BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 561/QĐ-BTP
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 4 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA BỘ TƯ PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
NĂM 2024 CỦA TỔ CÔNG TÁC CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư
pháp;
Căn cứ Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác về rà soát văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 364/QĐ-TCT
ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn
bản quy phạm pháp luật ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Tư
pháp thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính
phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các đơn vị,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng TTĐT Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, KTrVB (NC, Lan).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Hoàng Oanh
|
KẾ HOẠCH
KẾ HOẠCH CỦA BỘ TƯ PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM
2024 CỦA TỔ CÔNG TÁC CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 561/QĐ-BTP ngày 02 tháng 4 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Xác định cụ thể nội dung các
công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ
trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tư pháp theo Quyết định số 364/QĐ-TCT
ngày 15 tháng 3 năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn
bản quy phạm pháp luật ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác bảo
đảm hiệu quả, chất lượng.
2. Yêu cầu
a) Nội dung công việc bám sát
yêu cầu tại Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác;
b) Bảo đảm sự phối hợp thường
xuyên, chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ phận thường trực Tổ công tác với các đơn vị
khác thuộc Bộ; giữa Bộ Tư pháp với các bộ, cơ quan ngang bộ, thành viên Tổ công
tác, Tổ giúp việc và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tổ chức thực
hiện Kế hoạch của Tổ công tác.
II. NỘI
DUNG, TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC
1. Thực
hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Tổ công tác
1.1. Kiện toàn Tổ công
tác, Tổ giúp việc và Bộ phận thường trực
- Cơ quan/Đơn vị chủ trì: Cục
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Cơ quan/Đơn vị phối hợp: Các
thành viên Tổ công tác, Tổ giúp việc, Bộ phận thường trực, các bộ, cơ quan
ngang bộ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Tháng
3 năm 2024 và theo yêu cầu thực tế.
- Hình thức hoạt động: Soạn
thảo các dự thảo văn bản, quyết định kiện toàn (theo yêu cầu thực tế của công
việc).
- Sản phẩm đầu ra: Các
văn bản, quyết định kiện toàn thành viên Tổ công tác, Tổ giúp việc, Bộ phận thường
trực.
1.2. Xây dựng các văn bản
triển khai hoạt động năm 2024 của Tổ công tác
- Đơn vị chủ trì: Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Bộ phận
thường trực Tổ công tác, Tổ giúp việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Tháng
3 năm 2024 và theo yêu cầu thực tế.
- Hình thức hoạt động: Soạn
thảo các dự thảo văn bản; tổ chức các cuộc họp, hội thảo lấy ý kiến đối với các
dự thảo văn bản (theo yêu cầu thực tế của công việc).
- Sản phẩm đầu ra: Các
văn bản triển khai hoạt động năm 2024 của Tổ công tác (Kế hoạch, văn bản, tài
liệu hướng dẫn,...).
1.3. Tổ chức các cuộc họp,
hội nghị để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của Tổ công tác, Tổ giúp việc
- Đơn vị chủ trì: Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Bộ phận
thường trực Tổ công tác, Tổ giúp việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Cả
năm 2024 (Số lượng cuộc họp, hội nghị theo yêu cầu và tiến độ thực tế của công
việc).
1.4. Theo dõi, đôn đốc, chỉ
đạo các bộ, cơ quan liên quan thực hiện rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống
pháp luật, xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật
- Đơn vị chủ trì: Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Bộ phận
thường trực Tổ công tác, Tổ giúp việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Cả
năm 2024.
- Hình thức hoạt động: Soạn
thảo văn bản theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo; tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa
đàm, đoàn kiểm tra; tổ chức lấy ý kiến chuyên gia (theo yêu cầu thực tế của
công việc).
- Sản phẩm đầu ra: Các
văn bản theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo; tài liệu cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, ý kiến
chuyên gia, các đoàn kiểm tra...
1.5. Tổ chức các đoàn khảo
sát kết hợp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến, nắm bắt, tiếp nhận các thông tin phản
ánh về nhóm văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không
phù hợp thực tiễn tại một số địa phương
- Đơn vị chủ trì: Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Bộ phận
thường trực Tổ công tác, Tổ giúp việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Từ
tháng 4 năm 2024 đến tháng 8 năm 2024.
- Hình thức hoạt động: Tổ
chức các đoàn khảo sát kết hợp tổ chức Hội thảo; tổ chức lấy ý kiến chuyên gia
(theo yêu cầu thực tế của công việc).
1.6. Tổ chức các hội nghị
đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội ngành, nghề để tiếp nhận, trao đổi, thảo
luận về các phản ánh về vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật
- Đơn vị chủ trì: Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Bộ phận
thường trực Tổ công tác, Tổ giúp việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Từ
tháng 6 năm 2024 đến tháng 12 năm 2024..
- Hình thức hoạt động: Tổ
chức các hội nghị đối thoại; tổ chức lấy ý kiến chuyên gia (theo yêu cầu thực tế
của công việc).
1.7. Xây dựng Báo cáo của
Tổ công tác báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ
của Tổ công tác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Đơn vị chủ trì: Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Bộ phận
thường trực Tổ công tác, Tổ giúp việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Theo
tiến độ thực hiện nhiệm vụ rà soát, theo định kỳ hoặc đột xuất theo theo yêu cầu
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Hình thức hoạt động: Soạn
thảo đề cương và dự thảo Báo cáo; tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, lấy
ý kiến chuyên gia đối với đề cương và dự thảo Báo cáo (theo yêu cầu thực tế của
công việc).
- Sản phẩm đầu ra: Các Báo
cáo của Tổ công tác báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện
nhiệm vụ của Tổ công tác.
1.8. Tăng cường truyền
thông, đối thoại chính sách từ kết quả rà soát, xử lý văn bản và hoạt động của
Tổ công tác
- Đơn vị chủ trì: Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Văn
phòng Bộ, Cục Công nghệ thông tin, Báo Pháp luật Việt Nam, Bộ phận thường trực
Tổ công tác, Tổ giúp việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả
năm 2024.
- Hình thức hoạt động: Soạn
tin bài, xây dựng các bài phỏng vấn, các tài liệu, tổ chức đối thoại chính sách
từ kết quả rà soát, xử lý văn bản và hoạt động của Tổ công tác (theo yêu cầu thực
tế của công việc); quản lý, biên tập, cập nhật thông tin về hoạt động của Tổ
công tác tại Trang thông tin Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn
bản quy phạm pháp luật (thuộc Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp).
- Sản phẩm đầu ra: Các
tin bài, bài phỏng vấn; các tài liệu truyền thông, tổ chức đối thoại chính
sách,...
2. Tổ chức
rà soát, cho ý kiến độc lập theo một số nhóm văn bản quy phạm pháp luật
2.1. Tổ chức rà soát, cho
ý kiến độc lập về phương án xử lý đối với việc thực thi các Nghị quyết đơn giản
hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư theo phạm
vi quản lý của bộ, ngành phục vụ triển khai Đề án 06
- Chỉ đạo triển khai thực hiện:
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Tổ phó thường trực Tổ công tác.
- Đơn vị chủ trì: Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Văn
phòng Bộ, Bộ phận thường trực Tổ công tác, Tổ giúp việc và các cơ quan, tổ chức,
cá nhân liên quan.
- Thời hạn hoàn thành: Tháng
3 năm 2024.
- Hình thức hoạt động: Xây
dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện rà soát văn bản; tổ chức, chỉ đạo các bộ,
ngành thực hiện rà soát văn bản; tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, xin ý
kiến chuyên gia về kết quả rà soát văn bản, cập nhật bổ sung phương án xử lý
văn bản; xây dựng ý kiến/báo cáo đánh giá kết quả rà soát, báo cáo tổng hợp kết
quả rà soát văn bản (theo yêu cầu thực tế của công việc).
- Sản phẩm đầu ra: Tài liệu
hướng dẫn rà soát; Báo cáo kết quả rà soát văn bản; tài liệu cuộc họp, hội thảo,
tọa đàm, ý kiến chuyên gia...
2.2. Tổ chức rà soát quy
định pháp luật về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Chỉ đạo triển khai thực hiện:
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng.
- Đơn vị chủ trì:
+ Vụ Các vấn đề chung về xây dựng
pháp luật: Rà soát quy định pháp luật về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật (trừ nội dung liên quan đến kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp
nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật);
Xây dựng báo cáo tổng hợp chung kết quả rà soát văn bản thuộc chuyên đề;
+ Cục Kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật: Rà soát quy định pháp luật về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp
nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Bộ phận
thường trực Tổ công tác, Tổ giúp việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan.
- Thời hạn hoàn thành: Tháng
9 năm 2024.
- Hình thức hoạt động: Tổ
chức thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức các cuộc họp, hội thảo,
tọa đàm, xin ý kiến chuyên gia về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật;
xây dựng báo cáo kết quả rà soát (theo yêu cầu thực tế của công việc).
- Sản phẩm đầu ra: Báo
cáo kết quả rà soát văn bản của Bộ Tư pháp gửi Tổ công tác; tài liệu cuộc họp,
hội thảo, tọa đàm, ý kiến chuyên gia,...
2.3. Tổ chức rà soát, cho
ý kiến độc lập và đề xuất giải pháp xử lý đối với vướng mắc cụ thể về pháp lý
có tính chất liên ngành
- Đơn vị chủ trì: Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Bộ phận
thường trực Tổ công tác, Tổ giúp việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Cả
năm 2024.
- Hình thức hoạt động: Soạn
thảo văn bản; tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, đoàn kiểm tra; tổ chức lấy
ý kiến chuyên gia (theo yêu cầu thực tế của công việc).
- Sản phẩm đầu ra: Văn bản
cho ý kiến; tài liệu cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, ý kiến chuyên gia,...
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Cục Kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật:
1.1. Làm đầu mối,
phối hợp với Bộ phận thường trực Tổ công tác và các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này bảo đảm đúng tiến độ,
chất lượng, hiệu quả.
1.2. Giúp Bộ trưởng
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan tổ chức thực hiện Kế hoạch và báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác về kết quả thực
hiện Kế hoạch.
2. Bộ phận thường trực Tổ
công tác phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tổ chức thực hiện
các nội dung công việc liên quan theo Kế hoạch này.
3. Kinh phí thực hiện Kế
hoạch:
3.1. Kinh phí thực
hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn hợp pháp khác theo quy
định của pháp luật.
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật chủ trì, phối hợp với Bộ phận thường trực Tổ công tác lập dự toán để
bảo đảm việc triển khai các nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch của Tổ công tác.
3.2. Cục Kế hoạch
- Tài chính phối hợp, hướng dẫn các đơn vị lập dự toán, sử dụng kinh phí được bố
trí theo đúng quy định của pháp luật.
3.3. Vụ Hợp tác
quốc tế phối hợp, tạo điều kiện để Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và
các đơn vị thuộc Bộ tiếp nhận sự hỗ trợ từ các dự án hợp tác quốc tế trong quá
trình triển khai Kế hoạch.
4. Văn phòng Bộ, Báo
Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các đơn vị
liên quan tăng cường hiệu quả truyền thông về kết quả hoạt động của Tổ công
tác./.