ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 52/2014/QĐ-UBND
|
Kon
Tum, ngày 16 tháng 09 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CỤ THỂ MỨC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ
ĐỊNH SỐ 14/2014/NĐ-CP NGÀY 26/02/2014 CỦA CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày
29/11/2013;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;
Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
396/TTr-STNMT ngày 28/8/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bồi
thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình
trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
1.
Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di
dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến
220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định số
14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ
phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng
trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ
được thực hiện một lần như sau:
a. Nhà ở, công trình phụ phục vụ
sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn
đường dây dẫn điện trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về
đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày thông báo thực hiện dự án
công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được bồi thường,
hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo
vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
b. Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể bằng 70% giá trị phần nhà ở, công
trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an
toàn đường dây dẫn điện trên không, theo đơn giá xây dựng mới nhà ở, công trình
phụ phục vụ sinh hoạt có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do UBND tỉnh quy định (đơn
giá xây dựng nhà ở, vật kiến trúc tại thời điểm do UBND tỉnh quy định).
c. Trường hợp nhà ở, công trình phụ
phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất
nằm trong hành lang an toàn lưới điện không đủ điều kiện bồi thường về đất theo
quy định của pháp luật, thì được hỗ trợ bằng
50% giá trị tại Điểm b, khoản 1 Điều này.
2.
Nhà ở, công trình được xây dựng trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình
lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a. Nếu chưa đáp ứng các điều kiện
quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ
thì chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp phải chịu kinh phí và tổ chức thực
hiện việc cải tạo nhằm đáp ứng các điều kiện đó.
b. Trường hợp phá dỡ một phần, phần
còn lại vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định
tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ thì chủ đầu
tư lưới điện cao áp có trách nhiệm: Chi trả, bồi thường phần giá trị nhà, công
trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn
tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ hoặc bồi thường di dời nhà ở
công trình. Chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn
tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ hoặc chi phí bồi thường di
dời nhà ở công trình do UBND các huyện, thành phố lập cho từng trường hợp cụ thể theo hiện trạng thực tế, trình UBND tỉnh
(qua Sở Xây dựng để phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh)
phê duyệt để thực hiện.
c. Trường
hợp nhà ở, công trình không thể cải tạo được để đáp ứng
điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của
Chính phủ mà phải dỡ bỏ hoặc di dời, thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ
trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất.
Điều 2. Bồi
thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện
trên không.
1.
Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong
hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc
diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do
hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ
trợ được thực hiện một lần như sau:
a. Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở
được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai.
b. Diện tích đất ở được bồi thường,
hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện
tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên
không. Mức bồi thường, hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên
diện tích đất nằm trong hành lang.
c. Trên cùng một thửa đất, bao gồm
đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an
toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở
thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được
bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường thu hồi các loại
đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang;
d. Trường hợp đất ở không đủ điều
kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thì được hỗ trợ bằng 50% mức bồi
thường, hỗ trợ quy định tại Điểm b Khoản
1 Điều này.
2.
Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường
dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ
trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ
trợ được thực hiện một lần, bằng 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng
cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ
an toàn đường dây dẫn điện trên không.
3.
Mức bồi thường, hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, kinh phí chi trả từ
nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.
Điều 3. Bồi
thường đối với cây trong và ngoài hành
lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
1.
Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong
hành lang an toàn lưới điện, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại
Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ thì được
bồi thường theo quy định hiện hành.
2.
Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong
hành lang thuộc loại không phải chặt bỏ và cấm trồng như quy định tại Khoản 3
Điều 12 hoặc cây ngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định
tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ
thì đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho
đường dây dẫn điện trên không và thực hiện bồi
thường theo quy định.
3.
Mức bồi thường đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này
được thực hiện một lần đối với từng loại cây và theo đơn giá cây trồng tại thời
điểm do UBND tỉnh quy định.
Điều 4. Đối với các dự án, công trình đã được phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ và các dự
án, công trình đã thực hiện chi trả xong việc bồi thường, hỗ trợ thì không thực
hiện theo quy định tại Quyết định này.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở:
Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và phát
triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế
Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 của UBND tỉnh Kon Tum./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Công thương;
- Cục KTVB QPPL-Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Chủ tịch các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Chi cục văn thư lưu trữ;
- Như điều 5;
- Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT- KTN4.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hùng
|