BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
|
Số:
4376/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THƯƠNG VỤ TẠI
CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 02/1999/TTLT/BNG-BTM ngày 17 tháng 11 năm 1999 của
Liên Bộ Ngoại giao – Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện một số điều khoản thuộc
Nghị định số 183/CP ngày 18/11/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí
chức năng
Thương vụ tại các nước, vùng lãnh
thổ và tổ chức quốc tế (sau đây gọi tắt là Thương vụ) là cơ quan chuyên môn thuộc
Bộ Công Thương và là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Cơ quan Đại
diện).
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:
Commercial Section of the Embassy of S.R.V.
Thương vụ có chức năng đại diện và
bảo vệ lợi ích của Việt Nam, của các doanh nghiệp và cá nhân người Việt Nam
trong quan hệ kinh tế - thương mại, công nghiệp, phát triển đầu tư công nghiệp,
dịch vụ thương mại các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế; hỗ trợ các hoạt động
xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài.
Điều 2. Nhiệm vụ
và quyền hạn
1. Đại diện lợi ích kinh tế -
thương mại, phát triển đầu tư công nghiệp, dịch vụ thương mại:
a) Tham gia các hoạt động kinh tế đối
ngoại của Cơ quan Đại diện; tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước; duy trì, thúc đẩy và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại,
công nghiệp, phát triển đầu tư công nghiệp, dịch vụ thương mại giữa Việt Nam với
nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế (sau đây gọi tắt là nước sở tại) theo quy
định của pháp luật hai nước.
b) Phối hợp hoạt động với các bộ phận
trong Cơ quan Đại diện, với các cơ quan hữu quan ở trong nước thực hiện các nhiệm
vụ do Bộ Công thương (sau đây gọi tắt là Bộ) giao và Trưởng cơ quan Đại diện
phân công. Tham gia hoạt động liên quan đến đàm phán và ký hiệp định kinh tế
thương mại, công nghiệp, phục vụ các đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam sang
làm việc; thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực theo phân công của lãnh đạo Bộ.
2. Thu thập thông tin, nghiên cứu
cơ chế, chính sách thị trường sở tại:
a) Tìm hiểu pháp luật, thu thập
thông tin, phân tích, tổng hợp và báo cáo Bộ về tình hình, chính sách kinh tế -
thương mại, công nghiệp, tập quán thương mại và việc thực hiện chính sách quan
hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với nước sở tại được phân công phụ trách.
b) Nghiên cứu chính sách kinh tế -
thương mại, đầu tư công nghiệp, dịch vụ, hàng hóa xuất nhập khẩu và dự báo nhu
cầu thị trường thuộc khu vực thị trường được phân công phụ trách; đề xuất các
giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa, quan hệ kinh tế - thương mại,
công nghiệp, dịch vụ thương mại và báo cáo Bộ.
c) Theo dõi diễn biến thị trường, dự
báo, phát hiện việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam (như: chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, các rào cản thương mại, phân
biệt đối xử, đưa thông tin sai lệch về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam …), đề
xuất biện pháp để kịp thời xử lý; kiến nghị Chính phủ, Bộ và các ngành hữu quan
về biện pháp cần thiết để tháo gỡ rào cản, đàm phán, thương lượng với các nước
sở tại được phân công phụ trách.
3. Hoạt động xúc tiến thương mại, dịch
vụ, đầu tư công nghiệp:
a) Giới thiệu và quảng bá hình ảnh
Việt Nam, thương hiệu quốc gia, chính sách, môi trường kinh doanh, đầu tư, sản
phẩm, hàng hóa, các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa, thị trường, các doanh
nghiệp của Việt Nam; xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại của
Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế - thương mại, thu hút đầu tư ngành công
nghiệp và dịch vụ. Tổ chức phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa xuất
khẩu Việt Nam ở nước sở tại.
b) Hướng dẫn thương nhân nước ngoài
tìm hiểu thị trường, tập quán, chính sách kinh tế thương mại, phát triển xuất
nhập khẩu hàng hóa, đầu tư công nghiệp, dịch vụ thương mại và các quy định pháp
luật liên quan của Việt Nam; hướng dẫn thương nhân Việt Nam tìm hiểu thị trường,
tập quán, chính sách và các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh tế,
thương mại, công nghiệp của nước sở tại.
c) Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế, (đặt giúp gian hàng, chỗ ở, thuê hộ phương
tiện đi lại …), tham gia giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp nước sở tại (nếu
có).
d) Hỗ trợ xác minh thông tin về độ
tin cậy và tín nhiệm của doanh nghiệp nước sở tại theo nhu cầu của doanh nghiệp
Việt Nam. Tổng hợp danh sách doanh nghiệp nước sở tại nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam.
đ) Phối hợp với Cục Xúc tiến thương
mại hướng dẫn, chỉ đạo các Trung tâm giới thiệu sản phẩm, Trung tâm xúc tiến
thương mại của Việt Nam ở nước sở tại.
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ
quý, 6 tháng, năm và các yêu cầu đột xuất của Bộ, cung cấp thông tin cho các cơ
quan, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng về thị trường thuộc phạm vi
Thương vụ phụ trách. Thực hiện báo cáo Trưởng Cơ quan Đại diện tại nước sở tại
tình hình hoạt động của Thương vụ theo quy định.
5. Quản lý tổ chức, cán bộ, quản lý
và sử dụng tài sản, cơ sở vật chất, ngân sách được cấp cho Thương vụ theo quy định
của Nhà nước và của Bộ; tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật; xây dựng
quy chế làm việc của Thương vụ.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Lãnh đạo Bộ giao.
7. Để thực hiện các nhiệm vụ trên,
Thương vụ có quyền chủ động xây dựng, thực hiện kế hoạch, chương trình công
tác, yêu cầu và kiến nghị Cơ quan Đại diện, các đơn vị chức năng thuộc Bộ hướng
dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn, công tác đối ngoại, thực hiện chính sách chế
độ đối với cán bộ công tác dài hạn ở nước ngoài, cung cấp các thông tin, tài liệu,
phân bổ ngân sách cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao theo các quy định của
Nhà nước và của Bộ.
Điều 3. Chế độ
làm việc
1. Thương vụ hoạt động theo chế độ
thủ trưởng, chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công thương về
chuyên môn, sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao về chính trị, đối ngoại, an
ninh và sự lãnh đạo của Trưởng Cơ quan Đại diện ở nước sở tại về các công tác
thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Đại diện.
2. Thương vụ do Tham tán Công sứ,
Tham tán Thương mại hoặc Tùy viên phụ trách; viên chức và nhân viên giúp việc
theo sự phân công của người phụ trách. Nhiệm kỳ công tác của các thành viên
Thương vụ là 03 năm, trường hợp cần thiết có thể được kéo dài, nhưng tối đa
không quá nửa nhiệm kỳ.
3. Người phụ trách Thương vụ chịu
trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công thương chỉ đạo Thương vụ thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Quyết định này và các quy định khác của Bộ
liên quan đến Thương vụ.
Điều 4. Hiệu lực
thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký ban hành, các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi
bỏ.
Điều 5. Trách
nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ và Phụ trách Thương vụ chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Website MOIT;
- Lưu: VT, TCCB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
|