Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 49/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Trương Ngọc Hân
Ngày ban hành: 05/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 49/2008/QĐ-UBND

Thành phố Cao Lãnh, ngày 05 tháng 11 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại văn bản số 275/TTr.SGTVT ngày 29/9/2008;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa tại Sở Giao thông vận tải.

Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm triển khai, tập huấn cho cán bộ, công chức của ngành, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh biết, thực hiện đúng thủ tục, trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa tại Sở Giao thông vận tải.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;          
- Văn phòng Chính phủ (I,II);
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các cơ quan, ban đảng của tỉnh;
- Mặt trận và các đoàn thể tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Công báo tỉnh;      
- Lưu VT, SNV, SGTVT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Ngọc Hân

 

QUY ĐỊNH

VỀ THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Ban hành kèm theo Quyết định số:49/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa thuộc lĩnh vực giao thông vận tải tại Sở Giao thông vận tải.

Điều 2. Các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa

1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:

a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng.

b) Thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo và Kiểm tra cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo.

c) Cấp giấy phép lưu hành đối với xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích.

d) Cấp giấy phép liên vận Việt – Lào.

đ) Cấp giấy chấp thuận tham gia khai thác tuyến liên tỉnh cố định bằng xe ôtô.

e) Cấp phù hiệu vận tải: “xe chạy tuyến cố định”, “xe hợp đồng”, “xe vận chuyển khách du lịch”, “chuyến xe chất lượng cao”, sổ nhật trình chạy xe.

g) Cấp phù hiệu xe taxi.

2. Lĩnh vực đào tạo và cấp giấy phép lái xe:

a) Cấp Giấy phép đào tạo lái xe môtô.

b) Cấp giấy phép xe tập lái.

c) Sát hạch cấp mới Giấy phép lái xe và phục hồi Giấy phép lái xe.

d) Di chuyển Quản lý Giấy phép lái xe.

đ) Cấp đổi Giấy phép lái xe.

3. Lĩnh vực giao thông đường thủy:

a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.

b) Cấp, đổi giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, bến khách ngang sông.

c) Cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.

4. Lĩnh vực xây dựng cơ bản:

a) Thẩm định thiết kế cơ sở; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế một bước) và góp ý chuyên ngành.

b) Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

c) Thẩm định dự toán.

d) Cấp giấy phép thi công các công trình thiết yếu trong phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ.

đ) Quy định thỏa thuận các điều kiện lập và thực hiện dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền.

Chương II

THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Mục 1. LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng

1. Điều kiện cấp đăng ký:

a) Chỉ cấp đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng cho các đối tượng là tổ chức có trụ sở hoặc cá nhân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Đồng Tháp, trừ các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Quy định này không áp dụng đối với xe máy chuyên dùng của Bộ Quốc phòng và Bộ công an sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh.

b) Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền đến làm thủ tục cấp đăng ký, biển số phải mang theo Giấy giới thiệu (nếu là cơ quan, tổ chức) hoặc Chứng minh nhân dân và Sổ hộ khẩu (nếu là cá nhân).

2. Hồ sơ cấp đăng ký lần đầu (01 bộ):

a) Tờ khai cấp đăng ký, biển số (theo mẫu phụ lục 1 kèm theo hướng dẫn số 285/PTNL ngày 15/2/2005 của Cục Đường bộ Việt Nam).

b) Tờ khai hải quan đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu hoặc Phiếu chứng nhận xuất xưởng đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp trong nước.

c) Hóa đơn tài chính:

- Bản chính có thủ trưởng đơn vị bên bán ký tên đóng dấu.

- Phải ghi rõ loại xe, hiệu xe, số máy, số khung.

Nếu mua bán qua nhiều lần phải có chứng từ liên tục các lần mua bán (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

3. Đối với xe máy chuyên dùng đang sử dụng không có hồ sơ hoặc hồ sơ gốc không đủ, hồ sơ đăng ký lần đầu (01 bộ) gồm:

a) Tờ khai cấp đăng ký, biển số (theo mẫu phụ lục 1 kèm theo hướng dẫn số 285/PTNL ngày 15/2/2005 của Cục Đường bộ Việt Nam).

b) Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung liên quan đến quyền sở hữu xe chuyên dùng của chủ sở hữu. Nếu cá nhân cam kết phải có chứng thực của chính quyền địa phương (theo mẫu phụ lục 3 kèm theo hướng dẫn số 285/PTNL ngày 15/2/2005 của Cục Đường bộ Việt Nam).

c) Chứng chỉ kiểm định (01 bản sao).

Lưu ý: Sau khi nhận đủ các loại giấy tờ trên, Sở Giao thông vận tải sẽ ra thông báo công khai về việc xe máy chuyên dùng không có hồ sơ gốc để tổ chức, cá nhân biết nhằm tránh xảy ra tranh chấp sau khi xe máy chuyên dùng được cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số. Chủ phương tiện có trách nhiệm phối hợp với cơ quan cấp đăng ký thực hiện thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các chứng từ thông báo được lưu giữ cùng với hồ sơ cấp đăng ký, biển số.

Sau 7 ngày kể từ ngày đăng thông báo nếu không có tranh chấp, cơ quan cấp đăng ký sẽ làm thủ tục cấp đăng ký, biển số. Đối với xe máy chuyên dùng này, trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ sở hữu không được sang tên đổi chủ, nhượng bán, cầm cố, thế chấp.

4. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu (01 bộ):

a) Trường hợp chuyển quyền sở hữu trong tỉnh:

- Tờ khai cấp đăng ký, biển số (theo mẫu phụ lục 1 kèm theo hướng dẫn số 285/PTNL ngày 15/2/2005 của Cục Đường bộ Việt Nam).

- Hóa đơn tài chính hoặc hợp đồng mua bán hoặc giấy chuyển nhượng theo quy định của pháp luật (bản chính).

- Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng cũ (bản chính).

b) Trường hợp chuyển quyền sở hữu khác tỉnh, thành phố:

- Tờ khai cấp đăng ký, biển số (theo mẫu phụ lục 1 kèm theo hướng dẫn số 285/PTNL ngày 15/2/2005 của Cục Đường bộ Việt Nam).

- Hóa đơn tài chính hoặc hợp đồng mua bán hoặc giấy chuyển nhượng theo qui định của pháp luật (bản chính).

- Hồ sơ cấp đăng ký, biển số lần đầu theo qui định.

- Phiếu sang tên, di chuyển (theo mẫu phụ lục 4 kèm theo hướng dẫn số 285/PTNL ngày 15/2/2005 của Cục Đường bộ Việt Nam).

5. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, biển số (01 bộ):

a) Tờ khai cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoặc biển số bị mất do chủ sở hữu lập theo mẫu quy định (01 bản chính).

b) Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung liên quan đến quyền sở hữu xe máy chuyên dùng của chủ sở hữu (theo mẫu phụ lục 3 kèm theo hướng dẫn số 285/PTNL ngày 15/2/2005 của Cục Đường bộ Việt Nam).

6. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

7. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8. Lệ phí:

a) Cấp mới kèm theo biển số 150.000 đồng/lần/phương tiện.

b) Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký kèm theo biển số 150.000 đồng/lần/ phương tiện.

c) Cấp lại hoặc đổi giấy đăng ký nhưng không kèm theo biển số 30.000 đồng/lần/phương tiện.

d) Cấp giấy đăng ký kèm theo biển số tạm thời 50.000 đồng/lần/phương tiện.

đ) Đóng lại số khung, số máy 50.000 đồng/lần/phương tiện.

Điều 4. Thủ tục về thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo và Kiểm tra cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo

1. Thủ tục thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ (01 bộ):

a) Tập thuyết minh tính toán và các bản vẽ kỹ thuật thiết kế cải tạo xe cơ giới (tối thiểu 03 bản chính).

b) Giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (01 bản sao có chứng thực).

c) Chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện cơ giới đường bộ của người thiết kế (01 bản sao có chứng thực).

d) Tờ trình thẩm định thiết kế (theo mẫu phụ lục 1 kèm theo hướng dẫn số 231/ĐK ngày 23/3/2005 của Cục Đăng kiểm Việt Nam).

đ) Các giấy tờ khác liên quan đến nguồn gốc và kỹ thuật của phương tiện (bản sao).

2. Kiểm tra cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo:

a) Điều kiện để phương tiện được kiểm tra:

Các phương tiện cơ giới đường bộ đã thực hiện thi công cải tạo xong tại các cơ sở có chức năng thi công cải tạo xe cơ giới theo đúng hồ sơ thiết kế cải tạo của cơ quan chức năng thẩm định.

b) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Văn bản đề nghị của cơ sở thi công cải tạo.

- Biên bản nghiệm thu xuất xưởng (KCS) của cơ sở thi công sản phẩm đối với sản phẩm cần nghiệm thu (theo mẫu phụ lục 3 kèm theo hướng dẫn số 231/ĐK ngày 23/3/2005 của Cục Đăng kiểm Việt Nam).

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở thi công (01 bản sao có chứng thực).

- Hồ sơ thiết kế đã được thẩm định (01 bản chính).

- Giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy chứng nhận chất lượng xe cơ giới nhập khẩu đã qua sử dụng được phép nhập khẩu (01 bản sao).

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời gian giải quyết:

a) Thẩm định thiết kế: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b) Kiểm tra cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo: 03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra phương tiện.

5. Lệ phí:

a) Thẩm định thiết kế: 200.000 đồng/lần/mẫu.

b) Kiểm tra cấp giấy chứng nhận: 200.000 đồng/lần/mẫu.

Điều 5. Thủ tục cấp Giấy lưu hành đối với xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích.

1. Trường hợp áp dụng:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng phương tiện cơ giới trên đường bộ, lưu hành xe bánh xích gây hư hại mặt đường, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn an toàn của đường bộ.

2. Hồ sơ gồm có (01 bộ):

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích, xe quá tải, quá khổ (theo mẫu Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Quyết định số 63/2007/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2007 của Bộ Giao thông vận tải). Kèm theo đơn có vẽ sơ đồ xe ghi đầy đủ, chính xác các kích thước bao ngoài (nếu xe chở hàng phải ghi đầy đủ, chính xác các kích thước bao ngoài khi đã xếp hàng hóa lên xe hoặc lên rơ moóc, sơ mi rơ moóc: chiều cao, chiều rộng, chiều dài), khoảng cách các trục xe, chiều dài đuôi xe.

Đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành là bản chính, rõ ràng, đầy đủ, không được tẩy xóa; tổ chức, cá nhân đứng đơn đề nghị phải là chủ phương tiện hoặc chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện. Tổ chức, cá nhân đứng đơn đề nghị phải ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (đối với cơ quan, tổ chức); trường hợp đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành không có dấu thì người đứng đơn (chủ phương tiện hoặc chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện) phải trực tiếp đến làm thủ tục và phải xuất trình thêm giấy phép lái xe hoặc chứng minh thư nhân dân của người đứng đơn.

b) Giấy đăng ký hoặc giấy đăng ký tạm thời (đối với phương tiện mới nhận) xe, đầu kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (01 bản sao).

c) Sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (01 bản sao). Trường hợp phương tiện mới nhận chỉ cần bản chụp tính năng kỹ thuật của xe (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe).

Người đến làm thủ tục cấp Giấy phép lưu hành phải mang theo các bản chính của các bản chụp nêu trên để đối chiếu.       

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời gian giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Trường hợp cần phải kiểm định lại cầu, đường nhằm xác định khả năng để quy định điều kiện đi hoặc gia cố cầu, đường thì thời gian giải quyết là 02 ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm định hoặc sau khi đã hoàn thành việc gia cố cầu, đường bảo đảm cho xe đi an toàn.

5. Lệ phí: Không lệ phí.

Điều 6. Thủ tục cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào.

1. Đối với phương tiện vận tải thương mại:

a) Điều kiện:

- Các đơn vị kinh doanh vận tải có trụ sở đóng tại tỉnh Đồng Tháp và có Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài).

- Các doanh nghiệp vận tải của quân đội và công an làm kinh tế thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

- Phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định giữa Việt Nam và Lào do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý tuyến và cấp giấy phép.

b) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào của đơn vị kinh doanh vận tải kèm theo danh sách phương tiện (theo kiểu mác xe, trọng tải và biển đăng ký xe) đăng ký tham gia vận tải quốc tế Việt – Lào (theo mẫu số 01 của Phụ lục kèm theo Thông tư 17/2005/TT-BGTVT ngày 22/12/2005 của Bộ Giao thông vận tải).

- Tờ khai đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào cho mỗi phương tiện (theo mẫu số 02 của Phụ lục kèm theo Thông tư 17/2005/TT-BGTVT ngày 22/12/2005 của Bộ Giao thông vận tải).

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (01 bản sao có chứng thực).

- Giấy chứng nhận đăng ký của các phương tiện có trong danh sách (01 bản sao). Phương tiện phải mang biển đăng ký tại địa phương nơi đơn vị kinh doanh vận tải đăng ký kinh doanh.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (01 bản sao) của các phương tiện trong danh sách đăng ký.

- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đề nghị cấp phép (01 bản sao)

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các phương tiện (01 bản sao).

c) Thời hạn cấp phép:

Giấy phép liên vận Việt-Lào cấp cho phương tiện vận tải đường bộ tham gia vận tải quốc tế Việt - Lào được qua lại nhiều lần với thời hạn tối đa là 01 năm. Tùy theo mục đích công việc, thời hạn cấp có thể dưới 01 năm nếu đơn vị kinh doanh vận tải hoặc chủ phương tiện yêu cầu bằng văn bản.

2. Đối với phương tiện vận tải phi thương mại:

a) Xe công vụ, hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Đơn đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào (theo mẫu số 01 của Phụ lục kèm theo Thông tư số 17/2005/TT-BGTVT ngày 22/12/2005 của Bộ Giao thông Vận tải).

- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt - Lào cho mỗi phương tiện (theo mẫu số 02 của Phụ lục kèm theo Thông tư 17/2005/TT-BGTVT ngày 22/12/2005 của Bộ Giao thông Vận tải).

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (01 bản sao).

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện (01 bản sao).

- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đề nghị cấp phép (01 bản sao).

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (01 bản sao).

* Thời hạn cấp phép:

Thời hạn cấp giấy phép liên vận Việt – Lào bằng thời gian ghi trong đơn đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt - Lào, nhưng không quá 01 năm.

b) Xe cá nhân, hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Đơn đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt - Lào có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú (theo mẫu số 01 của Phụ lục kèm theo Thông tư số 17/2005/TT-BGTVT ngày 22/12/2005 của Bộ Giao thông Vận tải).

- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt - Lào cho mỗi phương tiện (theo mẫu số 02 của Phụ lục kèm theo Thông tư số 17/2005/TT-BGTVT ngày 22/12/2005 của Bộ Giao thông Vận tải).

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (01bản sao).

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện (01 bản sao).

- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đề nghị cấp phép (01 bản sao).

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (01 bản sao).

* Thời hạn cấp phép:

Thời hạn cấp giấy phép liên vận Việt - Lào cho xe cá nhân đi việc riêng tối đa không quá 01 tháng. Cơ quan cấp phép tùy theo mục đích chuyến đi của cá nhân để cấp phép với thời gian phù hợp.

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Lệ phí: 50.000 đồng/lần/phương tiện.

Điều 7. Thủ tục cấp Giấy chấp thuận tham gia khai thác tuyến liên tỉnh cố định bằng xe ôtô.

1. Điều kiện:

a) Các đơn vị kinh doanh vận tải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách theo quy định tại điều 5 Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 và khoản 1 điều 1 Quyết định số 07/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/4/2007 của Bộ Giao thông vận tải đều được đăng ký khai thác vận tải khách trên các tuyến cố định đã được công bố và trên các tuyến cố định mới mở.

b) Đối với các tuyến cố định đang khai thác và tuyến hết thời hạn chạy thử đã được Cục đường bộ Việt Nam công bố tuyến: đơn vị kinh doanh vận tải có thể đăng ký tham gia khai thác tuyến lần đầu hoặc đăng ký cấp giấy chấp thuận tham gia khai thác tuyến khi giấy chấp thuận cũ hết hạn; đăng ký bổ sung xe hoặc đăng ký thay xe khai thác tuyến phải làm hồ sơ đăng ký gửi cơ quan quản lý tuyến theo quy định.

2. Hồ sơ gồm có:

a) Đăng ký khai thác tuyến lần đầu gồm có (01 bộ):

- Giấy đăng ký khai thác vận tải khách ô tô theo tuyến cố định (theo mẫu phụ lục 10 kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông vận tải).

- Phương án hoạt động (theo mẫu phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông vận tải).

- Giấy chứng nhận đăng ký của những xe trong danh sách đăng ký (bản sao). Đối với xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã kèm theo giấy giới thiệu của hợp tác xã, quyết định kết nạp xã viên theo quy định của pháp luật (01 bản sao có chứng thực); cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó có quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã (01 bản sao có chứng thực).

- Sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe trong danh sách đăng ký (bản sao).

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó có ngành nghề kinh doanh phù hợp (bản sao có chứng thực).

b) Đăng ký cấp giấy chấp thuận tham gia khai thác tuyến khi giấy chấp thuận cũ hết hạn (01 bộ) gồm có:

Hồ sơ giống như đăng ký khai thác tuyền lần đầu và Giấy chấp thuận tham gia khai thác tuyến đã hết hạn.

c) Hồ sơ đăng ký bổ sung xe vào tuyến gồm có (01 bộ):

- Giấy đăng ký bổ sung xe vào tuyến (theo mẫu phụ lục 11 kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông vận tải).

- Phương án hoạt động (theo mẫu phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông vận tải).

- Văn bản chấp thuận tham gia khai thác tuyến vận tải liên tỉnh cố định bằng ô tô (01 bản sao).

- Giấy chứng nhận đăng ký của những xe trong danh sách đăng ký bổ sung (bản sao). Đối với xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã kèm theo giấy giới thiệu của hợp tác xã, quyết định kết nạp xã viên theo quy định của pháp luật (01 bản sao có chứng thực); cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó có quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã (01 bản sao có chứng thực).

- Sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe trong danh sách đăng ký bổ sung (bản sao).

d) Hồ sơ đăng ký thay xe khai thác tuyến (01 bộ):

- Thông báo thay xe của đơn vị kinh doanh vận tải.

- Văn bản chấp thuận tham gia khai thác tuyến vận tải liên tỉnh cố định bằng ô tô (01 bản sao).

- Giấy chứng nhận đăng ký của những xe trong danh sách đăng ký thay mới (bản sao). Đối với xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã kèm theo giấy giới thiệu của hợp tác xã, quyết định kết nạp xã viên theo quy định của pháp luật (01 bản sao có chứng thực); cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó có quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã (01 bản sao có chứng thực).

- Sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe trong danh sách đăng ký (bản sao). Trường hợp cần thay xe đột xuất trong thời hạn không quá 30 ngày thì chủ đơn vị kinh doanh vận tải quyết định và có trách nhiệm xác nhận vào “Sổ nhật trình chạy xe” của xe được thay thế.

đ) Trường hợp mở tuyến mới:

- Khai thác thử: Sở Giao thông vận tải xác nhận vào Giấy đăng ký mở tuyến vận tải khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, đơn vị kinh doanh vận tải gửi hồ sơ yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam ra chấp thuận khai thác thử.

- Công bố tuyến: Sở Giao thông vận tải xác nhận vào Đơn đề nghị công bố tuyến vận tải khách cố định bằng xe ô tô sau thời gian khai thác thử, đơn vị kinh doanh vận tải gửi hồ sơ yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam công bố tuyến vận tải.

- Hồ sơ mở tuyến mới (01 bộ) gồm có:

+ Giấy đăng ký mở tuyến vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định kèm Phương án hoạt động vận tải khách bằng ô tô (theo mẫu phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông vận tải) hoặc Giấy đề nghị công bố tuyến vận tải khách cố định sau thời gian khai thác thử (theo mẫu phụ lục 6 kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông vận tải).

+ Giấy chứng nhận đăng ký của những xe trong danh sách đăng ký (bản sao). Đối với xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã kèm theo giấy giới thiệu của hợp tác xã, quyết định kết nạp xã viên theo quy định của pháp luật (01 bản sao có chứng thực); cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó có quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã (01 bản sao có chứng thực).

+ Sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe trong danh sách đăng ký (bản sao).

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó có ngành nghề kinh doanh phù hợp (01 bản sao có chứng thực).

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Lệ phí: Không thu lệ phí.

Điều 8. Thủ tục cấp Phù hiệu vận tải: “xe chạy tuyến cố định”, “xe hợp đồng”, “xe vận chuyển khách du lịch”, “chuyến xe chất lượng cao”, sổ nhật trình chạy xe.

1. Thủ tục cấp sổ nhật trình chạy xe, phù hiệu “xe chạy tuyến cố định”, “chuyến xe chất lượng cao”

a) Đối với xe được chấp thuận khai thác tuyến sẽ được cấp “Sổ nhật trình chạy xe” và phù hiệu “xe chạy tuyến cố định” hoặc phù hiệu “chuyến xe chất lượng cao”.

b) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Bản sao Giấy chấp thuận khai thác tuyến khách liên tỉnh cố định bằng ôtô.

- Bản sao đăng ký xe trong danh sách đăng ký.

- Bản sao Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe trong danh sách đăng ký.

* Lưu ý:

+ Đối với những xe được bổ sung vào khai thác tuyến phải có thêm thông báo bổ sung xe (bản sao).

+ Đối với chuyến xe chất lượng cao, đơn vị kinh doanh vận tải phải đăng ký với cơ quan quản lý tuyến về chất lượng phương tiện và các dịch vụ phục vụ khách trên suốt hành trình để theo dõi trong quá trình thực hiện.

+ Các xe đã được cấp “sổ nhật trình chạy xe” và phù hiệu “xe chạy tuyến cố định” hoặc phù hiệu “chuyến xe chất lượng cao” khi sổ được sử dụng hết hoặc phù hiệu hết hạn đề nghị cấp lại phải nộp sổ hoặc phù hiệu củ.

+ Phù hiệu có giá trị 06 tháng.

2. Thủ tục cấp phù hiệu “xe hợp đồng”, “xe vận chuyển khách du lịch”

a) đơn vị kinh doanh vận tải và hộ kinh doanh có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải bằng ôtô và đảm bảo điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật đều được kinh doanh khai thác vận tải khách bằng ôtô theo hợp đồng.

Xe ôtô đăng ký ở nước ngoài không được khai thác vận tải khách theo hình thức hợp đồng trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Giấy đề nghị khai thác vận tải khách bằng xe ôtô theo hợp đồng (theo mẫu phụ lục 21 kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông Vận tải) hoặc Giấy đề nghị vận tải khách du lịch bằng ô tô (theo mẫu phụ lục 23 kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông vận tải).

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc hộ kinh doanh cá thể, trong đó, có ngành nghề đăng ký kinh doanh vận tải khách bằng ôtô theo hợp đồng (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

- Giấy chứng nhận đăng ký của những xe trong danh sách đăng ký (01 bản sao).

- Sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của những xe trong danh sách đăng ký (01 bản sao).

- Văn bản xác nhận tiêu chuẩn xe vận chuyển khách du lịch (đối với xe vận chuyển khách du lịch).

* Lưu ý:

+ Xe đã được cấp phù hiệu “xe hợp đồng”, “xe vận chuyển khách du lịch” hết hạn đề nghị cấp lại phải nộp phù hiệu củ, phù hiệu có giá trị 06 tháng.

+ Những xe đã đăng ký khai thác tuyến cố định, nếu có nhu cầu vận chuyển khách theo hợp đồng cần thêm các giấy tờ sau: Giấy giới thiệu và Giấy xác nhận của Bến xe không có tài chuyến trong thời gian chạy hợp đồng; Hợp đồng vận chuyển hành khách; Phù hiệu chỉ có giá trị sử dụng theo hợp đồng vận chuyển.

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc.

5. Lệ phí: Không thu lệ phí, chỉ thu tiền in ấn phù hiệu.

Điều 9. Thủ tục cấp Phù hiệu xe taxi

1. Điều kiện xe ôtô được cấp phù hiệu:

a) Xe đăng ký thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc sở hữu chi nhánh đơn vị kinh doanh vận tải, biển số xe được đăng ký tại địa phương nơi đơn vị kinh doanh vận tải hoặc chi nhánh đặt trụ sở.

b) Xe đăng ký thuộc sở hữu của đơn vị có chức năng cho thuê tài chính kèm theo hợp đồng cho thuê tài chính giữa đơn vị vận tải và đơn vị cho thuê tài chính (bản sao có chứng thực); biển số xe được đăng ký tại địa phương nơi đơn vị cho thuê tài chính đặt trụ sở.

c) Xe đăng ký thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản kèm theo đăng ký kinh doanh cho thuê tài sản (bản sao có chứng thực), hợp đồng thuê tài sản giữa đơn vị vận tải và đơn vị, hộ kinh doanh cho thuê tài sản (bản sao có chứng thực); biển số xe được đăng ký tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh cho thuê tài sản.

d) Xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã kèm theo cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó, có quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ôtô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã (bản sao có chứng thực).

đ) Thời hạn sử dụng của xe không quá 12 năm kể từ ngày sản xuất.

e) Xe đăng ký biển số nước ngoài không được đăng ký vận tải khách bằng taxi trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Hồ sơ gồm có (01 bộ):

a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải bằng taxi (01 bản sao có chứng thực).

b) Phương án hoạt động vận tải khách bằng taxi (theo mẫu phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông Vận tải).

c) Giấy đề nghị cấp phù hiệu cho xe taxi của đơn vị kinh doanh vận tải kèm theo danh sách xe ôtô được cấp phù hiệu (theo mẫu phụ lục 2 kèm theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông Vận tải).

d) Giấy chứng nhận đăng ký và Sổ kiểm định của các phương tiện trong danh sách đề nghị cấp phù hiệu taxi (bản sao).

* Lưu ý: Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải bổ sung hoặc thay thế xe hoặc ngừng hoạt động phải có giấy đề nghị kèm theo danh sách phương tiện (theo mẫu phụ lục 2 kèm theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 của Bộ Giao thông Vận tải) gửi Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp để được cấp phù hiệu mới và thu hồi phù hiệu đối với phương tiện bị thay thế hoặc ngừng hoạt động. Phù hiệu có giá trị 12 tháng.

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc.

5. Lệ phí: Không thu lệ phí, chỉ thu tiền in ấn phù hiệu.

Mục 2. LĨNH VỰC ĐÀO TẠO VÀ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Điều 10. Thủ tục cấp Giấy phép đào tạo lái xe môtô

1. Đối tượng:

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có đủ năng lực về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, xe tập lái,… có nhu cầu đào tạo lái xe.

2. Hồ sơ cấp Giấy phép đào tạo gồm có (01 bộ):

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép đào tạo lái xe.

b) Các Báo cáo về cơ sở vật chất, xe tập lái, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên … (bản chính).

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Lệ phí: Không thu lệ phí.

Điều 11. Thủ tục cấp Giấy phép xe tập lái (ô tô)

1. Đối tượng:

Chỉ cấp Giấy phép xe tập lái cho xe ô tô của các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

2. Hồ sơ gồm có (01 bộ):

a) Công văn đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái.

b) Danh sách các xe đề nghị cấp giấy phép.

c) Giấy chứng nhận đăng ký các xe trong danh sách đề nghị (bản sao) thuộc chủ quyền của cơ sở đào tạo. Trường hợp xe thuê phải có hợp đồng thuê giữa chủ xe với cơ sở đào tạo, thời hạn của hợp đồng từ 01 năm trở lên (bản sao).

d) Sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các xe trong danh sách có ghi rõ: “Hệ thống phanh phụ có hiệu lực”.

đ) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các xe (bản sao).

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời gian giải quyết: 02 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Lệ phí: 30.000 đồng/lần cấp/phương tiện.

Điều 12. Thủ tục sát hạch cấp mới Giấy phép lái xe và phục hồi Giấy phép lái xe.

1. Đối tượng:

Sở Giao thông Vận tải tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho các đối tượng có đủ các điều kiện sau:

a) Đối với người Việt Nam:

- Có giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

- Có đủ độ tuổi theo quy định (tính đến ngày sát hạch) cho từng hạng Giấy phép lái xe:

+ Hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2: 18 tuổi;

+ Hạng C, D: 21 tuổi;

+ Hạng E: 25 tuổi.

- Có sức khỏe phù hợp với “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của Bộ Y tế”.

- Đã hoàn thành khóa học theo chương trình quy định của Bộ Giao thông Vận tải tại cơ sở đào tạo lái xe; được cấp chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp.

- Nộp đủ hồ sơ thủ tục, phí sát hạch và lệ phí cấp giấy phép lái xe theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

b) Đối với người nước ngoài:

Ngoài các tiêu chuẩn của điểm a Điều này, cần thêm các điều kiện sau:

- Được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên và được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.

- Phải đọc, hiểu và viết được tiếng Việt.

2. Hồ sơ dự sát hạch gồm có (01 bộ):

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX (theo mẫu phụ lục 3 kèm theo công văn hướng dẫn số 120/CĐBVN-QLPTNL ngày 09/01/2008 của Cục Đường bộ Việt Nam). Riêng đối với người nước ngoài, Đơn đề nghị dự học và thi phải được xác nhận bởi các cơ quan: Thủ trưởng các tổ chức kinh tế xã hội nơi người nước ngoài học tập, làm việc và công an nơi tạm trú.

b) Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa từ cấp huyện trở lên cấp (thời hạn không quá 01 năm).

c) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu nếu là người nước ngoài. Khi đi thi phải mang theo bản chính giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) để kiểm tra đối chiếu.

d) 04 ảnh màu (2x3).

3. Trình tự giải quyết:

a) Công dân nộp hồ sơ thi và nhận kết quả tại các cơ sở đào tạo lái xe.

b) Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp chỉ nhận hồ sơ dự sát hạch cấp mới và phục hồi Giấy phép lái xe từ các cơ sở đào tạo qua đường công văn hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả. Hồ sơ phải được gửi đến trước kỳ sát hạch 04 ngày (đối với Giấy phép lái xe hạng A1, A2) hoặc 07 ngày (đối với Giấy phép lái xe các hạng còn lại), gồm:

- Báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch lái xe và danh sách người dự sát hạch (theo mẫu phụ lục 6, 6a và 6b kèm theo công văn hướng dẫn số 120/CĐBVN-QLPTNL ngày 09/01/2008 của Cục Đường bộ Việt Nam).

- Hồ sơ dự thi của các thí sinh có trong danh sách.

4. Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định trúng tuyển sát hạch.

5. Lệ phí: Theo thông tư số 53/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính.

Điều 13. Thủ tục về di chuyển quản lý Giấy phép lái xe.

1. Hồ sơ Giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp cấp di chuyển quản l‎ý sang tỉnh, thành khác.

a) Đối tượng:

Các cá nhân có Giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp cấp nay có nhu cầu di chuyển quản lý về Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành khác khi chuyển công tác, nơi ở.

b) Điều kiện:

Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, không bị tẩy xóa, rách nát hoặc có sự khác biệt về nhận dạng.

c) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Giấy đề nghị di chuyển quản lý Giấy phép lái xe.

- Giấy phép lái xe còn hạn sử dụng (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)

- Hồ sơ lái xe gồm: Chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo và Biên bản chấm thi.

- Hộ khẩu thường trú nơi chuyển đến hoặc Giấy chuyển công tác (01 bản sao)

2. Di chuyển quản lý Giấy phép lái xe về Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp

a) Đối tượng:

- Cá nhân có hộ khẩu thường trú tại Đồng Tháp, có Giấy phép lái xe do Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố khác cấp có nhu cầu chuyển hồ sơ quản l‎ý về Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp.

b) Điều kiện:

- Có hộ khẩu thường trú hoặc chuyển công tác về tỉnh Đồng Tháp.

- Giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, không bị tẩy xóa, rách nát hoặc có sự khác biệt về nhận dạng.

c) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Giấy di chuyển quản lý Giấy phép lái xe của cơ quan quản lý cũ còn thời hạn (06 tháng kể từ ngày ký).

- Giấy phép lái xe còn hạn sử dụng (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)

- Hồ sơ lái xe gồm: Chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo và Biên bản chấm thi.

- Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy xác nhận chuyển công tác nơi đến.

* Lưu ý: Nếu thời hạn Giấy phép lái xe chuyển về còn ít hơn 60 ngày sử dụng thì được đổi Giấy phép lái xe mới và thêm các giấy tờ sau:

+ Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe (theo mẫu phụ lục 2 kèm theo Công văn hướng dẫn số 119/CĐBVN-QLPTNL ngày 09/01/2008 của Cục Đường bộ Việt Nam).

+ Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa từ cấp huyện trở lên cấp (thời hạn không quá 01 năm).

+ 03 ảnh màu 2x3.

3. Trình tự thực hiện:

Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Lệ phí: 10.000 đồng/lần.

Điều 14. Thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe.

1. Đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp.

a) Điều kiện đổi Giấy phép lái xe mới:

- Giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải cấp và quản lý, trong thời gian 60 ngày trước khi hết hạn và 30 ngày sau khi hết hạn được làm thủ tục đổi Giấy phép lái xe mới.

- Giấy phép lái xe bị hư hỏng có đủ hồ sơ gốc thì được xét đổi lại Giấy phép lái xe mới.

- Không nhận hồ sơ đổi nếu Giấy phép lái xe có biểu hiện tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi lấy Giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; hồ sơ lái xe không có trong “Sổ quản lý lái xe” lưu tại Sở Giao thông vận tải.

b) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe (theo mẫu phụ lục 2 kèm theo Công văn hướng dẫn số 119/CĐBVN-QLPTNL ngày 09/01/2008 của Cục Đường bộ Việt Nam).

- Hồ sơ lái xe phù hợp với Giấy phép lái xe đề nghị đổi (gồm: Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe, Chứng chỉ nghề hoặc giấy tốt nghiệp khóa đào tạo của hạng Giấy phép lái xe đang sử dụng).

- Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa từ cấp huyện trở lên cấp (thời hạn không quá 01 năm).

- Bản photocopy Giấy phép lái xe cần đổi.

- 03 ảnh màu 2x3.

- Khi nộp hồ sơ đổi Giấy phép lái xe, người nộp xuất trình Giấy phép lái xe bản chính và giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu.

* Lưu ý:

+ Nếu Giấy phép lái xe bị hư hỏng (ảnh, nhàu nát, …): Phải nộp bản sao Giấy Chứng minh nhân dân (xuất trình bản chính để đối chiếu).

+ Nếu thay đổi địa chỉ thường trú, tạm trú: Phải nộp bản sao hộ khẩu kèm theo.

+ Nếu thay đổi họ tên, ngày, tháng, năm sinh: tùy theo trường hợp cụ thể sẽ phải bổ túc các giấy tờ hợp pháp để điều chỉnh.

2. Đổi Giấy phép lái xe do ngành công an cấp.

a) Điều kiện:

- Cán bộ, chiến sĩ Công an có Giấy phép lái xe do ngành Công an cấp còn giá trị sử dụng, khi chuyển ngành (chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, thôi việc …), nếu có nhu cầu sẽ được đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp.

- Không nhận hồ sơ đổi Giấy phép lái xe do ngành Công an cấp đã hết giá trị sử dụng hoặc có hiện tượng tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi Giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng.

b) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe (theo mẫu phụ lục 2 kèm theo Công văn hướng dẫn số 119/CĐBVN-QLPTNL ngày 09/01/2008 của Cục Đường bộ Việt Nam).

- Quyết định chuyển ngành của cấp có thẩm quyền.

- Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa từ cấp huyện trở lên cấp (thời hạn không quá 01 năm).

- Giấy phép lái xe của ngành Công an cấp còn giá trị sử dụng (bản gốc).

- Giấy giới thiệu của cơ quan cấp Giấy phép lái xe thuộc ngành Công an.

- 03 ảnh màu 2x3.

* Lưu ý:

+ Khi đến nộp hồ sơ đổi Giấy phép lái xe, người nộp phải xuất trình Chứng minh nhân dân để đối chiếu.

+ Sau khi cấp đổi Giấy phép lái xe mới, Giấy phép lái xe do ngành Công an cấp (bản gốc) phải được cắt góc.

3. Đổi Giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp cho quân nhân.

a) Điều kiện:

- Người có Giấy phép lái xe Quân sự (do Cục Quản lý xe máy Tổng cục kỹ thuật Bộ Quốc phòng cấp) còn giá trị sử dụng khi ra quân (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành) được đổi sang Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp.

- Không nhận hồ sơ đổi Giấy phép lái xe, nếu Giấy phép lái xe quân sự đã hết giá trị sử dụng hoặc có hiện tượng tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi Giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng và khi nộp hồ sơ đổi Giấy phép lái xe đã ra quân quá 6 tháng kể từ ngày ký quyết định ra quân.

b) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe (theo mẫu phụ lục 2 kèm theo Công văn hướng dẫn số 119/CĐBVN-QLPTNL ngày 09/01/2008 của Cục Đường bộ Việt Nam).

- Quyết định ra quân trong thời gian không quá 6 tháng tính từ ngày Thủ trưởng cấp Trung đoàn trở lên ký.

- Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa từ cấp huyện trở lên cấp (thời hạn không quá 01 năm).

- Giấy phép lái xe quân sự còn giá trị sử dụng (bản gốc).

- Giấy giới thiệu của Cục Quản lý xe máy hoặc chủ nhiệm ngành xe, máy cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và tương đương.

- 03 ảnh màu 2x3

- Khi đến nộp hồ sơ đổi Giấy phép lái xe, người nộp phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc Chứng minh nhân dân để đối chiếu.

* Lưu ý:

+ Giấy phép lái xe quân sự có hiệu lực được phép lái nhiều hạng xe khác nhau thì được đổi lấy Giấy phép lái xe ngành Giao thông vận tải có hiệu lực lái các hạng xe tương ứng. Trường hợp không hoàn toàn tương đương về hạng xe đổi, thì người đổi phải dự học bổ túc về thực hành tay lái và phải qua kỳ sát hạch đối với loại xe có hiệu lực trong Giấy phép lái xe ngành Giao thông vận tải cấp.

+ Sau khi đổi Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe quân sự (bản gốc) phải được cắt góc.

4. Đổi Giấy phép lái xe của nước ngoài cấp cho người Việt Nam.

a) Đối tượng:

Người Việt Nam trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp Giấy phép lái xe quốc tế hoặc quốc gia khác.

b) Điều kiện:

- Người Việt Nam sau thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài trở về nước sinh sống hoặc về nước với thời gian từ 03 tháng trở lên sau đó trở ra nước ngoài.

- Giấy phép lái xe nước ngoài còn đủ các yếu tố cần thiết: Thời hạn sử dụng, hạng xe được phép điều khiển, không có biểu hiện tẩy xóa hoặc rách nát.

c) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe (theo mẫu phụ lục 2 kèm theo Công văn hướng dẫn số 119/CĐBVN-QLPTNL ngày 09/01/2008 của Cục Đường bộ Việt Nam).

- Bản photocopy Giấy phép lái xe nước ngoài.

- Bản dịch Giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được chứng thực chữ ký người dịch của cơ quan công chứng Nhà nước và đóng dấu giáp lai với bản photocopy Giấy phép lái xe.

- 03 ảnh màu 2x3.

* Lưu ý:

+ Khi nộp hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép lái xe, phải xuất trình bản chính hộ chiếu, Giấy phép lái xe nước ngoài cấp, hộ khẩu để đối chiếu.

+ Trường hợp người có Giấy phép lái xe nước ngoài trở về Việt Nam sinh sống, phải nộp bản chính Giấy phép lái xe để cắt góc và lưu hồ sơ.

5. Đổi Giấy phép lái xe của người nước ngoài do nước ngoài cấp.

a) Điều kiện:

- Có thời gian cư trú hoặc làm việc, học tập dài hạn tại Việt Nam với thời gian từ 03 tháng trở lên.

- Giấy phép lái xe nước ngoài còn đủ các yếu tố cần thiết: Giấy phép lái xe còn giá trị sử dụng. Giấy phép lái xe Việt Nam đã đổi có thời hạn sử dụng phù hợp với thời hạn sử dụng với Giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của Giấy phép lái xe Việt Nam.

- Không nhận hồ sơ đổi nếu Giấy phép lái xe đã hết giá trị sử dụng hoặc có biểu hiện tẩy xóa, rách nát không đủ các yếu tố cần thiết để đổi Giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng.

b) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe (theo mẫu phụ lục 1 kèm theo Công văn hướng dẫn số 119/CĐBVN-QLPTNL ngày 09/01/2008 của Cục Đường bộ Việt Nam) có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý người nước ngoài tại Việt Nam (do Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố, Văn

phòng đại diện nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Thủ trưởng cơ quan nơi người nước ngoài làm việc, học tập).

Trường hợp người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam nhưng không thuộc diện quản lý của các cơ quan, doanh nghiệp nêu trên sẽ được đổi Giấy phép lái xe nếu: Người nước ngoài là thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH (nộp kèm Giấy phép thành lập công ty). Nếu người nước ngoài hợp đồng làm việc cho công ty TNHH có vốn nước ngoài phải xuất trình Giấy phép lao động hợp pháp (do Ban quản lý các Khu chế xuất hoặc Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp).

Đối với người nước ngoài gốc Việt về thăm thân nhân có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

- Bản photocopy Giấy phép lái xe nước ngoài.

- Bản dịch Giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được được chứng thực chữ ký người dịch của cơ quan công chứng Nhà nước hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam mà người dịch làm việc và đóng dấu giáp lai với bản photocopy Giấy phép lái xe.

- Bản photocopy hộ chiếu (gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam) hoặc photocopy chứng minh thư (ngoại giao hoặc công vụ) do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp. Đối với đối tượng thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được hưởng ưu đãi không thu trừ phải có thêm Giấy giới thiệu theo mẫu quy định của Vụ Lễ tân - Bộ Ngoại giao.

- 03 ảnh màu 2x3.

* Lưu ý:

+ Khi nộp hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép lái xe, phải xuất trình bản chính Giấy phép lái xe nước ngoài và hộ chiếu (hoặc chứng minh thư ngoại giao, công vụ do Bộ ngoại giao Việt Nam cấp) để đối chiếu với hồ sơ.

+ Trường hợp Giấy phép lái xe Quốc tế hay Quốc gia cấp cho người nước ngoài được lái nhiều hạng xe khác nhau thì đổi lấy Giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

+ Nếu đổi Giấy phép lái xe lần tiếp theo, phải có các tài liệu như trên.

6. Trường hợp còn Giấy phép lái xe nhưng mất hồ sơ gốc.

Hồ sơ lái xe bị thiếu một trong các giấy tờ sau đây bị coi là hồ sơ lái xe không đủ bộ và phải xử lý như trường hợp mất toàn bộ hồ sơ lái xe:

- Biên bản chấm thi hạng Giấy phép lái xe đang sử dụng.

- Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo lái xe.

a) Mất hồ sơ gốc nhưng Giấy phép lái xe còn hạn sử dụng, có tên trong “Sổ theo dõi quản lý cấp Giấy phép lái xe” lưu tại Sở Giao thông vận tải sẽ được lập lại hồ sơ lái xe mới. Hồ sơ gồm có:

- Tờ khai nguyên nhân mất hồ sơ được cơ quan công an và cơ sở đào tạo xác nhận (01 bản chính)

- Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa từ cấp huyện trở lên cấp (thời hạn không quá 01 năm).

- Giấy phép lái xe (01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu)

- 03 ảnh màu 2x3

b) Mất hồ sơ gốc và Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng nhưng có tên trong “Sổ theo dõi quản lý cấp Giấy phép lái xe” lưu tại Sở Giao thông vận tải, nếu có nguyện vọng phục hồi Giấy phép lái xe phải dự sát hạch cả lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp lại Giấy phép lái xe mới.

7. Trình tự thực hiện:

Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

8. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

9. Phí và lệ phí: 30.000 đồng/ lần cấp đổi.

Mục 3. LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY

Điều 15. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng k‎ý phương tiện thủy nội địa.

1. Đối tượng áp dụng:

Áp dụng đối với tất cả phương tiện thủy nội địa của tổ chức (có trụ sở), cá nhân (có hộ khẩu) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trước khi đưa vào hoạt động trên đường thủy nội địa phải được đăng ký, trừ các phương tiện thủy nội địa sau đây:

a) Phương tiện thô sơ trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè;

b) Phương tiện làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng;

c) Tàu cá, thuyền thể thao.

Các giấy tờ chủ phương tiện nộp hoặc trình cơ quan đăng ký khi làm thủ tục đăng ký phương tiện phải là bản chính.

2. Hồ sơ đăng ký lần đầu gồm có (01 bộ):

a) Đối với phương tiện chưa khai thác đăng ký lần đầu:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa (theo mẫu số 1 kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải).

- Tờ khai và Biên lai nộp lệ phí trước bạ (đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ).

- 02 ảnh 10x15 chụp mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; Sổ kiểm tra kỹ thuật; Các biên bản của đăng kiểm (để kiểm tra).

- Giấy phép hoặc tờ khai nhập khẩu theo quy định (đối với phương tiện nhập khẩu).

- Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện hoặc hợp đồng cho thuê tài chính (đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm).

b) Đối với phương tiện đang khai thác đăng ký lần đầu:

- Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa (theo mẫu số 1a kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải).

- 02 ảnh 10x15 chụp mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

- Tờ khai và Biên lai nộp lệ phí trước bạ (đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ).

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; Sổ kiểm tra kỹ thuật; Các biên bản của đăng kiểm (để kiểm tra).

3. Hồ sơ đăng ký lại phương tiện gồm có (01 bộ):

a) Phương tiện thay đổi tính năng kỹ thuật:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa (theo mẫu số 2 kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải).

- 02 ảnh 10x15 chụp mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

- Tờ khai và Biên lai nộp lệ phí trước bạ (đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ).

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; Sổ kiểm tra kỹ thuật; Các biên bản của đăng kiểm (để kiểm tra).

b) Chuyển quyền sở hữu phương tiện trong tỉnh Đồng Tháp:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa (theo mẫu số 3 kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải).

- 02 ảnh 10x15 chụp mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

- Tờ khai và Biên lai nộp lệ phí trước bạ (đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ).

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.

- Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc quyết định điều chuyển phương tiện của cơ quan có thẩm quyền.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; Sổ kiểm tra kỹ thuật; Các biên bản của đăng kiểm (để kiểm tra).

c) Phương tiện chuyển quyền sở hữu từ tỉnh, thành phố khác về Đồng Tháp:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa (theo mẫu số 3 kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải).

- 02 ảnh 10x15 chụp mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

- Tờ khai và Biên lai nộp lệ phí trước bạ (đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ).

- Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc quyết định điều chuyển phương tiện của cơ quan có thẩm quyền.

- Hồ sơ chuyển vùng còn dấu niêm phong của cơ quan cấp đăng ký cũ.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; Sổ kiểm tra kỹ thuật; Các biên bản của đăng kiểm (để kiểm tra).

d) Chủ phương tiện thay đổi trụ sở hoặc hộ khẩu từ tỉnh, thành phố khác về Đồng Tháp:

- Đơn đề nghị đăng ký lại phương tiện thủy nội địa (theo mẫu số 4 kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải).

- 02 ảnh 10x15 chụp mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

- Hồ sơ chuyển vùng còn dấu niêm phong của cơ quan cấp đăng ký củ.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; Sổ kiểm tra kỹ thuật; Các biên bản của đăng kiểm (để kiểm tra).

4. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (01 bộ):

a) Trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký do phương tiện bị chìm đắm hoặc bị cháy nổ:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (theo mẫu số 5 kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải) có xác nhận của Cảng vụ Đường thủy nội địa hoặc Cảnh sát đường thủy nội địa quản lý địa bàn nơi phương tiện bị chìm đắm hoặc bị cháy nổ.

- 02 ảnh 10x15 chụp mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; Sổ kiểm tra kỹ thuật; Các biên bản của đăng kiểm (để kiểm tra).

b) Trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa vì các lý do khác:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (theo mẫu số 5a kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải).

- 02 ảnh 10x15 chụp mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; Sổ kiểm tra kỹ thuật; Các biên bản của đăng kiểm (để kiểm tra).

c) Đổi giấy Chứng nhận đăng ký

Khi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa bị hư hỏng do mục, rách nát, ẩm móc, hư hình, lem chữ …, hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (theo mẫu số 7 kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải).

- 02 ảnh 10x15 chụp mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.

- Giấy chứng nhận đăng ký bị hư hỏng.

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; Sổ kiểm tra kỹ thuật; Các biên bản của đăng kiểm (để kiểm tra).

5. Hồ sơ xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa:

a) Trường hợp áp dụng:

- Phương tiện bị mất tích; bị hóa hủy; được chuyển nhượng ra nước ngoài hoặc hư hỏng không còn khả năng phục hồi.

- Theo đề nghị của chủ phương tiện.

- Chuyển quyền sở hữu sang tỉnh, thành phố khác.

b) Hồ sơ gồm có (01 bộ):

- Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa (theo mẫu số 3a kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ Giao thông vận tải).

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.

6. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

7. Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8. Lệ phí: 70.000 đồng/giấy chứng nhận.

Điều 16. Thủ tục cấp, đổi Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, bến khách ngang sông

1. Hồ sơ cấp phép mở bến thủy nội địa (01 bộ):

a) Giai đoạn 1: Xét thông qua đơn và sơ đồ vị trí đề nghị mở bến thủy nội địa.

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa (theo mẫu số 3 phần phụ lục kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải);

- Sơ đồ vùng nước của bến thủy nội địa (TNĐ), sơ đồ phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:

+ Sơ đồ phải có chữ ký của chủ bến, đóng dấu (đối với đơn vị có dấu) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sơ đồ được lập;

+ Sơ đồ bến thể hiện đầy đủ các nội dung: Vị trí vùng nước sử dụng, khoảng cách tới vật chuẩn (nếu sử dụng vật chuẩn để xác định vị trí); độ sâu tối thiểu vùng nước trước bến ứng với mực nước thấp nhất hàng năm; cấp kỹ thuật và chiều dài của luồng vào bến (nếu có); cầu bến xếp dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách và thiết bị phụ trợ; thời điểm khảo sát lập hồ sơ. Sơ đồ phải đúng tỷ lệ theo quy định.

- Phương án khai thác: yêu cầu phải có nội dung tối thiểu như sau:

+ Phương án xếp dỡ: Phương tiện thủy - kho, bãi; Phương tiện thủy - ô tô…

+ Thiết bị xếp dỡ: loại và số lượng thiết bị.

+ Chế độ làm việc trong ngày (theo giờ hành chính hay theo ca).

+ Năng lực xếp dỡ của bến: Tấn hàng/năm; Lượt hành khách/năm.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoảng 1 điều 4 của Quỵết định số 07/2005/QĐ-BGTVT thì Sở Giao thông vận tải ghi ý kiến chấp thuận vào đơn đề nghị và trả lại cho người nộp. Trường hợp không chấp thuận thì trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

b) Giai đoạn 2: Xét cấp Giấy phép hoạt động thủy nội địa đối với bến có đủ điều kiện an toàn, trang thiết bị hoạt động bến theo quy định:

Sau khi thực hiện xong giai đoạn 1 và thi công hoàn thành các hạng mục của bến thủy nội địa, tổ chức, cá nhân mở bến gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải đề nghị cấp phép hoạt động. Hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đã được chấp thuận ở giải đoạn 1;

- Bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất (hoặc hợp đồng thuê đất);

- Hợp đồng thuê bến (trừ trường hợp chủ bến là chủ khai thác bến);

- Bình đồ vùng nước bến và luồng vào bến (nếu có) có xác nhận của đơn vị quản lý đường thủy nội địa về việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa;

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện (nếu sử dụng phao nổi);

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đối với phao nổi (nếu sử dụng phao nổi);

- Các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định của pháp luật (nếu chuyên xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ bến;

2. Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa (01 bộ):

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa (theo mẫu số 3 phần phụ lục kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải), trường hợp các chỉ tiêu quy định trong quyết định cấp phép hoạt động bến thủy nội địa, không thay đổi thì đơn đề nghị cấp phép lại ghi rõ tình trạng bến không thay đổi so với hồ sơ đã gửi lần trước;

b) Trường hợp bến có thay đổi thì đơn đề nghị cấp phép lại ghi rõ những thay đổi so với hồ sơ đã nộp lần trước, kèm theo các giấy tờ về những thay đổi này (nếu có).

c) Trường hợp đầu tư xây dựng bổ sung để nâng cao khả năng thông qua hoặc tiếp nhận được loại phương tiện lớn hơn, chủ bến phải thực hiện như thủ tục mở bến mới.

d) Trường hợp chuyển quyền sở hữu, chủ bến có đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động kèm theo các văn bản hợp pháp về chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật;

đ) Giấy phép hoạt động cũ đã hết hạn;

3. Hồ sơ cấp phép hoạt động bến khách ngang sông gồm (01 bộ):

a) Giai đoạn xét thông qua vị trí mở bến :

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông (theo mẫu số 5 phần phụ lục kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải), có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở bến.

- Sơ đồ vị trí bến thể hiện vị trí, địa chỉ hai đầu bến tại phía bờ hữu và bờ tả của tuyến sông, kênh; Phạm vi vùng nước sử dụng; Độ sâu nhỏ nhất của vùng nước sử dụng; Cầu dẫn, bãi chùi; Cấp kỹ thuật và chiều dài của luồng vào bến, nếu có (ghi đầy đủ kích thước);

- Văn bản của đơn vị quản lý đường thủy nội địa xác nhận vị trí bến bảo đảm các điều kiện nêu tại khoản 1 điều 5 của Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải;

- Bản thiết kế công trình bến theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật bến phà, đối với bến có phương tiện vận tải ngang sông được phép chở ô tô;

- Thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Sở Giao thông vận tải xem xét nếu chấp thuận thì có ý kiến bằng văn bản gửi tổ chức, cá nhân xin mở bến, chủ bến tiến hành các thủ tục có liên quan theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị an toàn cho bến (có bật thang, cầu dẫn để khách lên xuống hoặc xếp dỡ hàng hóa; Có bố trí cọc neo, đệm chống va; Có nhà chờ, điểm bán vé, khu vệ sinh…; Những bến có chở ô tô qua lại phải có đường cho ô tô lên xuống đảm bảo an toàn thuận tiện; Có đủ thiết bị để phương tiện neo buột; Có đèn chiếu sáng ở khu vực hành khách lên xuống nếu hoạt động ban đêm; Có hệ thống báo hiệu theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa). Trường hợp không chấp thuận thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

b) Giai đoạn xét cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông :

Sau khi có xác nhận bến đủ điều kiện đưa vào khai thác, chủ bến khách ngang sông có thể trực tiếp kinh doanh khai thác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác thuê để kinh doanh khai thác;

Chủ khai thác bến khách ngang sông làm thủ tục đề nghị Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép hoạt bến khách ngang sông theo quy định. Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông (theo mẫu số 5 phần phụ lục kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải).

- Bản sao giấy xác nhận công trình bến đảm bảo an toàn giao thông, đủ điều kiện đưa vào hoạt động khai thác bến khách ngang sông;

- Hợp đồng thuê bến (trừ trường hợp chủ bến là chủ khai thác bến);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ khai thác bến;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải hành khách ngang sông;

- Bản sao bằng, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện vận tải hành khách ngang sông;

- Văn bản thống nhất giữa hai tỉnh, thành phố giáp ranh nhau (đối với bến khách ngang sông nằm trên tuyến ranh giới giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giao thông vận tải nhận văn bản xin mở bến phải bàn bạc thống nhất với Sở Giao thông vận tải liên quan trước khi ra quyết định cho phép mở bến);

- Văn bản thống nhất giữa UBND hai huyện, thị xã, thành phố (đối với trường hợp bến nằm trên tuyến ranh giới giữa hai huyện, thị xã, thành phố, UBND hai huyện cần thống nhất trước khi ra quyết định cho phép mở bến);

4. Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông (01 bộ):

a) Khi Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông hết hạn thì chủ khai thác bến có đơn đề nghị cấp lại Giấy phép (theo mẫu số 5 phần phụ lục kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải) có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn gửi Sở Giao thông vận tải. Trường hợp các chỉ tiêu quy định trong Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông không thay đổi thì đơn đề nghị cấp lại Giấy phép ghi rõ tình trạng bến không thay đổi so với hồ sơ đã gửi lần trước;

b) Trường hợp các chỉ tiêu bến có thay đổi thì đơn đề nghị cấp lại Giấy phép ghi rõ những thay đổi so với hồ sơ đã nộp lần trước, kèm theo các giấy tờ về những thay đổi này;

c) Trường hợp đầu tư xây dựng bổ sung để nâng cao khả năng thông qua hoặc tiếp nhận loại phương tiện lớn hơn, chủ bến phải thực hiện theo trình tự thủ tục quy định cấp mới Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông đối với phần xây dựng bổ sung;

d) Trường hợp chuyển quyền sở hữu, chủ bến có đơn gửi Sở Giao thông vận tải đề nghị cấp phép lại kèm theo các văn bản hợp pháp về chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật;

đ) Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải hành khách ngang sông;

e) Giấy phép hoạt động hết hạn;

g) Bản sao giấy xác nhận công trình bến đảm bảo an toàn giao thông, đủ điều kiện đưa vào khai thác còn hiệu lực;

5. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

6. Thời gian giải quyết:

a) Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b) Cấp giấy hép hoạt động bến khách ngang sông:

- Cấp giấy phép hoạt động khi mở bến mới: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cấp lại: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7. Lệ phí: 40.000 đồng/01 giấy phép.

Điều 17. Thủ tục cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa

1. Các trường hợp đổi, cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn:

a) Người có bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp theo các Quyết định: số 914/QĐ/BGTVT ngày 16/04/1997; số 3237/2001/QĐ-BGTVT ngày 10/02/2001; số 36/2004/QĐ-BGTVT ngày 23/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2012. Sau thời hạn quy định trên, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng phải làm hồ sơ gửi đến cơ quan đã cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn để được đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

b) Người có bằng, chứng chỉ chuyên môn đã hết hạn sử dụng nhưng chưa quá 12 tháng kể từ ngày 31/12/2012, có tên trong sổ cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thì được dự thi, kiểm tra lại lý thuyết để được cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn.

c) Người có bằng, chứng chỉ chuyên môn đã hết hạn sử dụng trên 12 tháng kể từ ngày 31/12/2012, có tên trong sổ cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thì được dự thi, kiểm tra lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn.

d) Người có bằng, chứng chỉ chuyên môn bị hỏng, có tên trong sổ cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn, nếu có nhu cầu sử dụng thì được đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn.

đ) Người có bằng, chứng chỉ chuyên môn bị mất, còn thời hạn theo quy định, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn, nếu bị mất trong các trường hợp thiên tai như bão lụt, động đất hoặc bị hoả hoạn, có xác nhận của chính quyền địa phương; bị cướp, trấn lột, mất trộm, phương tiện bị chìm, đắm, có xác nhận vụ việc của cơ quan công an và không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì được cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn.

Người có bằng, chứng chỉ chuyên môn bị mất, còn thời hạn sử dụng, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn, nếu bị mất ngoài các trường hợp trên, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định sẽ được dự thi lại lý thuyết để được cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn.

e) Người có bằng, chứng chỉ chuyên môn quá hạn sử dụng theo quy định bị mất, có tên trong sổ cấp bằng của cơ quan cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 6 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn.

g) Chuyển đổi bằng

Người có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do các Bộ, ngành của Việt Nam cấp; người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do nước ngoài cấp, nếu có nhu cầu làm việc trên các phương tiện thủy nội địa thì phải làm thủ tục chuyển đổi sang bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn tương ứng, các trường hợp đổi sang bằng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa phải dự sát hạch môn pháp luật giao thông đường thủy nội địa.

2. Hồ sơ gồm có (01 bộ):

a) Hồ sơ đổi, cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn:

- Đơn đề nghị có dán ảnh;

- 03 ảnh mầu cỡ 3 x 4cm kiểu chứng minh nhân dân;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa từ cấp huyện trở lên cấp (thời hạn không quá 01 năm).

- Bản sao bằng, chứng chỉ chuyên môn;

- Xác nhận mất bằng, chứng chỉ chuyên môn (áp dụng đối với các trường hợp mất bằng, chứng chỉ chuyên môn).

b) Hồ sơ chuyển đổi bằng:

- Đơn đề nghị có dán ảnh;

- 03 ảnh mầu cỡ 3 x 4cm kiểu chứng minh nhân dân;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do bệnh viện đa khoa từ cấp huyện trở lên cấp (thời hạn không quá 01 năm).

- Bản sao có chứng thực bằng hoặc chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng được cấp;

- Bản dịch có công chứng sang tiếng Việt (nếu là bằng, chứng chỉ khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng do nước ngoài cấp).

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời gian giải quyết:

a) Trường hợp cấp đổi, cấp lại, chuyển đổi bằng: 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b) Trường hợp phải thi lại, thời hạn cấp lại bằng: 20 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định công nhận trúng tuyển.

* Lưu ý:

Khi đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thì cơ quan cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn sẽ hủy bằng, chứng chỉ chuyên môn cũ bằng hình thức cắt góc.

5. Lệ phí: 50.000 đồng/lần cấp.

Mục 4. LĨNH VỰC XÂY DỰNG CƠ BẢN

Điều 18. Thẩm định thiết kế cơ sở; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế một bước) và hồ sơ góp ý chuyên ngành

1. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế cơ sở gồm có (01 bộ):

a) Tờ trình thẩm định thiết kế cơ sở (bản chính).

b) Hồ sơ thiết kế cơ sở kèm theo Dự án đầu tư (bản chính).

c) Báo cáo kết quả khảo sát và biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát (bản chính) (theo khoản 2 điều 1 Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ).

d) Văn bản về chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

đ) Các văn bản của cấp có thẩm quyền (nếu có) về quy hoạch xây dựng, kế hoạch quyền sử dụng đất, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, an toàn vận hành công trình ngầm và các yêu cầu khác có liên quan.

e) Hồ sơ năng lực của doanh nghiệp và chứng chỉ hành nghề thiết kế của chủ trì thiết kế (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

2. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế một bước) gồm có (01 bộ):

a) Tờ trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (bản chính) (theo mẫu phụ lục 5 kèm theo Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công kèm theo Báo cáo kinh tế kỹ thuật (bản chính) (theo điều 14, điều 15 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ).

c) Báo cáo kết quả khảo sát và biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát (bản chính) (theo khoản 2, điều 1 Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ).

d) Văn bản về chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

đ) Các văn bản của cấp có thẩm quyền (nếu có) về quy hoạch xây dựng, kế hoạch quyền sử dụng đất, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, an toàn vận hành công trình ngầm và các yêu cầu khác có liên quan.

e) Hồ sơ năng lực của doanh nghiệp và chứng chỉ hành nghề thiết kế của chủ trì thiết kế (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

3. Hồ sơ góp ý kiến chuyên ngành gồm có (01 bộ):

a) Văn bản về việc góp ý kiến chuyên ngành (bản chính);

b) Hồ sơ thiết kế và thuyết minh (bản chính);

c) Văn bản về chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

d) Các văn bản của cấp có thẩm quyền (nếu có) về quy hoạch xây dựng, kế hoạch quyền sử dụng đất, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, an toàn vận hành công trình ngầm và các yêu cầu khác có liên quan.

4. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

5. Thời hạn giải quyết:

a) 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C và góp ý chuyên ngành.

b) 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm B.

6. Lệ phí: Thực hiện theo thông tư 109/2000/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ Tài chính.

Điều 19. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán

1. Hồ sơ thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán gồm có (01 bộ):

a) Tờ trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán (bản chính) (theo mẫu phụ lục 5 kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

b) Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (bản chính) (theo điều 14, điều 15 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ).

d) Thuyết minh tính toán các kết cấu.

đ) Báo cáo kết quả khảo sát và biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát (bản chính) (theo khoản 2, điều 1 Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ).

e) Hồ sơ năng lực của công ty và chứng chỉ hành nghề thiết kế của chủ trì thiết kế (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

g) Các văn bản của cấp có thẩm quyền (nếu có) về quy hoạch xây dựng, kế hoạch quyền sử dụng đất, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, an toàn vận hành công trình ngầm và các yêu cầu khác có liên quan.

2. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

3. Thời hạn giải quyết:

a) Dự án nhóm C: 20 ngày làm việc.

b) Dự án nhóm B: 30 ngày làm việc.

4. Lệ phí: Thực hiện theo thông tư 109/2000/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ Tài chính.

Điều 20. Thẩm định dự toán

1. Hồ sơ trình thẩm định dự toán gồm có (01 bộ):

a) Tờ trình thẩm định dự toán (bản chính) (theo mẫu phụ lục 5 kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

b) Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư và các văn bản khác của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc chứng thực).

c) Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công.

d) Hồ sơ dự toán (bản chính).

2. Hồ sơ trình thẩm định đề cương khảo sát và chỉ định thầu tư vấn xây dựng công trình gồm có (01 bộ):

a) Tờ trình thẩm định (bản chính) (theo mẫu phụ lục 5 kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

b) Hồ sơ đề xuất (bản chính).

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời gian giải quyết:

a) Dự án nhóm C: 10 ngày làm việc.

b) Dự án nhóm B: 15 ngày làm việc.

5. Lệ phí: Thực hiện theo thông tư 109/2000/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ Tài chính.

Điều 21. Thủ tục cấp giấy phép thi công các công trình thiết yếu trong phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ

1. Đối tượng áp dụng:

Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đường bộ trên địa bàn tỉnh.

2. Hồ sơ cấp giấy phép thi công các công trình thiết yếu trong phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ gồm có (01 bộ):

a) Đơn đề nghị phép thi công hạng mục liên quan đến an toàn giao thông, công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ;

b) Phương án thi công công trình:

- Thuyết minh chung về phương án.

- Bản vẽ mặt bằng vị trí sử dụng.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công đã được cấp có thẩm quyền duyệt.

- Thời gian thi công.

c) Phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ tại khu vực sử dụng:

- Thuyết minh chung về phương án.

- Bản vẽ tổng thể mặt bằng có ghi rõ phương án bố trí báo hiệu đường bộ.

- Thời gian thực hiện phương án.

d) Bản cam kết tự di chuyển công trình khi ngành đường bộ có yêu cầu sử dụng và không đòi bồi thường.

đ) Văn bản chấp thuận khi lập dự án và thiết kế của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Lệ phí: Không thu lệ phí.

Điều 22. Thỏa thuận các điều kiện lập và thực hiện dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền

1. Đối tượng áp dụng:

Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình trong phạm vi hành lang đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

2. Hồ sơ gồm có:

a) Giai đoạn lập dự án:

- Văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa cho ý kiến. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và các kết cấu chính của công trình.

- Bình đồ khu vực xây dựng công trình hoặc bản đồ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia.

- Ngoài các quy định trên, hồ sơ phải có thêm các tài liệu đối với từng trường hợp cụ thể sau đây:

* Đối với dự án công trình cầu vĩnh cửu, cầu tạm:

+ Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tĩnh không);

+ Mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang đáy sông;

+ Đối với cầu quay, cầu cất, cầu phao phải thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng mở, vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi.

* Đối với dự án công trình đường ống, đường dây vượt qua luồng trên không:

+ Bản vẽ, các số liệu thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện theo tiêu chuẩn quy định).

* Đối với dự án công trình ngầm dưới đáy luồng:

+ Bản vẽ thể hiện kích thước, cao trình của đỉnh kết cấu công trình ngầm.

* Đối với dự án công trình bến phà:

+ Bản vẽ thể hiện hướng và kích thước các bến ở hai bờ, các công trình phụ trợ và vùng nước cần thiết cho hoạt động của phà.

* Đối với công trình cảng cá; cảng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng:

+ Bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, kích thước, kết cấu các cầu cảng, các công trình phụ trợ và vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng.

* Đối với công trình kè, công trình chỉnh trị:

+ Bản vẽ thể hiện hướng và các kích thước của công trình, phần công trình nhô từ bờ ra ngoài.

* Đối với thi công nạo vét luồng, khai thác tài nguyên:

+ Bình đồ, các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.

b) Giai đoạn thực hiện dự án: Trước khi thi công công trình chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa đề nghị xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa; hồ sơ gồm có:

- Văn bản đề nghị xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa;

- Phương án thi công công trình;

- Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:

+ Thuyết minh chung về phương án;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;

+ Phương án bố trí nhân lực;

+ Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;

+ Thời gian thực hiện phương án;

+ Bảng tổng hợp hạng mục và khối lượng công việc.

c) Khi kết thúc dự án: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thi công công trình, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải thực hiện các công việc sau đây:

- Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định đối với công trình;

- Tổ chức công tác rà quét, thanh thải vật chướng ngại phát sinh trong quá trình thi công, trong phạm vi vùng nước phục vụ thi công hoặc ngoài vùng nước thi công ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa;

- Bàn giao luồng, phạm vi hành lang bảo vệ luồng cho đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực gồm:

+ Biên bản kiểm tra, rà quét vùng nước khu vực thi công sau khi đã hoàn thành công trình giữa chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình với đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực trên cơ sở phương án rà quét đã được thống nhất;

+ Biên bản của đơn vị quản lý đường thủy nội địa xác nhận việc lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa của công trình đúng quy định;

+ Biên bản bàn giao luồng khu vực thi công giữa chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình với đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà quét dọn sạch vật chướng ngại khu vực thi công;

3. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Giao thông vận tải.

4. Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Lệ phí: miễn lệ phí.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Các thủ tục hành chính nêu trên phải được niêm yết công khai tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Giao thông vận tải để tổ chức, công dân biết và thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, các cấp phản ánh về Sở Giao thông vận tải giải quyết hoặc tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 49/2008/QĐ-UBND ngày 05/11/2008 về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa tại Sở Giao thông vận tải do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.347

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.239.25
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!