ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 54/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày
13 tháng 01 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày
23/4/2018 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
35/QĐ-BGDĐT ngày 06/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công
bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Giáo dục và đào tạo thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và
Đào tạo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 02/TTr-SGDĐT ngày 10/01/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực
Giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, kiểm định chất lượng giáo
dục thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định có
hiệu lực kể từ ngày 25/01/2025.
Bãi bỏ các nội dung liên quan
đến các thủ tục hành chính số thứ tự 1, 2, 3 mục V, 8, 9, 10 mục VI Phụ lục I
đã được công bố tại Quyết định số 1401/QĐ- UBND ngày 08/7/2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo xây dựng và phê duyệt quy trình nội bộ đối với các thủ tục
hành chính quy định tại Điều 1. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà
soát, sửa đổi quy trình điện tử và cập nhật trên Hệ thống thông tin giải quyết
thủ tục hành chính tỉnh Bắc Giang trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Quyết định
được ký ban hành.
Điều 4. Thủ trưởng các
cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền
thông, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố,
UBND xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Chủ tịch, PCT TT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: CVP, KGVX, HCC, TTTT;
- Lưu: VT, NC-KSTT.Linh.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Sơn
|
PHỤ LỤC
DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THUỘC PHẠM VI, CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 13/01/2025 của Chủ tịch UBND
tỉnh)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH
STT
|
Lĩnh vực/Thủ tục hành chính
|
Cơ chế giải quyết(1)
|
Thời hạn giải quyết
|
Thời hạn giải quyết của các cơ quan (Sau cắt giảm)
|
Phí, lệ phí
|
Thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích
|
Ghi chú
|
Theo quy định
|
Sau cắt giảm
|
Sở
|
Cơ quan phối hợp giải quyết
|
Tiếp nhận hồ sơ
|
Trả kết quả
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
I
|
LĨNH VỰC KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC
|
1
|
1
|
Cấp Chứng nhận trường mầm non
đạt kiểm định chất lượng giáo dục
|
MC
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
|
Không
|
x
|
x
|
Thay thế thủ tục số thứ tự 3
mục V Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1401/QĐ- UBND ngày
08/7/2021
|
2
|
2
|
Cấp Chứng nhận trường tiểu
học đạt kiểm định chất lượng giáo dục
|
MC
|
03 tháng và 20 ngày
|
03 tháng và 20 ngày
|
03 tháng và 20 ngày
|
|
Không
|
x
|
x
|
Thay thế thủ tục số thứ tự 1
mục V Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1401/QĐ- UBND ngày
08/7/2021
|
3
|
3
|
Cấp Chứng nhận trường trung
học đạt kiểm định chất lượng giáo dục
|
MC
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
|
Không
|
x
|
x
|
Thay thế thủ tục số thứ tự 2
mục V Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1401/QĐ- UBND ngày
08/7/2021
|
II
|
LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
|
4
|
1
|
Công nhận trường mầm non đạt
chuẩn Quốc gia
|
MC
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
|
Không
|
x
|
x
|
Thay thế thủ tục số thứ tự 10
mục VI Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1401/QĐ-UBND ngày
08/7/2021
|
5
|
2
|
Công nhận trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia
|
MC
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
|
Không
|
x
|
x
|
Thay thế thủ tục số thứ tự 8
mục VI Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1401/QĐ-UBND ngày
08/7/2021
|
6
|
3
|
Công nhận trường trung học
đạt chuẩn Quốc gia
|
MC
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
03 tháng và 20 ngày làm việc
|
|
Không
|
x
|
x
|
Thay thế thủ tục số thứ tự 9
mục VI Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1401/QĐ-UBND
ngày 08/7/2021
|
Ghi chú:
- Thời hạn giải quyết được tính
bằng ngày làm việc;
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang
Địa chỉ: Trụ sở Liên cơ quan,
Quảng trường 3/2, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Website:
http://hcc.bacgiang.gov.vn; Số điện thoại lễ tân/tổng đài: (0204) 3531.111 -
(0204) 3831.818
Số điện thoại trực tiếp nhận hồ
sơ của Sở Giáo dục và Đào tạo: (0204) 3662.00
PHẦN
II. NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. LĨNH VỰC KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC
1. Cấp Chứng nhận trường mầm
non đạt kiểm định chất lượng giáo dục
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Trường mầm non gửi hồ sơ đến
Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài của trường mầm non
trên địa bàn thuộc phạm vi quản
lý, thông tin cho trường mầm non biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp
tục hoàn thiện;
- Gửi hồ sơ đăng ký đánh giá
ngoài của trường mầm non đã được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo; thông tin cho Phòng
Giáo dục và Đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu
tiếp tục hoàn thiện;
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các trường mầm non trên địa bàn thuộc phạm vi quản
lý, thông tin cho trường mầm non biết hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài
hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;
- Thực hiện việc thành lập
đoàn đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước
trong quy trình đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 28 của Quy định này trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc
trường mầm non hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài.
d) Quy trình đánh giá ngoài gồm
các bước sau:
- Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.
- Khảo sát sơ bộ tại trường mầm
non.
- Khảo sát chính thức tại
trường mầm non.
- Dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài.
- Lấy ý kiến phản hồi của
trường mầm non về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá
ngoài.
đ) Sau khi thống nhất trong
đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho
trường mầm non để lấy ý kiến phản hồi.
e) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường mầm non có
trách nhiệm gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất trí hoặc
không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường hợp không nhất
trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.
g) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường mầm non, đoàn đánh giá
ngoài phải thông báo bằng văn bản cho trường mầm non biết những ý kiến tiếp thu
hoặc bảo lưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10
ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo cho trường mầm non
biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo
đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường mầm non.
h) Trường hợp quá thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường mầm
non không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, đoàn đánh giá ngoài hoàn
thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường mầm non.
i) Trong thời hạn 20 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo
dục theo cấp độ trường mầm non đạt được.
1.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Công văn đăng ký đánh giá
ngoài, trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường mầm non để được
công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia
hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt
chuẩn quốc gia.
b) Báo cáo tự đánh giá: 02
(hai) bản
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
03 tháng và 20 ngày làm việc, trong
đó:
a) Trong thời hạn 03 tháng kể
từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc trường mầm non biết hồ sơ
đã được chấp nhận để đánh giá ngoài: Thực hiện các bước trong quy trình đánh
giá ngoài được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số
22/2024/TT-BGDĐT;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo
dục theo cấp độ trường mầm non đạt được.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
Trường mầm non
1.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
Sở Giáo dục và Đào tạo
1.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Chứng nhận trường đạt kiểm định
chất lượng giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (theo cấp độ trường mầm
non đạt được).
1.8. Phí, lệ phí:
Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
a) Điều kiện công nhận trường
đạt kiểm định chất lượng giáo dục:
- Đối với trường thành lập
mới phải có ít nhất 05 năm hoạt động; đối với trường được thành lập do sáp
nhập, chia tách phải sau ít nhất 02 năm hoạt động;
- Có kết quả đánh giá ngoài đạt
từ Mức 1 trở lên.
b) Cấp độ công nhận:
- Cấp độ 1: Trường được đánh
giá đạt Mức 1.
- Cấp độ 2: Trường được đánh
giá đạt Mức 2.
- Cấp độ 3: Trường được đánh
giá đạt Mức 3.
- Cấp độ 4: Trường được đánh
giá đạt Mức 4.
Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm
non các Mức 1, 2, 3 và 4 cụ thể như sau:
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 1
1.10.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
1.10.1.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
a) Phù hợp với mục tiêu giáo
dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản
và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng
hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử
của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng
của địa phương, trang thông tin điện tử của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.10.1.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường và các hội đồng khác
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ
rà soát, đánh giá.
1.10.1.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Các đoàn thể và tổ chức khác
trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được
rà soát, đánh giá.
1.10.1.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó
hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn
phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng
có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
1.10.1.5. Tiêu chí 1.5: Tuyển
sinh, tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
a) Thực hiện tuyển sinh theo
yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy định;
b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm,
lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì
được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép; số lượng trẻ khuyết
tật học hòa nhập trên mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đảm bảo theo quy định;
c) Các nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày.
1.10.1.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Hệ thống hồ sơ của nhà
trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu
chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ
tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung,
cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính,
tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
1.10.1.7. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của
nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
1.10.1.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp
với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà
trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực
hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà
soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
1.10.1.9. Tiêu chí 1.9: Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội
quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết
đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở.
1.10.1.10. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Đảm bảo theo quy định về
an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an
toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các
tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; an toàn phòng, chống
tai nạn, thương tích;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây
nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người
dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị,
hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
1.10.2. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
1.10.2.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu
trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
1.10.2.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
a) Có đội ngũ giáo viên đủ về
số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo
quy định;
b) Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn
trình độ đào tạo đảm bảo quy định của Chính phủ và lộ trình nâng chuẩn trình độ
đào tạo giáo viên theo kế hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
1.10.2.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Có nhân viên hoặc giáo viên
kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù
hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được
giao.
1.10.3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
1.10.3.1. Tiêu chí 3.1: Địa
điểm, quy mô, diện tích đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao
gồm:
a) Vị trí đặt trường, điểm
trường;
b) Quy mô;
c) Diện tích khu đất xây
dựng trường, điểm trường, diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình.
1.10.3.2. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường
mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Khối phòng tổ chức ăn (áp
dụng cho các trường có tổ chức nấu ăn), khối phụ trợ.
1.10.3.3. Tiêu chí 3.3: Hạ
tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình kiên cố và thiết bị dạy học đảm bảo tiêu
chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Hệ thống cấp nước sạch;
hệ thống cấp điện; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hạ tầng công nghệ thông tin,
liên lạc và khu thu gom rác thải;
b) Tỷ lệ các hạng mục công
trình kiên cố;
c) Thiết bị dạy học, đồ
dùng, đồ chơi.
1.10.4. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1.10.4.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ trẻ
a) Được thành lập và hoạt động
theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo
năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch
hoạt động đúng tiến độ.
1.10.4.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường;
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các
nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
1.10.5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
1.10.5.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện Chương trình giáo dục mầm non a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục
mầm non theo kế hoạch;
b) Nhà trường phát triển
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đáp ứng với
mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp điều kiện của địa
phương và nhà trường;
c) Định kỳ rà soát, đánh giá
việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
1.10.5.2. Tiêu chí 5.2: Tổ chức
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
a) Thực hiện linh hoạt các
phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ
mầm non và điều kiện nhà trường;
b) Tổ chức môi trường giáo
dục theo hướng mở, an toàn; tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;
c) Tổ chức các hoạt động giáo
dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực
tế.
1.10.5.3. Tiêu chí 5.3: Kết quả
nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
a) Nhà trường phối hợp với cơ
sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
b) 100% trẻ được kiểm tra sức
khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng
trưởng theo quy định;
c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh
dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình
trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
1.10.5.4. Tiêu chí 5.4: Kết quả
giáo dục
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất
90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn
đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương
trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất
80%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa
nhập được theo dõi thông qua kế hoạch giáo dục cá nhân. Trẻ khuyết tật học hòa
nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm và thực hiện đầy đủ
các chế độ, chính sách theo quy định.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 2
Trường mầm non đạt Mức 2 khi
đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non Mức 1 và các tiêu chuẩn sau:
1.10.6. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
1.10.6.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Nhà trường có các giải pháp
giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
1.10.6.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường và các hội đồng khác
Hoạt động có hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
1.10.6.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm
còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức
khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
1.10.6.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề
xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn
và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
1.10.6.5. Tiêu chí 1.5: Tổ chức
nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
Số trẻ trong các nhóm trẻ và
lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.
3.10.6.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Ứng dụng công nghệ thông tin
hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính,
tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
1.10.6.7. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
Có biện pháp để phát huy được
năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1.10.6.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.
1.10.6.9. Tiêu chí 1.9. Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
Các biện pháp và cơ chế giám sát
việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch,
hiệu quả.
1.10.6.10. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh
trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích;
an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống
dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà
trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm
tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực
học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1.10.7. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
1.10.7.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở
mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về
lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín
nhiệm.
1.10.7.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức
đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá
trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên.
1.10.7.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên
đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên.
1.10.8. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
1.10.8.1. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 đối với trường
mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Khối phụ trợ.
1.10.8.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ lệ
các hạng mục công trình kiên cố, mật độ sử dụng đất đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở
vật chất mức độ 1 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
1.10.9. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1.10.9.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ trẻ
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục;
hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục
đối với cha mẹ trẻ.
1.10.9.2. Tiêu chí 4.2: Công tác
tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính
quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây
dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức,
đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù
hợp với truyền thống của địa phương.
1.10.10. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
1.10.10.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện Chương trình giáo dục mầm non
a) Tổ chức thực hiện Chương
trình giáo dục mầm non đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ
thể của địa phương và trường mầm non;
b) Nhà trường phát triển
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với
văn hóa, điều kiện của địa phương, trường mầm non và khả năng, nhu cầu của trẻ.
1.10.10.2. Tiêu chí 5.2: Tổ
chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Tổ chức các hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung
giáo dục, phương pháp giáo dục mầm non, phù hợp với sự phát triển của trẻ và
điều kiện thực tế.
3.10.10.3. Tiêu chí 5.3: Kết
quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
a) Nhà trường tổ chức tư vấn
cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát
triển thể chất và tinh thần của trẻ;
b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ
tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy
định;
c) 100% trẻ suy dinh dưỡng,
thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh
dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
1.10.10.4. Tiêu chí 5.4: Kết
quả giáo dục
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất
95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn
đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương
trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất
90%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập
(nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 3
Trường mầm non đạt Mức 3 khi
đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non Mức 2 và các tiêu chuẩn sau:
1.10.11. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
1.10.11.1. Tiêu chí 1.1: Phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều
chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên
trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.
1.10.11.2. Tiêu chí 1.3: Tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn
thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức
khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
1.10.11.3. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hoạt động của tổ chuyên môn
và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt
động của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu
quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ.
1.10.11.4. Tiêu chí 1.6: Quản
lý hành chính, tài chính và tài sản
Có kế hoạch ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà
trường, thực tế địa phương.
1.10.12. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
1.10.12.1. Tiêu chí 2.1: Đối
với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Trong 05 năm liên tiếp tính đến
thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít
nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
1.10.12.2. Tiêu chí 2.2: Đối
với giáo viên
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo
viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên
ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên ở mức tốt.
1.10.12.3. Tiêu chí 2.3: Đối
với nhân viên
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng
được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy
đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1.10.13. Tiêu chuẩn 3: Cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học
1.10.13.1. Tiêu chí 3.2: Khối
phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật
chất mức độ 2 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.10.13.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ
lệ các hạng mục công trình kiên cố đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất
mức độ 2 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.10.14. Tiêu chuẩn 4. Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1.10.14.1. Tiêu chí 4.1: Ban
đại diện cha mẹ trẻ
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban
đại diện cha mẹ học sinh.
1.10.14.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở
thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1.10.15. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
1.10.15.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện Chương trình giáo dục mầm non
a) Nhà trường phát triển Chương
trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương
trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả,
phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;
b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá
việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến
nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ.
1.10.15.2. Tiêu chí 5.2: Tổ
chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Tổ chức môi trường giáo dục
trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng
thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương
châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
1.10.15.3. Tiêu chí 5.3: Kết
quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Có ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh,
chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.
1.10.15.4. Tiêu chí 5.4: Kết
quả giáo dục
a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương
trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất
95%;
b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập
(nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 4
Trường mầm non đạt Mức 4 khi
đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non Mức 3 và các quy định sau:
- Nhà trường phát triển Chương
trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo, áp dụng
hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và
thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ,
phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.
- Ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn
nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp
giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 80% đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn
nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
- Sân vườn và khu vực cho trẻ
chơi có diện tích đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt
Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non; có các góc chơi, khu vực hoạt động
trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ
phát triển toàn diện.
- 100% các công trình của nhà
trường được xây dựng kiên cố. Có phòng tư vấn tâm lý. Có đầy đủ các trang thiết
bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có khu vực dành
riêng để phát triển vận động cho trẻ, trong đó tổ chức được 02 (hai) môn thể
thao phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non.
- Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng,
chiến lược phát triển nhà trường.
- Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 02 năm đạt kết quả giáo dục và các hoạt
động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng,
được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
mầm non.
Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT
ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông
tư số 18/2018/TT- BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Cấp Chứng nhận trường
tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Trường tiểu học gửi hồ sơ
đến Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý
và thông tin cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp
tục hoàn thiện;
- Gửi hồ sơ đăng ký đánh giá
ngoài của trường tiểu học được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng
ký đánh giá ngoài từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo, thông tin cho Phòng Giáo
dục và Đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp
tục hoàn thiện;
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các trường tiểu học trên địa bàn thuộc phạm vi quản
lý; thông tin cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài
hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;
- Thực hiện việc thành lập
đoàn đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước
trong quy trình đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 28 của Quy định này trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc
trường tiểu học hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài.
d) Quy trình đánh giá ngoài
trường tiểu học gồm các bước sau:
- Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.
- Khảo sát sơ bộ tại trường
tiểu học.
- Khảo sát chính thức tại
trường tiểu học.
- Dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài.
- Lấy ý kiến phản hồi của
trường tiểu học về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá
ngoài.
đ) Sau khi thống nhất trong
đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho
trường tiểu học để lấy ý kiến phản hồi.
e) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường tiểu học có
trách nhiệm gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất trí hoặc
không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài; trường hợp không nhất
trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.
g) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường tiểu học, đoàn đánh giá
ngoài phải thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học biết những ý kiến tiếp
thu hoặc bảo lưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn
10 ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo cho trường tiểu học
biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo
đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường tiểu học.
h) Trường hợp quá thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường tiểu
học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, đoàn đánh giá ngoài hoàn
thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường tiểu học.
i) Trong thời hạn 20 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo
dục theo cấp độ trường tiểu học đạt được.
2.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện
2.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Công văn đăng ký đánh giá
ngoài, trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường tiểu học để được
công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia
hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt
chuẩn quốc gia.
b) Báo cáo tự đánh giá: 02
(hai) bản
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
03 tháng và 20 ngày làm việc,
trong đó:
a) Trong thời hạn 03 tháng kể
từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc trường tiểu học biết hồ sơ
đã được chấp nhận để đánh giá ngoài: Thực hiện các bước trong quy trình đánh
giá ngoài được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số
22/2024/TT-BGDĐT;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài: Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo
dục theo cấp độ trường tiểu học đạt được.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
Trường tiểu học.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
Sở Giáo dục và Đào tạo
2.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Chứng nhận trường đạt tiểu học
đạt kiểm định chất lượng giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo theo cấp
độ trường tiểu học đạt được.
2.8. Phí, lệ phí:
Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện công nhận trường đạt
kiểm định chất lượng giáo dục:
- Đối với trường thành lập
mới phải có ít nhất 05 năm hoạt động và có ít nhất một khóa học sinh đã hoàn
thành Chương trình tiểu học; đối với trường được thành lập do sáp nhập, chia
tách phải sau ít nhất 02 năm hoạt động;
- Có kết quả đánh giá ngoài
đánh giá đạt từ Mức 1 trở lên.
Cấp độ công nhận:
- Cấp độ 1: Trường được đánh
giá đạt Mức 1.
- Cấp độ 2: Trường được đánh
giá đạt Mức 2.
- Cấp độ 3: Trường được đánh
giá đạt Mức 3.
- Cấp độ 4: Trường được đánh
giá đạt Mức 4.
Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu
học các Mức 1, 2, 3 và 4 cụ thể như sau:
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 1
2.10.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
2.10.1.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
a) Phù hợp mục tiêu giáo dục
được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản
và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng
hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử
của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng
của địa phương, trang thông tin điện tử của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.10.1.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường và các hội đồng khác
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ
rà soát, đánh giá.
2.10.1.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Các đoàn thể và tổ chức khác
trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được
rà soát, đánh giá.
2.10.1.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó
hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn
phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng
có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
2.10.1.5. Tiêu chí 1.5: Khối
lớp và tổ chức lớp học
a) Có đủ các khối lớp cấp tiểu
học;
b) Học sinh được tổ chức theo
lớp học; lớp học được tổ chức theo quy định;
c) Lớp học hoạt động theo nguyên
tắc tự quản, dân chủ.
2.10.1.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Hệ thống hồ sơ của nhà
trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu
chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và cơ sở vật chất; công khai và
định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ
được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính,
tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
2.10.1.7. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả các hoạt động
của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
2.10.1.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp
với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà
trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực
hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà
soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
2.10.1.9. Tiêu chí 1.9: Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội
quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết
đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở.
2.10.1.10. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Đảm bảo theo quy định về
an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an
toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các
tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; an toàn phòng, chống
tai nạn, thương tích;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây
nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người
dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong
nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị,
hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
2.10.2. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
2.10.2.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu
trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
2.10.2.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
a) Số lượng giáo viên đảm bảo
để dạy các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định của Chương
trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; có giáo viên làm Tổng phụ trách Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh;
b) Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn
trình độ đào tạo đảm bảo quy định của Chính phủ và lộ trình nâng chuẩn trình độ
đào tạo giáo viên theo kế hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
2.10.2.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Có nhân viên hoặc giáo viên
kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù
hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được
giao.
2.10.2.4. Tiêu chí 2.4: Đối với
học sinh
a) Đảm bảo về tuổi học sinh
tiểu học theo quy định;
b) Thực hiện các nhiệm vụ theo
quy định;
c) Được đảm bảo các quyền theo
quy định.
2.10.3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
2.10.3.1. Tiêu chí 3.1: Địa
điểm, quy mô, diện tích đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao
gồm:
a) Vị trí đặt trường, điểm
trường;
b) Quy mô;
c) Diện tích khu đất xây
dựng trường, điểm trường; diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình.
2.10.3.2. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường
tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập;
c) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt.
2.10.3.3. Tiêu chí 3.3: Hạ
tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình kiên cố và thiết bị dạy học đảm bảo tiêu
chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Hệ thống cấp nước sạch;
hệ thống cấp điện; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hạ tầng công nghệ thông tin,
liên lạc và khu thu gom rác thải;
b) Tỷ lệ các hạng mục công
trình kiên cố;
c) Thiết bị dạy học.
2.10.4. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
2.10.4.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ học sinh
a) Được thành lập và hoạt động
theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo
năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch
hoạt động đúng tiến độ.
2.10.4.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các
nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
2.10.5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
2.10.5.1. Tiêu chí 5.1: Kế
hoạch giáo dục của nhà trường
a) Đảm bảo thực hiện đúng,
đủ Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (Chương trình tiểu học) và các
quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục;
b) Đảm bảo đáp ứng mục tiêu,
yêu cầu của chương trình giáo dục, nhu cầu của học sinh và phù hợp với điều
kiện thực tế của nhà trường, đảm bảo chất lượng, hiệu quả;
c) Giải trình khi cơ quan có
thẩm quyền yêu cầu và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; thực hiện đầy đủ và
rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
2.10.5.2. Tiêu chí 5.2: Thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các
môn học và các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục;
b) Vận dụng các phương pháp, kỹ
thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù
hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường;
c) Thực hiện đúng quy định về
đánh giá học sinh tiểu học.
2.10.5.3. Tiêu chí 5.3: Thực
hiện các hoạt động giáo dục khác
a) Đảm bảo theo kế hoạch;
b) Nội dung và hình thức tổ
chức các hoạt động phong phú, phù hợp điều kiện của nhà trường;
c) Đảm bảo cho tất cả học sinh
được tham gia.
2.10.5.4. Tiêu chí 5.4: Công
tác phổ cập giáo dục tiểu học
a) Thực hiện nhiệm vụ phổ cập
giáo dục theo phân công;
b) Trong địa bàn tuyển sinh của
trường tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;
c) Quản lý hồ sơ, số liệu phổ
cập giáo dục tiểu học đúng quy định.
2.10.5.5. Tiêu chí 5.5: Kết quả
giáo dục
a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành
chương trình lớp học đạt ít nhất 75%;
b) Tỷ lệ học sinh 11 tuổi
hoàn thành Chương trình tiểu học đạt ít nhất 70%;
c) Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi
hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với trường thuộc xã có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 2
Trường tiểu học đạt Mức 2 khi
đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học mức 1 và các tiêu chuẩn sau:
2.10.6. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
2.10.6.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Nhà trường có các giải pháp
giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
2.10.6.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường và các hội đồng khác
Hoạt động có hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.10.6.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn
lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác
có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
2.10.6.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề
xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn,
tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
2.10.6.5. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính,
tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
2.10.6.6. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
Có các biện pháp để phát huy
năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
2.10.6.7. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản
lý đánh giá đạt hiệu quả.
2.10.6.8. Tiêu chí 1.9: Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
Các biện pháp và cơ chế giám
sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
2.10.6.9. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an
ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương
tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai;
phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực
trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm
tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực
học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
2.10.7. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
2.10.7.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở
mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về
lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín
nhiệm.
2.10.7.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức
đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá
trở lên và có ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên.
2.10.7.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên
đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên.
2.10.7.4. Tiêu chí 2.4: Đối với
học sinh
Học sinh vi phạm các hành vi
không được làm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù
hợp và có chuyển biến tích cực.
2.10.8. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
2.10.8.1. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 đối với trường
tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập;
c) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt.
2.10.8.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ
lệ các hạng mục công trình kiên cố, mật độ sử dụng đất đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở
vật chất mức độ 1 đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
2.10.9. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
2.10.9.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ học sinh
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục;
hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục
đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ
học trở lại lớp.
2.10.9.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây
dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức,
đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống,
pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao và các nội dung giáo dục khác cho học
sinh; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia
đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh
hùng ở địa phương.
2.10.10. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
2.10.10.1. Tiêu chí 5.1: Kế
hoạch giáo dục của nhà trường
a) Đảm bảo tính cập nhật các
quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục;
b) Được phổ biến, công khai để
giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng biết và phối hợp, giám sát nhà
trường thực hiện kế hoạch.
2.10.10.2. Tiêu chí 5.2: Thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
a) Thực hiện đúng chương trình,
kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy
học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học
sinh;
b) Phát hiện và bồi dưỡng học
sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.
2.10.10.3. Tiêu chí 5.3: Thực
hiện các hoạt động giáo dục khác
Được tổ chức có hiệu quả, tạo
cơ hội cho học sinh tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo.
2.10.10.4. Tiêu chí 5.4: Công
tác phổ cập giáo dục tiểu học
Trong địa bàn tuyển sinh của
trường tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%.
2.10.10.5. Tiêu chí 5.5: Kết
quả giáo dục
a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành
chương trình lớp học đạt ít nhất 90%;
b) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn
thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 85%, đối với trường thuộc xã có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 75%.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 3
Trường tiểu học đạt Mức 3 khi
đảm bảo các tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học mức 2 và các tiêu chuẩn sau:
2.10.11. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
2.10.11.1. Tiêu chí 1.1: Phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều
chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên
trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
2.10.11.2. Tiêu chí 1.3: Tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn
thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức
khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
2.10.11.3. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hoạt động của tổ chuyên môn,
tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động
của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu
quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2.10.11.4. Tiêu chí 1.6: Quản
lý hành chính, tài chính và tài sản
Có kế hoạch dài hạn, trung hạn
và ngắn hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà
trường, thực tế địa phương.
2.10.12. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
2.10.12.1. Tiêu chí 2.1: Đối
với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Trong 05 năm liên tiếp tính đến
thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít
nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
2.10.12.2. Tiêu chí 2.2: Đối
với giáo viên
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến
thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức
khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;
đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo
viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên
ở mức tốt.
2.10.12.3. Tiêu chí 2.3: Đối
với nhân viên
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng
được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy
đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
2.10.12.4. Tiêu chí 2.4: Đối
với học sinh
Học sinh có thành tích trong
học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà
trường.
2.10.13. Tiêu chuẩn 3: Cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học
2.10.13.1. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 đối với trường
tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hỗ trợ học tập;
b) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt.
2.10.13.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ
lệ các hạng mục công trình kiên cố đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất
mức độ 2 đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.10.14. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
2.10.14.1. Tiêu chí 4.1: Ban
đại diện cha mẹ học sinh
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban
đại diện cha mẹ học sinh.
2.10.14.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở
thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
2.10.15. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
2.10.15.1. Tiêu chí 5.2: Thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
Hằng năm, rà soát, phân tích,
đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt
động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.
2.10.15.2. Tiêu chí 5.3: Thực
hiện các hoạt động giáo dục khác
Nội dung và hình thức tổ chức
các hoạt động phân hóa theo nhu cầu, năng lực sở trường của học sinh.
2.10.15.3. Tiêu chí 5.4: Công
tác phổ cập giáo dục tiểu học
Trong địa bàn tuyển sinh của
trường tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%.
2.10.15.4. Tiêu chí 5.5: Kết
quả giáo dục
a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành
chương trình lớp học đạt ít nhất 95%;
b) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn
thành Chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với trường thuộc xã có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 4
Trường tiểu học đạt Mức 4 khi
đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học Mức 3 và các quy định sau:
- Kế hoạch giáo dục của nhà
trường có những nội dung được tham khảo Chương trình giáo dục tiên tiến của các
nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, phù hợp, hiệu quả và góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đảm bảo 100% cho học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu hoàn thành mục tiêu giáo dục dành
cho từng cá nhân với sự tham gia của nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan.
- Thư viện có hệ thống hạ tầng
công nghệ thông tin hiện đại, có kết nối Internet đáp ứng yêu cầu các hoạt động
của nhà trường; có nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số phong phú đáp ứng
yêu cầu các hoạt động nhà trường.
- Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng,
chiến lược phát triển nhà trường.
- Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường có ít nhất 02 năm có kết quả giáo dục, các
hoạt động khác của nhà trường vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế
- xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.
- Tỷ lệ giáo viên đạt trên
chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 20%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời
điểm đánh giá có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ mức khá trở lên, trong
đó có ít nhất 70% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức tốt.
- Tỷ lệ học sinh hoàn thành
chương trình lớp học đạt ít nhất 97%; tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành
chương trình tiểu học đạt 100%.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
tiểu học.
Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT
ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông
tư số 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Cấp Chứng nhận trường
trung học đạt kiểm định chất lượng giáo dục
(Trường trung học bao gồm:
trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều
cấp học; trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện; trường phổ thông dân tộc
nội trú cấp tỉnh; trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường chuyên).
3.1. Trình tự thực hiện:
a) Trường trung học gửi hồ sơ.
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài của trường trung học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý
và thông tin cho trường trung học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp
tục hoàn thiện;
- Gửi hồ sơ đăng ký đánh giá
ngoài của trường trung học đã được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo, thông tin cho Phòng
Giáo dục và Đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu
tiếp tục hoàn thiện;
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các trường trung học trên địa bàn thuộc phạm vi quản
lý và thông tin cho trường trung học biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá
ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;
- Thực hiện việc thành lập
đoàn đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước
trong quy trình đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 28 của Quy định này trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc
trường trung học hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài.
d) Quy trình đánh giá ngoài
trường trung học gồm các bước sau:
- Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.
- Khảo sát sơ bộ tại trường
trung học.
- Khảo sát chính thức tại
trường trung học.
- Dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài.
- Lấy ý kiến phản hồi của
trường trung học về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá
ngoài.
đ) Sau khi thống nhất trong
đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho
trường trung học để lấy ý kiến phản hồi.
e) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường trung học có
trách nhiệm gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất trí hoặc
không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài; trường hợp không nhất
trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.
g) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường trung học, đoàn đánh giá
ngoài phải thông báo bằng văn bản cho trường trung học biết những ý kiến tiếp
thu hoặc bảo lưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn
10 ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo cho trường trung
học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo
cáo đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường trung học.
h) Trường hợp quá thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường
trung học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với dự thảo báo cáo
đánh giá ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, đoàn đánh giá ngoài
hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường
trung học.
i) Trong thời hạn 20 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo
dục theo cấp độ trường trung học đạt được.
3.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
3.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Công văn đăng ký đánh giá
ngoài, trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường trung học để được
công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia
hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm định chất
lượng giáo dục và công nhận đạt
chuẩn quốc gia.
b) Báo cáo tự đánh giá: 02
(hai) bản.
3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết:
03 tháng và 20 ngày làm việc,
trong đó:
a) Trong thời hạn 03 tháng kể
từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc trường trung học biết hồ
sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài: Thực hiện các bước trong quy trình đánh
giá ngoài được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp
học ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số
22/2024/TT-BGDĐT;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài: Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo
dục theo cấp độ trường trung học đạt được.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
Trường trung học cơ sở; trường
trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường phổ thông dân
tộc nội trú cấp huyện; trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh; trường phổ
thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; trường phổ thông dân
tộc bán trú; trường chuyên.
3.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
Sở Giáo dục và Đào tạo
3.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Chứng nhận trường đạt kiểm định
chất lượng giáo dục của Giám đốc SởGiáo dục và Đào tạo.
3.8. Phí, lệ phí:
Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện công nhận trường
đạt kiểm định chất lượng giáo dục
- Đối với trường thành lập mới
phải có ít nhất 05 năm hoạt động và có ít nhất một khóa học sinh đã hoàn thành Chương
trình giáo dục phổ thông cấp trung học; đối với trường được thành lập do sáp
nhập, chia tách phải sau ít nhất 02 năm hoạt động;
- Có kết quả đánh giá ngoài đạt
Mức 1 trở lên.
Cấp độ công nhận:
- Cấp độ 1: Trường được đánh
giá đạt Mức 1.
- Cấp độ 2: Trường được đánh
giá đạt Mức 2.
- Cấp độ 3: Trường được đánh
giá đạt Mức 3.
- Cấp độ 4: Trường được đánh
giá đạt Mức 4.
Tiêu chuẩn đánh giá trường
trung học các Mức 1, 2, 3 và 4 cụ thể như sau:
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC MỨC 1
3.10.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
3.10.1.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
a) Phù hợp với mục tiêu giáo
dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản
và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng
hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử
của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng
của địa phương, trang thông tin điện tử của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo
dục và Đào tạo.
3.10.1.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ
rà soát, đánh giá.
3.10.1.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Các đoàn thể và tổ chức khác
trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được
rà soát, đánh giá.
3.10.1.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó
hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn
phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng
có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
3.10.1.5. Tiêu chí 1.5: Lớp học
a) Có đủ các lớp của cấp học;
b) Học sinh được tổ chức theo
lớp; lớp học được tổ chức theo quy định;
c) Lớp học hoạt động theo
nguyên tắc tự quản, dân chủ.
3.10.1.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Hệ thống hồ sơ của nhà
trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu
chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ
tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung,
cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính,
tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
3.10.1.7. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của
nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
3.10.1.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp
với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà
trường;
b) Kế hoạch giáo dục được
xây dựng, phê duyệt và được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời theo quy
định;
c) Hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, đảm bảo chất
lượng, hiệu quả.
3.10.1.9. Tiêu chí 1.9: Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội
quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết
đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở.
3.10.1.10. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Đảm bảo theo quy định về
an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an
toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các
tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; an toàn phòng, chống
tai nạn, thương tích;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây
nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người
dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong
nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị,
hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
3.10.2. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
3.10.2.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu
trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
3.10.2.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên
đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
b) Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn
trình độ đào tạo đảm bảo quy định của Chính phủ và lộ trình nâng chuẩn trình độ
đào tạo giáo viên theo kế hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
3.10.2.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Có nhân viên hoặc giáo viên
kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù
hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được
giao.
3.10.2.4. Tiêu chí 2.4: Đối với
học sinh
a) Đảm bảo về tuổi học sinh
theo quy định;
b) Thực hiện các nhiệm vụ theo
quy định;
c) Được đảm bảo các quyền theo
quy định.
3.10.3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
Đối với trường trung học
cơ sở, trung học phổ thông
3.10.3.1. Tiêu chí 3.1: Địa
điểm, quy mô, diện tích đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao
gồm:
a) Vị trí đặt trường, điểm
trường;
b) Quy mô;
c) Diện tích khu đất xây
dựng trường, điểm trường, diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình.
3.10.3.2. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập;
c) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt.
3.10.3.3. Tiêu chí 3.3: Hạ
tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình kiên cố và thiết bị dạy học đảm bảo tiêu
chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao
gồm:
a) Hệ thống cấp nước sạch;
hệ thống cấp điện; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hạ tầng công nghệ thông tin,
liên lạc và khu thu gom rác thải;
b) Tỷ lệ các hạng mục công
trình kiên cố;
c) Thiết bị dạy học.
Đối với trường phổ thông
có nhiều cấp học
Áp dụng theo các quy định
đối với cấp học cao nhất của trường và các quy định sau:
3.10.3.4. Tiêu chí 3.1: Quy
mô, diện tích theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Quy mô đảm bảo quy định
đối với trường có nhiều cấp học;
b) Diện tích sàn xây dựng
các hạng mục công trình của khối phòng học tập và phòng hỗ trợ học tập đảm bảo
theo quy định của từng cấp học;
c) Diện tích sàn xây dựng
các hạng mục công trình của khối phụ trợ; khu sân chơi, thể dục thể thao; phục
vụ sinh hoạt đảm bảo theo quy định của từng cấp học.
3.10.3.5. Tiêu chí 3.2: Đảm
bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường phổ thông có nhiều cấp
học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập; khối phụ trợ; khu sân chơi, bãi tập, thể dục thể thao;
b) Tỷ lệ hạng mục công trình
kiên cố;
c) Thiết bị dạy học.
3.10.4. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
3.10.4.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ học sinh
a) Được thành lập và hoạt động
theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo
năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch
hoạt động đúng tiến độ.
3.10.4.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính
quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các nguồn
lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
3.10.5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
3.10.5.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện kế hoạch giáo dục
a) Xây dựng kế hoạch giáo
dục nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Tổ chức thực hiện kế
hoạch giáo dục nhà trường đầy đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh;
c) Tổ chức kiểm tra, rà soát
đánh giá và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường theo khung kế hoạch thời
gian năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.10.5.2. Tiêu chí 5.2: Tổ chức
hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu,
học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện
a) Có kế hoạch giáo dục cho học
sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong
học tập và rèn luyện;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch
hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu,
học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;
c) Hằng năm rà soát, đánh giá
các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu,
học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.
3.10.5.3. Tiêu chí 5.6: Kết quả
giáo dục
a) Kết quả học tập, rèn luyện
của học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và
tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
c) Định hướng phân luồng cho
học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC MỨC 2
Trường trung học đạt mức mức
2 khi đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học mức 1 và các tiêu chuẩn sau:
3.10.6. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
3.10.6.1. Tiêu chí 1.1: Phương
hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Nhà trường có các giải pháp
giám sát việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
3.10.6.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
Hoạt động có hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.10.6.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn
lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác
có đóng góp tích cực trong các hoạt động của nhà trường.
3.10.6.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề
xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề có tác dụng nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn,
tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
3.10.6.5. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Ứng dụng công nghệ thông tin
hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính,
tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
3.10.6.6. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
Có các biện pháp để phát huy
năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
3.10.6.7. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản
lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường
theo quy định (nếu có).
3.10.6.8. Tiêu chí 1.9: Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
Các biện pháp và cơ chế giám
sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
3.10.6.9. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn và thực hiện phương án đảm bảo
an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn,
thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa,
thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng,
chống bạo lực trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm
tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực
học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
3.10.7. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
3.10.7.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở
mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về
lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín
nhiệm.
3.10.7.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức
đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá
trở lên và có ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Có khả năng tổ chức các hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng
hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá
không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
3.10.7.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên
đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên.
3.10.7.4. Tiêu chí 2.4: Đối với
học sinh
Học sinh vi phạm các hành vi
không được làm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù
hợp và có chuyển biến tích cực.
3.10.8. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
Đối với trường trung học cơ
sở, trung học phổ thông
3.10.8.1. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập;
c) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt.
3.10.8.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ
lệ các hạng mục công trình kiên cố, mật độ sử dụng đất đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở
vật chất mức độ 1 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với trường trung học
phổ thông có nhiều cấp học
Trường phổ thông có nhiều
cấp học đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Mức 2 phải đảm bảo
tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 đối với trường phổ thông có nhiều cấp học
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định tại Điều 14 của Quy
định này.
3.10.9. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
3.10.9.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ học sinh
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục;
hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục
đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ
học trở lại lớp.
3.10.9.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính
quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây
dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức,
đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống,
pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao và các nội dung giáo dục khác cho học
sinh; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia
đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh
hùng ở địa phương.
3.10.10. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
3.10.10.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông
a) Thực hiện đúng chương trình,
kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy
học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học
sinh;
b) Phát hiện và bồi dưỡng học
sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.
3.10.10.2. Tiêu chí 5.2: Tổ
chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng
khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp
ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.
3.10.10.3. Tiêu chí 5.3: Thực
hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định
Nội dung giáo dục địa phương
phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.
3.10.10.4. Tiêu chí 5.4: Các
hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp
a) Tổ chức được các hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp với các hình thức phong phú phù hợp học sinh và đạt
kết quả thiết thực;
b) Định kỳ rà soát, đánh giá kế
hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
3.10.10.5. Tiêu chí 5.5: Hình
thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh
a) Hướng dẫn học sinh biết tự
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện;
b) Khả năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn của học sinh từng bước hình thành và phát triển.
3.10.10.6. Tiêu chí 5.6: Kết
quả giáo dục
a) Kết quả học tập, rèn
luyện của học sinh có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời
điểm đánh giá;
b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và
tốt nghiệp có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm
đánh giá.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC MỨC 3
Trường trung học đạt mức mức
3 khi đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học mức 2 và các tiêu chuẩn sau:
3.10.11. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
3.10.11.1. Tiêu chí 1.1: Phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều
chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên
trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
3.10.11.2. Tiêu chí 1.3: Tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn
thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác
có đóng góp hiệu quả trong các hoạt động nhà trường và cộng đồng.
3.10.11.3. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hoạt động của tổ chuyên môn,
tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong
nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu
quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3.10.11.4. Tiêu chí 1.6: Quản
lý hành chính, tài chính và tài sản
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà
trường, thực tế địa phương.
3.10.12. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
3.10.12.1. Tiêu chí 2.1: Đối
với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Trong 05 năm liên tiếp tính đến
thời điểm đánh giá, được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên,
trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
3.10.12.2. Tiêu chí 2.2: Đối
với giáo viên
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo
viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên
ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên ở mức tốt;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, giáo viên có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.
3.10.12.3. Tiêu chí 2.3: Đối
với nhân viên
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng
được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy
đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
3.10.12.4. Tiêu chí 2.4: Đối
với học sinh
Học sinh có thành tích trong
học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà
trường.
3.10.13. Tiêu chuẩn 3: Cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học
Đối với trường trung học cơ
sở, trung học phổ thông
3.10.13.1. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập;
b) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao.
3.10.13.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ
lệ các hạng mục công trình kiên cố đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất
mức độ 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với trường phổ thông
có nhiều cấp học
Trường phổ thông có nhiều
cấp học đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Mức 3 phải đảm bảo
tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 đối với trường phổ thông có nhiều cấp học
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định tại Điều 19 của Quy
định này.
3.10.14. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
3.10.14.1. Tiêu chí 4.1: Ban
đại diện cha mẹ học sinh
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban
đại diện cha mẹ học sinh.
3.10.14.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở
thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
3.10.15. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
3.10.15.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông
Hằng năm, rà soát, phân tích,
đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt
động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.
3.10.15.2. Tiêu chí 5.2: Tổ
chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng
khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện
Nhà trường có học sinh năng
khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận.
3.10.15.3. Tiêu chí 5.5: Hình
thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh
Bước đầu, học sinh có khả năng nghiên
cứu khoa học, công nghệ theo người hướng dẫn, chuyên gia khoa học và người giám
sát chỉ dẫn.
3.10.15.4. Tiêu chí 5.6: Kết
quả giáo dục
a) Kết quả học lực, hạnh kiểm
của học sinh:
- Kết quả học tập theo mức
Tốt: tỷ lệ học sinh được đánh giá theo mức Tốt của trường thuộc vùng khó khăn
đạt từ 5% trở lên đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
từ 20% trở lên đối với trường chuyên; tỷ lệ học sinh được đánh giá theo mức Tốt
của trường thuộc các vùng còn lại đạt từ 10% trở lên đối với trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông và từ 25% trở lên đối với trường chuyên;
- Kết quả học tập theo mức
Khá: tỷ lệ học sinh được đánh giá theo mức Khá của trường thuộc vùng khó khăn
đạt từ 30% trở lên đối với trường trung học cơ sở, từ 20% trở lên đối với
trường trung học phổ thông và từ 55% trở lên đối với trường chuyên; tỷ lệ học
sinh được đánh giá theo mức Khá của trường thuộc các vùng còn lại đạt từ 35%
trở lên đối với trường trung học cơ sở, từ 25% trở lên đối với trường trung học
phổ thông và từ 60% trở lên đối với trường chuyên;
- Kết quả học tập theo mức
Chưa đạt: tỷ lệ học sinh được đánh giá theo mức Chưa đạt của trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông thuộc vùng khó khăn không quá 10%; tỷ lệ học
sinh được đánh giá theo mức Chưa đạt của trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông thuộc các vùng còn lại không quá 5%; trường chuyên không có học
sinh xếp loại Chưa đạt;
- Kết quả rèn luyện: tỷ lệ
học sinh trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được đánh giá ở mức
Khá, Tốt từ 90% trở lên và từ 98% trở lên đối với trường chuyên;
b) Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu
ban:
- Vùng khó khăn: không quá
3% học sinh bỏ học, không quá 5% học sinh không được lên lớp; trường chuyên
không có học sinh không được lên lớp và không có học sinh bỏ học;
- Các vùng còn lại: không
quá 1% học sinh bỏ học, không quá 2% học sinh không được lên lớp; trường chuyên
không có học sinh không được lên lớp và không có học sinh bỏ học.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC MỨC 4
Trường trung học đạt mức mức
4 khi đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học mức 3 và các quy định sau:
+ Kế hoạch giáo dục của nhà
trường có những nội dung được tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các
nước trong khu vực và thế giới theo quy định, phù hợp và góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
+ Đảm bảo 100% cho học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu hoàn thành mục tiêu giáo dục dành
cho từng cá nhân với sự tham gia của nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan.
+ Nhà trường tại địa bàn vùng
khó khăn có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến
thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nhà trường các vùng
còn lại có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến
thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn được cấp thẩm quyền
ghi nhận.
+ Thư viện có hệ thống hạ tầng
công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế.
Thư viện có kết nối Internet băng thông rộng, có mạng không dây, đáp ứng yêu
cầu các hoạt động của nhà trường; có nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số
phong phú đáp ứng yêu cầu các hoạt động nhà trường.
+ Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng,
chiến lược phát triển nhà trường.
+ Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường có ít nhất 02 năm có kết quả giáo dục, các
hoạt động khác của nhà trường vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế
- xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và công đồng ghi nhận.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp
học.
Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT
ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông
tư số 18/2018/TT- BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
1. Công nhận trường mầm non
đạt chuẩn Quốc gia
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Trường mầm non gửi hồ sơ đến
Phòng Giáo dục và Đào tạo. b) Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài của trường mầm non trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý,
thông tin cho trường mầm non biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục
hoàn thiện;
- Gửi hồ sơ đăng ký đánh giá
ngoài của trường mầm non đã được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo; thông tin cho Phòng
Giáo dục và Đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu
tiếp tục hoàn thiện;
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các trường mầm non trên địa bàn thuộc phạm vi quản
lý, thông tin cho trường mầm non biết hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài
hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;
- Thực hiện việc thành lập
đoàn đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước
trong quy trình đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 28 của Quy định này trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc
trường mầm non hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài.
d) Quy trình đánh giá ngoài gồm
các bước sau:
- Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.
- Khảo sát sơ bộ tại trường mầm
non.
- Khảo sát chính thức tại
trường mầm non.
- Dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài.
- Lấy ý kiến phản hồi của
trường mầm non về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá
ngoài.
đ) Sau khi thống nhất trong
đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho
trường mầm non để lấy ý kiến phản hồi.
e) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường mầm non có
trách nhiệm gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất trí hoặc
không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường hợp không nhất
trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.
g) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường mầm non, đoàn đánh giá
ngoài phải thông báo bằng văn bản cho trường mầm non biết những ý kiến tiếp thu
hoặc bảo lưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10
ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo cho trường mầm non
biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo
đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường mầm non.
h) Trường hợp quá thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường mầm
non không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, đoàn đánh giá ngoài hoàn
thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường mầm non.
i) Trong thời hạn 20 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường
mầm non.
1.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Công văn đăng ký đánh giá
ngoài, trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường mầm non để được
công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia
hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt
chuẩn quốc gia.
b) Báo cáo tự đánh giá: 02
(hai) bản
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
03 tháng và 20 ngày làm việc,
trong đó:
a) Trong thời hạn 03 tháng kể
từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc trường mầm non biết hồ sơ
đã được chấp nhận để đánh giá ngoài: Thực hiện các bước trong quy trình đánh
giá ngoài được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số
22/2024/TT-BGDĐT;
b) Trong thời hạn 20 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường
mầm non.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
Trường mầm non
1.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
Sở Giáo dục và Đào tạo
1.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Bằng công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu tại Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư số 22/2024/TT- BGDĐT).
1.8. Phí, lệ phí:
Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia Mức độ 1
- Đối với trường thành lập mới
phải có ít nhất 05 năm hoạt động; đối với trường được thành lập do sáp nhập,
chia tách phải sau ít nhất 02 năm hoạt động.
- Trường được đánh giá đạt Mức
2.
Điều kiện công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia Mức độ 2
- Đối với trường thành lập mới
phải có ít nhất 05 năm hoạt động; đối với trường được thành lập do sáp nhập,
chia tách phải sau ít nhất 02 năm hoạt động.
- Trường được đánh giá đạt Mức
3 trở lên.
Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm
non các Mức 1, 2, 3 và 4 cụ thể như sau:
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 1
1.10.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
1.10.1.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
a) Phù hợp với mục tiêu giáo
dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản
và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng
hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử
của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng
của địa phương, trang thông tin điện tử của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.10.1.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường và các hội đồng khác
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ
rà soát, đánh giá.
1.10.1.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Các đoàn thể và tổ chức khác
trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được
rà soát, đánh giá.
1.10.1.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó
hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn
phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng
có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
1.10.1.5. Tiêu chí 1.5: Tuyển
sinh, tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
a) Thực hiện tuyển sinh theo
yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy định;
b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm,
lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì
được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép; số lượng trẻ khuyết
tật học hòa nhập trên mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đảm bảo theo quy định;
c) Các nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày.
1.10.1.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Hệ thống hồ sơ của nhà
trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu
chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ
tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung,
cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính,
tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
1.10.1.7. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của
nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
1.10.1.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp
với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà
trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực
hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà
soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
1.10.1.9. Tiêu chí 1.9: Thực hiện
quy chế dân chủ cơ sở
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội
quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết
đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở.
1.10.1.10. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Đảm bảo theo quy định về
an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an
toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các
tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; an toàn phòng, chống
tai nạn, thương tích;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây
nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người
dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị,
hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
1.10.2. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
1.10.2.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu
trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
1.10.2.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
a) Có đội ngũ giáo viên đủ về
số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo
quy định;
b) Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn
trình độ đào tạo đảm bảo quy định của Chính phủ và lộ trình nâng chuẩn trình độ
đào tạo giáo viên theo kế hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
1.10.2.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Có nhân viên hoặc giáo viên
kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù
hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được
giao.
1.10.3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
1.10.3.1. Tiêu chí 3.1: Địa
điểm, quy mô, diện tích đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao
gồm:
a) Vị trí đặt trường, điểm
trường;
b) Quy mô;
c) Diện tích khu đất xây
dựng trường, điểm trường, diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình.
1.10.3.2. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường
mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Khối phòng tổ chức ăn (áp
dụng cho các trường có tổ chức nấu ăn), khối phụ trợ.
1.10.3.3. Tiêu chí 3.3: Hạ
tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình kiên cố và thiết bị dạy học đảm bảo tiêu
chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Hệ thống cấp nước sạch;
hệ thống cấp điện; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hạ tầng công nghệ thông tin,
liên lạc và khu thu gom rác thải;
b) Tỷ lệ các hạng mục công
trình kiên cố;
c) Thiết bị dạy học, đồ
dùng, đồ chơi.
1.10.4. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1.10.4.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ trẻ
a) Được thành lập và hoạt động
theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo
năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch
hoạt động đúng tiến độ.
1.10.4.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường;
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các
nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
1.10.5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
1.10.5.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện Chương trình giáo dục mầm non a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục
mầm non theo kế hoạch;
b) Nhà trường phát triển
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đáp ứng với
mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp điều kiện của địa
phương và nhà trường;
c) Định kỳ rà soát, đánh giá
việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
1.10.5.2. Tiêu chí 5.2: Tổ chức
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
a) Thực hiện linh hoạt các
phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ
mầm non và điều kiện nhà trường;
b) Tổ chức môi trường giáo
dục theo hướng mở, an toàn; tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;
c) Tổ chức các hoạt động giáo
dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực
tế.
1.10.5.3. Tiêu chí 5.3: Kết quả
nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
a) Nhà trường phối hợp với cơ
sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
b) 100% trẻ được kiểm tra sức
khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng
trưởng theo quy định;
c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng,
thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh
dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
1.10.5.4. Tiêu chí 5.4: Kết quả
giáo dục
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất
90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn
đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương
trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất
80%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa
nhập được theo dõi thông qua kế hoạch giáo dục cá nhân. Trẻ khuyết tật học hòa
nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm và thực hiện đầy đủ
các chế độ, chính sách theo quy định.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 2
Trường mầm non đạt Mức 2 khi
đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non Mức 1 và các tiêu chuẩn sau:
1.10.6. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
1.10.6.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Nhà trường có các giải pháp
giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
1.10.6.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường và các hội đồng khác
Hoạt động có hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
1.10.6.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm
còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức
khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
1.10.6.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề
xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn
và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
1.10.6.5. Tiêu chí 1.5: Tổ chức
nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
Số trẻ trong các nhóm trẻ và
lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.
1.10.6.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Ứng dụng công nghệ thông tin
hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính,
tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
1.10.6.7. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
Có biện pháp để phát huy được
năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1.10.6.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.
1.10.6.9. Tiêu chí 1.9. Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
Các biện pháp và cơ chế giám
sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh
bạch, hiệu quả.
1.10.6.10. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh
trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích;
an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống
dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà
trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm
tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực
học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1.10.7. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
1.10.7.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở
mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về
lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín
nhiệm.
1.10.7.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức
đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá
trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên.
1.10.7.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên
đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên.
1.10.8. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
1.10.8.1. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 đối với trường
mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ em;
c) Khối phụ trợ.
1.10.8.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ lệ
các hạng mục công trình kiên cố, mật độ sử dụng đất đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở
vật chất mức độ 1 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
1.10.9. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1.10.9.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ trẻ
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục;
hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục
đối với cha mẹ trẻ.
1.10.9.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính
quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây
dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức,
đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù
hợp với truyền thống của địa phương.
1.10.10. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
1.10.10.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện Chương trình giáo dục mầm non
a) Tổ chức thực hiện Chương
trình giáo dục mầm non đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ
thể của địa phương và trường mầm non;
b) Nhà trường phát triển
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với
văn hóa, điều kiện của địa phương, trường mầm non và khả năng, nhu cầu của trẻ.
1.10.10.2. Tiêu chí 5.2: Tổ
chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Tổ chức các hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung
giáo dục, phương pháp giáo dục mầm non, phù hợp với sự phát triển của trẻ và
điều kiện thực tế.
1.10.10.3. Tiêu chí 5.3: Kết
quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
a) Nhà trường tổ chức tư vấn
cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát
triển thể chất và tinh thần của trẻ;
b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ
tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy
định;
c) 100% trẻ suy dinh dưỡng,
thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh
dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
1.10.10.4. Tiêu chí 5.4: Kết
quả giáo dục
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất
95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn
đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương
trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất
90%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập
(nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 3
Trường mầm non đạt Mức 3 khi
đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non Mức 2 và các tiêu chuẩn sau:
1.10.11. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
1.10.11.1. Tiêu chí 1.1: Phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều
chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên
trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.
1.10.11.2. Tiêu chí 1.3: Tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn
thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức
khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
1.10.11.3. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hoạt động của tổ chuyên môn
và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt
động của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu
quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ.
1.10.11.4. Tiêu chí 1.6: Quản
lý hành chính, tài chính và tài sản
Có kế hoạch ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà
trường, thực tế địa phương.
1.10.12. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
1.10.12.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Trong 05 năm liên tiếp tính đến
thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít
nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
1.10.12.2. Tiêu chí 2.2: Đối
với giáo viên
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo
viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên
ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên ở mức tốt.
1.10.12.3. Tiêu chí 2.3: Đối
với nhân viên
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng
được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy
đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1.10.13. Tiêu chuẩn 3: Cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học
1.10.13.1. Tiêu chí 3.2: Khối
phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật
chất mức độ 2 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.10.13.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ
lệ các hạng mục công trình kiên cố đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất
mức độ 2 đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.10.14. Tiêu chuẩn 4. Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1.10.14.1. Tiêu chí 4.1: Ban
đại diện cha mẹ trẻ
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban
đại diện cha mẹ học sinh.
1.10.14.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở
thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1.10.15. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
1.10.15.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện Chương trình giáo dục mầm non
a) Nhà trường phát triển Chương
trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương
trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả,
phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;
b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá
việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến
nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ.
1.10.15.2. Tiêu chí 5.2: Tổ
chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Tổ chức môi trường giáo dục
trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng
thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương
châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
1.10.15.3. Tiêu chí 5.3: Kết
quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Có ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh,
chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.
1.10.15.4. Tiêu chí 5.4: Kết
quả giáo dục
a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương
trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất
95%;
b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập
(nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON MỨC 4
Trường mầm non đạt Mức 4 khi
đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non Mức 3 và các quy định sau:
- Nhà trường phát triển Chương
trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo, áp dụng
hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và
thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ,
phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.
- Ít nhất 90% giáo viên đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn
nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất
80% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30%
đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng
được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
- Sân vườn và khu vực cho trẻ
chơi có diện tích đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt
Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non; có các góc chơi, khu vực hoạt động
trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ
phát triển toàn diện.
- 100% các công trình của nhà
trường được xây dựng kiên cố. Có phòng tư vấn tâm lý. Có đầy đủ các trang thiết
bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có khu vực dành
riêng để phát triển vận động cho trẻ, trong đó tổ chức được 02 (hai) môn thể
thao phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non.
- Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng,
chiến lược phát triển nhà trường.
- Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 02 năm đạt kết quả giáo dục và các hoạt
động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng,
được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
mầm non.
Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT
ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông
tư số 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Công nhận trường tiểu học
đạt chuẩn quốc gia
2.1. Trình tự thực hiện:
a) Trường tiểu học gửi hồ sơ
đến Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý
và thông tin cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp
tục hoàn thiện;
- Gửi hồ sơ đăng ký đánh giá
ngoài của trường tiểu học được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo, thông tin cho Phòng
Giáo dục và Đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu
tiếp tục hoàn thiện;
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các trường tiểu học trên địa bàn thuộc phạm vi quản
lý; thông tin cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài
hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;
- Thực hiện việc thành lập
đoàn đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước
trong quy trình đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 28 của Quy định này trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc
trường tiểu học hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài.
d) Quy trình đánh giá ngoài
trường tiểu học gồm các bước sau:
- Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.
- Khảo sát sơ bộ tại trường
tiểu học.
- Khảo sát chính thức tại
trường tiểu học.
- Dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài.
- Lấy ý kiến phản hồi của
trường tiểu học về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá
ngoài.
đ) Sau khi thống nhất trong
đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho
trường tiểu học để lấy ý kiến phản hồi.
e) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường tiểu học có
trách nhiệm gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất trí hoặc
không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài; trường hợp không nhất
trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.
g) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường tiểu học, đoàn đánh giá
ngoài phải thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học biết những ý kiến tiếp
thu hoặc bảo lưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn
10 ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo cho trường tiểu học
biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo
đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường tiểu học.
h) Trường hợp quá thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường tiểu
học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, đoàn đánh giá ngoài hoàn
thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường tiểu học.
i) Trong thời hạn 20 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường
tiểu học.
2.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện
2.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Công văn đăng ký đánh giá
ngoài, trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường tiểu học để được
công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia
hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt
chuẩn quốc gia.
b) Báo cáo tự đánh giá: 02
(hai) bản
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
03 tháng và 20 ngày làm việc,
trong đó:
a) Trong thời hạn 03 tháng kể
từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc trường tiểu học biết hồ sơ
đã được chấp nhận để đánh giá ngoài: Thực hiện các bước trong quy trình đánh
giá ngoài được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số
22/2024/TT-BGDĐT;
b) Trong thời hạn 20 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường
tiểu học.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
Trường tiểu học.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Bằng công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu tại Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư số 22/2024/TT- BGDĐT).
2.8. Phí, lệ phí:
Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia Mức độ 1
- Đối với trường thành lập
mới phải có ít nhất 05 năm hoạt động và có ít nhất một khóa học sinh đã hoàn
thành Chương trình tiểu học; đối với trường được thành lập do sáp nhập, chia
tách phải sau ít nhất 02 năm hoạt động;
- Trường được đánh giá đạt Mức
2.
Điều kiện công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia Mức độ 2
- Đối với trường thành lập
mới phải có ít nhất 05 năm hoạt động và có ít nhất một khóa học sinh đã hoàn
thành Chương trình tiểu học; đối với trường được thành lập do sáp nhập, chia
tách phải sau ít nhất 02 năm hoạt động;
- Trường được đánh giá đạt Mức
3 trở lên.
Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu
học các Mức 1, 2, 3 và 4 cụ thể như sau:
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 1
2.10.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
2.10.1.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
a) Phù hợp mục tiêu giáo dục
được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản
và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng
hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử
của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng
của địa phương, trang thông tin điện tử của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.10.1.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường và các hội đồng khác
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ
rà soát, đánh giá.
2.10.1.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Các đoàn thể và tổ chức khác
trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được
rà soát, đánh giá.
2.10.1.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó
hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn
phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng
có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
2.10.1.5. Tiêu chí 1.5: Khối
lớp và tổ chức lớp học
a) Có đủ các khối lớp cấp tiểu
học;
b) Học sinh được tổ chức theo
lớp học; lớp học được tổ chức theo quy định;
c) Lớp học hoạt động theo
nguyên tắc tự quản, dân chủ.
2.10.1.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Hệ thống hồ sơ của nhà
trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu
chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và cơ sở vật chất; công khai và định
kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được
bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính,
tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
2.10.1.7. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả các hoạt động
của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
2.10.1.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp
với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà
trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực
hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà
soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
2.10.1.9. Tiêu chí 1.9: Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội
quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết
đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở.
2.10.1.10. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Đảm bảo theo quy định về
an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an
toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các
tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; an toàn phòng, chống
tai nạn, thương tích;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây
nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người
dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong
nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị,
hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
2.10.2. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
2.10.2.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu
trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
2.10.2.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
a) Số lượng giáo viên đảm bảo
để dạy các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định của Chương
trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; có giáo viên làm Tổng phụ trách Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh;
b) Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn
trình độ đào tạo đảm bảo quy định của Chính phủ và lộ trình nâng chuẩn trình độ
đào tạo giáo viên theo kế hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
2.10.2.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Có nhân viên hoặc giáo viên
kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù
hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được
giao.
2.10.2.4. Tiêu chí 2.4: Đối với
học sinh
a) Đảm bảo về tuổi học sinh
tiểu học theo quy định;
b) Thực hiện các nhiệm vụ theo
quy định;
c) Được đảm bảo các quyền theo
quy định.
2.10.3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
2.10.3.1. Tiêu chí 3.1: Địa điểm,
quy mô, diện tích đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Vị trí đặt trường, điểm
trường;
b) Quy mô;
c) Diện tích khu đất xây
dựng trường, điểm trường; diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình.
2.10.3.2. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường
tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập;
c) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt.
2.10.3.3. Tiêu chí 3.3 Hạ
tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình kiên cố và thiết bị dạy học đảm bảo tiêu
chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Hệ thống cấp nước sạch;
hệ thống cấp điện; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hạ tầng công nghệ thông tin,
liên lạc và khu thu gom rác thải;
b) Tỷ lệ các hạng mục công
trình kiên cố;
c) Thiết bị dạy học.
2.10.4. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
2.10.4.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ học sinh
a) Được thành lập và hoạt động
theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo
năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch
hoạt động đúng tiến độ.
2.10.4.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các
nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
2.10.5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
2.10.5.1. Tiêu chí 5.1: Kế hoạch
giáo dục của nhà trường
a) Đảm bảo thực hiện đúng,
đủ Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (Chương trình tiểu học) và các
quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục;
b) Đảm bảo đáp ứng mục tiêu,
yêu cầu của chương trình giáo dục, nhu cầu của học sinh và phù hợp với điều
kiện thực tế của nhà trường, đảm bảo chất lượng, hiệu quả;
c) Giải trình khi cơ quan có
thẩm quyền yêu cầu và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; thực hiện đầy đủ và
rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
2.10.5.2. Tiêu chí 5.2: Thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các
môn học và các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục;
b) Vận dụng các phương pháp, kỹ
thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục,
phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường;
c) Thực hiện đúng quy định về
đánh giá học sinh tiểu học.
2.10.5.3. Tiêu chí 5.3: Thực
hiện các hoạt động giáo dục khác
a) Đảm bảo theo kế hoạch;
b) Nội dung và hình thức tổ chức
các hoạt động phong phú, phù hợp điều kiện của nhà trường;
c) Đảm bảo cho tất cả học sinh
được tham gia.
2.10.5.4. Tiêu chí 5.4: Công
tác phổ cập giáo dục tiểu học
a) Thực hiện nhiệm vụ phổ cập
giáo dục theo phân công;
b) Trong địa bàn tuyển sinh của
trường tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%;
c) Quản lý hồ sơ, số liệu phổ
cập giáo dục tiểu học đúng quy định.
2.10.5.5. Tiêu chí 5.5: Kết quả
giáo dục
a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành
chương trình lớp học đạt ít nhất 75%;
b) Tỷ lệ học sinh 11 tuổi
hoàn thành Chương trình tiểu học đạt ít nhất 70%;
c) Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi
hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với trường thuộc xã có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 2
Trường tiểu học đạt Mức 2 khi
đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học mức 1 và các tiêu chuẩn sau:
2.10.6. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
2.10.6.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Nhà trường có các giải pháp
giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
2.10.6.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường và các hội đồng khác
Hoạt động có hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.10.6.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn
lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác
có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
2.10.6.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề
xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn,
tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
2.10.6.5. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính,
tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
2.10.6.6. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
Có các biện pháp để phát huy
năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
2.10.6.7. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản
lý đánh giá đạt hiệu quả.
2.10.6.8. Tiêu chí 1.9: Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
Các biện pháp và cơ chế giám
sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
2.10.6.9. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an
ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương
tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai;
phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực
trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm
tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực
học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
2.10.7. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
2.10.7.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở
mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về
lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín
nhiệm.
2.10.7.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức
đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá
trở lên và có ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên.
2.10.7.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên
đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên.
2.10.7.4. Tiêu chí 2.4: Đối với
học sinh
Học sinh vi phạm các hành vi
không được làm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù
hợp và có chuyển biến tích cực.
2.10.8. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
2.10.8.1. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 đối với trường
tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập;
c) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt.
2.10.8.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ lệ
các hạng mục công trình kiên cố, mật độ sử dụng đất đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở
vật chất mức độ 1 đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
2.10.9. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
2.10.9.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ học sinh
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục;
hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục
đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ
học trở lại lớp.
2.10.9.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây
dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức,
đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống,
pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao và các nội dung giáo dục khác cho học
sinh; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia
đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh
hùng ở địa phương.
2.10.10. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
2.10.10.1. Tiêu chí 5.1: Kế
hoạch giáo dục của nhà trường
a) Đảm bảo tính cập nhật các
quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục;
b) Được phổ biến, công khai để
giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng biết và phối hợp, giám sát nhà
trường thực hiện kế hoạch.
2.10.10.2. Tiêu chí 5.2: Thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
a) Thực hiện đúng chương trình,
kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy
học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học
sinh;
b) Phát hiện và bồi dưỡng học
sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.
2.10.10.3. Tiêu chí 5.3: Thực
hiện các hoạt động giáo dục khác
Được tổ chức có hiệu quả, tạo
cơ hội cho học sinh tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo.
2.10.10.4. Tiêu chí 5.4: Công
tác phổ cập giáo dục tiểu học
Trong địa bàn tuyển sinh của
trường tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%.
2.10.10.5. Tiêu chí 5.5: Kết
quả giáo dục
a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành
chương trình lớp học đạt ít nhất 90%;
b) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn
thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 85%, đối với trường thuộc xã có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 75%.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 3
Trường tiểu học đạt Mức 3 khi
đảm bảo các tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học mức 2 và các tiêu chuẩn sau:
2.10.11. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
2.10.11.1. Tiêu chí 1.1: Phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều
chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên
trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
2.10.11.2. Tiêu chí 1.3: Tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn
thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức
khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
2.10.11.3. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hoạt động của tổ chuyên môn,
tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động
của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu
quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2.10.11.4. Tiêu chí 1.6: Quản
lý hành chính, tài chính và tài sản
Có kế hoạch dài hạn, trung hạn
và ngắn hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà
trường, thực tế địa phương.
2.10.12. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
2.10.12.1. Tiêu chí 2.1: Đối
với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Trong 05 năm liên tiếp tính đến
thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít
nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
2.10.12.2. Tiêu chí 2.2: Đối
với giáo viên
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo
viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên
ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên ở mức tốt.
2.10.12.3. Tiêu chí 2.3: Đối
với nhân viên
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng
được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy
đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
2.10.12.4. Tiêu chí 2.4: Đối
với học sinh
Học sinh có thành tích trong
học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà
trường.
2.10.13. Tiêu chuẩn 3: Cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học
2.10.13.1. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 đối với trường
tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hỗ trợ học tập;
b) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt.
2.10.13.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ
lệ các hạng mục công trình kiên cố đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất
mức độ 2 đối với trường tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.10.14. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
2.10.14.1. Tiêu chí 4.1: Ban
đại diện cha mẹ học sinh
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban
đại diện cha mẹ học sinh.
2.10.14.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở
thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
2.10.15. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
2.10.15.1. Tiêu chí 5.2: Thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
Hằng năm, rà soát, phân tích,
đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt
động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.
2.10.15.2. Tiêu chí 5.3: Thực
hiện các hoạt động giáo dục khác
Nội dung và hình thức tổ chức
các hoạt động phân hóa theo nhu cầu, năng lực sở trường của học sinh.
2.10.15.3. Tiêu chí 5.4: Công
tác phổ cập giáo dục tiểu học
Trong địa bàn tuyển sinh của
trường tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 98%.
2.10.15.4. Tiêu chí 5.5: Kết
quả giáo dục
a) Tỷ lệ học sinh hoàn thành
chương trình lớp học đạt ít nhất 95%;
b) Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn
thành Chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với trường thuộc xã có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC MỨC 4
Trường tiểu học đạt Mức 4 khi
đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học Mức 3 và các quy định sau:
- Kế hoạch giáo dục của nhà
trường có những nội dung được tham khảo Chương trình giáo dục tiên tiến của các
nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, phù hợp, hiệu quả và góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đảm bảo 100% cho học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu hoàn thành mục tiêu giáo dục dành
cho từng cá nhân với sự tham gia của nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan.
- Thư viện có hệ thống hạ tầng
công nghệ thông tin hiện đại, có kết nối Internet đáp ứng yêu cầu các hoạt động
của nhà trường; có nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số phong phú đáp ứng
yêu cầu các hoạt động nhà trường.
- Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng,
chiến lược phát triển nhà trường.
- Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường có ít nhất 02 năm có kết quả giáo dục, các
hoạt động khác của nhà trường vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế
- xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.
- Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn
trình độ đào tạo đạt ít nhất 20%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh
giá có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ mức khá trở lên, trong đó có ít
nhất 70% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức tốt.
- Tỷ lệ học sinh hoàn thành
chương trình lớp học đạt ít nhất 97%; tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành
chương trình tiểu học đạt 100%.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
tiểu học.
Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT
ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông
tư số 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Công nhận trường trung
học đạt chuẩn Quốc gia
(Trường trung học bao gồm:
trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều
cấp học; trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện; trường phổ thông dân tộc
nội trú cấp tỉnh; trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường chuyên).
3.1. Trình tự thực hiện:
a) Trường trung học gửi hồ sơ.
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài của trường trung học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý
và thông tin cho trường trung học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp
tục hoàn thiện;
- Gửi hồ sơ đăng ký đánh giá
ngoài của trường trung học đã được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo có
trách nhiệm:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo, thông tin cho Phòng
Giáo dục và Đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu
tiếp tục hoàn thiện;
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
đăng ký đánh giá ngoài từ các trường trung học trên địa bàn thuộc phạm vi quản
lý và thông tin cho trường trung học biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá
ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;
- Thực hiện việc thành lập
đoàn đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước
trong quy trình đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 28 của Quy định này trong
thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc
trường trung học hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài.
d) Quy trình đánh giá ngoài
trường trung học gồm các bước sau:
- Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.
- Khảo sát sơ bộ tại trường
trung học.
- Khảo sát chính thức tại
trường trung học.
- Dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài.
- Lấy ý kiến phản hồi của
trường trung học về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá
ngoài.
đ) Sau khi thống nhất trong
đoàn đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho
trường trung học để lấy ý kiến phản hồi.
e) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường trung học có
trách nhiệm gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất trí hoặc
không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài; trường hợp không nhất
trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.
g) Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường trung học, đoàn đánh giá
ngoài phải thông báo bằng văn bản cho trường trung học biết những ý kiến tiếp
thu hoặc bảo lưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn
10 ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo cho trường trung
học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo
cáo đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường trung học.
h) Trường hợp quá thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường
trung học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với dự thảo báo cáo
đánh giá ngoài. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, đoàn đánh giá ngoài
hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và trường
trung học.
i) Trong thời hạn 20 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường
trung học.
3.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ:
3.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Công văn đăng ký đánh giá
ngoài, trong đó có nêu rõ nguyện vọng đánh giá ngoài trường trung học để được
công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia
hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt
chuẩn quốc gia.
b) Báo cáo tự đánh giá: 02
(hai) bản.
3.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết:
03 tháng và 20 ngày làm việc,
trong đó:
a) Trong thời hạn 03 tháng kể
từ ngày thông tin cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc trường trung học biết hồ
sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài: Thực hiện các bước trong quy trình đánh
giá ngoài được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Quy định về kiểm
định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban
hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT;
b) Trong thời hạn 20 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường
trung học.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính:
Trường trung học cơ sở; trường
trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường phổ thông dân
tộc nội trú cấp huyện; trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh; trường phổ
thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; trường phổ thông dân
tộc bán trú; trường chuyên.
3.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo
3.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Bằng công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu tại Phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư số 22/2024/TT- BGDĐT).
3.8. Phí, lệ phí:
Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia Mức độ 1
- Đối với trường thành lập mới
phải có ít nhất 05 năm hoạt động và có ít nhất một khóa học sinh đã hoàn thành Chương
trình giáo dục phổ thông cấp trung học; đối với trường được thành lập do sáp
nhập, chia tách phải sau ít nhất 02 năm hoạt động
- Trường được đánh giá đạt Mức
2.
Điều kiện công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia Mức độ 2
- Đối với trường thành lập mới
phải có ít nhất 05 năm hoạt động và có ít nhất một khóa học sinh đã hoàn thành Chương
trình giáo dục phổ thông cấp trung học; đối với trường được thành lập do sáp
nhập, chia tách phải sau ít nhất 02 năm hoạt động
- Trường được đánh giá đạt Mức
3 trở lên.
Tiêu chuẩn đánh giá trường
trung học các Mức 1, 2, 3 và 4 cụ thể như sau:
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC MỨC 1
3.10.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
3.10.1.1. Tiêu chí 1.1: Phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
a) Phù hợp với mục tiêu giáo
dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản
và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng
hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử
của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng
của địa phương, trang thông tin điện tử của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo
dục và Đào tạo.
3.10.1.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ
rà soát, đánh giá.
3.10.1.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Các đoàn thể và tổ chức khác
trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
c) Hằng năm, các hoạt động được
rà soát, đánh giá.
3.10.1.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Có hiệu trưởng, số lượng phó
hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn
phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng
có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
3.10.1.5. Tiêu chí 1.5: Lớp học
a) Có đủ các lớp của cấp học;
b) Học sinh được tổ chức theo
lớp; lớp học được tổ chức theo quy định;
c) Lớp học hoạt động theo nguyên
tắc tự quản, dân chủ.
3.10.1.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Hệ thống hồ sơ của nhà
trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu
chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ
tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung,
cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính,
tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
3.10.1.7. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của
nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
3.10.1.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với
quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch giáo dục được
xây dựng, phê duyệt và được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời theo quy
định;
c) Hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, đảm bảo chất
lượng, hiệu quả.
3.10.1.9. Tiêu chí 1.9: Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy,
quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết
đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở.
3.10.1.10. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Đảm bảo theo quy định về
an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an
toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các
tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; an toàn phòng, chống
tai nạn, thương tích;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây
nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người
dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong
nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị,
hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
3.10.2. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
3.10.2.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu
trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
3.10.2.2.Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên
đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
b) Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn
trình độ đào tạo đảm bảo quy định của Chính phủ và lộ trình nâng chuẩn trình độ
đào tạo giáo viên theo kế hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt
chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
3.10.2.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Có nhân viên hoặc giáo viên
kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù
hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được
giao.
3.10.2.4. Tiêu chí 2.4: Đối với
học sinh
a) Đảm bảo về tuổi học sinh
theo quy định;
b) Thực hiện các nhiệm vụ theo
quy định;
c) Được đảm bảo các quyền theo
quy định.
3.10.3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
Đối với trường trung học
cơ sở, trung học phổ thông
3.10.3.1. Tiêu chí 3.1: Địa
điểm, quy mô, diện tích đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao
gồm:
a) Vị trí đặt trường, điểm
trường;
b) Quy mô;
c) Diện tích khu đất xây
dựng trường, điểm trường, diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình.
3.10.3.2. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập;
c) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt.
3.10.3.3. Tiêu chí 3.3: Hạ
tầng kỹ thuật, các hạng mục công trình kiên cố và thiết bị dạy học đảm bảo tiêu
chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao
gồm:
a) Hệ thống cấp nước sạch;
hệ thống cấp điện; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hạ tầng công nghệ thông tin,
liên lạc và khu thu gom rác thải;
b) Tỷ lệ các hạng mục công
trình kiên cố;
c) Thiết bị dạy học.
Đối với trường phổ thông
có nhiều cấp học
Áp dụng theo các quy định
đối với cấp học cao nhất của trường và các quy định sau:
3.10.3.4. Tiêu chí 3.1: Quy
mô, diện tích theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Quy mô đảm bảo quy định
đối với trường có nhiều cấp học;
b) Diện tích sàn xây dựng
các hạng mục công trình của khối phòng học tập và phòng hỗ trợ học tập đảm bảo
theo quy định của từng cấp học;
c) Diện tích sàn xây dựng
các hạng mục công trình của khối phụ trợ; khu sân chơi, thể dục thể thao; phục
vụ sinh hoạt đảm bảo theo quy định của từng cấp học.
3.10.3.5. Tiêu chí 3.2: Đảm
bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu đối với trường phổ thông có nhiều cấp
học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập; khối phụ trợ; khu sân chơi, bãi tập, thể dục thể thao;
b) Tỷ lệ hạng mục công trình
kiên cố;
c) Thiết bị dạy học.
3.10.4. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
3.10.4.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ học sinh
a) Được thành lập và hoạt động
theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo
năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch
hoạt động đúng tiến độ.
3.10.4.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính
quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận
thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các
nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
3.10.5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
3.10.5.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện kế hoạch giáo dục
a) Xây dựng kế hoạch giáo
dục nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Tổ chức thực hiện kế
hoạch giáo dục nhà trường đầy đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh;
c) Tổ chức kiểm tra, rà soát
đánh giá và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường theo khung kế hoạch thời
gian năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.10.5.2. Tiêu chí 5.2: Tổ chức
hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu,
học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện
a) Có kế hoạch giáo dục cho học
sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong
học tập và rèn luyện;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch
hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu,
học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;
c) Hằng năm rà soát, đánh giá
các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu,
học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.
3.10.5.3. Tiêu chí 5.6: Kết quả
giáo dục
a) Kết quả học tập, rèn luyện
của học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và
tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
c) Định hướng phân luồng cho
học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC MỨC 2
Trường trung học đạt mức mức
2 khi đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học mức 1 và các tiêu chuẩn sau:
3.10.6. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
3.10.6.1. Tiêu chí 1.1: Phương
hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Nhà trường có các giải pháp
giám sát việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
3.10.6.2. Tiêu chí 1.2: Hội
đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
Hoạt động có hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.10.6.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn
lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác
có đóng góp tích cực trong các hoạt động của nhà trường.
3.10.6.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề
xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề có tác dụng nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn,
tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
3.10.6.5. Tiêu chí 1.6: Quản lý
hành chính, tài chính và tài sản
a) Ứng dụng công nghệ thông tin
hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính,
tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
3.10.6.6. Tiêu chí 1.7: Quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên
Có các biện pháp để phát huy
năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
3.10.6.7. Tiêu chí 1.8: Quản lý
các hoạt động giáo dục
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản
lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường
theo quy định (nếu có).
3.10.6.8. Tiêu chí 1.9: Thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở
Các biện pháp và cơ chế giám
sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
3.10.6.9. Tiêu chí 1.10: Đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
a) Cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn và thực hiện phương án đảm bảo
an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn,
thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa,
thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng,
chống bạo lực trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm
tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực
học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
3.10.7. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
3.10.7.1. Tiêu chí 2.1: Đối với
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở
mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về
lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín
nhiệm.
3.10.7.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức
đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá
trở lên và có ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Có khả năng tổ chức các hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng
hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá
không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
3.10.7.3. Tiêu chí 2.3: Đối với
nhân viên
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên
đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở
lên.
3.10.7.4. Tiêu chí 2.4: Đối với
học sinh
Học sinh vi phạm các hành vi
không được làm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù
hợp và có chuyển biến tích cực.
3.10.8. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học
Đối với trường trung học
cơ sở, trung học phổ thông
3.10.8.1. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng hành chính
quản trị;
b) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập;
c) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt.
3.10.8.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ
lệ các hạng mục công trình kiên cố, mật độ sử dụng đất đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở
vật chất mức độ 1 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với trường trung học
phổ thông có nhiều cấp học
Trường phổ thông có nhiều
cấp học đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Mức 2 phải đảm bảo
tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 đối với trường phổ thông có nhiều cấp học
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định tại Điều 14 của Quy
định này.
3.10.9. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
3.10.9.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại
diện cha mẹ học sinh
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục;
hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục
đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ
học trở lại lớp.
3.10.9.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính
quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây
dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức,
đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống,
pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao và các nội dung giáo dục khác cho học
sinh; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia
đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh
hùng ở địa phương.
3.10.10. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
3.10.10.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông
a) Thực hiện đúng chương trình,
kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy
học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học
sinh;
b) Phát hiện và bồi dưỡng học
sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.
3.10.10.2. Tiêu chí 5.2: Tổ
chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng
khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp
ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.
3.10.10.3. Tiêu chí 5.3: Thực
hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định
Nội dung giáo dục địa phương
phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.
3.10.10.4. Tiêu chí 5.4: Các
hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp
a) Tổ chức được các hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp với các hình thức phong phú phù hợp học sinh và đạt
kết quả thiết thực;
b) Định kỳ rà soát, đánh giá kế
hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
3.10.10.5. Tiêu chí 5.5: Hình
thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh
a) Hướng dẫn học sinh biết tự
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện;
b) Khả năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn của học sinh từng bước hình thành và phát triển.
3.10.10.6. Tiêu chí 5.6: Kết
quả giáo dục
a) Kết quả học tập, rèn
luyện của học sinh có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời
điểm đánh giá;
b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và
tốt nghiệp có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm
đánh giá.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC MỨC 3
Trường trung học đạt mức mức
3 khi đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học mức 2 và các tiêu chuẩn sau:
3.10.11. Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và quản lý nhà trường
3.10.11.1. Tiêu chí 1.1: Phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều
chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương
hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên
trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
3.10.11.2. Tiêu chí 1.3: Tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn
thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác
có đóng góp hiệu quả trong các hoạt động nhà trường và cộng đồng.
3.10.11.3. Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
a) Hoạt động của tổ chuyên môn,
tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong
nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu
quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3.10.11.4. Tiêu chí 1.6: Quản
lý hành chính, tài chính và tài sản
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà
trường, thực tế địa phương.
3.10.12. Tiêu chuẩn 2: Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
3.10.12.1. Tiêu chí 2.1: Đối
với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Trong 05 năm liên tiếp tính đến
thời điểm đánh giá, được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên,
trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.
3.10.12.2. Tiêu chí 2.2: Đối với
giáo viên
a) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo
viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên
ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề
nghiệp giáo viên ở mức tốt;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, giáo viên có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.
3.10.12.3. Tiêu chí 2.3: Đối
với nhân viên
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng
được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy
đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
3.10.12.4. Tiêu chí 2.4: Đối
với học sinh
Học sinh có thành tích trong
học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà
trường.
3.10.13. Tiêu chuẩn 3: Cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học
Đối với trường trung học cơ
sở, trung học phổ thông
3.10.13.1. Tiêu chí 3.2: Các
hạng mục công trình đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
a) Khối phòng học tập; khối
phòng hỗ trợ học tập;
b) Khối phụ trợ; khu sân
chơi, thể dục thể thao.
3.10.13.2. Tiêu chí 3.3: Tỷ
lệ các hạng mục công trình kiên cố đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất
mức độ 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với trường phổ thông
có nhiều cấp học
Trường phổ thông có nhiều
cấp học đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Mức 3 phải đảm bảo
tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 đối với trường phổ thông có nhiều cấp học
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định tại Điều 19 của Quy
định này.
3.10.14. Tiêu chuẩn 4: Quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
3.10.14.1. Tiêu chí 4.1: Ban
đại diện cha mẹ học sinh
Phối hợp có hiệu quả với nhà
trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban
đại diện cha mẹ học sinh.
3.10.14.2. Tiêu chí 4.2: Công
tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của
nhà trường
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính
quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở
thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
3.10.15. Tiêu chuẩn 5: Hoạt
động giáo dục và kết quả giáo dục
3.10.15.1. Tiêu chí 5.1: Thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông
Hằng năm, rà soát, phân tích,
đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt
động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.
3.10.15.2. Tiêu chí 5.2: Tổ
chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng
khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện
Nhà trường có học sinh năng
khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận.
3.10.15.3. Tiêu chí 5.5: Hình
thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh
Bước đầu, học sinh có khả năng nghiên
cứu khoa học, công nghệ theo người hướng dẫn, chuyên gia khoa học và người giám
sát chỉ dẫn.
3.10.15.4. Tiêu chí 5.6: Kết
quả giáo dục
a) Kết quả học lực, hạnh kiểm
của học sinh:
- Kết quả học tập theo mức
Tốt: tỷ lệ học sinh được đánh giá theo mức Tốt của trường thuộc vùng khó khăn
đạt từ 5% trở lên đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
từ 20% trở lên đối với trường chuyên; tỷ lệ học sinh được đánh giá theo mức Tốt
của trường thuộc các vùng còn lại đạt từ 10% trở lên đối với trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông và từ 25% trở lên đối với trường chuyên;
- Kết quả học tập theo mức
Khá: tỷ lệ học sinh được đánh giá theo mức Khá của trường thuộc vùng khó khăn
đạt từ 30% trở lên đối với trường trung học cơ sở, từ 20% trở lên đối với
trường trung học phổ thông và từ 55% trở lên đối với trường chuyên; tỷ lệ học
sinh được đánh giá theo mức Khá của trường thuộc các vùng còn lại đạt từ 35%
trở lên đối với trường trung học cơ sở, từ 25% trở lên đối với trường trung học
phổ thông và từ 60% trở lên đối với trường chuyên;
- Kết quả học tập theo mức
Chưa đạt: tỷ lệ học sinh được đánh giá theo mức Chưa đạt của trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông thuộc vùng khó khăn không quá 10%; tỷ lệ học
sinh được đánh giá theo mức Chưa đạt của trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông thuộc các vùng còn lại không quá 5%; trường chuyên không có học
sinh xếp loại Chưa đạt;
- Kết quả rèn luyện: tỷ lệ
học sinh trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được đánh giá ở mức
Khá, Tốt từ 90% trở lên và từ 98% trở lên đối với trường chuyên;
b) Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu
ban:
- Vùng khó khăn: không quá
3% học sinh bỏ học, không quá 5% học sinh không được lên lớp; trường chuyên
không có học sinh không được lên lớp và không có học sinh bỏ học;
- Các vùng còn lại: không
quá 1% học sinh bỏ học, không quá 2% học sinh không được lên lớp; trường chuyên
không có học sinh không được lên lớp và không có học sinh bỏ học.
TIÊU
CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC MỨC 4
Trường trung học đạt mức mức
4 khi đảm bảo Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học mức 3 và các quy định sau:
+ Kế hoạch giáo dục của nhà
trường có những nội dung được tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các
nước trong khu vực và thế giới theo quy định, phù hợp và góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
+ Đảm bảo 100% cho học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu hoàn thành mục tiêu giáo dục dành
cho từng cá nhân với sự tham gia của nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan.
+ Nhà trường tại địa bàn vùng
khó khăn có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến
thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nhà trường các vùng
còn lại có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến
thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn được cấp thẩm quyền
ghi nhận.
+ Thư viện có hệ thống hạ tầng
công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế.
Thư viện có kết nối Internet băng thông rộng, có mạng không dây, đáp ứng yêu
cầu các hoạt động của nhà trường; có nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số
phong phú đáp ứng yêu cầu các hoạt động nhà trường.
+ Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng,
chiến lược phát triển nhà trường.
+ Trong 05 năm liên tiếp tính
đến thời điểm đánh giá, nhà trường có ít nhất 02 năm có kết quả giáo dục, các
hoạt động khác của nhà trường vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế
- xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và công đồng ghi nhận.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp
học.
Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT
ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông
tư số 18/2018/TT- BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chú thích:
Phần chữ in nghiêng là nội
dung được sửa đổi, bổ sung./.