QUYẾT ĐỊNH
V/V QUY ĐỊNH CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY VĂN PHÒNG UBND TỈNH.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi)
đã được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Nghị định số
156/HĐBT ngày 17/12/1981 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) ban hành
quy chế, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Văn
phòng UBND tỉnh;
- Căn cứ quy chế làm việc
của UBND tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 1994-1999;
- Xét đề nghị của Chánh văn
phòng UBND tỉnh và trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:Nay quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng UBND
tỉnh Hà Nam như sau:
A- Chức năng :
Văn phòng UBND tỉnh là bộ máy
làm việc của UBND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh, có chức năng giúp UBND tỉnh và
Thường trực HĐND tỉnh quản lý tập trung, thống nhất sự chỉ đạo điều hành mọi
mặt công tác của Thường trực HĐND và UBND tỉnh.
B- Nhiệm vụ- quyền hạn:
Để thực hiện chức năng của
mình, Văn phòng UBND tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức công tác thông tin và xử lý thông tin bảo đảm phản ánh được
thường xuyên, kịp thời, chính xác tình hình các mặt công tác trong tỉnh, phục
vụ cho sự lãnh đạo và chỉ đạo của UBND tỉnh.
2. Xây dựng chương trình làm việc của HĐND và UBND tỉnh và giúp UBND
tỉnh quản lý việc thực hiện chương trình đó; lập lịch công tác cho Thường trực
Uỷ ban, giúp Uỷ ban làm việc theo chương trình; quản lý các kỳ sinh hoạt của
HĐND và UBND.
3. Giúp Thường trực HĐND,UBND trong việc phối hợp các ngành của tỉnh
chuẩn bị các vấn đề để UBND hoặc HĐND xem xét quyết định được kịp thời, chính
xác và theo đúng thể chế của Nhà nước. Giúp Thường trực HĐND và UBND tỉnh theo
dõi, phát hiện những nghị quyết, quyết định của HĐND và UBND cấp dưới chưa phù
hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND tỉnh.
4. Tổ chức truyền đạt các quyết định của UBND cho các ngành, các cấp
và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thực hiện các
quyết định đó.
5. Giúp UBND tỉnh bảo đảm mối quan hệ giữa UBND và các đoàn thể nhân
dân trong tỉnh; bảo đảm các phương tiện cho đại biểu Quốc hội ở địa phương, đại
biểu HĐND tỉnh hoạt động; tổ chức tiếp nhận và giải quyết các việc khiếu nại,
tố cáo của nhân dân; tham mưu trực tiếp với UBND tỉnh về công tác thi đua khen
thưởng, công tác tôn giáo và công tác đối ngoại.
6. Giúp Thường trực HĐND, UBND tỉnh quản lý công tác văn thư hành
chính, lưu trữ hồ sơ và hướng dẫn các ngành trong tỉnh, các huyện về công tác
văn thư, hành chính và lưu trữ thống nhất theo đúng nguyên tắc, chế độ của Nhà
nước. Quản lý tài sản, cán bộ, nhân viên và đời sống vật chất của cán bộ công
nhân viên chức Văn phòng Uỷ ban.
7. Bảo đảm các điều kiện vật chất để Thường trực HĐND, UBND tỉnh và
Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh hoạt động bình thường. Tổ chức việc bảo vệ, phục
vụ, bố trí nơi làm việc của Thường trực HĐND, UBND tỉnh, phục vụ các hội nghị
do Thường trực HĐND và UBND tỉnh triệu tập.
Điều 2: Tổ chức, biên chế và trách nhiệm của từng đơn vị công tác trong Văn
phòng UBND tỉnh.
Văn phòng UBND tỉnh là tổ chức
thống nhất, làm việc theo chế độ thủ trưởng, có Chánh văn phòng, một số Phó Văn
phòng và các bộ phận công tác.
a) Chánh văn phòng : Phụ trách chung, chịu trách nhiệm
cá nhân trước UBND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh về toàn bộ công tác của Văn
phòng UBND tỉnh.
b) Phó văn phòng : Được Chánh văn
phòng phân công theo dõi chuyên trách một hoặc một số lĩnh vực công tác.
c) Các bộ phận công tác
trong Văn phòng UBND tỉnh gồm có:
1. Bộ phận nghiên cứu tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp UBND và Thường trực
HDND tỉnh theo dõi các khối công việc khớp với sự phân công của các thành viên
trong Thường trực HĐND, UBND tỉnh. Bộ phận nghiên cứu tổng hợp được chia thành
các tổ công tác, có tổ trưởng để điều khiển các hoạt động trong tổ như giúp
nhau thực hiện nội quy công tác, kỷ luật lao động, sơ kết tổng kết công tác và
bình bầu thi đua.
Các tổ chuyên viên, phòng
nghiên cứu tổng hợp:
1) Tổ kế hoạch - Tổng hợp.
2) Tổ Nông nghiệp.
3) Tổ công nghiệp, giao thông,
xây dựng.
4) Tổ Tài chính - Thương mại.
5) Tổ Văn xã - Đối ngoại.
6) Tổ Nội chính.
7) Phòng Tôn giáo.
8) Tổ chuyên viên theo dõi công
tác thi đua khen thưởng.
9) Tổ chuyên viên HĐND và thư
ký Đoàn ĐBQH của tỉnh.
Các bộ phận chuyên môn
nghiệp vụ:
1) Phòng Lưu trữ.
2) Phòng Hành chính - Quản trị
- Tài vụ.
3) Đội xe.
Các tổ công tác có tổ trưởng
(tương đương cấp Trưởng phòng); các phòng có trưởng phòng, riêng tổ chuyên viên
theo dõi công tác thi đua khen thưởng do uỷ viên Thường trực Hội đồng thi đua
khen thưởng trực tiếp phụ trách. Chức năng cụ thể của các tổ, phòng do Chánh
Văn phòng UBND tỉnh quy định. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phải theo đúng quy định
về phân công, phân cấp quản lý cán bộ và công chức hiện hành của UBND tỉnh.
d. Các cán bộ nghiên cứu
tổng hợp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Theo dõi nắm tình hình hoạt
động của các ngành, các huyện về mặt công tác được phân công, tổng hợp tình
hình để báo cáo với Chủ tịch, Phó chủ tịch phụ trách khối, phát hiện và đề xuất
với Uỷ ban giải quyết các vấn đề.
- Nghiên cứu chỉ thị, nghị
quyết của các cấp trên đề xuất với Uỷ ban về việc tổ chức thực hiện và theo dõi
kết quả thực hiện các chỉ thị, nghị quyết đó tại địa phương.
- Chuẩn bị chương trình công
tác và nội dung các hội nghị, dự thảo các quyết định, chỉ thị của Uỷ ban để
Chánh văn phòng xem xét trước khi các đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch ký;
bảo đảm các văn bản đúng chủ trương của Đảng, các quyết định của cấp trên và
đúng nguyên tắc pháp lý.
- Soạn thảo để Uỷ ban báo cáo
với cấp trên và thông báo cho cấp dưới theo đúng yêu cầu về nội dung, thời hạn
qui định về mặt công tác được phân công.
- Được tham dự các cuộc họp của
UBND tỉnh, HĐND tỉnh và các cuộc họp với Thủ trưởng các ngành, các cấp trong
tỉnh, khi bàn về các việc thuộc phạm vi mình theo dõi; được giao dịch trực tiếp
với Thủ trưởng các ngành trong tỉnh và UBND các huyện để trao đổi ý kiến và nắm
tình hình về công tác có liên quan; khi có sự uỷ nhiệm của UBND tỉnh, được
truyền đạt những chỉ thị của UBND tỉnh cho các ngành, các cấp trong tỉnh.
e. Các bộ phận khác thuộc
Văn phòng UBND tỉnh có nhiệm vụ giúp Chánh văn
phòng:
- Tổ chức tiếp nhận, phân phối
đầy đủ, nhanh chóng các công văn giấy tờ đến đúng người có trách nhiệm giải
quyết.
- Phụ trách việc đánh máy, in
tài liệu của cơ quan kịp thời chính xác, đủ số lượng, bảo đảm kỹ thuật, mỹ
thuật và bảo đảm an toàn, bí mật công văn, tài liệu.
- Tổ chức công tác hồ sơ lưu
trữ của UBND tỉnh theo đúng qui chế; hướng dẫn giúp văn phòng các ngành và UBND
các huyện thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ.
- Tự mình thực hiện và bảo đảm
cho các cán bộ, nhân viên trong Văn phòng UBND thực hiện tốt các qui định về
giữ gìn bí mật, bảo vệ cơ quan, bảo vệ cán bộ và bảo vệ tài liệu con dấu.
- Quản lý tài sản của cơ quan;
thực hiện đúng các chế độ, thể lệ thu chi tài chính, mua sắm phương tiện...
- Phục vụ về vật chất các hội
nghị của UBND, HĐND; phục vụ việc đi lại, hoạt động của HĐND và UBND tỉnh.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Văn
phòng, khả năng cán bộ để bố trí sắp xếp ( trong tổng biên chế được giao)
bổ nhiệm cán bộ, quy định nhiệm vụ cụ thể, quy chế làm việc của văn phòng và
các phòng chuyên môn hoạt động theo đúng nguyên tắc, pháp luật của Nhà nước.