BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KIỂM LÂM
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
573/QĐ/KL-VP
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VƯỜN
QUỐC GIA CÁT TIÊN
CỤC TRƯỞNG CỤC KIỂM LÂM
Căn cứ Quyết định số
22/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Cục Kiểm lâm;
Căn cứ Quyết định số 978/QĐ/BNN-TCCB ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển giao Vườn quốc gia Cát Tiên cho Cục
Kiểm lâm quản lý;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Cục và Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị
trí và chức năng
Vườn quốc gia Cát Tiên là đơn vị
sự nghiệp thuộc Cục Kiểm lâm, có chức năng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và
các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ
chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái; giáo dục
môi trường theo quy hoạch và pháp luật.
Vườn quốc gia Cát Tiên có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tài khoản theo
quy định của pháp luật.
Trụ sở chính của Vườn quốc gia đặt
tại xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Nhiệm
vụ và quyền hạn
1. Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các
hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu; phục hồi tài nguyên và cảnh
quan thiên nhiên.
a) Bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh
thái tự nhiên:
- Bảo vệ, bảo tồn phát triển bền
vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, nguồn nước và các nhân tố
thiên nhiên khác;
- Phòng cháy, chữa cháy rừng;
phòng trừ bệnh dịch và sinh vật ngoại lai xâm hại; ngăn chặn xử lý kịp thời các
hành vi xâm hại rừng, môi trường cảnh quan.
b) Phục hồi các hệ sinh thái tự
nhiên, các loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng; bảo tồn tính đa dạng
sinh học;
c) Tham gia xây dựng dự án và tổ
chức thực hiện các hoạt động thu hút cộng đồng tham gia quản lý, góp phần nâng
cao đời sống của nhân dân vùng đệm theo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững;
d) Bảo tồn và tôn tạo các di
tích lịch sử, văn hóa cảnh quan trong Vườn;
đ) Bảo vệ rừng đầu nguồn phục vụ
công trình thuỷ điện Trị An.
2. Nghiên cứu khoa học và hợp
tác quốc tế
a) Tổ chức nghiên cứu khoa học về
bảo vệ, bảo tồn, phát triển động, thực vật rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt là
đối với các loài động, thực vật quý, hiếm đặc hữu, nguy cấp;
b) Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu
khoa học, học tập tại Vườn;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch,
đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được duyệt;
d) Sưu tập, nuôi trồng thực nghiệm,
bảo tồn nguồn gien các loài động, thực vật quý hiếm;
đ) Xây dựng chương trình, dự án
hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên
và đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được duyệt
theo phân cấp của Cục Kiểm lâm;
e) Nghiên cứu xây dựng các mô
hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến lâm, nông, ngư ở vùng đệm, mô hình
làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân trong vùng đệm.
3. Tổ chức dịch vụ môi trường
a) Xây dựng trình duyệt quy hoạch,
dự án phát triển dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái của Vườn và tổ chức thực
hiện. Tạo nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn
và phát triển;
b) Tổ chức liên doanh, liên kết,
cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái theo quy hoạch và quy
định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch
sinh thái của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết;
c) Tuyên truyền, giáo dục môi
trường nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, môi trường cho khách du lịch
và cộng đồng; thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách du lịch.
4. Trình
Cục trưởng Cục Kiểm lâm các chương trình, dự án đầu tư, là chủ đầu tư các dự án
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về
quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn trong Vườn và vùng đệm.
6. Quản lý tài
chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham
nhũng; cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước.
7. Quản lý bộ máy
tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương; khen thưởng, kỷ luật
theo phân cấp của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và các quy định hiện hành của Nhà nước.
8. Thực hiện các
nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Cục trưởng Cục Kiểm lâm.
Điều 3. Cơ cấu
tổ chức
1. Lãnh đạo Vườn
quốc gia Cát Tiên có Giám đốc vườn làm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và
các Phó giám đốc vườn do Cục trưởng Cục Kiểm lâm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo
phân cấp quản lý cán bộ của Bộ.
Giám đốc chịu
trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Vườn.
Phó giám đốc giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp
luật về việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc phân công.
2. Bộ máy làm việc
a) Hạt Kiểm lâm;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Khoa học và hợp tác quốc
tế;
d) Phòng Tổ chức- Hành chính;
đ) Trung tâm dịch vụ - du lịch
sinh thái và giáo dục môi trường;
e) Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động,
thực vật hoang dã quý hiếm.
Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên
quy định chức năng, nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm, các Phòng và Trung tâm; xây dựng
quy chế làm việc của Vườn trình Cục trưởng Cục Kiểm lâm phê duyệt trước khi ban
hành; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp
quản lý cán bộ của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 4. Hiệu
lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký.
Điều 5.
Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Cục, Giám đốc Vườn
quốc gia Cát Tiên và Trưởng các phòng chức năng của Cục chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Các Vụ TCCB,KH,TC, KHCN&MT;
- Cục LN, QLXDCT;
- Lưu: VP.
|
CỤC
TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|