BỘ
CÔNG NGHIỆP NẶNG
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
563-BCNNG/KB2
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1961
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC BAN THANH TRA CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG
NGHIỆP NẶNG
Căn cứ quyết định số 187 ngày
04 tháng 05 năm 1961 của Bộ về tổ chức Ban thanh tra;
Xét đề nghị của các ông Trưởng ban thanh tra và Vụ trưởng Vụ Tổ chức giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành điều lệ tổ chức Ban thanh tra của Bộ
Công nghiệp nặng.
Điều 2.
Ông trưởng ban thanh tra cùng với Vụ Tổ chức giáo dục
bố trí biên chế, sắp xếp cán bộ để thực hiện nhiệm vụ của ban.
Điều 3.
Ông Trưởng ban thanh tra, ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức
giáo dục, ông Chánh văn phòng Bộ có trách nhiệm thi hành bản điều lệ này.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
Nguyễn Văn Trân
|
ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC BAN THANH TRA BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
Căn cứ Nghị định số 183 ngày
02 tháng 11 năm 1961 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ điều lệ tổ chức Bộ Công nghiệp nặng và quyết định số 137 ngày 4-5-1961 về
tổ chức Ban thanh tra của Bộ.
Nay quy định chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức cụ thể của Ban thanh tra
như sau:
Điều 1.
Tổ chức bộ máy Ban thanh tra theo nguyên tắc:
- Thống nhất lãnh đạo chính trị
và nghiệp vụ, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị để giải quyết các vấn đề về công
tác thanh tra.
Toàn bộ sự hoạt động của Ban đều
phải phục tùng nhiệm vụ trung tâm trong từng thời kỳ của Bộ theo đúng đường lối,
chính sách, của Đảng, pháp luật, chế độ của Nhà nước.
- Trong các mặt công tác của
Ban, các bộ phận và cán bộ đều phải phục tùng và thực hiện mọi mệnh lệnh chỉ thị
của Bộ và trưởng ban theo chế độ thủ trưởng phụ trách kết hợp tập thể lãnh đạo
giữa trưởng ban với phó ban và các ủy viên.
Điều 2.
Tổ chức của Ban phải gọn nhẹ, tránh cồng kềnh, nặng
nề, công tác phải thiết thực, cụ thể.
Điều 3.
Nhiệm vụ quyền hạn:
1. Ban thanh tra là cơ quan trực
thuộc Bộ. Ban không phải là cơ quan lãnh đạo hoặc quản lý thực hiện, mà là cơ
quan giúp Bộ thanh tra một cách khách quan việc chấp hành các chủ trương, chế độ
Nghị định, chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước, của Bộ từ các cơ quan đến các cơ sở
phát hiện những ưu điểm, khuyết điểm, sai lầm của các tổ chức (Vụ, Cục, Viện…
trường, xí nghiệp, công trường) cán bộ trong mọi ngành công tác.
2. Thanh tra về mặt sử dụng tài
sản, tài chính chủ yếu là chống tham ô, lãng phí để giúp Bộ có những kết luận
chính xác và đề nghị với Bộ những biện pháp xử lý.
3. Nhận và xét các đơn khiếu nại,
tố giác của cán bộ công nhân, nhân dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ. Ban
thanh tra trực tiếp giải quyết những vụ thật cần thiết; trách nhiệm chính của
Ban thanh tra là giúp Bộ giải quyết các đơn khiếu nại và đôn đốc, hướng dẫn các
đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải quyết các đơn ấy.
4. Trong và sau khi thanh tra,
Ban có quyền nhận xét, kết luận vấn đề, đề ra kiến nghị cho cơ quan được thanh
tra sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đồng thời Ban phải báo cáo với Bộ.
5. Trường hợp đặc biệt và khẩn cấp.
Ban thanh tra được quyền tạm thời đình chỉ những việc đang gây hoặc sắp gây thiệt
hại lớn cho tài sản Nhà nước, nhưng Ban phải báo cáo ngay cho Bộ và hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước Bộ. Đối với cán bộ phạm khuyết điểm sai lầm, vi phạm luật
lệ, chế độ của Nhà nước được phát giác mà Ban đã thanh tra thì tùy mức độ nặng
nhẹ mà đề nghị với Bộ thi hành kỷ luật.
6. Trong khi thi hành nhiệm vụ,
Ban có quyền tham dự những cuộc hội nghị liên quan đến công tác của mình ở nơi
đang thanh tra; có quyền yêu cầu những đơn vị, cá nhân báo cáo tình hình, cung
cấp tài liệu, có thể gặp bất cứ cán bộ công nhân nào có liên quan đến công việc
thanh tra.
7. Ban được dùng con dấu riêng để
làm nhiệm vụ của mình.
Điều 4.
– Trưởng ban thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ
chỉ đạo toàn bộ công tác của Ban như điều 4 đã quy định. Phó ban và các ủy viên
giúp trưởng ban trong việc lãnh đạo chung và phụ trách từng bộ phận công việc
có thể thay trưởng ban khi được ủy nhiệm.
Điều 5.
– Quan hệ công tác giữa Ban thanh tra với các cơ quan
xung quanh Bộ:
Ban thanh tra chịu sự lãnh đạo của
Bộ về mọi mặt nhưng quan hệ công tác giữa Ban với các Vụ, Cục, Viện, là quan hệ
bình đẳng và tương trợ để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Sau đây là mấy vấn đề
quan hệ cụ thể.
- Khi Ban thanh tra yêu cầu cung
cấp tình hình số liệu để phục vụ cho việc thanh tra một vấn đề thì các cơ quan
phải cung cấp đầy đủ. Nếu cần lấy một số cán bộ cùng làm (theo chỉ thị của Bộ)
thì do Ban thanh tra chủ trì.
- Kiểm tra công việc có tính chất
thường xuyên thì phần Vụ, Cục nào Vụ, Cục đó chịu trách nhiệm theo chức năng của
mình. Ban chỉ làm những công việc theo chỉ thị của Bộ trong từng thời gian và
yêu cầu nhất định, nếu thanh tra không sâu, không đúng, kết luận vấn đề thiếu
chính xác thì Ban chịu trách nhiệm trước Bộ.
- Trong hoặc sau khi thanh tra
mà có những vấn đề chưa đầy đủ cơ sở thực tế, chưa kết luận được thì Ban báo
cáo với Bộ đồng thời báo cáo cho cơ quan có trách nhiệm tiếp tục theo dõi.
- Tính chất công tác của Ban là
cần am hiểu nhiều vấn đề, nên khi ban hành một vấn đề gì có liên quan đến nhiệm
vụ của Ban, các cơ quan phải gửi tài liệu cho Ban.
- Những khuyết điểm thiếu sót ở
cơ sở chưa đến mức độ cần thiết phải thanh tra, thì Ban có trách nhiệm báo cho
các Vụ, Cục có liên quan biết để kiểm tra, uốn nắn trong trách nhiệm quản lý,
chỉ đạo của mình.
- Những đơn từ khiếu tố Ban giao
trả cho các Vụ, Cục giải quyết, thì các Vụ, Cục phải tiếp nhận và thông báo lại
cho Ban biết kết quả giải quyết công việc đó trong một thời gian nhất định.
- Các cuộc hội nghị sơ kết, tổng
kết công tác 6 tháng, 1 năm của các Vụ, Cục, Viện… Ban Thanh tra được tham dự để
nắm tình hình.
Điều 6.
– Quan hệ với Ủy ban Thanh tra trung ương.
Ban Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo
của Ủy ban Thanh tra trung ương về mặt nghiệp vụ và phương pháp công tác, liên
hệ kết hợp trong mọi mặt công tác.
Điều 7.
- Tổ chức Ban Thanh tra gồm có:
- Trưởng ban;
- Phó ban,
- Hai ủy viên
- Tổ thanh tra lưu động ngành
khai, hóa, luyện, cơ khí.
- Tổ thanh tra lưu động ngành kiến
thiết cơ bản.
- Bộ phận thường trực.
Điều 8.
- Nhiệm vụ của tổ lưu động:
1. Theo kế hoạch, chương trình
công tác của Ban, đề ra chương trình công tác cụ thể cho tổ trực tiếp thực hiện
chương trình công tác đó;
2. Dưới sự chỉ đạo của Ban và
thông qua sự liên hệ thường xuyên với các Vụ, Cục mà đề xuất, phát hiện vấn đề
với Ban và các Vụ, Cục để kiểm tra giúp đỡ cho cơ sở thực hiện tốt các chủ
trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Bộ, của Chính phủ.
Điều 9.
- Nhiệm vụ của bộ phận thường trực:
1. Tiếp nhận, nghiên cứu, thẩm
tra các đơn từ khiếu tố của cán bộ, công nhân, nhân dân đề xuất ý kiến giải quyết
hoặc trực tiếp điều tra giải quyết.
2. Theo dõi, đôn đốc việc giải
quyết các đơn giao cho các Vụ, Cục, xí nghiệp, công trường; nhận xét việc giải
quyết đó và phát hiện những việc giải quyết chưa đúng.
3. Phụ trách công tác văn thư của
Ban.
Điều 10.
– Lề lối làm việc và chế độ công tác của Ban vẫn thi
hành đúng quyết định số 421 ngày 13 tháng 9 năm 1961 của Bộ
Điều 11.
– Điều khoản thi hành:
Bản điều lệ tổ chức này bắt đầu
có hiệu lực từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu cần điều chỉnh bổ sung
thì đề nghị với Bộ.