ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5133/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
26 tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NỘI BỘ LĨNH VỰC THANH TRA THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA UBND TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà
nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Công văn số
5990/VPCP-KSTT ngày 22/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc công bố,
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ;
Theo đề nghị của Chánh Thanh
tra tỉnh tại Tờ trình số 3186/TTr-TTTH ngày 24/12/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt phương án đơn giản hóa 09 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Thanh tra
thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh Thanh Hóa (có Phương án kèm theo).
Điều 2. Giao
Thanh tra tỉnh dự thảo Báo cáo thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành
chính nội bộ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành gửi Thanh
tra Chính phủ.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Chánh Thanh tra tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Thanh tra Chính phủ (để b/c);
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, KSTTHCNC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thi
|
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC THANH TRA
(Kèm theo Quyết định số 5133/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
1. Thủ tục:
Cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra
1.1. Nội dung đơn giản
hóa
a. Về thời gian giải quyết: Cắt
giảm thời gian giải quyết thủ tục "Cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra" từ
30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ xuống còn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Lý do: Thành phần hồ sơ, điều
kiện xem xét thực hiện thủ tục cấp mới, cấp đổi Thẻ thanh tra đã được quy định
cụ thể tại Luật Thanh tra năm 2022, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của
Chính phủ, Thông tư số 05/2024/TT-TTCP ngày 26/4/2024 của Tổng Thanh tra Chính
phủ; đối tượng được cấp Thẻ thanh tra đều do cơ quan Nhà nước quản lý hồ sơ,
không mất nhiều thời gian xác minh điều kiện thực hiện thủ tục hành chính nên
có thể giảm thời gian.
b. Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị bỏ Quyết định hoặc bản sao Quyết định bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra.
Lý do: Trong Danh sách đề nghị
cấp mới thẻ Thanh tra đã có thông tin về Quyết định bổ nhiệm, thông tin đó có
thể tra cứu trên Hệ thống thông tin Giải quyết hồ sơ công việc vì vậy không cần
thiết phải cung cấp bản giấy Quyết định, nhằm giảm chi phí, công sức cho công
chức phải phô tô giấy tờ, hồ sơ.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Thanh tra Chính phủ sửa
đổi thời gian và thành phần hồ sơ tại khoản 3 Điều 7 và khoản 3 Điều 8 Thông tư
số 05/2024/TT-TTCP ngày 26/4/2024.
1.3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 11.360.000đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 5.600.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 5.760.000
đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
50,70%.
2. Thủ tục:
Cấp lại thẻ Thanh tra
2.1. Nội dung đơn giản
hóa
a. Về thời gian giải quyết: Cắt
giảm thời gian giải quyết thủ tục “Cấp lại Thẻ thanh tra” từ 30 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ xuống còn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Lý do: Thành phần hồ sơ, điều
kiện xem xét thực hiện thủ tục cấp lại Thẻ thanh tra đã được quy định cụ thể tại
Luật Thanh tra năm 2022, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ,
Thông tư số 05/2024/TT-TTCP ngày 26/4/2024 của Tổng Thanh tra Chính phủ; đối tượng
được cấp Thẻ thanh tra đều do cơ quan Nhà nước quản lý hồ sơ, không mất thời
gian xác minh điều kiện thực hiện thủ tục hành chính nên có thể giảm thời gian.
b. Về thành phần hồ sơ:
Đề nghị bỏ Đơn xin cấp lại Thẻ thanh tra
Lý do: Việc làm đơn xin cấp lại
thẻ làm mất thời gian công sức đồng thời đã có Tờ trình của đơn vị vì vậy không
cần thiết phải cung cấp thêm Đơn xin cấp lại thẻ thanh tra của công chức nữa.
2.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Thanh tra Chính phủ sửa
đổi thời gian và thành phần hồ sơ tại khoản 3 Điều 7 và khoản 3 Điều 9 Thông tư
số 05/2024/TT-TTCP ngày 26/4/2024.
2.3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 10.560.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 5.120.000 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 5.440.000
đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
51,52%.
3. Thủ tục:
Ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức
vụ, quyền hạn
3.1. Nội dung đơn giản
hóa
a. Về thành phần hồ sơ, số
lượng hồ sơ: Đề nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục
này.
Lý do: Tại Điều 24, 25, 26 Luật
Phòng chống tham nhũng chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
b) Về thời hạn xử lý: Đề
nghị bổ sung quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
Lý do: Tại Điều 24, 25, 26 Luật
Phòng chống tham nhũng chưa quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Quốc hội sửa đổi
thành phần, số lượng hồ sơ, thời gian giải quyết tại Điều 24, 25, 26 Luật Phòng
chống tham nhũng năm 2018.
3.3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 338,600,000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 161,960,000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm:
176,640,000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
52,17%
4. Thủ tục:
Thực hiện việc giải trình
4.1. Nội dung đơn giản
hóa
a. Về thời hạn xử lý: Điều
chỉnh thời hạn thực hiện việc giải trình từ 15 ngày thành 10 ngày.
Lý do: Thời gian thực hiện giải
trình 15 ngày quá dài trong khi thời hạn thanh tra hoặc kiểm tra thường từ 30 đến
45 ngày. Việc rút ngắn thời gian giải quyết giúp tiết kiệm thời gian, chi phí
thực hiện cho tổ chức và cá nhân, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan
có thẩm quyền giải quyết thủ tục và thực hiện nhiệm vụ.
4.2. Kiến nghị thực thi: Kiến
nghị Chính phủ sửa đổi Điều 13, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP như sau:
“b) Thời hạn thực hiện việc giải
trình không quá 10 ngày, kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình;
trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần; thời gian gia hạn
không quá 10 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình”.
4.3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 333,440,000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 154,240,000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm:
179,200,000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
53,74%.
5. Thủ tục:
Ban hành kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
5.1. Nội dung đơn giản
hóa
a. Về thành phần hồ sơ, số
lượng hồ sơ: Đề nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục
này.
Lý do: Tại Điều 21 Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ chưa quy định cụ thể thành phần hồ
sơ, số lượng hồ sơ.
b. Về thời hạn xử lý: Đề
nghị bổ sung quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
Lý do: Tại Điều 21 Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ chưa quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
5.2. Kiến nghị thực thi
Kiến nghị Chính phủ sửa đổi về
thành phần, số lượng hồ sơ, thời gian giải quyết tại Điều 21 Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.
5.3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 164.200.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 78.440.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 85.760.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí sau
đơn giản hóa: 52,23%.
6. Thủ tục:
Ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm (sau khi được Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt nội dung kế hoạch)
6.1. Nội dung đơn giản
hóa
a. Về thành phần hồ sơ, số
lượng hồ sơ: Đề nghị quy định cụ thể thành phần, số lượng hồ sơ của thủ tục
này.
Lý do: Tại Nghị định số
130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập
chưa quy định cụ thể thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ.
b) Về thời hạn xử lý: Đề
nghị bổ sung quy định thời hạn xử lý hồ sơ.
Lý do: Tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP
ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập chưa quy định thời
hạn xử lý hồ sơ.
6.2. Kiến nghị thực thi
Kiến nghị Chính phủ sửa đổi về
thành phần, số lượng, thời gian xử lý hồ sơ tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP
ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập.
6.3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 117.160.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 56.680.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 60.480.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí sau
đơn giản hóa: 51,62%
7. Thủ tục:
Quyết định áp dụng biện pháp giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được
giao của người có xung đột lợi ích
7.1. Nội dung đơn giản
hóa
a. Về thời hạn xử lý: Đề
nghị bổ sung quy định thời hạn xử lý hồ sơ (10 ngày làm việc).
Lý do: Tại Điều 31, 32 Nghị định
số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng chưa quy định thời hạn xử lý hồ
sơ.
7.2. Kiến nghị thực thi
Kiến nghị Chính phủ sửa đổi về
thời gian giải quyết tại Điều 31, 32 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.
7.3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 96.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 48.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 48.000.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí sau
đơn giản hóa: 50%.
8. Thủ tục:
Quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được
giao của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích
sang vị trí công tác khác
8.1. Nội dung đơn giản
hóa
a. Về thành phần hồ sơ: Đề
nghị bổ sung quy định thành phần, số lượng hồ sơ.
Lý do: Tại Điều 31, 33 Nghị định
số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng chưa quy định thành phần, số lượng
hồ sơ.
8.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Chính phủ sửa đổi về
thành phần hồ sơ tại Điều 31, 33 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.
8.3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 96.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 48.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 48.000.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí sau
đơn giản hóa: 50%.
9. Thủ tục:
Quyết định áp dụng biện pháp đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được
giao của người có xung đột lợi ích
9.1. Nội dung đơn giản
hóa
a. Về thành phần hồ sơ: Đề
nghị bổ sung quy định thành phần, số lượng hồ sơ.
Lý do: Tại Điều 31, 34 Nghị định
số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng chưa quy định thành phần, số lượng
hồ sơ.
9.2. Kiến nghị thực thi
Kiến nghị Chính phủ quy định
thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ tại Điều 31, 34 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP
ngày 01/7/2019.
9.3. Lợi ích phương án
đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 96.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 48.000.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 48.000.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí sau
đơn giản hóa: 50%.