Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 513/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 12/03/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 513/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE GÓP PHẦN GIẢM THIỂU TAI NẠN VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam tại Công văn số 722/TCĐBVN-QLPT&NL ngày 06/3/2012 về việc đề nghị phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Tuấn.đt).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE GÓP PHẦN GIẢM THIỂU TAI NẠN VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 513/QĐ-BTGVT ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những năm qua nhiều tổ chức, cá nhân đã tham gia đầu tư, xây dựng các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe theo chủ trương xã hội hóa, đến nay, với 282 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô và 84 trung tâm sát hạch lái xe được phân bố hợp lý trong toàn quốc đã đáp ứng được nhu cầu học, ôn luyện và sát hạch lái xe của người dân.

Thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, thời gian qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều cố gắng trong quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sát hạch viên, cán bộ nghiệp vụ phục vụ nhu cầu sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe, nên chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe không ngừng nâng cao, góp phần quan trọng vào việc kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục như: nội dung, chương trình đào tạo chưa được bổ sung, thay đổi kịp thời để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử và kỹ năng xử lý các tình huống trên đường của đội ngũ lái xe khi tham gia giao thông, trong quản lý đào tạo có nơi chưa thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình đào tạo; trong công tác sát hạch, phần sát hạch lái xe trên đường vẫn theo hình thức truyền thống; Giấy phép lái xe còn lạc hậu, dễ bị tẩy sửa hoặc làm giả; chưa hình thành cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, văn bản số 1702/TTg-KTN ngày 24/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hưởng ứng thực hiện Năm an toàn giao thông 2012, việc nghiên cứu để đưa ra Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông là hết sức cần thiết.

Phần 1

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

I. Về văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn quản lý trên lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe

1.1 Hiện trạng

Trong những năm qua, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng dự thảo, trình Quốc hội khoá 12 ban hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008. So với Luật Giao thông đường bộ năm 2001, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có điều chỉnh một số nội dung liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như: Bổ sung quy định người điều khiển ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ móoc phải có giấy phép lái xe hạng FC; quy định tăng độ tuổi được cấp giấy phép lái xe hạng D, E và các hạng F, yêu cầu trình độ văn hoá đối với người điều khiển ô tô khách từ 10 chỗ ngồi trở lên.

Từ năm 2008, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Y tế đã nhiều lần sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe theo đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe như:

a) Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ đã quy định về:

Tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo, hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy, tiêu chuẩn giáo viên, xe tập lái, sân tập lái, đường tập lái, đội ngũ giáo viên, sát hạch viên được quy định cụ thể phù hợp thực tiễn;

Nội dung chương trình đào tạo; nội dung quy trình sát hạch; công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe được quy định cụ thể đến từng môn học, số giờ học, số km thực hành lái xe với từng hạng và thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Thực hiện Nghị quyết 45/NQ-CP ngày 16/11/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhằm công khai, minh bạch, đơn giản hoá 30% thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian đối với việc cấp, đổi giấy phép lái xe của người dân.

b) Quyết định số 4480/2002/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định trách nhiệm và xử lý khi vi phạm trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Quy định đã nêu cụ thể trách nhiệm, các vi phạm và hình thức xử lý khi vi phạm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.

c) Tiêu chuẩn Ngành số 22 TCN-286-01 Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ - Yêu cầu chung ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Tiêu chuẩn đã quy định cụ thể các yêu cầu kỹ thuật về sân sát hạch, xe cơ giới dùng để sát hạch, thiết bị dùng để sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe, các hạng mục công trình cơ bản xây dựng trong trung tâm như các phòng chức năng trong nhà điều hành và các công trình phụ trợ khác để các tổ chức và cá nhân xây dựng, cơ quan nhà nước kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.

d) Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/5/2011 của liên Bộ Tài chính và Giao thông vận tải hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.

Thông tư đã giao cho cơ sở đào tạo xây dựng mức thu học phí, đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước, niêm yết công khai và thoả thuận với người học thông qua hợp đồng đào tạo, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.

đ) Thông tư số 53/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

Thông tư đã quy định cụ thể mức thu đối với từng nội dung sát hạch, quy định chi tiết chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với cơ quan quản lý sát hạch và trung tâm sát hạch theo nguồn vốn đầu tư khi xây dựng trung tâm.

e) Quyết định số 4132/2001/QĐ-BYT ngày 04/10/2001 của Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Tiêu chuẩn đã phân loại thể lực đối với người điều khiển từng loại phương tiện cơ giới đường bộ, tiêu chuẩn sức khỏe đối với từng hạng thể lực, thời gian khám sức khỏe định kỳ đối với người điều khiển; quy định các xét nghiệm và trắc nghiệm bắt buộc.

1.2 Đánh giá

Qua thực tế triển khai thực hiện tại các địa phương, Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe và người đăng ký dự học, sát hạch lái xe đều đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe đã đầy đủ, chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và công khai, minh bạch, chặt chẽ đối với cơ quan quản lý. Tuy nhiên, các quy định trên vẫn tiếp tục phải hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng trong tình hình mới.

1.2.1 Đối với Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

a) Về tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe đã quy định cụ thể hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy, tiêu chuẩn giáo viên, xe tập lái, sân tập lái, đường tập lái. Tuy nhiên, các phòng học, trang thiết bị giảng dạy chưa phù hợp với các cơ sở đào tạo lái xe có lưu lượng lớn trên 1000 học viên; đội ngũ giáo viên dạy lái xe chưa được bổ túc thường xuyên để nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức mới.

b) Về nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo lái xe đã bổ sung nội dung đào tạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, kỹ năng điều khiển khi tham gia giao thông để phù hợp thực tiễn và quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Tuy nhiên, cần điều chỉnh số giờ học phù hợp với số km thực hành lái xe.

c) Về Quản lý công tác đào tạo

Cơ quan quản lý các địa phương đã theo dõi, định kỳ, đột xuất kiểm tra từ khâu tiếp nhận báo cáo đăng ký học, kiểm tra hết môn, thi cấp chứng chỉ nghề và đăng ký sát hạch, kế hoạch và tiến độ đào tạo, danh sách giáo viên và xe tập lái tham gia giảng dạy; cơ sở đào tạo đã công khai quy chế tuyển sinh, ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học; thực hiện kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể về nội dung và thống nhất mẫu hợp đồng, thanh lý hợp đồng đào tạo giữa người học và cơ sở đào tạo lái xe ô tô theo hướng quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của cơ sở đào tạo, của người học, tạo điều kiện để người học giám sát việc thực hiện; quy định cụ thể việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp.

d) Về Quản lý sát hạch

Việc sát hạch lái xe ô tô đã được tổ chức tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện, sử dụng thiết bị chấm điểm tự động để đánh giá trình độ của người lái xe khi sát hạch lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên, cần bổ sung quy định sử dụng thiết bị để giám sát quá trình sát hạch lái xe trên đường; quy định bắt buộc việc sát hạch lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4 tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện; quy định niên hạn sử dụng của ô tô sát hạch;

đ) Về cấp, đổi giấy phép lái xe

Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình đăng ký học, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe. Tuy nhiên, do chưa có hệ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nên một số lái xe đã lợi dụng để giả báo mất để có nhiều giấy phép lái xe, phát sinh thêm thủ tục hành chính cho cơ quan quản lý.

1.2.2 Đối với Quyết định số 4480/2002/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định trách nhiệm và xử lý khi vi phạm trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Quy định trách nhiệm và xử lý khi vi phạm trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ chưa chi tiết, hình thức xử lý chưa đủ mạnh mang tính răn đe.

1.2.3 Đối với Tiêu chuẩn Ngành số 22 TCN-286-01 Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ - Yêu cầu chung ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Tiêu chuẩn trung tâm sát hạch lái xe đã quy định cụ thể các yêu cầu về sân sát hạch, xe sát hạch, thiết bị sát hạch, các hạng mục công trình cơ bản và các công trình phụ trợ khác xây dựng trong trung tâm sát hạch cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý công tác sát hạch theo hướng công nghiệp, hiện đại, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng, công khai minh bạch. Tuy nhiên, cần có một số điều chỉnh như bổ sung nội dung sát hạch lái xe hạng FC, điều chỉnh kích thước hình của bài sát hạch ghép xe vào nơi đỗ, quy định cụ thể số lượng và yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị sát hạch, quy định bổ sung thiết bị theo dõi, giám sát trong phòng sát hạch lý thuyết, trên ô tô sát hạch lái xe trong hình và trên đường để nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình sát hạch.

1.2.4 Đối với Thông tư số 53/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

Thông tư đã quy định cụ thể mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với người dự sát hạch, cơ quan quản lý sát hạch, trung tâm sát hạch theo nguồn vốn đầu tư khi xây dựng trung tâm. Tuy nhiên, mức chi trả tiền thuê cơ sở vật, phương tiện, thiết bị kiểm tra chấm điểm, lưu giữ hồ sơ sát hạch, nhiên liệu phân biệt theo nguồn vốn đầu tư của trung tâm sát hạch, dẫn đến tỷ lệ (%) phí sát hạch để lại tại cơ quan quản lý sát hạch không thống nhất; cơ quan quản lý sát hạch muốn tỷ lệ (%) phí sát hạch để lại cao, có thể chọn trung tâm sát hạch lái xe ở xa với điều kiện nguồn vốn xây dựng trung tâm sát hạch lái xe đó do nhà nước đầu tư.

1.2.5 Đối với Quyết định số 4132/2001/QĐ-BYT ngày 04/10/2001 của Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Tiêu chuẩn đã phân loại thể lực đối với người điều khiển từng loại phương tiện cơ giới đường bộ, tiêu chuẩn sức khỏe, thời gian khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, chưa quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh hạng A1, A2; phân hạng thể lực chưa phù hợp với hạng của giấy phép lái xe; tiêu chuẩn sức khỏe quy định đối với từng hạng thể lực chưa phù hợp, khó áp dụng.

II. Về công tác quản lý đào tạo lái xe

2.1 Hiện trạng

2.1.1 Thực hiện chủ trương nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe, trong những năm qua, các cơ sở đào tạo lái xe ngoài việc đáp ứng các quy định của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội theo Luật Dạy nghề, đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tốt công tác đào tạo như:

a) Về hệ thống phòng học chuyên môn: đã có đủ số lượng, diện tích và cách bố trí liên hoàn các phòng học chuyên môn, đã quy định chi tiết các trang thiết bị, mô hình học cụ hiện đại phục vụ công tác đào tạo;

b) Về tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe: Đã quy định cụ thể phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn của giáo viên dạy lái xe để lựa chọn và tổ chức tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe;

c) Về xe tập lái: Đã quy định cụ thể số lượng, kiểu loại, tiêu chuẩn chất lượng, hình thức của xe tập lái để kiểm tra cấp giấy phép và phân biệt xe của các cơ sở đào tạo. Thực hiện lộ trình đổi mới xe tập lái của Bộ Giao thông vận tải, đến năm 2008, đã có 60% xe tập lái của các cơ sở đào tạo có thời gian sử dụng không quá 10 năm.

d) Về sân tập lái: Đã quy định tăng thêm diện tích sân tập lái, mặt sân phải được thảm bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ các tình huống tương tự như các tình huống cơ bản trên đường và trong trung tâm sát hạch.

2.1.2 Nội dung, chương trình đào tạo đã được phân bổ thời gian cụ thể đến từng môn học, số km thực hành lái xe đối với từng hạng giấy phép lái xe. Trong đó, đã bổ sung thời gian học môn đạo đức người lái xe và tìm hiểu kiến thức mới về xe nâng hạng và xe sử dụng số tự động.

2.1.3 Giáo trình đào tạo lái xe không ngừng được sửa đổi phù hợp thực tế, năm 2011 đã sửa đổi, ban hành bộ giáo trình đào tạo lái xe ô tô mới (lần thứ ba); trong đó, chú trọng bổ sung nội dung giáo dục đạo đức của người lái xe, văn hóa ứng xử của người lái xe khi tham gia giao thông, kỹ năng xử lý các tình huống trên đường, sơ cấp cứu người bị tai nạn giao thông. Thực tế cho thấy, chương trình, giáo trình đào tạo hiện nay phù hợp với thực tiễn không những trong nước mà cả đối với nước ngoài; các nước tiên tiến như Cộng hòa Pháp, Nhật bản, Hàn Quốc, Singgapor… đều có các đoàn chuyên gia sang tìm hiểu và trao đổi kinh nghiệm tại Việt Nam;

2.1.4 Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo lái xe, hệ thống cơ sở đào tạo lái xe đã được đầu tư nâng cấp, củng cố, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cả về số lượng và chất lượng, được phân bố hợp lý trong toàn quốc với 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô và 291 cơ sở đào tạo lái xe ô tô đã đáp ứng nhu cầu đào tạo lái xe của người dân theo hướng ngày càng thuận lợi và nâng cao chất lượng.

Các cơ sở đào tạo lái xe ôtô được hình thành và phát triển mạnh theo hướng xã hội hoá. Trong số 291 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, có: 43 cơ sở thuộc ngành giao thông vận tải (trong đó 17 cơ sở thuộc Bộ Giao thông vận tải, 26 cơ sở thuộc Sở GTVT, GTCC các tỉnh, thành phố); 09 cơ sở thuộc Bộ Công an, 36 cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng, 09 cơ sở thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 10 cơ sở thuộc Bộ Công thương, 14 cơ sở thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, 02 cơ sở thuộc Bộ Xây dựng, 02 cơ sở thuộc Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, 29 cơ sở thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, 19 cơ sở thuộc UBND cấp huyện trở lên, 05 cơ sở thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, 01 cơ sở thuộc Hội kỹ sư cơ khí ô tô, 01 cơ sở thuộc Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, 01 cơ sở thuộc Tập đoàn Sông Đà và 110 cơ sở tư thục.

2.1.5 Về cơ chế thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe

Trước đây, học phí đào tạo lái xe còn thấp, mức thu theo Thông tư số 44/2001/TT-BTC ngày 15/6/2001 của Bộ Tài chính mới đáp ứng được 40% chi phí đào tạo, mức thu theo Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007 của Bộ Tài chính mới đáp ứng được 50% chi phí đào tạo, dẫn đến cơ sở đào tạo chưa giảng dạy đủ nội dung, chương trình đào tạo cho người học.

Hiện nay, để giải quyết khó khăn cho các cơ sở đào tạo lái xe và phù hợp thực tế, liên Bộ Tài chính và Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/5/2011 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ; theo đó đã giao cho cơ sở đào tạo xây dựng mức thu học phí, đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước, niêm yết công khai và thoả thuận với người học thông qua hợp đồng đào tạo, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo.

2.1.6 Về quản lý đào tạo

Theo quy định hiện hành, việc quản lý đào tạo lái xe hiện nay do hai ngành là Lao động - Thương binh xã hội quản lý theo các quy định của Luật dạy nghề và ngành Giao thông đường bộ quản lý theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Trong thời gian qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tổng cục dạy nghề, các Sở GTVT và các Sở LĐ-TBXH ở các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, cấp giấy phép đào tạo; yêu cầu các cơ sở đào tạo công bố kế hoạch đào tạo và học phí; kiểm tra giám sát các cơ sở đào tạo về thực hiện các quy định của pháp luật và kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo.

Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên nên vẫn còn một số tồn tại như: việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo chưa nghiêm; một số cơ sở đào tạo quản lý chưa chặt chẽ để giáo viên thu thêm tiền của học viên không đúng quy định (xảy ra ở thời kỳ trước khi ban hành thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính); chất lượng công tác kiểm tra hết môn và cấp chứng chỉ nghề ở một số nơi còn thấp.

2.2 Đánh giá

Tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo, nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo hiện tại phù hợp thực tiễn; giáo trình đào tạo lái xe ô tô đã được sửa đổi lần 3 năm 2011 phù hợp quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đã bổ sung nội dung đào tạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, kỹ năng xử lý các tình huống khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, để phục vụ công tác đào tạo lái xe ngày càng tốt hơn, cần nghiên cứu, sửa đổi Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ để bổ sung một số quy định nhằm khắc phục một số điểm còn tồn tại đã nêu tại điểm 1.2.1 Mục I phần 1 của Đề án này; sửa đổi Giáo trình đào tạo lái xe mô tô để phù hợp quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và bổ sung nội dung đào tạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, kỹ năng điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông.

III. Về công tác quản lý sát hạch lái xe

3.1 Hiện trạng

3.1.1 Điều kiện cơ sở vật chất của các trung tâm sát hạch lái xe

Căn cứ Tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe số 22 TCN-286-01-Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ - Yêu cầu chung ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; từ năm 2002, Bộ GTVT đã chỉ đạo xây dựng thí điểm và từ năm 2004 thực hiện xây dựng theo hướng xã hội hoá và phát triển mạnh, các trung tâm sát hạch lái xe đã được triển khai xây dựng có đủ điều kiện về cơ sở vật chất như phòng sát hạch lý thuyết, phòng điều hành thiết bị sát hạch thực hành lái xe, sân sát hạch, xe sát hạch có lắp thiết bị chấm điểm tự động và các hạng mục công trình cơ bản đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe, được Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học Công nghệ của Bộ Giao thông vận tải kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động để Hội đồng sát hạch của các Sở Giao thông vận tải đến thuê sử dụng địa điểm tổ chức sát hạch lái xe cho người dân có nhu cầu.

Đến nay cả nước có 84 Trung tâm sát hạch lái xe (trong đó có 36 Trung tâm loại 1 và 48 Trung tâm loại 2), do các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các thành phần kinh tế xây dựng. Trong đó, có: 30 trung tâm do nhà nước đầu tư thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, 07 trung tâm thuộc Bộ Quốc phòng, 04 trung tâm thuộc Bộ Công an và 43 trung tâm do các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác xây dựng.

3.1.2 Nội dung và quy trình sát hạch lái xe đã được quy định cụ thể, trong thời gian vừa qua đã có những tiến bộ đáng kể, cụ thể là:

a) Sát hạch lý thuyết: Từ việc sát hạch trắc nghiệm trên giấy với bộ đề thi được soạn sẵn, ngành giao thông vận tải đã xây dựng Bộ 300 câu hỏi năm 2005) và 405 câu hỏi (năm 2009) và phần mềm sát hạch để người dự sát hạch thực hiện bài sát hạch trên máy vi tính với các đề sát hạch ngẫu nhiên lấy trong ngân hàng dữ liệu 405 câu hỏi; phòng sát hạch lý thuyết có gắn các camera lưu trữ dữ liệu và truyền ra màn hình trong phòng Hội đồng và phòng chờ, công khai quá trình sát hạch để thí sinh và người dân giám sát.

b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình: Từ các bài sát hạch tiến và lùi xe qua các cọc chuẩn, cán bộ sát hạch ngồi trên xe cùng với thí sinh để chấm điểm; hiện nay, khi sát hạch, không có cán bộ sát hạch ngồi trên ô tô sát hạch, thí sinh tự điều khiển ô tô qua các bài sát hạch trong sân, thiết bị tự động chấm điểm, trực tiếp thông báo kết quả trên ô tô sát hạch và biên bản tổng hợp được in ra từ máy tính; trong quá trình thí sinh thực hiện bài sát hạch, các lỗi vi phạm và kết quả sát hạch của thí sinh tại từng bài sát hạch được công khai trên loa phóng thanh, loa trong ô tô sát hạch và màn hình hiển thị trong phòng chờ để thí sinh và người dân giám sát.

- Sân sát hạch được xây dựng theo tiêu chuẩn trung tâm sát hạch lái xe, có đủ tình huống tương tự như các tình huống khi tham gia giao thông trên đường giao thông thực tế;

- Thiết bị chấm điểm tự động được lắp đặt trên phòng điều hành, ô tô sát hạch và tại hình các bài sát hạch trong sân sát hạch; thiết bị sử dụng cảm biến từ trường, cảm biến áp suất, ứng dụng công nghệ cơ khí, điện tử, tin học, truyền sóng vô tuyến để tự động báo lỗi và trừ điểm khi thí sinh điều khiển xe qua các bài sát hạch; thiết bị đã tự động thông báo kết quả sát hạch, các lỗi bị trừ điểm của từng thí sinh tại từng bài sát hạch trên ô tô sát hạch, trên phòng điều hành và công khai trên màn hình theo dõi tại phòng chờ sát hạch để người dân theo dõi, giám sát.

c) Sát hạch lái xe trên đường giao thông công cộng: Mỗi trung tâm sát hạch phải đăng ký đoạn đường sát hạch lái xe trên đường có đủ điều kiện theo quy định để Sở GTVT kiểm tra, chấp thuận và công bố công khai; việc ra các tình huống và chấm điểm sát hạch được công khai qua quy trình và biên bản sát hạch.

3.1.3 Tổ chức giám sát các kỳ sát hạch lái xe

Từ năm 2009, đã thực hiện công tác giám sát các kỳ sát hạch lái xe. Trong điều kiện cụ thể của địa phương, các Sở Giao thông vận tải tổ chức giám sát tất cả hay một số kỳ sát hạch lái xe. Công tác giám sát được giao cho lực lượng thanh tra của Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Nội dung giám sát được quy định cụ thể, kết thúc kỳ sát hạch, tổ giám sát có báo cáo gửi giám đốc Sở, Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh nếu có bất cập hoặc sai phạm trong quá trình sát hạch.

3.1.4 Từ năm 1995, định kỳ 03 năm một lần, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức các lớp tập huấn sát hạch viên cho các cán bộ công chức do các Sở Giao thông vận tải lựa chọn để trang bị các kiến thức quản lý, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn quản lý, vận hành hệ thống trang thiết bị, phần mềm quản lý tại các Sở Giao thông vận tải, các trang thiết bị điện tử, tin học, từ trường, truyền thông sử dụng tại các trung tâm sát hạch lái xe, đã cấp 1.447 thẻ sát hạch viên sát hạch lái xe.

3.2 Đánh giá

3.2.1 Về Điều kiện cơ sở vật chất của các trung tâm sát hạch lái xe

Cở sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm sát hạch đã đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe của người dân và được các tổ chức tư vấn an toàn giao thông Quốc tế đánh giá là hiện đại trong khu vực. Từ khi đưa sát hạch lái xe ô tô vào sát hạch tại các trung tâm trong toàn quốc và thực hiện giám sát các kỳ sát hạch, đã có bước chuyển biến rõ nét. Số học sinh vắng trong các kỳ sát hạch (do không đủ tự tin) tăng từ 5% (trước kia) lên 10 -15%; tỷ lệ sát hạch đạt bình quân 75% trên số dự sát hạch so với trước kia là 85%. Các vi phạm phản ánh trên báo chí và đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm rõ rệt. Tuy nhiên, để không ngừng nâng cao chất lượng sát hạch và tăng cường công khai, minh bạch trong quá trình sát hạch, cần tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định bổ sung để khắc phục các tồn tại đã nêu tại điểm 1.2.3 Mục I phần 1 của Đề án này.

3.2.2 Về nội dung và quy trình sát hạch lái xe

a) Sát hạch lý thuyết: Ngân hàng dữ liệu câu hỏi và phần mềm sát hạch phải tiếp tục được điều chỉnh để đảm bảo bao quát và phủ kín toàn bộ nội dung học lý thuyết; kết quả sát hạch của từng thí sinh phải được công khai trên màn hình tại phòng chờ sát hạch để người dân theo dõi, giám sát, tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình sát hạch lý thuyết.

b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình:

Sân sát hạch lái xe, cần phải điều chỉnh, bổ sung hình của bài sát hạch ghép xe vào nơi đỗ hạng FC, điều chỉnh kích thước hình của bài sát hạch ghép xe vào nơi đỗ hạng B1, B2 và C theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;

c) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng:

Cần nghiên cứu, bổ sung trang thiết bị lắp đặt trên ô tô sát hạch để giám sát được quá trình sát hạch theo hướng hiện đại hóa.

3.2.3 Về công tác quản lý và sử dụng sát hạch viên:

Tiếp tục rà soát nâng cao tiêu chuẩn, thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ và tổ chức đánh giá, phân loại sát hạch viên theo các cấp trình độ khác nhau để kịp thời động viên những sát hạch viên có tư cách đạo đức, luôn hoàn thành công việc được giao và xử lý các sát hạch viên vi phạm nội quy, quy chế.

IV. Về công tác quản lý, cấp đổi giấy phép lái xe

4.1 Hiện trạng

Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe được lưu trữ tại các địa phương trong sổ lưu và trên máy tính, các Sở Giao thông vận tải quản lý công tác sát hạch, sử dụng ấn chỉ giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cung cấp, trực tiếp in, cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển và cấp, đổi giấy phép lái xe cho người dân có nhu cầu.

Từ năm 2007, để đáp ứng yêu cầu quản lý giấy phép lái xe, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã nghiên cứu lập dự án đổi mới giấy phép lái xe và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nhưng do đến năm 2011 mới bố trí được kinh phí thực hiện. Hiện nay, với kinh phí đầu tư trên 80 tỷ đồng đã thực hiện các công việc sau:

a) Lắp đặt toàn bộ thiết bị để hình thành hệ thống mạng, máy chủ và thiết bị lưu trữ đến 30 triệu giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Bàn giao chạy thử và nghiệm thu 70 máy in cá thể hóa giấy phép lái xe, thiết bị thu nhận dữ liệu đầu vào trực tiếp (máy ảnh) và gián tiếp (máy scanner) tại 63 Sở Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam từ tháng 12/2010;

c) Đã ký hợp đồng (giá trị hợp đồng là 25 tỷ đồng) với Trung tâm Tài liệu và kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Tổng cục hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an cung cấp 500.000 (năm trăm ngàn) phôi ấn chỉ giấy phép lái xe mới;

d) Đã hoàn thiện phần mềm xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc (thực hiện theo Quyết định số 3706/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, với nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp năm 2011 là 7,5 tỷ đồng); hiện nay, đã triển khai thí điểm tại Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh và Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng từ ngày 23/3/2012 đến 3/3/2012, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp nhà thầu và Ban Cơ yếu Chính phủ dự kiến tập huấn, đào tạo và chuyển giao hệ thống phần mềm, quản lý chữ ký số tại 6 khu vực trên toàn quốc cho 1.800 học viên là cán bộ của các Cơ sở đào tạo lái xe, Trung tâm sát hạch lái xe, Các Sở Giao thông vận tải từ ngày 20/03/2012 kịp thời đưa giấy phép lái xe mới vào sử dụng từ tháng 4 năm 2012.

đ) Các Sở Giao thông vận tải đã bố trí cán bộ tiếp nhận, vận hành, ứng dụng hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe mới, đang bổ sung các trang thiết bị kỹ thuật trị giá trên 30 tỷ đồng;

e) Đã làm việc với Tổng cục Cảnh sát quản lý Hành chính và trật tự xã hội, Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt thuộc Bộ Công an để giới thiệu phần mềm theo dõi vi phạm của người lái xe, mẫu giấy phép lái xe mới, một số tính năng bảo mật trên giấy phép lái xe, xây dựng quy chế phối hợp giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt để cập nhật, khai thác và quản lý dữ liệu về giấy phép lái xe.

4.2 Đánh giá

4.2.1 Về quản lý cấp, đổi giấy phép lái xe hiện nay

Việc giảm bớt các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp, đổi giấy phép lái xe đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, do cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe còn phân tán tại các địa phương, nên còn một số hạn chế như: Người lái xe sử dụng giấy phép lái xe giả, một số lái xe giả khai báo mất để có nhiều giấy phép lái xe, phát sinh thêm thủ tục hành chính của cơ quan quản lý trong việc xác minh giấy phép lái xe đã cấp.

4.2.2 Về quản lý giấy phép lái xe theo đề án đổi mới giấy phép lái xe

a) Việc quản lý cấp, đổi giấy phép lái xe theo dự án đổi mới giấy phép lái xe và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc sẽ tạo điều kiện để cơ quan quản lý giấy phép lái xe, lực lượng tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm của Ngành Công an và doanh nghiệp sử dụng người lái xe dễ dàng quản lý và theo dõi vi phạm của người lái xe, hạn chế việc sử dụng giấy phép lái xe giả, giảm bớt thủ tục xác minh giấy phép lái xe;

b) Giấy phép lái xe mới sử dụng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, được làm bằng vật liệu có độ bền cao, kích thước phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, thuận tiện trong việc bảo quản, sử dụng và hội nhập quốc tế;

c) Việc in cá thể hóa giấy phép lái xe sử dụng công nghệ hiện đại trên máy in chuyên dụng, ảnh của người lái xe được in trực tiếp trên giấy phép lái xe, một số thông tin ẩn được mã hóa trên giấy phép lái xe và màng phủ, nên sẽ hạn chế tới mức thấp nhất khả năng làm giả giấy phép lái xe.

V. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

5.1 Hiện trạng

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất công tác đào tạo, sát hạch lái xe được duy trì; các kỳ sát hạch Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải có cử Thanh tra hoạt động độc lập để giám sát quá trình sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe; hàng năm, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đều thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác này ở các địa phương, kịp thời xử lý sai phạm, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2011, đã tổ chức 03 đoàn thanh tra, kiểm tra.

Năm 2010, tổ chức kiểm tra, thanh tra tại 22 địa phương, đã xử lý: Dừng tuyển sinh 04 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 01 cơ sở đào tạo lái xe mô tô, hạ lưu lượng đào tạo 02 cơ sở đào tạo lái xe ô tô và thu hồi 14 Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.

Năm 2011, tổ chức kiểm tra, thanh tra tại 30 địa phương, đã xử lý: Dừng tuyển sinh 07 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 01 cơ sở đào tạo lái xe mô tô; thu hồi 01 giấy phép đào tạo lái xe ô tô và 01 giấy phép đào tạo lái xe mô tô; hạ lưu lượng đào tạo 03 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, kiến nghị 03 Sở Giao thông vận tải cấp lại giấy phép đào tạo lái xe hạng A1, không đào tạo hạng A2.

5.2 Đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất công tác đào tạo, sát hạch lái xe được duy trì đã góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo, các trung tâm sát hạch thường xuyên đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, kỹ thuật chuyên môn đáp ứng yêu cầu, tổ chức giảng dạy theo nội dung chương trình quy định. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra mới thực hiện kiểm tra theo hồ sơ lưu trữ; nhiệm vụ của cán bộ thanh tra giao thông làm công tác giám sát các kỳ sát hạch chưa cụ thể, chưa quy định trách nhiệm của cán bộ giám sát.

Phần 2

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

I. Mục tiêu

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng điều khiển phương tiện trên đường của đội ngũ lái xe; tạo ra đội ngũ lái xe có tay nghề cao, có đạo đức nghề nghiệp và văn hóa khi tham gia giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

II. Nhiệm vụ, giải pháp triển khai trong thời gian tới

2.1 Nghiên cứu, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật

2.1.1 Điều chỉnh, sửa đổi Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009, số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo hướng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe như:

a) Nghiên cứu, điều chỉnh cách tính lưu lượng đào tạo lái xe ô tô phù hợp thực tế, đảm bảo chất lượng;

b) Quy định số lượng hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy phù hợp với các cơ sở đào tạo có lưu lượng trên 1000 học viên;

c) Quy định đội ngũ giáo viên dạy lái xe cả lý thuyết và thực hành phải được tập huấn định kỳ để trang bị, cập nhật các kiến thức mới, tiếp cận các bài giảng mẫu; được quản lý, theo dõi, đánh giá và phân loại theo các cấp, bậc trình độ khác nhau làm cơ sở nâng bậc lương và đánh giá trình độ;

d) Quy định tỷ lệ (%) số xe tập lái có niên hạn sử dụng không quá 10 năm để các cơ sở đào tạo chú trọng việc đổi mới xe tập lái;

đ) Quy định tỷ lệ (%) xe tập lái hợp đồng (xe không do cơ sở đào tạo đầu tư), xe tập lái có tải trọng dưới 3500 kg để nâng cao tính chủ động về phương tiện của cơ sở đào tạo, hạn chế sử dụng xe tải để đào tạo lái xe hạng B1, B2; Quy định cụ thể số lượng xe tập lái hạng B1, B2 có sử dụng hộp số tự động tại các cơ sở đào tạo để người học tham gia ôn luyện và làm quen.

e) Điều chỉnh tăng số km học thực hành lái xe trên đường và số giờ học thực hành lái xe phù hợp với số km thực hành lái;

g) Bổ sung quy định thời gian, số km thực hành lái xe trên xe tập lái hạng B1, B2 sử dụng hộp số tự động;

h) Bổ sung quy định mẫu hợp đồng và thanh lý hợp đồng đào tạo giữa người học và cơ sở đào tạo để thể hiện cụ thể, chi tiết nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo, kỹ năng lái xe đạt được, thời gian hoàn thành khóa học, mức học phí, phương thức thanh toán học phí, thời điểm thanh lý hợp đồng, hình thức đào tạo, loại xe tập lái, phương thức học và giảng dạy, nội dung học, chất lượng đạt được, đánh giá của người học đối với cơ sở đào tạo...;

j) Bổ sung quy định về kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp;

k) Bổ sung quy định để các trung tâm sát hạch phải lắp camera và thiết bị để giám sát quãng đường và quá trình sát hạch lái xe trên đường;

l) Tại các đô thị từ loại 3 trở lên, bổ sung quy định bắt buộc tổ chức sát hạch lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4 tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện;

m) Bổ sung quy định niên hạn sử dụng và quyền sở hữu đối với ô tô sát hạch tại các trung tâm sát hạch lái xe.

2.1.2 Điều chỉnh, sửa đổi quy định trách nhiệm và xử lý khi vi phạm trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 4480/2002/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thành Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý khi vi phạm trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ để quy định chi tiết trách nhiệm và hình thức xử lý khi vi phạm trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.

2.1.3 Điều chỉnh, chuyển đổi Tiêu chuẩn trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ thành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ theo Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn và bổ sung các nội dung sau:

a) Quy định cụ thể số lượng và yêu cầu kỹ thuật chi tiết đối với thiết bị dùng để sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành lái xe trong hình.

b) Quy định chi tiết khoảng cách hình giữa các bài sát hạch và hình của từng bài sát hạch;

c) Bổ sung quy định nội dung sát hạch và hình của bài sát hạch ghép xe dọc vào nơi đỗ hạng FC theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

d) Điều chỉnh giảm khoảng cách khống chế để lùi vào nơi ghép xe của hình sát hạch ghép xe vào nơi đỗ hạng B1, B2 và C để nâng cao kỹ năng điều khiển tiến và lùi xe của người dự sát hạch;

đ) Điều chỉnh kiểu loại, thông số kỹ thuật của xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng B1, B2 và hạng FC phù hợp với các loại xe thông dụng đang sử dụng tại Việt Nam và phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

e) Bổ sung quy định lắp đặt camera, thiết bị phát sóng trên ô tô sát hạch để giám sát quá trình thí sinh thực hiện bài sát hạch thực hành lái xe trong hình và gửi dữ liệu về máy tính điều hành thiết bị chấm điểm để in ảnh của thí sinh vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch.

2.1.4 Điều chỉnh, sửa đổi Thông tư số 53/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ để thống nhất tỷ lệ (%) phí sát hạch để lại tại cơ quan quản lý, phần phí còn lại chuyển vào ngân sách của địa phương đã đầu tư nguồn vốn để xây dựng trung tâm sát hạch lái xe.

2.1.5 Điều chỉnh, sửa đổi Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 4132/2001/QĐ-BYT ngày 04/10/2001 của Bộ Y tế thành Thông tư quy định Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh hạng A1, A2; phân hạng thể lực phù hợp với hạng của giấy phép lái xe.

2.2 Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe

2.2.1 Tổ chức thực hiện các quy định bổ sung về tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo, nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo lái xe được bổ sung như quy đinh tại điểm 2.1.1 Mục II phần 2 của Đề án này;

2.2.2 Tổ chức tập huấn lại đội ngũ giáo viên dạy lái xe tại tất cả cơ sở đào tạo lái xe ô tô để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới và tổ chức đánh giá, phân loại;

2.2.3 Thực hiện giám sát tất cả các kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và giấy chứng nhận tốt nghiệp;

2.2.4 Ban hành Giáo trình đào tạo lái xe mô tô mới phù hợp quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và bổ sung các nội dung đào tạo liên quan đến việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, kỹ năng điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông trên đường giao thông công cộng;

2.2.5 Thực hiện đúng và thực chất việc ký và thanh lý hợp đồng đào tạo.

2.2.6 Thực hiện quản lý đào tạo theo quy định; cập nhật đầy đủ các thông tin vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe toàn quốc để các cơ quan chức năng theo dõi giám sát.

2.3 Nâng cao chất lượng sát hạch lái xe

2.3.1 Nâng cao chất lượng sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe:

a) Nghiên cứu, sửa đổi ban hành bộ câu hỏi dùng để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ mới để tăng số lượng câu hỏi từ 405 lên 450 câu, nội dung phù hợp các quy định hiện hành, phù hợp giáo trình đào tạo lái xe ô tô năm 2011, bổ sung các nội dung liên quan đến việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống trên đường, khuyến khích người học tích cực tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, hạn chế tình trạng học tủ, học vẹt.

b) Xây dựng phần mềm sát hạch lý thuyết mới phù hợp Bộ câu hỏi 450 câu dùng để sát hạch và có thể công khai kết quả sát hạch của từng thí sinh trên màn hình tại phòng chờ sát hạch để người dân theo dõi, giám sát.

c) Lắp đặt bổ sung màn hình theo dõi tại phòng chờ sát hạch để tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình sát hạch lý thuyết;

d) Sửa đổi và chuyển giao phần mềm sát hạch lý thuyết mới đến các Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra các trung tâm sát hạch trong việc điều chỉnh, bổ sung các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ như quy đinh tại điểm 2.1.1 Mục II phần 2 của Đề án này;

e) Điều chỉnh quy trình sát hạch lái xe để giảm thời gian thực hiện từng bài sát hạch và tổng thời gian thực hiện các bài sát hạch trong sân sát hạch;

g) Bổ sung máy ảnh, camera, thiết bị giám sát, lưu trữ và truyền dữ liệu quá trình thực hiện bài sát hạch của thí sinh và quá trình thực hiện nhiệm vụ của sát hạch viên khi sát hạch thực hành lái xe trên đường.

h) Thực hiện nối mạng các trung tâm sát hạch lái xe toàn quốc với cơ sở dữ liệu trung ương; cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.

2.3.2 Nâng cao chất lượng và tăng cường quản lý sát hạch viên:

a) Quy định nâng cao tiêu chuẩn sát hạch viên về trình độ chuyên môn, ý thức đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật để các Sở Giao thông vận tải lựa chọn gửi cán bộ đi tập huấn;

b) Hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại để kịp thời khen thưởng, động viên sát hạch viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và kỷ luật sát hạch viên vi phạm nội quy, quy chế;

c) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế sử dụng phí sát hạch để tạo điều kiện cho sát hạch viên có thu nhập ổn định, yên tâm công tác.

2.4 Nâng cao chất lượng quản lý, cấp giấy phép lái xe

Để nâng cao chất lượng công tác quản lý, cấp đổi giấy phép lái xe phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án đổi mới giấy phép lái xe và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc. Trong thời gian tới, phải tích cực triển khai một số công việc sau:

2.4.1 Phối hợp với Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính và Trật tự xã hội, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - Đường sắt Bộ Công an triển khai cập nhật qua mạng thông tin về vi phạm của người lái xe vào hệ cơ sở dữ liệu quản lý Giấy phép lái xe thông nhất toàn quốc theo tinh thần của Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BCA-BGTVT ngày 03/3/2010 quy định về phối hợp cung cấp số liệu đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, dữ liệu về tại nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

2.4.2 Các Sở Giao thông vận tải lựa chọn, bố trí cán bộ có đủ trình độ về công nghệ thông tin, có kinh nghiệm công tác, có khả năng làm việc lâu dài để tiếp thu và sử dụng hệ thống phần mềm quản lý hệ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc.

2.4.3 Các Sở Giao thông vận tải bổ sung kinh phí để trang bị thêm hệ thống thiết bị phục vụ công tác quản lý, truyền dữ liệu và in giấy phép lái xe đáp ứng nhu cầu của địa phương theo danh mục thiết bị của dự án đổi mới quản lý giấy phép lái xe, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc.

2.4.4 Các Sở Giao thông vận tải cập nhật, bổ sung, chuyển đổi toàn bộ dữ liệu giấy phép lái xe do địa phương quản lý vào cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc phục vụ công tác tra cứu và theo dõi quá trình điều khiển phương tiện của ngưòi lái xe.

2.5 Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát

2.5.1 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động đào tạo, thi tốt nghiệp, sát hạch và cấp GPLX ở tất cả các cấp trung ương, địa phương; trong đó chú trọng hình thức thanh, kiểm tra đột xuất; xử lý nghiêm không chỉ tập thể, cá nhân thuộc cơ sở đào tạo, sát hạch vi phạm mà cả quy trách nhiệm của lãnh đạo, của tập thể và cá nhân làm công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe tại địa phương. Kiên quyết đình chỉ, thu hồi giấy phép đào tạo lái xe theo quy định.

Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trong cả nước; trong đó tập trung vào các thành phố lớn, có nhiều cơ sở đào tạo lái xe; các địa phương có tỷ lệ tai nạn giao thông cao. Đồng thời, Bộ GTVT có văn bản chỉ đạo các Sở GTVT các tỉnh, thành phố trong cả nước tích cực, chủ động kiểm tra và định kỳ báo cáo Bộ (theo các biểu mẫu thống nhất).

2.5.2 Các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo thực hiện quản lý đào tạo lái xe theo phần mềm của dự án xây dựng hệ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc và công khai các báo cáo đăng ký học, sát hạch, kế hoạch đào tạo và tiến độ đào tạo các khoá học lên trang Web để các cơ quan chức năng theo dõi, giám sát.

2.5.3 Tăng cường kiểm tra đột xuất các kỳ sát hạch để kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, thời gian học, số km thực hành, thực hiện kế hoạch đào tạo trong mỗi khoá học, môn học; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để mang tính răn đe, giáo dục.

2.5.4 Phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và quy định trách nhiệm của cán bộ thanh tra giao thông trong mỗi kỳ sát hạch để giám sát chặt chẽ tất cả các nội dung trong quá trình sát hạch.

III. Tổ chức thực hiện

3.1. Phân công trách nhiệm và tiến độ thực hiện đề án

3.1.1 Khảo sát thực tế, lấy ý kiến tham gia đối với việc thực hiện Đề án

Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức hội nghị tại 03 khu vực (miền Bắc 01, miền Trung 01, miền Nam 01) để tiếp thu ý kiến của các đại biểu đại diện Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch.

3.1.2 Nghiên cứu, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam dự thảo, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009, số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, đảm bảo các nội dung đã nêu tại điểm 2.1.1, mục II, phần II của kế Đề án này.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 11 năm 2012.

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam dự thảo, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về trách nhiệm và xử lý khi vi phạm đối với công tác đào tạo, sát hạch cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 3 năm 2012.

c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam dự thảo, Vụ Khoa học công nghệ chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ để bổ sung các nội dung đã nêu tại điểm 2.1.3, mục II, phần II của Đề án này.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 03 năm 2012.

3.1.3 Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

a) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện các công việc:

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn dốc việc thực hiện các quy định về công tác quản lý đào tạo theo các quy định tại Thông tư thay thế Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009, số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Chỉ đạo biên soạn một số bài giảng mẫu các môn học về Luật Giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải và kỹ thuật lái xe theo đúng số giờ học, nội dung trong giáo trình và chương trình quy định làm tài liệu tập huấn giáo viên dạy lý thuyết và thực hành;

- Tổ chức lớp tập huấn giáo viên dạy lý thuyết và thực hành lái xe cho các giáo viên có trình độ, kinh nghiệm được lựa chọn tại 03 cơ sở đào tạo có uy tín tại 03 khu vực (miền Bắc 01, miền Trung 01, miền Nam 01); Các giáo viên đạt kết quả cao trong kỳ tập huấn được lựa chọn làm giáo viên giảng dạy các lớp tập huấn cho giáo viên của các địa phương.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 6 năm 2012.

b) Giao 03 cơ sở đào tạo có giáo viên đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam tập huấn tổ chức các lớp tập huấn (có sự giám sát, chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho giáo viên các cơ sở đào tạo của các địa phương.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 12 năm 2012.

c) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, sửa đổi, ban hành giáo trình đào tạo lái xe mô tô.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 06 năm 2012.

d) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia xây dựng VIDEO Clip về các trường hợp tai nạn giao thông điển hình do không chấp hành đúng các quy định khi tham gia giao thông và tổ chức để lồng ghép vào chương trình đào tạo lái xe tại các cơ sở đào tạo.

Thời gian thực hiện: Trong tháng 6 năm 2012.

đ) Giao Cục Y tế Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi Quyết định số 4132/2001/QĐ-BYT ngày 04/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 11 năm 2012.

3.1.4 Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng sát hạch lái xe

a) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp Vụ Tài chính xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 53/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 12 năm 2012.

b) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn, kiểm tra, đôn dốc việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuật mới bổ sung trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành ngay sau khi Quy chuẩn có hiệu lực thi hành.

c) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn tài liệu và tập huấn đội ngũ sát hạch viên do các Sở Giao thông vận tải lựa chọn.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 11 năm 2012.

d) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng bộ câu hỏi 450 câu dùng để sát hạch lái xe, phần mềm sát hạch lý thuyết mới và chuyển giao đến các Sở Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 10 năm 2012.

đ) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn việc lắp đặt bổ sung màn hình tại phòng chờ để công khai kết quả sát hạch lý thuyết.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 04 năm 2012.

e) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, điều chỉnh quy trình sát hạch lái xe ô tô để giảm thời gian thực hiện các bài sát hạch lái xe trong hình của thí sinh.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 10 năm 2012.

g) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, hướng dẫn, kiểm tra việc lắp đặt camera, thiết bị lưu trữ, giám sát, truyền dữ liệu quá trình sát hạch lái xe trên đường.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 10 năm 2012.

3.1.5 Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý cấp, đổi giấy phép lái xe

a) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức thực hiện đề án đổi mới giấy phép lái xe và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc theo đúng tiến độ phê duyệt, triển khai toàn quốc trong tháng 04 năm 2012.

b) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính và Trật tự xã hội, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - Đường sắt Bộ Công an triển khai cập nhật qua mạng thông tin về vi phạm của người lái xe vào hệ cơ sở dữ liệu quản lý Giấy phép lái xe thông nhất toàn quốc theo tinh thần của Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BCA-BGTVT ngày 03/3/2010 quy định về phối hợp cung cấp số liệu đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, dữ liệu về tại nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 04 năm 2012.

c) Giao các Sở Giao thông vận tải lựa chọn, bố trí cán bộ, bổ sung kinh phí để sử dụng và trang bị các thiết bị của dự án đổi mới giấy phép lái xe và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 03 năm 2012.

d) Giao các Sở Giao thông vận tải cập nhật, bổ sung, chuyển đổi toàn bộ dữ liệu giấy phép lái xe do địa phương quản lý vào cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước tháng 01 năm 2013.

3.1.6 Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát

a) Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các Vụ An toàn giao thông, Pháp chế, Thanh tra Bộ xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX; đồng thời tham mưu cho Bộ GTVT những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX (báo cáo trước 20/06 và 20/12 hàng năm).

b) Giao Thanh tra Bộ tăng cường thanh tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX trong cả nước; trong đó đặc biệt quan tâm tổ chức thanh tra theo thẩm quyền khi có các vụ việc, đơn thư liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

c) Giao các Sở Giao thông vận tải thực hiện quản lý công tác đào tạo (theo dõi báo cáo đăng ký học, sát hạch, kiểm tra điều kiện dự sát hạch, cập nhật kết quả sát hạch lý thuyết, thực hành và in giấy phép lái xe) theo phần mềm hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 năm 2012.

d) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo công khai báo cáo đăng ký học, sát hạch, kế hoạch đào tạo và tiến độ đào tạo để các cơ quan theo dõi, giám sát.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 10 năm 2012.

3.2. Dự toán kính phí và nguồn vốn thực hiện đề án

3.2.1 Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập dự toán chi tiết kinh phí do Tổng cục thực hiện và sử dụng nguồn vốn an toàn giao thông đã được Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam năm 2012 và năm 2013.

3.2.2 Giao Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán chi tiết kinh phí do Sở thực hiện và sử dụng nguồn vốn an toàn giao thông và kinh phí do nguồn để lại của công tác sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe của địa phương.

Phần 3

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là công việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và văn hóa khi tham gia giao thông của đội ngũ lái xe, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đây cũng là công việc khó khăn, phức tạp và liên quan đến nhiều cấp và mang tính xã hội hoá cao. Công việc này cần phải làm thường xuyên, liên tục, các giải pháp nêu trên phải được triển khai đồng bộ, có sự tham gia đầy đủ, kiên quyết của các cơ quan chức năng và sự đồng tình hưởng ứng của các cơ sở đào tạo lái xe, các trung tâm sát hạch lái xe và của người học.

II. Kiến nghị

2.1 Đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành Thông tư sửa đổi Quyết định số 4132/2001/QĐ-BYT ngày 04/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.

2.2 Đề nghị Bộ Công an chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính và Trật tự xã hội, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - Đường sắt phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam cập nhật thông tin về vi phạm của người lái xe và khai thác hệ cơ sở dữ liệu quản lý Giấy phép lái xe thông nhất toàn quốc để quản lý tốt người lái xe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BCA-BGTVT ngày 03/3/2010 quy định về phối hợp cung cấp số liệu đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 513/QĐ-BGTVT ngày 12/03/2012 về đề án Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.797

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.12.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!