
tham gia đấu tranh; đề nghị khen thưởng, hỗ trợ; yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan
có thẩm quyền bảo vệ đối với người phát hiện, tố cáo, trực tiếp tham gia đấu
tranh phòng, chống tham nhũng.
2. Căn cứ vào các quy định của
pháp luật về xử lý tham nhũng, lãng phí, quản lý tài chính, đảm bảo an ninh, trật
tự Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh Đồng Nai về phòng, chống tham nhũng, Giám đốc
Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng có trách
nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy định này.
3. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa có trách
nhiệm thông báo, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Quy định bảo vệ, khen
thưởng, hỗ trợ người phát hiện.
4. Trong quá trình thực hiện nếu
vướng mắc, phát sinh các cơ quan, đơn vị phản ánh về Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh
Đồng Nai về phòng, chống tham nhũng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết
định./.