BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4805/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 12
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI THẨM QUYỀN VỀ TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, QUẢN
LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐỐI VỚI CÁC VỤ, THANH TRA BỘ, VĂN PHÒNG BỘ, TỔNG
CỤC, CỤC VÀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15
tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công
chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định tạm thời thẩm quyền về tổ chức, biên chế, quản lý cán bộ,
công chức, viên chức đối với các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Tổng cục, Cục
và các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
Điều 2. Quyết định này thay thế
Quyết định số 11770/QĐ-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ
trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, TCCB.
|
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
THẨM QUYỀN VỀ TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, QUẢN LÝ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐỐI VỚI
CÁC VỤ, THANH TRA BỘ, VĂN PHÒNG BỘ, TỔNG CỤC, CỤC VÀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP TRỰC THUỘC BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
4805/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định thẩm quyền về tổ
chức, biên chế, quản lý công chức, viên chức đối với các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn
phòng Bộ, Tổng cục, Cục và các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ (sau đây
gọi là các đơn vị trực thuộc Bộ).
Chương II
THẨM QUYỀN VỀ TỔ
CHỨC
Điều 2. Trách
nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Trình Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ và của cơ quan thuộc Chính phủ
được phân công quản lý; về thành lập, tổ chức lại, giải thể Tổng cục và tổ chức
tương đương, Vụ, Cục và tương đương thuộc Bộ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:
a) Thành lập, tổ chức lại, giải thể
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục và tổ chức tương
đương thuộc Bộ.
b) Quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị
sự nghiệp dịch vụ công; danh sách các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
Điều 3. Thẩm
quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ (trừ các tổ chức thuộc thẩm
quyền của Thủ tướng Chính phủ). Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các Vụ, Tổng
cục, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công việc khi cần
thiết.
2. Thành lập, tổ chức lại, giải thể
các Đơn vị sự nghiệp công lập khác (trực thuộc Bộ) không thuộc thẩm quyền của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3. Thành lập, tổ chức lại, giải thể
các đơn vị có tư cách pháp nhân của các Tổng cục, Cục.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể,
phá sản các doanh nghiệp có vốn góp của các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Bộ, thực hiện theo các quy định của pháp luật liên quan.
4. Phê duyệt quy chế hoặc điều lệ tổ
chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
Đối với các Đơn vị sự nghiệp công lập
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, việc thành lập, tổ chức lại, giải
thể, ban hành quy chế hoặc điều lệ tổ chức và hoạt động thực hiện theo các quy
định của pháp luật liên quan.
5. Thành lập các phòng trong các Vụ,
Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ (gọi tắt là Cơ quan Bộ).
Điều 4. Thẩm quyền
của các đơn vị trực thuộc Bộ
1. Tổng cục, Cục ban hành quyết định
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc
và ban hành quy chế làm việc của Tổng cục, Cục, phê duyệt quy chế hoạt động của
các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục, Cục.
2. Các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
ban hành quy chế làm việc của đơn vị mình; quy định chức năng, nhiệm vụ các đơn
vị trực thuộc đơn vị mình.
3. Các Đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Bộ ban hành quy chế làm việc của đơn vị mình; phê duyệt điều lệ hoặc quy
chế hoạt động của đơn vị thành viên trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Chương III
THẨM QUYỀN VỀ THỰC
HIỆN BIÊN CHẾ
Điều 5. Thẩm quyền
của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Trình Thủ tướng Chính phủ (thông
qua Bộ Nội vụ) phê duyệt tổng chỉ tiêu biên chế công chức hàng năm của Bộ.
2. Phê duyệt đề án vị trí việc làm đối
với các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ, Tổng cục, Cục sau khi có ý kiến thẩm định của
Bộ Nội vụ.
3. Quyết định giao chỉ tiêu biên chế
công chức hàng năm cho các đơn vị theo vị trí việc làm căn cứ chỉ tiêu biên chế
đã được Bộ Nội vụ thông báo và quyết định giao số lượng người lao động hợp đồng
theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000
cho các đơn vị, gồm:
a) Các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ.
b) Tổng cục, các Cục.
4. Duyệt kế hoạch biên chế và quỹ tiền
lương hàng năm của Cơ quan Bộ để đăng ký với Kho bạc Nhà nước.
5. Duyệt danh mục vị trí việc làm, cơ
cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc hàng năm đối
với các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ và trực thuộc Tổng cục, Cục.
Điều 6. Trách nhiệm
của các đơn vị trực thuộc Bộ
1. Xây dựng và trình Bộ (thông qua Vụ
Tổ chức cán bộ) kế hoạch biên chế hàng năm theo quy định.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ xác nhận
đăng ký kế hoạch biên chế và quỹ tiền lương hàng năm của Tổng cục, Cục và các
Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, theo chỉ tiêu biên chế công chức hoặc
số lượng người làm việc hàng năm (đối với các đơn vị sự nghiệp) đã được lãnh đạo
Bộ duyệt để đăng ký với Kho bạc Nhà nước và các cơ quan quản
lý nhà nước liên quan.
Chương IV
THẨM QUYỀN QUẢN
LÝ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Mục 1. TUYỂN DỤNG,
BỔ NHIỆM NGẠCH, BỔ NHIỆM CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, CHUYỂN NGẠCH, THAY ĐỔI CHỨC
DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 7. Thẩm quyền
của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chuyển ngạch, xếp lương đối với công chức thuộc Cơ quan Bộ, Tổng cục, Cục (trừ
đối tượng là chuyên viên cao cấp do Bộ Nội vụ bổ nhiệm vào ngạch và xếp lương). Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng công chức
hàng năm đối với Tổng cục, Cục.
2. Bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch,
xếp lương đối với công chức giữ chức danh lãnh đạo các Đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc Bộ.
3. Đề nghị Bộ Nội vụ bổ nhiệm và xếp
lương chức danh nghề nghiệp hạng I đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Bộ.
4. Phê duyệt phương án bổ nhiệm, quyết
định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức thuộc diện Bộ
quản lý.
5. Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức
danh nghề nghiệp đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ
từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III theo
các quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương
theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Điều 8. Thẩm quyền
và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ:
a) Thẩm định, phê duyệt kế hoạch tuyển
dụng viên chức hàng năm đối với Tổng cục, Cục và các Đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc Bộ.
b) Ký hợp đồng lao động với người lao
động thuộc các đối tượng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng
11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc
trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (viết tắt là Nghị định
68/2000/NĐ-CP) thuộc cơ quan Bộ sau khi đã được Bộ phê duyệt (riêng hợp đồng
khoán việc giao Chánh Văn phòng Bộ ký).
c) Quyết định bổ nhiệm, xếp lương,
thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hạng II; thẩm định, có ý kiến
thỏa thuận việc bổ nhiệm, xếp lương, thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với
viên chức từ hạng III trở xuống, theo đề nghị của Tổng cục, Cục và các Đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Bộ.
2. Tổng cục, Cục:
a) Tổ chức tuyển dụng viên chức đối với
các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch tuyển dụng viên chức đã được Bộ phê duyệt
và đảm bảo đúng quy định; Ra quyết định tuyển dụng viên chức trúng tuyển qua
thi tuyển hoặc xét tuyển từ hạng III trở xuống. Quyết định tuyển dụng viên chức
từ hạng II trở lên, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Công Thương.
b) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức từ hạng III trở xuống,
sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ
Công Thương;
c) Ký hợp đồng làm việc đối với viên
chức thuộc đơn vị;
d) Ký hợp đồng lao động với người lao
động thuộc các đối tượng quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP của đơn vị sau
khi có ý kiến thống nhất của Bộ Công Thương.
3. Các Đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Bộ:
3.1. Các đơn vị được giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm (bao gồm cả các cơ sở đào tạo được thực hiện cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện theo quy
định tại văn bản liên quan, hằng năm báo cáo kết quả về Bộ.
3.2. Các đơn vị chưa được giao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyển dụng viên chức theo kế
hoạch tuyển dụng viên chức đã được Bộ phê duyệt và đảm bảo đúng quy định; Ra
quyết định tuyển dụng viên chức trúng tuyển qua thi tuyển hoặc xét tuyển từ hạng
III trở xuống. Quyết định tuyển dụng viên chức từ hạng II trở lên sau khi có ý
kiến thống nhất của Bộ Công Thương, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả tuyển dụng
viên chức về Bộ
b) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương
chức danh nghề nghiệp đối với viên chức từ hạng III và tương đương trở xuống (gồm
cả viên chức mới được tuyển dụng theo quy định của pháp luật), sau khi có ý kiến
thống nhất của Bộ Công Thương, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 7.
c) Ký hợp đồng làm việc đối với viên
chức thuộc đơn vị;
d) Ký hợp đồng lao động với người lao
động thuộc các đối tượng quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP của đơn vị.
Mục 2. THI NÂNG NGẠCH,
NÂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 9. Thẩm quyền
của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Phê duyệt danh sách công chức của
các đơn vị trực thuộc Bộ, đủ điều kiện đăng ký tham dự các kỳ thi nâng ngạch từ
ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương, từ
ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương
đương theo quy định của Bộ Nội vụ hoặc các bộ, ngành khác có liên quan.
2. Phê duyệt danh sách viên chức của
các đơn vị trực thuộc Bộ, đủ điều kiện đăng ký tham dự các kỳ thi hoặc xét
thăng hạng viên chức từ hạng III lên hạng II và từ hạng II
lên hạng I, theo quy định của Bộ Nội Vụ hoặc các bộ, ngành khác có liên quan.
3. Căn cứ thông báo, kết quả thi nâng
ngạch do Bộ Nội vụ hoặc các Bộ, ngành khác có liên quan, quyết định:
a) Nâng ngạch, xếp lương đối với công
chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương thuộc Cơ quan Bộ, Tổng cục, Cục.
b) Nâng ngạch, xếp lương đối với công
chức giữ chức danh lãnh đạo các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
Điều 10. Thẩm
quyền và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ:
a) Nâng ngạch và xếp lương đối với
công chức thuộc Cơ quan Bộ, Tổng cục, Cục từ ngạch chuyên viên và tương đương
trở xuống theo danh sách kết quả thi nâng ngạch đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt.
b) Nâng hạng chức danh nghề nghiệp,
thay đổi chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức các đơn vị trực
thuộc Bộ, từ hạng III lên hạng II, theo danh sách trúng tuyển kỳ thi hoặc xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức (trừ các đối
tượng quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 9).
2. Tổng cục, Cục và các Đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Bộ:
Quyết định nâng hạng chức danh nghề
nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức thuộc Tổng
cục, Cục và các Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ từ ngạch viên chức hiện giữ sang
các chức danh nghề nghiệp hạng III, hạng IV theo các quy định về mã số, tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp quy định, theo danh sách trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đã được Bộ phê duyệt.
Mục 3. NÂNG LƯƠNG
Điều 11. Thẩm
quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Phê duyệt Bảng tổng hợp kế hoạch
nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc
trong thực hiện nhiệm vụ hoặc có thông báo nghỉ hưu hàng năm đối với công chức
của Cơ quan Bộ.
2. Quyết định nâng lương thường
xuyên, nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm
vụ hoặc có thông báo nghỉ hưu theo quy định cho các đối tượng sau:
a) Công chức là lãnh đạo cấp Vụ và
tương đương thuộc Cơ quan Bộ;
b) Công chức là lãnh đạo thuộc Tổng cục,
Cục, các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ; Công chức là cấp trưởng các Vụ,
Văn phòng và đơn vị tương đương của Tổng cục;
c) Công chức các đơn vị trực thuộc Bộ
từ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ.
d) Viên chức các đơn vị trực thuộc Bộ,
giữ chức danh nghề nghiệp hạng I.
Điều 12. Thẩm
quyền và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ:
Ban hành quyết định nâng lương thường
xuyên, nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm
vụ đối với công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống của Cơ quan Bộ theo bảng tổng hợp đã được Bộ phê duyệt, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 11.
2. Tổng cục, Cục và các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Bộ:
a) Ban hành Quyết định nâng lương thường
xuyên, nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm
vụ đối với công chức thuộc đơn vị (gồm cả cấp trưởng các phòng, ban thuộc Tổng
cục, Cục) từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống, trừ các đối tượng quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 2, Điều 11.
b) Ban hành Quyết định nâng lương thường
xuyên, nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm
vụ đối với viên chức, người lao động thuộc đơn vị giữ chức danh nghề nghiệp từ
hạng II và tương đương trở xuống và báo cáo kết quả về Bộ, trừ các đối tượng
quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 11.
Mục 4. QUY HOẠCH,
SẮP XẾP, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT,
NGHỈ HƯU, THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÁN BỘ
Điều 13. Thẩm
quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Trình cấp có thẩm quyền xem xét,
phê duyệt về quy hoạch và quyết định việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ
hưu và giải quyết chính sách đối với cán bộ lãnh đạo thuộc diện Trung ương quản
lý.
2. Phê duyệt:
a) Quy hoạch cán bộ lãnh đạo của các
đơn vị trực thuộc Bộ;
b) Kế hoạch luân chuyển cán bộ trong
diện quy hoạch;
c) Kế hoạch nghỉ hưu hàng năm đối với
công chức Cơ quan Bộ;
d) Kế hoạch nghỉ hưu hàng năm diện
cán bộ là lãnh đạo Tổng cục, Cục, các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ
và công chức là cấp trưởng các Vụ, Văn phòng và đơn vị tương đương của Tổng cục;
3. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật, điều động, luân chuyển cán bộ đối với các đối tượng sau:
a) Công chức Cơ quan Bộ;
b) Công chức là lãnh đạo Tổng cục, Cục
và các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ;
c) Công chức là cấp trưởng các Vụ,
Văn phòng và đơn vị tương đương của Tổng cục;
4. Thông báo và quyết định nghỉ hưu đối
với các đối tượng sau:
a) Công chức là lãnh đạo cấp Vụ và
tương đương của Cơ quan Bộ;
b) Công chức là lãnh đạo Tổng cục, Cục;
c) Quyết định nghỉ hưu đối với lãnh đạo
các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
Điều 14. Thẩm
quyền và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ:
Thông báo và quyết định nghỉ hưu
(theo kế hoạch đã được Bộ phê duyệt) đối với:
a) Công chức Cơ quan Bộ (trừ các đối
tượng quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 13);
b) Công chức là cấp trưởng các Vụ,
Văn phòng và đơn vị tương đương của Tổng cục;
c) Công chức là lãnh đạo các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.
2. Các Vụ, Thanh
tra Bộ, Văn phòng Bộ:
Xây dựng và trình Bộ phê duyệt nguồn
quy hoạch cán bộ lãnh đạo của đơn vị theo quy định.
3. Tổng cục, Cục và các Đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Bộ:
a) Xây dựng và trình Bộ phê duyệt nguồn
quy hoạch cán bộ lãnh đạo của đơn vị theo quy định.
b) Ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng (hình thức của đơn vị), kỷ luật, luân chuyển, điều động công chức, viên
chức thuộc đơn vị từ cấp trưởng các phòng, ban trở xuống (trừ các đối tượng quy
định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 3, Điều 13). Đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp
trưởng các phòng, ban, số lượng cấp phó các phòng, ban được thực hiện sau khi
có phê duyệt chủ trương của Lãnh đạo Bộ.
c) Thông báo và quyết định nghỉ hưu đối
với công chức, viên chức thuộc đơn vị từ cấp trưởng các phòng ban trở xuống (trừ
các đối tượng quy định tại Điểm b, điểm c, Khoản 4, Điều 13 và Điểm b, Khoản 1,
Điều này).
d) Làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm
xã hội đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị, kể cả các chức danh lãnh đạo
đơn vị.
Mục 5. CỬ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC ĐI CÔNG TÁC, HỌC TẬP TẠI NƯỚC NGOÀI VÀ NGHỈ PHÉP ĐI NƯỚC NGOÀI GIẢI
QUYẾT VIỆC RIÊNG
Điều 15. Thẩm
quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương
a) Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét
phê duyệt chủ trương cử đi công tác, học tập tại nước ngoài hoặc cho nghỉ phép
đi nước ngoài giải quyết việc riêng đối với: công chức các đơn vị hành chính
thuộc Bộ; các Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước, tổ chức phối hợp liên ngành đặt tại
Bộ Công Thương; Trưởng, phó đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;
b) Lãnh đạo Bộ ký Quyết định cử đi
công tác, học tập tại nước ngoài hoặc cho phép nghỉ phép đi nước ngoài giải quyết
việc riêng đối với: công chức các đơn vị hành chính thuộc
Bộ; các Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước, tổ chức phối hợp liên ngành đặt tại Bộ
Công Thương; Trưởng, phó đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ
và các đối tượng khác do Bộ trưởng quyết định sau khi đã có ý kiến phê duyệt của
Bộ trưởng.
Điều 16. Thẩm
quyền và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ
1) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ:
Thông báo cho đi công tác, học tập tại
nước ngoài; đồng ý cho nghỉ phép đi nước ngoài giải quyết việc riêng đối với đối tượng còn lại (theo danh sách đã được Bộ trưởng phê duyệt).
2) Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp
thuộc Bộ, Tổng cục, Cục xem xét quyết định cử viên chức, nhân viên thuộc quyền
quản lý đi công tác, học tập tại nước ngoài hoặc đi nước ngoài giải quyết việc
riêng theo đúng quy định pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình,
báo cáo về Bộ định kỳ 6 tháng/lần (thông qua Vụ Tổ chức cán bộ để kiểm tra,
theo dõi).
Chương V
TRÁCH NHIỆM THI
HÀNH
Điều 17. Áp dụng
quy định này đối với các đơn vị khác
Căn cứ Quyết định quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị mình, các Văn phòng Ban chỉ đạo
nhà nước, tổ chức phối hợp liên ngành đặt tại Bộ Công Thương được áp dụng các
quy định của Quyết định này như các Vụ trực thuộc Bộ.
Cục Quản lý thị trường áp dụng và thực
hiện theo quy định này đến khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục.
Điều 18. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn và
kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Điều 19. Vào tuần cuối tháng 12
hàng năm, các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương (thông
qua Vụ Tổ chức cán bộ) việc thực hiện thẩm quyền của đơn vị mình theo quy định
về tổ chức, biên chế, quản lý công chức, viên chức tại Quy định này.
Điều 20. Thủ trưởng các đơn vị
trực thuộc Bộ có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Bộ Công Thương (thông
qua Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết./.