ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 56/2007/QĐ-UBND
|
Buôn Ma Thuột, ngày 19 tháng 12 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ CỘNG TÁC VIÊN KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 135/2003/NĐ-CP
ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử
lý văn bản quy phạm pháp luật; Thông tư số 01/2004/TT-BTP
ngày 16/6/2004 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 47/TTr-STP ngày 20/11/2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 2. Căn cứ nội dung Quy chế
được ban hành kèm theo Quyết định này, các cơ quan có liên quan của tỉnh và Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo triển
khai thực hiện.
Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế
ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh; Thường trực
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Văn phòng
Chính phủ (thay b/c);
- Bộ Tư pháp (thay b/c);
- Cục Kiểm tra văn bản - BTP
(để KT);
- Thường trực tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tinh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Công báo tỉnh; Báo Đắk Lắk;
- Như Điều 2, Điều 3 (cá nhân có
liên quan: Sở TP sao gửi);
- Lưu: VP: VT, Lđ, các P, BP
cv.ng.c
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lữ Ngọc Cư
|
QUY CHẾ
CỘNG
TÁC VIÊN KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2007/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cộng
tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật (sau đây gọi tắt là Cộng tác viên) theo Quy chế này là những người được
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc huyện, thành phố có quyết
định công nhận, để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản
theo quy định của pháp luật, nhằm kịp thời phát hiện những nội dung trái pháp
luật hoặc không còn phù hợp của văn bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình
chỉ việc thi hành, sửa đổi, hủy bỏ, hoặc bãi bỏ văn bản
đó, góp phần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản
trong hệ thống pháp luật.
2. Cộng tác viên được tổ chức ở tỉnh và các huyện, thành phố.
Cộng tác viên của tỉnh được lựa chọn
từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, ban
hành và kiểm tra văn bản trong các cơ quan nhà nước ở tỉnh
và các huyện, thành phố.
Cộng tác viên của huyện, thành phố được lựa chọn từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng,
ban hành và kiểm tra văn bản ở huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn.
Điều 2. Phạm vi
hoạt động của Cộng tác viên
Cộng tác viên thực hiện việc kiểm tra
đối với các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cùng cấp; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp ban hành theo yêu
cầu của Cơ quan kiểm tra văn bản.
Điều 3. Nội
dung kiểm tra văn bản của Cộng tác viên
Nội dung kiểm tra văn bản của Cộng tác viên bao gồm việc xem xét, đánh giá và kết luận về
tính hợp pháp của văn bản theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP
ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày
16/6/2004 của Bộ Tư pháp.
Văn bản hợp pháp
là văn bản được ban hành bảo đảm đủ các điền kiện sau đây:
1. Được ban hành đúng căn cứ pháp lý.
2. Được ban hành đúng thẩm quyền.
3. Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Được ban hành đúng thể thức và kỹ
thuật trình bày.
5. Tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ
tục xây dựng, ban hành văn bản.
Điều 4. Cơ quan
kiểm tra văn bản
1. Cơ quan kiểm tra văn bản trong Quy
chế này gồm Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố
(là cơ quan có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cùng cấp kiểm tra văn bản theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày
14/11/2003 của Chính phủ).
2. Cơ quan kiểm tra văn bản có nhiệm
vụ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc quản
lý đội ngũ Cộng tác viên của địa phương mình.
Điều 5. Nguyên tắc
hoạt động của Cộng tác viên
1. Cộng tác viên chịu sự quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ của Cơ quan kiểm tra văn bản; thực
hiện công việc theo cơ chế khoán việc hoặc tham gia các đoàn kiểm tra do Cơ
quan kiểm tra văn bản yêu cầu.
2. Trong hoạt động kiểm tra văn bản,
Cộng tác viên phải bảo đảm khách quan, trung thực và tuân theo pháp luật.
Kết quả kiểm tra văn bản của Cộng tác
viên là cơ sở để Cơ quan kiểm tra văn bản kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với văn bản được kiểm tra. Cơ quan
kiểm tra văn bản có quyền không chấp nhận kết quả kiểm tra văn bản của Cộng tác
viên, nếu xét thấy kết quả đó không phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Mọi yêu cầu, kiến nghị của Cộng
tác viên liên quan đến việc kiểm tra văn bản phải thông qua Cơ quan kiểm tra
văn bản.
Chương II
TIÊU CHUẨN, THẨM
QUYỀN CÔNG NHẬN CỘNG TÁC VIÊN
Điều 6. Tiêu chuẩn
Cộng tác viên
Cộng tác viên phải đảm bảo đủ các điều
kiện sau đây:
1. Là những người có kinh nghiệm
trong lĩnh vực xây dựng, ban hành và kiểm tra văn bản ở các cơ quan nhà nước của
tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
2. Có phẩm chất chính trị, tư cách đạo
đức tốt, có tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Đã được đào tạo, bồi dưỡng về kiến
thức pháp luật, có kiến thức chuyên sâu về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhà
nước.
4. Có kinh nghiệm
thực tiễn trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, thực thi pháp luật.
Điều 7. Thẩm quyền
công nhận Cộng tác viên
1. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các huyện,
thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành
cùng cấp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp dưới trực tiếp, lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Quy chế
này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận Cộng tác viên
cấp mình.
2. Hàng năm, Sở Tư pháp, Phòng Tư
pháp các huyện, thành phố có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cùng cấp thay đổi, bổ sung Cộng tác viên cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện
thực tế tại địa phương.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VÀ
QUYỀN CỦA CỘNG TÁC VIÊN
Điều 8. Trách nhiệm
của Cộng tác viên
Cộng tác viên có các trách nhiệm sau
đây;
1. Tham gia thực hiện công việc đúng
thời gian và nội dung yêu cầu của Cơ quan kiểm tra văn bản; Lập hồ sơ kiểm tra
văn bản theo hướng dẫn của Cơ quan kiểm tra văn bản; Đề
xuất Cơ quan kiểm tra văn bản yêu cầu hoặc
kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nhũng nội dung trái
pháp luật hoặc không còn phù hợp của
văn bản được kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Không dùng danh nghĩa Cộng tác
viên để thực hiện các hoạt động khác ngoài công tác kiểm tra văn bản được yêu cầu; không được lợi dụng việc kiểm tra để gây khó khăn cho hoạt động
của cơ quan ban hành văn bản được kiểm tra.
3. Hoàn thành việc kiểm tra văn bản
đúng thời hạn được giao, đảm bảo chất
lượng và chịu trách nhiệm trước Cơ quan kiểm tra văn bản về kết quả kiểm tra
văn bản của mình.
Điều 9. Quyền của
Cộng tác viên
Cộng tác viên có các quyền như sau:
1. Được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp
vụ có liên quan đến công tác kiểm
tra, xử lý văn bản.
2. Được cung cấp tài liệu, văn bản pháp
luật, cơ sở dữ liệu... phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản.
3. Được hưởng thù lao theo quy định tại
Nghị quyết số 27/2006/NQ-HĐND ngày 11/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kinh
phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, rà soát và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
4. Có quyền đề xuất hướng xử lý nội
dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; đề xuất hướng
xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật theo
quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP
ngày 14/11/2003 của Chính phủ và hướng
dẫn tại Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16/6/2004 của Bộ Tư pháp.
5. Cộng tác viên hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao, có thành tích trong công tác kiểm tra văn bản được xét khen thưởng
theo quy định của pháp luật.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, XỬ
LÝ VI PHẠM VÀ CHẤM DỨT CÔNG NHẬN CỘNG TÁC VIÊN
Điều 10. Khen
thưởng, xử lý vi phạm
1. Cơ quan kiểm tra văn bản có trách nhiệm theo dõi và đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng Cộng tác viên có thành tích
trong hoạt động kiểm tra văn bản.
2. Cộng tác viên có hành vi vi phạm
pháp luật trong công tác kiểm tra văn bản thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Chấm dứt
việc công nhận Cộng tác viên
Cơ quan có thẩm quyền công nhận Cộng
tác viên quyết định chấm dứt việc công nhận Cộng tác viên trong các trường hợp
sau:
1. Theo yêu cầu của Cộng tác viên.
2. Cộng tác viên có hành vi không khách quan, trung thực trong quá trình thực hiện việc kiểm tra văn bản;
không thực hiện hoặc thường xuyên không hoàn thành công việc theo yêu cầu của
Cơ quan kiểm tra văn bản mà không có lý do chính đáng,
3. Cộng tác viên vi phạm các quy định
tại Điều 8 của Quy chế này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách
nhiệm tổ chức thực hiện
Căn cứ quy định tại Quy chế này và
các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, Sở Tư pháp,
Phòng Tư pháp các huyện, thành phố có trách nhiệm tham mưu
cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng và đảm bảo hiệu quả hoạt động của đội ngũ Cộng tác
viên ở cấp, địa phương mình.
Điều 13. Kinh
phí đảm bảo thực hiện
Kinh phí đảm bảo cho tổ chức và hoạt
động của đội ngũ Cộng tác viên theo Quy chế này thực hiện theo Thông tư liên tịch số 109/2004/TTLT - BTC - BTP ngày 17/11/2004 của liên Bộ
Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn kinh phí bảo đảm cho hoạt động kiểm tra văn bản
QPPL và quy định tại Nghị quyết số 27/2006/NQ- HĐND ngày
11/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh,
Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm bố trí kinh phí đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của đội ngũ Cộng tác viên theo quy định hiện hành./.