Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4439/QĐ-UBND 2021 Công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung Hà Nội

Số hiệu: 4439/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Lê Hồng Sơn
Ngày ban hành: 14/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4439/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHUYÊN ĐỀ SỐ 15 “CÔNG TÁC THU HỒI TÀI SẢN TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN NÓI CHUNG VÀ TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ THAM NHŨNG, KINH TẾ NÓI RIÊNG”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26/11/2013;

Căn cứ Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014;

Căn cứ Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII “Về nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Kế hoạch số 03-KH/BCĐ ngày 28/6/2021 của Ban chỉ đạo Chương trình số 10-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội về tổ chức thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Cục Thi hành án dân sự tại Tờ trình số 90/CTHADS-TTR ngày 30 tháng 9 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chuyên đề số 15 “Công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân Thành phố; Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Thành phố; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể thuộc Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PC UBND thành phố;
- BCĐ Chương trình 10;
- Ban Nội chính Thành ủy;
- VP UBTP: CVP, PCVP L.T.Lực;
Các phòng: NC, ĐT, KT;
- Cổng giao tiếp điện tử TP;
- Lưu: VT, NC(Bình).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

CHUYÊN ĐỀ SỐ 15

CÔNG TÁC THU HỒI TÀI SẢN TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN NÓI CHUNG VÀ TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ THAM NHŨNG, KINH TẾ NÓI RIÊNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4439/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của UBND thành phố Hà Nội)

Triển khai thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025” Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì, trên cơ sở tham mưu của Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hà Nội xây dựng chuyên đề số 15: “Công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng” với các nội dung cụ thể như sau:

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYÊN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận của Chuyên đề

1.1. Cơ sở khoa học

- Thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án, nhằm bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định, tôn trọng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án2.

- Tài sản thu hồi (tài sản để thi hành án) thường là tài sản hiện hữu đã được tòa án tuyên kê biên, phong tỏa.... được thu hồi cho Nhà nước, thi hành cho các khoản thu từ hình phạt tiền, tịch thu tài sản, tịch thu sung quỹ nhà nước, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính3; khoản truy thu thuế, khoản viện trợ cho Nhà nước, khoản bồi thường cho nhà nước, khoản thu nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước; các khoản thu cho ngân sách nhà nước; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước4. Tài sản đảm bảo, hoặc tài sản truy tìm được để thi hành nghĩa vụ, được tòa án tuyên “trao trả” cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại (phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự).

- Việc thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là thi hành phần bản án, quyết định hình sự có liên quan đến tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế bao gồm phần tài sản phải thu hồi cho Nhà nước và tài sản được “trao trả” cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng5, tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật6.

1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan, nhất là người đứng đầu đối với công tác thu hồi tài sản thi hành án đặc biệt là công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, ... kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.7

- Việc thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng thời nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.

- Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế”.

- Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”, Bộ Chính trị nhấn mạnh “Trong xử lý tham nhũng phải xác minh rõ, chính xác tài sản của người có hành vi tham nhũng; áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tối đa tài sản do tham nhũng mà có trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Xử lý nghiêm minh những cán bộ không tích cực thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng”.

- Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

- Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật PCTN) đã xác định trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng, nếu xác định được là tài sản tham nhũng thì phải thu hồi, tịch thu về cho Nhà nước; nếu xác định có thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu người có hành vi tham nhũng phải bồi thường, bồi hoàn. Bên cạnh đó, để khuyến khích người có hành vi tham nhũng chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, Luật PCTN quy định trong các trường hợp này có thể xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.8

Bộ Luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017) đã thể hiện rõ quan điểm “chú trọng tới các chế tài phạt tiền nhằm tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng” được nêu tại Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X). Theo đó, Điều 40 của Bộ luật này quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu: “Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.

Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, quy định cụ thể trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán trong việc quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế như đặt cọc, kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản để thu hồi tài sản tham nhũng9.

- Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 với mục tiêu “Nâng cao trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.

- Kế hoạch 208-KH/TU ngày 02/10/2020 của Thành ủy Hà Nội, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Góp phần nâng cao chỉ tiêu nhiệm vụ Nghị quyết Quốc hội giao cho hệ thống cơ quan THADS, đặc biệt chỉ tiêu ngành giao cho Cục THADS Thành phố Hà Nội phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đạt kết quả cao trong công tác THADS về việc và tiền theo chỉ tiêu Quốc Hội giao đồng thời nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ, đạt kết quả và tỷ lệ cao trong việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đặc biệt là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

2. Cơ sở thực tiễn và tính cấp thiết của Chuyên đề.

Tội phạm trong các vụ án tham nhũng, kinh tế hiện đang diễn biến phức tạp, gây thiệt hại, thất thoát rất nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân, xâm phạm, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả cũng như các cam kết trong việc hội nhập kinh tế, quốc tế. Đối tượng phạm tội thường là người có chức vụ, quyền hạn, am hiểu pháp luật, lượng tài sản chiếm đoạt gây thiệt hại, bị thất thoát có giá trị lớn, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, vấn đề công tác thu hồi tài sản tài sản đang được cả hệ thống chính trị hết sức quan tâm, tìm kiếm những giải pháp xử lý có hiệu quả, thiết thực. Mục tiêu đặt ra là các cơ quan pháp luật sớm phát hiện, trừng trị tội phạm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đạo đức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà còn phải đảm bảo công tác thu hồi tài sản bị thất thoát được nhanh chóng, thu hồi đầy đủ các tài sản liên quan đến việc tội phạm trên thực tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thu hồi tài sản, việc thu hồi tài sản được nhanh chóng, đạt kết quả, tỷ lệ thu hồi cao.

Trong thời gian qua, công tác thu hồi tài sản được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Thành ủy Hà Nội, UBND thành phố, sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền từ thành phố tới quận, huyện, thị xã, sự phối hợp của các cơ quan có liên quan đồng thời các cơ quan THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có các biện pháp, giải pháp, tập trung chỉ đạo, xử lý, thu hồi tài sản thi hành án trong các vụ án nói chung và các vụ án hình sự kinh tế tham nhũng, kinh tế nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác thu hồi tài sản, tỷ lệ thu hồi tài sản vẫn còn chưa cao, công tác thu hồi tài sản chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cơ quan THADS có lúc, có việc còn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, cơ chế chính sách còn có bất cập... Do đó, cần có sự vào cuộc, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, cần tuyên truyền rộng rãi tới quần chúng nhân dân cũng như đến mọi cá nhân và tổ chức có liên quan đến việc thi hành án ý thức tự giác, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, đặc biệt là ý thức của người phải thi hành án, những người có liên quan trong việc chấp hành bản án, quyết định có hiệu lực, giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo nhằm cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian thi hành án, gây cản trở việc thi hành án cũng như việc thu hồi tài sản cho nhà nước.

Trước yêu cầu của tình hình mới đặt ra nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác THADS trên địa bàn Thủ đô, dự báo nhiệm vụ công tác của các cơ quan THADS trên địa bàn thành phố và Cục THADS thành phố Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục hết sức nặng nề, khó khăn, kết quả THADS, kết quả thu hồi tài sản của Cục THADS thành phố Hà Nội ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp tới kết quả THADS của hệ thống các cơ quan THADS, đồng thời kết quả công tác thu hồi tài sản góp phần nâng cao hiệu quả, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế của Thủ đô cũng như kết quả công tác thu hồi tài sản của cả nước.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu triển khai và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng thực sự rất cần thiết, thiết thực, có cơ sở lý luận và có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng cường, nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả, tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; tăng cường tính hiệu lực, tính nghiêm minh của pháp luật, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hồi tài sản, đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định và bền vững của Thủ đô.

3. Phạm vi của chuyên đề và phương pháp nghiên cứu:

Chuyên đề nghiên cứu về công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng của các cơ quan THADS, các sở, ban, ngành, đơn vị trên địa bàn Thành phố.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chuyên đề sử dụng một số phương pháp sau: Tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê và khái quát hóa.

II. THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH THU HỒI TÀI SẢN TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:

Tập trung quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng tinh thần các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, chương trình công tác của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố; tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành, nhất là cấp ủy, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thủ đô.

Thực hiện kế hoạch 192-KH/BCĐTW ngày 04/9/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Thành ủy Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai, chỉ đạo thực hiện, kịp thời khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế tham nhũng, sau khi có kết quả kiểm tra về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế của Đoàn công tác số 2.

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội theo kế hoạch 142-KH/TU ngày 29/5/2019, thực hiện các chỉ đạo của UBND thành phố, Cục THADS thành phố Hà Nội đã nghiêm túc triển khai, thực hiện, báo cáo kết quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế theo đúng yêu cầu, chỉ đạo tại các kết luận của các Đoàn kiểm tra, kế hoạch của Thành ủy Hà Nội. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên, Cục THADS thành phố Hà Nội đã triển khai, xây dựng kế hoạch hoàn thiện, khắc phục các tồn tại, thiếu sót đã nêu tại các kết luận.

Cục THADS đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện toàn diện các kết luận, kiến nghị của các Đoàn kiểm tra; triển khai, chỉ đạo thực hiện, tiếp thu, khắc phục các kết luận, yêu cầu của các Đoàn công tác, Đoàn kiểm tra tới các cơ quan THADS trên địa bàn thành phố. Thực hiện xây dựng kế hoạch số 35/KH-CTHADS ngày 06/02/2020 thực hiện nhiệm vụ theo các kết luận và chỉ đạo về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, để triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được phân công theo các kết luận, chỉ đạo.

- Nhận thức đặc thù của công tác THADS, công tác thu hồi tài sản thi hành án phụ thuộc lớn vào hiệu quả của công tác phối hợp, các cơ quan THADS trên địa bàn Thành phố đã chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo THADS các cấp hoặc trực tiếp thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành ở quận, huyện, thị xã và Thành phố. Tổ chức các buổi làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Công an Thành phố, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố để họp bàn, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất hướng dẫn áp dụng pháp luật trong các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Như vậy, có thể khẳng định, trong thời gian qua, Thành ủy, UBND, HĐND, Ban Chỉ đạo THADS thành phố Hà Nội đã luôn quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt, cụ thể trong công tác thu hồi tài sản đối với các cơ quan, đơn vị, sở, ban ngành kịp thời thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, xử lý tham nhũng; điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm tham nhũng, các vụ án tham nhũng, kinh tế; đẩy mạnh công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng đối với các cơ quan THADS trên địa bàn Thủ đô trong tăng cường chỉ đạo, phối hợp với Ban chỉ đạo THADS các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành nhằm tập trung sức mạnh tổng thể toàn hệ thống chính trị của Thành phố nâng cao hiệu quả, kết quả công tác thu hồi tài sản đặc biệt là công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn Thủ đô.

2. Tình hình, kết quả phát hiện, xử lý vụ việc tham nhũng, công tác thu hồi tài sản giai đoạn từ 01/10/2016 đến 30/9/2020.

2.1. Tình hình

Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước, trung tâm kinh tế lớn thứ 2 của cả nước, nới có số lượng và mật độ dân cư đông đúc, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các hoạt động kinh tế sôi động, đa dạng, trình độ dân trí, mức bình quân thu nhập đầu người nhìn chung cao hơn các địa bàn khác, cũng là nơi phát sinh nhiều tranh chấp về kinh tế, dân sự, thương mại và là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về số vụ án hình sự về KTTN được đưa ra truy tố, xét xử và tổ chức thi hành án rất lớn, đặc biệt là các “đại án” thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo như vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); vụ án “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinashine với các bị cáo Phạm Thanh Bình, Tô Nghiệm, Trần Văn Liêm và các đồng phạm khác; vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội với các bị cáo Phạm Thị Bích Lương, Phạm Thanh Tân và các đồng phạm khác; vụ Châu Thị Thu Nga phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, vụ “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Tham ô tài sản và Cố ý làm trái” xảy ra tại Oceanbank với bị cáo Hà Văn Thắm, Hứa Thị Phấn, Nguyễn Xuân Sơn và các đồng phạm khác; vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với các bị cáo Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo khác; vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin với các bị cáo Giang Kim Đạt, Trần Văn Liêm, Trần Văn Khương và các bị cáo khác và gần đây nhất là vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với Phan Văn Anh Vũ,... Cục THADS thành phố Hà Nội là đơn vị trọng điểm, có số việc và số tiền phải thi hành án hàng năm đứng thứ 2 toàn quốc10, nơi tập trung nhiều vụ việc THADS lớn và phức tạp đặc biệt án kinh tế tham nhũng, án tín dụng ngân hàng... với số tiền phải thi hành rất lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, kết quả công tác THADS, công tác thu hồi tài sản của các cơ quan THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung của toàn quốc.

Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và toàn thể hệ thống chính trị nói chung cũng như trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và sức lan tỏa lớn, có tác dụng răn đe, phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả, mang tính đột phá trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản bị thất thoát, tham nhũng.

Các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế lớn, các khoản phải thi hành thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, truy nộp, bồi thường cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân lên đến hàng nghìn tỷ đồng, các vụ án hết sức phức tạp, được các cấp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm ngay từ gia đoạn điều tra, truy tố, xét xử cho đến giai đoạn thi hành án. Công tác THADS, công tác thu hồi tài sản các vụ việc này của các cơ quan THADS trên địa bàn Thành phố Hà Nội có nhiều thuận lợi, đó là nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp và được sự đồng tình ủng hộ, phối hợp tích cực của chính quyền địa phương, của nhân dân và dư luận xã hội.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác THADS nói chung và công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của Bộ ngành và của Thành phố, như kết quả THADS chưa mang tính bền vững, vẫn còn có nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài; đương sự khiếu nại, tố cáo; hiệu quả công tác kiểm tra còn hạn chế; công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của một số lãnh đạo chi cục chưa quyết liệt, vẫn còn có cán bộ vi phạm phải xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin chưa tương xứng với địa bàn Thủ đô.

Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế cũng có những hạn chế, khó khăn nhất định vừa mang tính chất chung của loại vụ việc này và vừa có tính đặc thù riêng của thủ đô Hà Nội.

Mặt khác, hiệu quả công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế không chỉ bắt đầu từ khi bản án có hiệu lực pháp luật mà phụ thuộc nhiều vào kết quả từ khi phát hiện, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, ngăn chặn ... đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế.

2.2. Kết quả công tác THADS:

Hàng năm, Tổng số việc, số tiền phải thi hành án ngày càng tăng, chỉ tiêu được giao phải thi hành xong năm sau luôn cao hơn năm trước.

Năm 201711: Về việc: đạt tỷ lệ 80%, vượt 10% so với chỉ tiêu được giao là trên 70%; Về tiền: đạt tỷ lệ 30,9%, vượt 0,9% so với chỉ tiêu được giao là trên 30%.

Năm 201812: Về việc: đạt tỷ lệ 76.54%, vượt 4.54% so với chỉ tiêu được giao. Về tiền: đạt tỷ lệ 19.34%, còn thiếu 12.66% so với chỉ tiêu được giao.

Năm 201913: Về việc: Về việc: đạt tỷ lệ 75,53%, vượt 2,53% so với chỉ tiêu được giao là trên 73%. Về tiền: đạt tỷ lệ 21,83%, thiếu 11,67% so với chỉ tiêu được giao là trên 34%.

Năm 202014: Về việc: đạt tỷ lệ 80,64% (tăng 5,11% so với cùng kỳ năm 2019), vượt 0,64% so với so với chỉ tiêu được giao là trên 80%. Về tiền: đạt tỷ lệ 38,54% (tăng 16,71% so với cùng kỳ năm 2019), vượt 0,54% so với chỉ tiêu được giao là trên 38%.

2.3. Kết quả thi hành các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế

Thực hiện nghiêm, có hiệu quả kết luận của Đoàn công tác số 2 của Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng kết luận, chỉ đạo; thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Thành ủy, lãnh đạo UBND Thành phố, Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Chỉ đạo THADS Thành phố trong công tác THADS, công tác thu hồi tài sản liên quan đến thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố để đề ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác thu hồi tài sản, như: ban hành các Kế hoạch triển khai thực hiện các kết luận và chỉ đạo về kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, như Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc; công an thành phố Hà Nội để phối hợp tổ chức cưỡng chế thi hành án.... kịp thời báo cáo xin ý kiến Thành ủy, UBND và Ban Chỉ đạo THADS Thành phố đối với các vụ việc có giá trị lớn, được dư luận, xã hội quan tâm, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố; thành lập các đoàn kiểm tra về công tác THADS đồng thời kiểm tra công tác thu hồi tài sản đối với một số vụ án lớn, phức tạp, vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng đặc biệt là các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo để kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, do đó kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng đã đạt được những kết quả nhất định.

Năm 2016: Tổng số phải thi hành 30 việc/ 1.015.552.154.000 đồng, đã giải quyết xong 26 việc/ 14.437.248.000 đồng, đạt tỷ lệ 92,86% về việc/ 96,74% về tiền.

Năm 2017: Tổng số phải thi hành 159 việc/ 3.673.661.518.000 đồng, đã giải quyết xong 109 việc/1.003.908.414.000 đồng, đạt tỷ lệ 78,42% về việc/ 62,43% về tiền.

Năm 2018: Tổng số phải thi hành 118 việc/ 2.193.150.869.000 đồng, đã giải quyết xong 75 việc/ 368.404.307.000 đồng, đạt tỷ lệ 68,18% về việc/ 21,41% về tiền.

Năm 2019: Tổng số phải thi hành 410 việc/ 6.774.831.393.000 đồng, đã giải quyết xong 309 việc/ 1.163.120.227.000 đồng, đạt tỷ lệ 83,97% về việc/ 7,97% về tiền.

Năm 2020: Tổng số phải thi hành 195 việc/ 3.705.872.300.000 đồng, đã giải quyết xong 83 việc/1.163.120.227.000 đồng, đạt tỷ lệ 68,60% về việc/ 76,97% về tiền.

*/. Kết quả thi hành án các vụ việc BCĐTƯ về PCTN theo dõi

Tổng số vụ án theo danh sách (cả nước) đến tháng 06/2021: 86 vụ án.

Tổng số vụ án trên địa bàn Hà Nội tổ chức thi hành: 34 vụ án /86 vụ án.

Tổng số Quyết định THA đã ban hành: 475 hồ sơ/34 vụ án

Đã thi hành xong: 404 hồ sơ/16 vụ án/34 vụ án

Chưa có điều kiện: 03 vụ án/34 vụ án, (Vụ Trần Quốc Đông và đồng phạm; Vụ Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm; Hà Văn Thắm và Nguyễn Hoàng Long)

Đang thi hành: 43 hồ sơ/15 vụ án/34 vụ án đang tổ chức thi hành các vụ việc: Châu Thu Nga, Hà Văn Thắm, Giang Kim Đạt, Phan Văn Anh Vũ, Trần Văn Minh, Nguyễn Phước Tường (BHXH VN), Phan Minh Nguyệt....

3. Đánh giá chung về công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng

3.1. Những kết quả đã đạt được:

Trong thời gian qua công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và toàn thể hệ thống chính trị nói chung cũng như trên địa bàn Thủ đô nói riêng đã có một bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, được cán bộ đảng viên, nhân dân đồng tình, hưởng ứng và đánh giá cao, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và Thủ đô. Trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, sức lan tỏa lớn, có tác dụng răn đe, phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả, mang tính đột phá trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản bị thất thoát, tham nhũng.

Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo THADS đã chỉ đạo quyết liệt, công tác thu hồi tài sản được quan tâm, thông qua công tác kiểm tra, thanh tra các đơn vị trên địa bàn thành phố đã kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm, hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế; tập trung chỉ đạo, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, số vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng được đưa ra truy tố, xét xử và tổ chức thi hành án là rất lớn;

Công tác THADS luôn được Thành ủy, HĐND và UBND thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao; trên cơ sở các quy định cửa pháp luật Cục THADS thành phố Hà Nội đã ban hành đầy đủ, kịp thời các Chương trình, Kế hoạch công tác hàng năm để chỉ đạo, triển khai và tăng cường công tác THADS trên địa bàn; các cơ quan, ban ngành đã phối hợp để công tác THADS, công tác thu hồi tài sản đạt hiệu quả, kết quả thi hành án, thu hồi nợ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí đánh giá công tác hàng năm của mỗi đơn vị; tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện sớm những biểu hiện vi phạm trong công tác, những trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Các Cơ quan THADS trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu các đơn vị trong hệ thống thi hành án và ý thức tự giác, nâng cao trách nhiệm của công chức thi hành án trong việc thực thi nhiệm vụ thu hồi tài sản.

Trước yêu cầu của tình hình mới đặt ra nhiều thuận lợi, nhưng nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác THADS nói chung và công tác thu hồi tài sản nói riêng trên địa bàn Thủ đô, dự báo nhiệm vụ công tác của Cục THADS thành phố thời gian tới sẽ tiếp tục hết sức nặng nề, khó khăn, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; cần có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên của lãnh đạo Bộ Tư pháp, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, Lãnh đạo Tổng cục THADS, các cấp, các sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố; sự nỗ lực đoàn kết thống nhất của công chức các cơ quan THADS thành phố Hà Nội.

Trong bối cảnh số việc và số tiền thụ lý mới tăng cao, các vụ việc có tính chất phức tạp, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản, tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp các cơ quan THADS thành phố khắc phục mọi khó khăn, tập trung xử lý, giải quyết, đẩy nhanh tiến độ, kết quả thu hồi tài sản, nhất là những khoản có giá trị đặc biệt lớn có điều kiện thi hành, cố gắng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao, nâng cao tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng.

3.2. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

3.2.1. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc

(i). Trong cơ chế, chính sách pháp luật:

- Hệ thống pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng đã được quan tâm đầu tư, hoàn thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Như: pháp luật hình sự mới chỉ có quy định về việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đã khắc phục cơ bản hậu quả mà chưa quy định cụ thể chính sách giảm nhẹ hình phạt đối với các trường hợp khác khi người phạm tội tham nhũng, kinh tế tự nguyện khắc phục toàn bộ hậu quả; pháp luật tố tụng hình sự quy định cơ quan điều tra chỉ được kê biên tài sản của bị can tương ứng với tài sản đã chiếm đoạt, thất thoát hoặc gây thiệt hại, trong khi để kết luận giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát phải trải qua quá trình điều tra, giám định tư pháp lâu dài, nên dễ bị lợi dụng tẩu tán tài sản; pháp luật về THADS sự chưa có quy định cơ chế riêng trong việc thu hồi tài sản cho Nhà nước nên quá trình tổ chức thi hành án còn nhiều vướng mắc phát sinh, kéo dài.

- Cơ chế quản lý tài sản của cá nhân, tổ chức còn thiếu hiệu quả; vẫn còn nhiều giao dịch kinh tế, dân sự thanh toán bằng tiền mặt. Cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn thiếu triệt để. Những tồn tại này gây nhiều khó khăn cho việc xác minh điều kiện thi hành án và xử lý để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát.

- Việc thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt về chế độ chính trị, pháp luật và cơ chế phân công trách nhiệm phòng, chống tội phạm ở mỗi nước khác nhau; cơ sở pháp lý cho việc hợp tác quốc tế chưa đầy đủ. Một số quy định chỉ mang tính nguyên tắc, thiếu các điều khoản điều chỉnh hoạt động liên quan đến tương trợ tư pháp liên quan đến phong tỏa, kê biên, thu giữ, tịch thu tài sản và xử lý tài sản do phạm tội mà có.

- Việc xử lý cổ phiếu, cổ phần của cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc do pháp luật về thi hành án dân sự chưa quy định cụ thể, chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thực hiện.

- Quy định về việc ủy thác thi hành án chưa thực sự phù hợp, đặc biệt trong trường hợp các tài sản kê biên nằm ở nhiều địa phương trên cả nước.

(ii). Trong quá trình tổ chức thi hành án, trình tự, thủ tục THADS

- Việc xử lý tài sản mất nhiều thời gian, thực hiện nhiều trình tự thủ tục, xác định quyền sở hữu tài sản của đương sự gặp khó khăn do sở hữu chung, đồng sở hữu... Về hiện trạng tài sản do cơ quan tiến hành tố tụng kê biên, phong tỏa trong các bản án kinh tế- tham nhũng chưa được xác định rõ ràng về nguồn gốc, vị trí (như chưa xác định tài sản chung riêng, nguồn gốc tài sản) và đặc điểm (không nêu cụ thể hiện trạng tài sản) nên chấp hành viên mất nhiều thời gian xác minh điều kiện thi hành án, làm rõ nguồn gốc tài sản và xử lý tài sản. Một số trường hợp, việc kê biên trong nhiều trường hợp không rõ ràng, sai lệch gây khó khăn trong việc xử lý, Bản án Tòa án tuyên có sai sót, cơ quan THADS mất thời gian đề nghị Tòa án giải thích, đính chính (VD: vụ Phan Văn Anh Vũ)

- Tài sản kê biên trong các vụ án tham nhũng, kinh tế chủ yếu là các dự án bất động sản, đất đai, nhà xưởng, ô tô, cổ phiếu... để đảm bảo thi hành án, nhưng những tài sản này chỉ được xử lý khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Trong khi đó, đây là những loại tài sản có những biến động cao về giá trị nên đến thời điểm cơ quan THADS xử lý tài sản kê biên để thi hành án thì hầu hết các tài sản này đã bị giảm giá trị rất nhiều lần. Điều này đặt ra cho các cơ quan chức năng cần xây dựng cơ chế xử lý tài sản phong tỏa, kê biên nhằm hạn chế tối đa sự sụt giảm giá trị đối với loại tài sản này.

- Việc xác minh điều kiện thi hành án gặp khó khăn, mất nhiều thời gian: như không truy tìm, xác minh được tài sản của người phải THA, người phải THA không có tài sản để THA hoặc có tài sản những giá trị rất nhỏ so với nghĩa vụ phải thi hành. (VD: vụ Dương Chí Dũng, Bùi Thị Bích Loan, Phạm Thị Bích Lương…..), Tài sản của người phải THA có nhiều loại tài sản, nằm trên nhiều địa bàn, nên phải xác minh nhiều loại, nhiều nơi trước khi xử lý tài sản.

- Các quy định của pháp luật về THADS chưa có quy định riêng về trình tự, thủ tục thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế mà được áp dụng như đối với các vụ việc dân sự thông thường, thực hiện nhiều thủ tục, nhiều khâu, nhiều bước, trong khi các tài sản tham nhũng cần phải xử lý nhanh để thu hồi tiền, tài sản, do đó hiệu quả việc thu hồi tài sản chưa đạt được kết quả cao.

- Chưa có quy định riêng về trình tự, thủ tục đối với giải quyết các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài nên khó khăn cho cơ quan khi giải quyết các vụ án cần tương trợ tư pháp ở nước ngoài. Việc thực hiện giao các văn bản quyết định gặp khó khăn do đương sự ở nước ngoài, thực hiện ủy thác tư pháp mất nhiều thời gian (ít nhất 6 tháng), dẫn đến việc xử lý tài sản của các cơ quan THADS mất nhiều thời gian.

Vụ việc liên quan đến việc tổ chức thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao, tài sản đã bị cơ quan điều tra phong tỏa, kê biên để đảm bảo thi hành án, TAND cấp dưới lại thụ lý phân chia tài sản chung riêng đối với tài sản mà bản án TAND cấp trên đã tuyên xử lý trong bản án có hiệu lực pháp luật, dẫn đến việc chậm xử lý tài sản của người phải thi hành án gần 2 năm. (Ví dụ: Vụ Hà Văn Thắm).

(iii). Trong công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan

- Công tác điều tra án tham nhũng thường mất nhiều thời gian, nhiều giai đoạn do nhiều cơ quan có chức năng khác nhau thực hiện nên khi các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu giữ, kê biên tài sản nên có tình trạng đối tượng lợi dụng để tẩu tán tài sản. Nhiều bản án Tòa án tuyên với số tiền thu hồi đặc biệt lớn, nhưng tài sản để đảm bảo thi hành án rất ít, hầu như đương sự không có tài sản, điều kiện thi hành án.

- Việc chuyển giao bản án từ Tòa án cho Cục THADS thành phố Hà Nội còn chưa kịp thời, chưa đầy đủ tài liệu gửi kèm theo bản án theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Luật THADS. Một số vụ án Bản án tuyên không rõ khó thi hành, cơ quan THADS đã nhiều có văn bản đề nghị tòa án giải thích nhưng vẫn chưa nhận được văn bản giải thích của Tòa án có thẩm quyền.

- Đã thu được tiền thi hành án nhưng còn có quan điểm khác nhau về việc xử lý số tiền thu được dẫn đến vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm. Ví dụ: Vụ Giang Kim Đạt, Vinasin, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC).

- Việc phối hợp với các ngân hàng trong việc khấu trừ tiền trong tài khoản hiện nay gặp nhiều khó khăn. Một số ngân hàng yêu cầu cơ quan thi hành án phải cung cấp văn bản phân công chấp hành viên tổ chức thi hành mới thực hiện yêu cầu phối hợp của cơ quan thi hành án trong việc cung cấp xác minh số tài khoản, số dư tài khoản, phong tỏa tài khoản, khấu trừ tiền để thi hành án.

- Một số Ngân hàng không thực hiện Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền theo quy định của pháp luật và yêu cầu cơ quan THADS phối hợp cơ quan điều tra (cơ quan đã có văn bản phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra) có văn bản giải tỏa tài khoản trước khi Ngân hàng thực hiện khấu trừ tiền trong tài khoản theo Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền mặc dù bản án có hiệu lực pháp luật. Theo quy định của pháp luật, cơ quan THADS có trách nhiệm tổ chức thi hành đối với các quyết định, bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật, việc ngân hàng không thực hiện, yêu cầu như vậy là không đúng quy định của pháp luật, dẫn đến vụ việc thi hành án không được giải quyết theo quy định của pháp luật, kéo dài thời gian. (Ví dụ: vụ Nguyễn Bắc Sơn, Trương Minh Tuấn).

- Trung tâm lưu ký chứng khoán không thực hiện việc giải tỏa tài khoản chứng khoán theo yêu cầu của cơ quan THADS, không thực hiện giải tỏa tài khoản chứng khoán khi chưa có văn bản của cơ quan công an về việc giải tỏa đối với các tài khoản đã bị phong tỏa trong giai đoạn điều tra, mặc dù cơ quan THADS đã có văn bản đề nghị, yêu cầu phối hợp thực hiện, việc yêu cầu của Trung tâm lưu ký chứng khoán là không đúng quy định của pháp luật. (VD: Vụ Trịnh Xuân Thanh)

- Ảnh hưởng của dịch Covid-19 một phần ảnh hưởng đến đời sống xã hội, kinh tế cũng như đến công tác THADS, khó khăn trong việc phối hợp thi hành án khi xác minh, huy động lực lượng tham gia cưỡng chế………………….

(iv). Trong ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án

Người phạm tội kinh tế, tham nhũng có hiểu biết pháp luật, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đối phó ngay từ khi thực hiện các hành vi phạm tội; chủ động xóa dấu vết, che giấu, tẩu tán tài sản (kể cả tẩu tán ra nước ngoài), không hợp tác với cơ quan THADS, chống đối, lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo, cố tình trì hoãn kéo dài thời gian thi hành án. (VD: Vụ Hà Văn Thắm, Đinh La Thăng...).

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án kinh tế, tham nhũng cho thấy, đối tượng phạm tội tham nhũng, kinh tế là những người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ học vấn, am hiểu pháp luật, nhiều mối quan hệ nên tài sản tham nhũng luôn tiềm ẩn nguy cơ cao bị tẩu tán, chuyển nhượng, đến khi phát hiện phạm tội hầu hết không có tài sản, điều kiện thi hành án.

3.2.2. Nguyên nhân

*/. Nguyên nhân khách quan

- Do đặc thù thành phố Hà Nội là thành phố lớn, đông dân cư, địa bàn phức tạp nên các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ đều là những vụ việc, vụ án lớn, phức tạp, có tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đòi hỏi phải nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để có sự thống nhất, tạo sự đồng thuận, sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố trong công tác thu hồi tài sản.

- Công tác THADS nói chung và thu hồi tài sản nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các giai đoạn tố tụng trước đó, đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm giữ tài sản.., của người phạm tội, ngăn ngừa hành vi tẩu tán tài sản, hoặc tiếp tay tẩu tán tài sản.

- Các đối tượng phạm tội kinh tế, tham nhũng hầu hết đều là người có trình độ học vấn cao, am hiểu pháp luật, có sự chuẩn bị kỹ, đối phó ngay từ khi thực hiện các hành vi phạm tội; che giấu, tẩu tán tài sản (kể cả tẩu tán ra nước ngoài), bất hợp tác với cơ quan THADS, đa số người phải thi hành án phải chấp hành hình phạt tù dài hạn nên không có thu nhập để thi hành án.

- Tài sản kê biên có tình trạng pháp lý không rõ; có sự chênh lệch giữa biên bản kê biên và khối lượng thực tế. Một số trường hợp Tòa án chậm chuyển giao hoặc chuyển giao thiếu tài liệu, hồ sơ pháp lý của tài sản kê biên; chậm giải thích, đính chính bản án theo đề nghị của cơ quan THADS...

- Công tác quản lý hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế, nên số lượng tiền cho vay rất lớn, đặc biệt lớn nhưng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay có giá trị thấp. Việc phối hợp cung cấp của các tổ chức tín dụng, ngân hàng chưa được kịp thời.

- Khối lượng việc và tiền phải thi hành án nói chung và vụ việc về tham nhũng, kinh tế nói riêng ngày càng tăng tạo áp lực rất lớn cho hoạt động THADS.

*/. Nguyên nhân chủ quan

- Tính chất các vụ việc phức tạp và đặc biệt là đối tượng phải thi hành án đa số là những người có học thức, trình độ cao, cố ý vi phạm pháp luật trong khi đó trình độ năng lực, kinh nghiệm và trách nhiệm của cán bộ, chấp hành viên đôi lúc, đôi khi còn một số tồn tại, hạn chế nhất định trong những lĩnh vực đặc thù như cổ phiếu, cổ phần, tài chính, đầu tư... do đó sợ vi phạm trong công tác này nên vẫn còn trường hợp thiếu chủ động, tích cực để tháo gỡ, khắc phục khó khăn, vướng mắc, trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, liên ngành.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thi hành án đôi lúc, đôi khi chưa thực sự tích cực, chủ động, hiệu quả, chưa kịp thời, vẫn còn chậm trễ, kéo dài thời gian.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CÔNG TÁC THU HỒI TÀI SẢN TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN NÓI CHUNG VÀ TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ THAM NHŨNG NÓI RIÊNG

1. Mục tiêu

- Tăng cường sự quan tâm hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành của Thành phố liên quan đến công tác thu hồi tài sản thi hành án nói chung và công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng nói riêng, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THADS cũng như nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa bàn Thành phố.

- Tiếp tục xác định công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần ưu tiên tập trung thực hiện; bám sát, triển khai nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chỉ đạo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Thành ủy Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội, Lãnh đạo Bộ; tích cực tham mưu giúp lãnh đạo Thành phố, Lãnh đạo Bộ chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản thi hành án nói chung và công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng nói riêng, nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

- Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thực hiện phòng chống các biểu hiện tham ô, tham nhũng, gây lãng phí trong quản lý, sử dụng NSNN, tài sản công, bảo đảm tính nghiêm minh trong công tác thực thi pháp luật, bảo vệ pháp chế, góp phần vào sự ổn định xã hội, an ninh trật tự, sự phát triển của Thủ đô.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, gắn với truy tìm, kê biên, tạm giữ, phong tỏa, xử lý tài sản do phạm tội tham nhũng, kinh tế. Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc phòng ngừa, phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, xử lý tài sản liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế. Làm căn cứ để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong công tác phối hợp THADS trong quá trình triển khai hàng năm.

2. Các chỉ tiêu:

2.1. Nhóm các chỉ tiêu về phòng ngừa

- Tiếp tục chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác THADS đối với công tác thu hồi tài sản, các khoản thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương theo dõi đảm bảo nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, hạn chế thấp nhất việc tẩu tán tài sản tham nhũng.

- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo THADS thành phố những nội dung liên quan đến việc chỉ đạo phối hợp thi hành dứt điểm những vụ việc tồn đọng lâu năm, giá trị lớn, những vụ việc khó khăn vướng mắc.

- Xây dựng, phối hợp với các cơ quan, ban ngành để thực hiện các quy chế liên ngành đẩy nhanh tiến độ rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các quy chế liên ngành trong quá trình THADS.

- Phấn đấu 100% cán bộ công chức, viên chức thuộc diện chuyển đổi vị trí công tác theo quy định phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định.

- Phấn đấu 100% các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng, các văn bản triển khai, chỉ đạo công tác thu hồi tài sản được triển khai, tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến cán bộ, công chức và người dân.

- Phấn đấu các vụ việc án tham nhũng, kinh tế từ giai đoạn điều tra áp dụng triệt để các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn tẩu tán tài sản.

- Phấn đấu 100% các văn bản hướng dẫn, thi hành, tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải được các cơ quan có liên quan thực hiện triển khai; kịp thời tham mưu, nghiên cứu, rà soát, phát hiện bất cập để tham mưu thay thế, sửa đổi cho phù hợp theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2.2. Nhóm chỉ tiêu về phát hiện, xử lý và thu hồi tài sản

- Tăng cường các cuộc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự hoặc có dấu hiệu tham nhũng phải được kịp thời kiến nghị chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định.

- Phấn đấu 100% các vụ án về tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng phải được điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

- Phấn đấu 100% các quyết định thi hành án được ban hành đối với các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Phấn đấu 100% các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng được tổ chức thi hành theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của nhà nước, cá nhân, tổ chức.

- Phấn đấu công tác THADS đạt tỷ lệ hàng năm tiền, tài sản thu hồi có điều kiện năm sau cao hơn năm trước theo tỷ lệ giao hàng năm của Quốc hội, ngành thi hành án.

- Phấn đấu tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương theo dõi, đảm bảo tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trên 60%.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

1. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

(1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng.

(2) Tuyên truyền, phổ biến các nội dung, giải pháp của Chỉ thị 04-CT/TW đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn Thủ đô; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu đối với thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

(3) Các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư và Kế hoạch này; đưa vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Chương trình 10-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội.

(4) Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính Phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện tốt việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập và các quyết định xử lý vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập và các quyết định xử lý vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, coi đây là biện pháp hữu hiệu góp phần phòng ngừa tham nhũng. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác kê khai và công khai bản kê khai TSTN; xử lý nghiêm các trường hợp kê khai không trung thực và các trường hợp khác vi phạm các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định”.

- Đẩy mạnh, khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày, đặc biệt là các giao dịch đối với tài sản đặc thù như bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Có chính sách kiểm soát phù hợp đối với các giao dịch trên tài khoản có giá trị lớn nhưng không minh bạch, không rõ nguồn gốc của khoản tiền được giao dịch. Có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhanh chóng giữa cơ quan thi hành án dân sự và các ngân hàng để việc áp dụng các biện pháp phong tỏa tài khoản được thuận lợi, tránh trường hợp chậm trễ trong việc áp dụng dẫn đến người phạm tội kịp thời chuyển tiền để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

- Chấn chỉnh, siết chặt quản lý hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là việc thẩm định giá tài sản trước khi cho vay, tránh tình trạng giá trị của tài sản khi cho vay cao hơn nhiều lần giá trị của tài sản tại giai đoạn thi hành án. Tăng cường kiểm soát nội bộ trong các tổ chức tín dụng, tránh tình trạng cán bộ trong các tổ chức tín dụng lợi dụng kẽ hở trong quy trình kiểm soát nội bộ để thực hiện hành vi phạm tội, gây thất thoát tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

(5) Đối với các cơ quan nội chính, thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của ngành, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả.

Công an thành phố chỉ đạo nâng cao trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc phát hiện, điều tra các vụ án tham nhũng, kinh tế, bên cạnh việc làm rõ hành vi phạm tội còn phải quyết liệt áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát như thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, truy nguyên, truy tìm dòng tiền, truy tìm tài sản bị tẩu tán, chuyển dịch, xác định cá nhân, tổ chức hưởng lợi cuối cùng, không để đối tượng vi phạm hợp lý hóa hoặc tiêu hủy tài liệu, chứng cứ liên quan, cất giấu, tẩu tán tài sản tham nhũng. Chỉ đạo lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp thực hiện có hiệu quả việc bảo đảm an ninh, trật tự trong các vụ cưỡng chế thi hành án nhằm thu hồi tiền, tài sản trong vụ án tham nhũng, kinh tế. Cơ quan thi hành án phạt tù tăng cường công tác giáo dục phạm nhân tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả tiền, tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế để hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước.

Viện kiểm sát nhân dân thành phố tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; kịp thời yêu cầu xác minh, phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các đối tượng chiếm đoạt tài sản; kịp thời phát hiện vi phạm, thiếu sót của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án, chấp hành viên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm, thiếu sót theo quy định của pháp luật. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Tòa án nhân dân thành phố chỉ đạo khi xét xử các vụ án về tham nhũng, kinh tế tích cực áp dụng biện pháp ngăn chặn, kê biên tài sản, bảo đảm thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát; phân định trách nhiệm bồi thường của từng bị cáo và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan khi tuyên nghĩa vụ liên đới; chuyển giao bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan thi hành án dân sự đúng quy định, kịp thời giải thích, đính chính bản án khi phát hiện có sai sót hoặc khi có yêu cầu; khẩn trương thụ lý, giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu phân chia tài sản chung trong quá trình tổ chức thi hành án.

(6) Sở Tài nguyên và Môi trường, Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, Sở Tài Chính, Sở Tư pháp, Sở thông tin và truyền thông trong công tác THADS nói chung và thi hành án tham nhũng, kinh tế nói riêng, thông qua nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các cuộc họp liên ngành, xây dựng và ký kết các quy chế phối hợp, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết nhằm tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành tại thành phố và công tác phối hợp của cơ quan THADS tại quận, huyện, thị xã.

(7) Phối hợp trong công tác, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý trong việc cung cấp thông tin xác minh các điều kiện thi hành án của người phải thi hành án trong quá trình thực thi nhiệm vụ thu hồi tiền, tài sản trong THADS.

- Tiếp tục xây dựng các phần mềm quản lý trong các lĩnh vực, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung của toàn quốc trong đó có phân quyền sử dụng khai thác cho các địa phương, đơn vị bảo đảm dễ tích hợp, kết nối để giảm bớt thời gian, chi phí phục vụ công tác xác minh các thông tin trong thi hành án. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ trực tuyến thi hành án, tiến tới cung cấp dịch vụ trực tuyến mức độ 3 đối với một số thủ tục hành chính.

(8) Cơ quan THADS trên địa bàn thủ đô chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng, các cơ quan có thẩm quyền ngoài địa phương để xác minh, truy tìm và xử lý tài sản do phạm tội mà có đang ở địa phương khác. Đẩy mạnh tham gia, ký kết các quy chế tạo cơ sở phối hợp trong phòng, chống tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng với các địa phương khác. Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, nhất là tập trung chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS, thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý tài sản, đất đai và các cơ quan liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về tài khoản, tài sản, đất đai theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, kịp thời áp dụng các biện pháp tạm giữ, kê biên, phong tỏa, xử lý tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong quá trình tố tụng và THADS.

(9) Phát huy vai trò HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc giám sát đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp trên địa bàn thành phố, các đoàn thể tăng cường giám sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; có cơ chế phát huy hiệu quả vai trò giám sát của nhân dân, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác tài sản bất minh và sai phạm trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

(10) Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và THADS, bảo đảm đủ số lượng, vững về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự liêm chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.

(11) Tăng cường tham mưu hoàn thiện văn bản pháp luật: các cơ quan, đơn vị trên cơ sở chức năng nhiệm vụ chủ động nghiên cứu, rà soát, tham mưu để sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; về cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội; cơ chế xử lý tài sản bị kê biên, phong tỏa; sớm khắc phục những bất cập, vướng mắc trong kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp; Nghiên cứu rà soát, tham mưu hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung pháp luật về thanh tra, kiểm toán, tố tụng hình sự, THADS và các quy định pháp luật liên quan theo hướng bổ sung cho thanh tra viên, kiểm toán viên thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, kinh tế; xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc truy nguyên, truy tìm, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.

2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, các hành vi gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong thực thi công vụ, tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, tự kiểm tra để kịp thời phát hiện tồn tại, thiếu sót, vi phạm.

- Tăng cường công tác kiểm tra công vụ, chấn chỉnh kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ, văn hóa ứng xử của các bộ công chức đối với các cá nhân, tổ chức trong việc liên hệ công tác, giải quyết công việc có liên quan.

- Có kế hoạch triển khai đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, thống nhất, thông suốt trong chỉ đạo, điều hành.

- Quan tâm đến yếu tố con người, kịp thời khen thưởng cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc, nhân rộng các điển hình tiên tiến, cá nhân tiêu biểu, cơ quan đơn vị có thành tích xuất sắc, cách làm hay trong công tác THADS, công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan như Công an thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội trong công tác thu hồi tài sản, xác minh tài khoản, truy tìm tài sản của người phải thi hành án.

- Đổi mới phương thức, cách thức, tăng cường ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin, tăng cường phương tiện làm việc, tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ công tác được giao đặc biệt là trong công tác THADS, công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế góp phần nâng cao kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn thủ đô.

- Chủ động, nắm bắt tình hình, diễn biến của các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử qua nhiều kênh thông tin khác nhau để có sự chuẩn bị kỹ về nguồn nhân lực, sắp xếp, bố trí công việc, thời gian để tiếp nhận, thụ lý vụ việc theo thẩm quyền.

- Phát huy hơn nữa công tác phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế. Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo THADS các cấp, Ban Nội chính các cấp đối với công tác thi hành án dân sự nói chung và thi hành án tham nhũng, kinh tế nói riêng, đặc biệt là các vụ việc lớn, trọng điểm, có tính chất phức tạp, có khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ hoặc cần huy động lực lượng để bảo vệ quá trình cưỡng chế thi hành án.

V. TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

1. Phân công trách nhiệm thực hiện Chuyên đề

a) Ban Chỉ đạo THADS, các cơ quan, đơn vị, các sở, ban, ngành thành phố; Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy và UBND quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố:

Căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy, Chương trình nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021- 2025; kế hoạch thực hiện nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng và hàng năm của thành phố Hà Nội và Chuyên đề này, các cơ quan đơn vị, các sở, ban ngành thành phố, Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy và UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo triển khai thực hiện lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy theo lĩnh vực quản lý, chuyên môn của cơ quan, đơn vị mình, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu trong việc coi trọng công tác THADS, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ, phối hợp xác minh truy tìm tài sản phải thu hồi, phối hợp trong công tác THADS nói chung và trong công tác thu hồi tài sản các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo THADS, phối hợp thực hiện để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bật cấp trong công tác thu hồi tài sản các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng.

b) Cục THADS thành phố Hà Nội

- Tổng hợp báo cáo tình hình kết quả công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng của toàn thành phố.

- Phối hợp với các phòng chuyên môn của Ban Nội chính Thành ủy cập nhật thường xuyên các vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo, các vụ việc thuộc diện Thường trực Thành ủy chỉ đạo để kịp thời tổ chức, triển khai, thực hiện, tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu.

- Theo dõi, tổng hợp các báo cáo về việc phối hợp giữa các sở, ban ngành liên quan trong công tác THADS, công tác thu hồi tài sản thi hành án để báo cáo UBND thành phố tổng kết, đánh giá thi đua hàng năm.

- Tham mưu kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác thu hồi tài sản và phối hợp trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng hàng năm của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã. Mỗi năm triển khai thực hiện kiểm tra từ 01 - 03 đơn vị.

- Quán triệt đến Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Cục, Chi cục trưởng các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội thực hiện chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy trong phạm vi quản lý; Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chuyên đề 15 của đơn vị mình lồng ghép trong báo cáo công tác THADS.

2. Tiến độ thực hiện chuyên đề

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ và Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 10-Ctr/TU của Thành ủy để bổ sung, lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Chuyên đề này vào Kế hoạch tổ chức thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình. Hàng năm, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chuyên đề này lồng ghép với việc triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình số 10-Ctr/TU của Thành ủy.

3. Kinh phí thực hiện chuyên đề

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị để bố trí, sử dụng kinh phí cho phù hợp, đảm bảo đúng quy định của pháp luật,

VI. KẾT LUẬN

Trong những năm qua, công tác thu hồi tài sản tham nhũng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thể hiện qua nhiều Văn kiện của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) nêu rõ: “Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng; áp dụng chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội nhưng có thái độ thành khẩn, đã bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với cơ quan chức năng; nghiên cứu sửa đổi pháp luật hình sự theo hướng khoan hồng hơn đối với những người đưa hoặc người nhận hối lộ nhưng đã tự giác khai báo và nộp lại tài sản trước khi bị phát hiện; chú trọng tới các chế tài phạt tiền nhằm tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng”.

Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”, Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Trong xử lý tham nhũng phải xác minh rõ, chính xác tài sản của người có hành vi tham nhũng; áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tối đa tài sản do tham nhũng mà có trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Xử lý nghiêm minh những cán bộ không tích cực thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng”. Đặc biệt, ngày 02/6/2021, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế”, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc 07 nhiệm vụ, giải pháp, các nhiệm vụ nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã có bước chuyển biến tích cực, đã thu hồi được tài sản cao hơn nhiều so với thời trước đây, để tiếp tục nâng cao hiệu quả, tỷ lệ công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng cần có quyết tâm rất cao của lãnh đạo các cấp, các ngành, sự chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất, quyết liệt của Thành ủy, UBND, BCĐ THADS Thành phố; sự tham mưu, theo dõi, đôn đốc sát sao, thường xuyên của Ban Nội chính Thành ủy; sự quyết tâm cao của các cơ quan trong khối tư pháp, các cơ quan THADS và toàn hệ thống chính trị ... để công tác thu hồi tài sản tham nhũng tiếp tục có những chuyển biến tích cực cả trong nhận thức cũng như hành động cụ thể, tiếp tục đạt được những kết quả cao hơn nữa trong thời gian tiếp theo.

Trên đây là Chuyên đề số 15: “Công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng”, triển khai thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025”, UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan nghiêm túc thực hiện theo quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời với UBND thành phố (qua Cục Thi hành án dân sự) để được hướng dẫn thực hiện.

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật hình sự năm 2015;

2. Luật phòng chống tham nhũng năm 2018;

3. Bộ Luật dân sự năm 2015;

4. Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015;

5. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

6. Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

7. Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư;

8. Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 8/9/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

9. Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII “Về nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025”.

10. Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND Thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

11. Các báo cáo của Thành ủy về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

12. Báo cáo kết quả công tác THADS của Cục THADS thành phố Hà Nội các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020

 



1 Điều 4 Luật THADS được sửa đổi, bổ sung năm 2014: Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định “Bản án, quyết định ... phải được cơ quan, tổ chức và mọi công tôn trọng

2 Điều 5 Luật THADS được sửa đổi, bổ sung năm 2014: Trong quá trình thi hành án quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyn lợi nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”

3 “Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến phạm tội” điểm a khoản 1 Điều 46, Điều 47 Bộ Luật Hình sự

4 Điều 36 Luật THADAS được sửa đổi, bổ sung năm 2014: Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền ra quyết định và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định: phạt tiền, truy thu tiền, thu lợi bất chính, tịch thu sung quỹ Nhà nước, ... các khoản thu khác cho Nhà nước

Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ: Các khoản thu cho Nhà nước.. gồm: Khoản truy thu thuế, khoản viện trợ cho Nhà nước; khoản bồi thường cho Nhà nước, cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nm giữ 100% vốn điều lệ trong các vụ án xâm phạm trật tự quản kinh tế, tham nhũng; khoản thu nộp trực tiếp vào ngân sách Nhà nước.

5 Khoản 3, Điều 3 Luật PCTN năm 2018.

6 Điều 93 Luật PCTN năm 2018:

“1 .Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Thiệt hi do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật

7 Khoản 2, Điều 8 Hiến pháp năm 2013: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ vi Nhân dân, lng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đu tranh chng tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

8 Khoản 4 Điều 92 Luật PCTN năm 2018: “4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lợi tài sản tham nhũng, khắc phục hậu qu của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc min trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

9 Điều 128 BLTTHS năm 2015 quy định: 1. Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sn hoặc đ bảo đảm bi thường thiệt hại. 2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán ch tọa phiên tòa có quyn ra lệnh kê biên tài sn. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kim sát cùng cấp trước khi thi hành. 3. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người qun lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, ct giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.”

Điều 129 BLTTHS năm 2015 quy định: về thẩm quyền, căn cứ, điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản. Cụ th, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tin, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rng s tin trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản. Người được giao thực hiện lệnh phong ta, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.

10 Năm 2019: Tổng số thụ lý về việc là 54.697 việc, xếp thứ 2/63, tăng 6.262 việc (tăng 12,93%) so với cùng kỳ năm 2018; Tổng số thụ lý về tiền là 42.130 tỷ 701 triệu 583 nghìn đồng, xếp thứ 2/63, tăng 12.151 tỷ 564 triệu 887 nghìn đồng (tăng 40,53%) so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2020: Tổng số giải quyết về việc là 52.569 việc, xếp thứ 2/63, giảm 2.128 việc (giảm 3,89%) so với cùng kỳ năm 2019: Tng số thụ lý về tiền là 51.706 tỷ 719 triệu 869 nghìn đồng, xếp thứ 2/63, tăng 9.576 t 18 triệu 286 nghìn đồng (tăng 22,72%) so với cùng kỳ năm 2019

11 Năm 2017: Về việc: Tổng số phải thi hành: 43.552. việc, tăng 5.177 việc (tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016); số thi hành xong: 26.284 việc, tăng 3.628 việc (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2016); đạt tỷ lệ 80% (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016), vượt 10% so với ch tiêu được giao là trên 70%. Về tiền: Tổng số phải thi hành: 19.690.648.895.000 đồng; s thi hành xong: 4.018.992.594.000 đồng, tăng 1.379.359.751.000 đồng (tăng 52% so với cùng kỳ năm 2016); đạt tỷ lệ 30,9% vượt 0,9% so với ch tiêu được giao là trên 30%

12 Năm 2018: Về việc: tổng s thụ lý là 48.435 việc, tăng 3.644 việc (8%) so vi năm 2017, đã giải quyết xong 27.060 việc, tăng 776 việc (tăng 3%) so với cùng k năm 2017; đạt tỷ lệ 76.54%, vượt 4.54% so với ch tiêu được giao. Về tiền: tổng số tiền thụ lý là 29.979.136.696.000 đng, tăng 7.360.721.759.000 đồng (25%) so với năm 2017, đã giải quyết xong 3.171.983.871.000 đồng, giảm 847.008.723.000 đồng (27%) so với cùng kỳ năm 2017; đạt t lệ 19.34%, còn thiếu 12.66% so với chỉ tiêu được giao.

13 Năm 2019: về việc: Tổng số thụ lý: 54.697 việc, tăng 6.262 việc (tăng 11%) so với cùng kỳ năm 2018); s thi hành xong: 30.372 việc, tăng 3.312 việc (tăng 11%) so với cùng k năm 2018); đạt tỷ lệ 75,53% (gim 1,01%) so với cùng kỳ năm 2018, vượt 2,53% so với chỉ tiêu được giao là trên 73%. Về tiền: Tổng s thụ lý: 42.130.701.586.000 đng, tăng 151.564.890.000 đồng (tăng 29%) so với cùng kỳ năm 2018; số thi hành xong: 4.328.078.804.000 đồng, tăng 1.156.094.933.000 đồng (tăng 27%) so với cùng kỳ năm 2018); đạt t lệ 21,83% (tăng 2,49% so với cùng kỳ năm 2018), thiếu 11,67% so với ch tiêu được giao là trên 34%.

14 Năm 2020: Về việc: Tổng số phải thi hành: 50.955 việc; s thi hành xong: 32.394 việc, tăng 2.022 việc (tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019); đạt tỷ lệ 80,64% (tăng 5,11% so với cùng kỳ năm 2019), vượt 0,64% so với chỉ tiêu được giao là trên 80%. Về tiền: Tng s phải thi hành: 39.661.931.675.000 đng; s thi hành xong: 7.194.984.366.000 đng, tăng 2.866.905.562.000 đồng (tăng 40% so vi cùng kỳ năm 2019); đạt tỷ lệ 38,54% (tăng 16,71 % so với cùng kỳ năm 2019), vượt 0,54% so với chỉ tiêu được giao là trên 38%

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4439/QĐ-UBND ngày 14/10/2021 về Chuyên đề số 15 “Công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng” do thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.089

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.242.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!