QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC KIỆN TOÀN CƠ CẤU
TỔ CHỨC; CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ BIÊN CHẾ CỦA THANH TRA GIAO THÔNG VẬN
TẢI TỈNH BẾN TRE
UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Thông
tư liên tịch số 03/2005/TTLT-BGTVT-BNV ngày 06 tháng 01 năm 2005 của Bộ Giao
thông vận tải và Bộ Nội vụ hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế
của Thanh tra giao thông vận tải ở địa phương;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 477/TTr-SGTVT ngày 21
tháng 12 năm 2009 về việc bổ sung và kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên
chế của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bến Tre;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 49/TTr-SNV ngày 09 tháng 02 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng
Thanh tra Giao thông vận tải tỉnh Bến Tre (sau
đây gọi tắt là Thanh tra Sở) là cơ quan của Sở Giao thông vận tải, thuộc hệ thống
Thanh tra giao thông vận tải, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của Giám đốc Sở.
Thanh tra Sở có con dấu
riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Điều
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra
hành chính, thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trình Giám đốc Sở phê duyệt
và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
2. Thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra hành chính (thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ được giao của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của
Sở):
a) Thanh tra, kết luận,
quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử
lý.
b) Chủ trì hoặc phối hợp
với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra
hành chính theo hướng dẫn của Thanh tra tỉnh.
3. Về thanh tra chuyên
ngành giao thông vận tải theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số
136/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra giao thông vận tải:
a) Thanh tra, kiểm tra
và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp
hành các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo an toàn
giao thông của kết cấu hạ tầng đường bộ, đường thuỷ nội địa do địa phương trực
tiếp quản lý.
b) Thanh tra, kiểm tra
và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện giao thông đường
bộ, đường thuỷ nội địa (trừ tàu biển).
c) Thanh tra, kiểm tra
và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các
quy định của pháp luật về vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải.
d) Phối hợp và hỗ trợ
chính quyền cấp huyện, cấp xã, thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải của
Trung ương trong việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn
chiếm hành lang an toàn đường bộ, hành lang an toàn giao thông đường sắt, hành
lang bảo vệ luồng đường thuỷ nội địa do Trung ương trực tiếp quản lý.
đ) Thanh tra, kiểm tra
và xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp giấy
phép do địa phương trực tiếp quản lý trong việc thực hiện các quy định của pháp
luật về đào tạo, cấp bằng, giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho người
điều khiển phương tiện giao thông và người vận hành phương tiện, thiết bị
chuyên dùng trong giao thông vận tải.
e) Khi có yêu cầu, phối
hợp với thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải của Trung ương trong việc
thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kiểm định kỹ
thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải.
g) Phối hợp với lực lượng
công an và các tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử
lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông vận tải.
4. Về giải quyết khiếu
nại, tố cáo:
a) Chủ trì hoặc tham
gia tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của
pháp luật.
b) Giúp Giám đốc Sở giải
quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
của Giám đốc Sở đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; xác
minh, kết luận và kiến nghị giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của
tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định.
c) Theo dõi, kiểm tra
các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trong việc thi hành các quyết định
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Thực hiện công tác
phòng ngừa, chống tham nhũng trong lĩnh vực giao thông vận tải ở địa phương
theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
6. Tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp
luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
7. Theo dõi, kiểm tra
việc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định sau thanh tra; tổng hợp, báo
cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giải
quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở.
8. Chủ trì tổ chức bồi
dưỡng nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành cho thanh tra
viên, cộng tác viên thanh tra; được sử dụng cộng tác viên thanh tra theo quy định
của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức,
biên chế, tài sản và kinh phí phục vụ hoạt động của Thanh tra Sở.
10. Thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ
chức:
a) Chánh Thanh
tra Sở là người đứng đầu Thanh tra Sở và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở.
Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến thống
nhất của Chánh Thanh tra tỉnh.
b) Phó Chánh
Thanh tra Sở giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do
Chánh Thanh tra Sở phân công. Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra
Sở.
c) Một số
thanh tra viên và công chức, nhân viên thuộc ngạch khác giúp việc trực tiếp
Chánh Thanh tra Sở.
d) Các Đội Thanh tra:
- `Đội
Thanh tra hành chính.
- Đội Thanh tra đường bộ.
- Đội Thanh tra đường thuỷ.
Nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của các
Đội Thanh tra do Giám đốc Sở quy định. Đội trưởng và Đội phó do Chánh Thanh tra
Sở quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm
2. Biên chế:
a) Biên chế
hành chính của Thanh tra Sở gồm thanh tra viên và công chức thuộc ngạch khác
làm việc trong Thanh tra Sở, phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định
của pháp luật. Biên chế hành chính do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định
phân bổ trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Bộ Nội vụ giao.
b) Biên chế
sự nghiệp của Thanh tra Sở do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ theo quy định của pháp luật, kinh phí
thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp giao thông được giao
hàng năm.
Điều 4. Giám đốc Sở Giao thông vận tải chỉ đạo việc sắp xếp,
bố trí cán bộ, công chức, viên chức và các nhân sự khác đang làm việc trong tổ
chức Thanh tra Sở, đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
hiện hành, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao; ban hành quy chế tổ chức và
hoạt động của Thanh tra Sở theo phân cấp.
Điều 5. Các ông (bà)
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc
Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra Sở và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này./.