BỘ
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
43/2001/QĐ-BKHCNMT
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ
43/2001/QĐ-BKHCNMT NGÀY 23 THÁNG 7 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỀ AN TOÀN CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 22-CP
ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 76/2000/QĐ-TTg ngày 28 tháng 06 năm 2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc sắp xếp một số tổ chức đã được thành lập theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ quyết định số 356/QĐ-BKHCNMT ngày 21 tháng 03 năm 2001 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc thành lập Hội đồng Tư vấn KHCN về
an toàn công trình thuỷ điện Hoà Bình;
Xét đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học và Công nghệ Công nghiệp
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế làm việc của Hội
đồng Tư vấn KHCN về an toàn công trình thuỷ điện Hoà Bình;
Điều 2:
ông Chủ tịch và các thành viên Hội đồng, Vụ trưởng Vụ Quản
lý Khoa học và Công nghệ công nghiệp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức và Cán bộ khoa học,
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan Bộ KHCN&MT chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHCN VỀ AN TOÀN CÔNG TRÌNH THUỶ
ĐIỆN HOÀ BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 23 tháng 7
năm 2001 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT)
I. MỘT SỐ QUY
ĐỊNH CHUNG
II. TỔ CHỨC CỦA
HỘI ĐỒNG
III. NHIỆM VỤ
VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 9:
Nhiệm vụ của Hội đồng là tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ
KHCN&MT về các nội dung đã được ghi trong Điều 2 của Quyết định số
356/QĐ-BKHCNMT ngày 21/3/2001 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT.
9.1 Hội đồng tư vấn để Bộ trưởng
Bộ KHCN&MT quyết định các vấn đề sau:
a/ Công nhận các kết quả thẩm
tra, kết luận về điều kiện an toàn của công trình để quyết định các giải pháp
tăng cường hay cho phép đủ điều kiện chống lũ hoặc tích nước sau mùa lũ theo
quy trình vận hành hồ chứa hiện hành;
b/ Xem xét và kết luận về các hiện
tượng bất thường của công trình thuỷ điện Hoà Bình khi có báo cáo của Tổng công
ty Điện lực Việt Nam và kiến nghị các giải pháp xử lý kịp thời;
c/ Thẩm định các kết quả nghiên
cứu, tính toán mới có liên quan đến an toàn công trình;
d/ Quyết định các nhiệm vụ, kế
hoạch quan trắc, tăng cường trang thiết bị, nghiên cứu khoa học về các hiện tượng
lún, chuyển dịch, thẩm lậu, bồi lắng xói lở và các vấn đề môi trường và các vấn
đề khác liên quan đến an toàn công trình do Tổng công ty Điện lực VN kiến nghị.
e/ Quyết định việc tổ chức, lưu
trữ thông tin và tư liệu có liên quan đến an toàn công trình thuỷ điện Hoà Bình;
h/ Các nhiệm vụ hợp tác quốc tế
có liên quan nội dung nói trên;
9.2 Hội đồng tư vấn để Bộ trưởng
Bộ KHCN&MT trình Thủ tướng xem xét quyết định các giải pháp có liên quan đến
an toàn công trình nhưng làm thay đổi các thông số thiết kế và các nhiệm vụ đã được
quy định của công trình;
Điều 10.
Khi cần thiết Hội đồng sẽ kiến nghị việc thành lập Tiểu
ban chuyên đề để giải quyết một số nhiệm vụ khoa học công nghệ cụ thể. Bộ trưởng
Bộ KHCN & MT sẽ quyết định thành lập các Tiểu ban này.
Điều 11:
Trong trường hợp có những vấn đề KHCN vượt quá khả
năng và trình độ trong nước thì trên cơ sở đề xuất Hội đồng, Bộ trưởng Bộ KHCN
& MT sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính Phủ mời tư vấn nước ngoài, hoặc cử chuyên
gia ra nước ngoài tìm hiểu giải quyết.
Điều 12:
Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức giám định các kết quả tính
toán xác định mức độ ổn định và an toàn công trình TĐHB do tư vấn trong và
ngoài nước thực hiện. Trong trường hợp quá khả năng Hội đồng kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ mời Tư vấn Quốc tế.
Điều 13:
Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp Hội đồng. Nếu Chủ
tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch được uỷ quyền sẽ chủ trì phiên họp thay Chủ
tịch.
Điều 14:
Khi nhận được giấy triệu tập, các thành viên Hội đồng có
nhiệm vụ thu xếp tham dự đầy đủ. Trong trường hợp vắng mặt cần thông báo cho cơ
quan Thường trực Hội đồng biết.
Điều 15:
Các thành viên phản biện do Chủ tịch Hội đồng chỉ định,
sau khi nhận được hồ sơ tài liệu do cơ quan Thường trực chuyển đến có trách nhiệm
chuẩn bị ý kiến phản biện của mình bằng văn bản và trình bày tại phiên họp Hội
đồng.
Tất cả các thành viên Hội đồng
có quyền phát biểu ý kiến tư vấn của mình một cách dân chủ trực tiếp hoặc gián
liếp tại các phiên họp Hội dộng.
Điều 16:
Tất cả các thành viên Hội đồng có quyền được cung cấp đầy
đủ thông tin, tài liệu cần thiết hoặc được tổ chức đi xem xét, tìm hiểu tại hiện
trường để có căn cứ đánh giá mức độ an toàn của công trình
Điều 17:
Tại phiên họp Hội đồng các thành viên đều có quyền bảo
lưu ý kiến bằng văn bản và chuyển cho cơ quan Thường trực của Hội đồng khi tự nhận
thấy ý kiến tư vấn của mình đúng nhưng trái với kết luận của phiên họp.
Điều 18:
Tất cả các thành viên Hội đồng được quyền nhận kinh phí
bồi dưỡng theo chế độ hiện hành.
Điều 19:
Cơ quan Thường trực của Hội đồng có các nhiệm vụ và quyền
hạn sau đây:
19.1. Duy trì mối liên hệ thường
xuyên với các thành viên Hội đồng, cộng tác chặt chẽ với Nhà máy TĐHB, Tổng
Công ty ĐLVN và các cơ quan chức năng liên quan khác kể cả các đơn vị thuộc Bộ
KHCN & MT để giải quyết các công việc và các nhu cầu cần thiết đảm bảo sự
hoạt động bình thường và có hiệu quả của Hội đồng.
Cụ thể như sau:
+ Chuẩn bị đầy đủ các thông tin
tư liệu có liên quan đến các phiên họp, tiến hành các thủ tục hành chính, điều
kiện hậu cần, kinh phí để thực hiện có kết quả các hoạt động của Hội đồng;
+ Giải quyết kịp thời, có chất
lượng các công việc do các phiên họp Hội đồng xác định.
+ Theo dõi và giám sát các kiến
nghị của Hội đồng được Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan có liên quan thực
hiện;
19.2. Tổ chức cho các thành
viên, các chuyên gia KHCN đi khảo sát hiện trường công trình có liên quan đến
an toàn công trình TĐHB khi có yêu cầu.
19.3. Thực hiện lưu giữ và quản
lý hồ sơ tài liệu có liên quan đến các hoạt động của Hội đồng.
19.4. Xây dựng dự thảo kế hoạch
công tác hàng năm để trình Hội đồng xem xét quyết định.
Điều 20:
Uỷ viên Thường trừc Hội đồng có nhiệm vụ lãnh đạo cơ
quan Thường trực Hội đồng xử lý và giải quyết mọi công việc đã nói ở Điều 19,
thay mặt Chủ tịch ký các văn bản thuộc quyền hoặc được uỷ quyền
Điều 21:
Uỷ viên kiêm Thư ký của Hội đồng có nhiệm vụ thực hiện đầy
đủ mọi ý kiến chỉ đạo của Uỷ viên Thường trực; thực hiện liên hệ trực liếp với
các đối tác chuẩn bị cho sự làm việc của Uỷ viên Thường trực, soạn thảo các văn
bản, các công văn cần thiết trình lãnh đạo làm thư ký ghi chép biên bản tại các
phiên họp, lưu giữ và quản lý trực tiếp hồ sơ tài liệu của Hội đồng và các tài
liệu có liên quan khác.
IV. QUAN HỆ
LÀM VIỆC GIỮA HỘI ĐỒNG VỚI CƠ QUAN CHỦ QUẢN THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH VÀ CÁC CƠ QUAN
CHỨC NĂNG KHÁC
Điều 22:
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình là cơ quan chủ quản trực tiếp,
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là cơ quan chủ quản cấp trên của Công trình thuỷ
điện Hòa Bình (gọi chung là cơ quan chủ quản). Quan hệ làm việc giữa Hội đồng với
cơ quan chủ quản là quan hệ cộng tác chặt chẽ và trực tiếp vì mục tiêu bảo đảm
an toàn Công trình thuỷ điện Hoà Bình.
22.1. Để chuẩn bị cho các phiên
họp của Hội đồng, cơ quan Thường trực của Hội đồng gửi công văn thông báo về nội
dung, thời gian họp, các yêu cầu khác... để cơ quan chủ quản biết và chuẩn bị.
22.2. Khi nhận được thông báo của
cơ quan Thường trực Hội đồng cơ quan chủ quản có nhiệm vụ thực hiện công tác
chuẩn bị, bao gồm: lập báo cáo đánh giá hiện trạng an toàn công trình và thông
báo kết quả cho Cơ quan Thường trực biết để tiến hành công việc tiếp theo, chuẩn
bị các điều kiện để Hội đồng khảo sát hiện trường.
Điều 23:
Với các cơ quan chức năng có liên quan khác như: Cục
Phòng chống lụt bão và quản lý Đê điều, Trung tâm Quốc gia dự báo KTTV, Viện Vật
lý địa cầu, Cục Giám định Bộ Xây dựng v.v... quan hệ làm việc giữa Hội đồng với
các cơ quan này là quan hệ hợp tác để cùng chung góp phần đảm bảo an toàn công
trình trong sản xuất điện năng và điều tiết phòng lũ.
23.1. Trước các phiên họp của Hội
đồng, cơ quan Thường trực Hội đồng liên hệ và gửi công văn đề nghị các cơ quan
chức năng hữu quan chuẩn bị trước văn bản phát biểu ý kiến dưới góc độ trách
nhiệm và chuyên môn của cơ quan mình.
23.2. Khi tiếp nhận được công
văn đề nghị của cơ quan Thường trực Hội đồng, các cơ quan chức năng hữu quan sẽ
chuẩn bị văn bản phát biểu ý kiến, dự kiến cử người tham dự và trình bày trong
phiên họp của Hội đồng.
V. QUY TRÌNH
LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG VÀ CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG
Điều 24:
Quy trình làm việc của Hội đồng như sau:
24.1. Tất cả các thành viên của
Hội đồng khi tiếp nhận tài liệu và giấy triệu tập hợp Hội đồng sẽ thu xếp thời
gian chuẩn bị trước ý kiến phát biểu bằng văn bản, đến tham dự phiên họp của Hội
đồng.
24.2. Mở đầu phiên họp Hội đồng,
Thường trực Hội đồng trình bày mục tiêu, nội dung và thành phần tham gia;
24.3. Chủ tịch Hội đồng chủ trì,
điều khiển thực hiện trình tự các nội dung:
a. Thường trực Hội đồng đọc báo
cáo về diễn biến công việc giữa 2 kỳ họp của Hội đồng và kết quả công tác chuẩn
bị.
b. Đại diện Tổng Công ty Điện lực
Việt Nam phát biểu ý kiến đánh giá tình hình và nêu các kiến nghị với Hội đồng
và với cơ quan Nhà nước.
c. Đại diện Nhà máy Thuỷ điện
Hoà Bình trình bày báo cáo đánh giá hiện trạng an toàn của công trình, các biện
pháp đảm bảo và nêu các kiến nghị cụ thể.
d. Đại diện các cơ quan quản lý
kỹ thuật của nhà máy TĐHB trình bày các báo cáo chuyên môn về sự làm việc của
công trình (báo cáo các loại số liệu quan trắc, đo đạc, diễn biến chất lượng
làm việc của đập, các hiện tượng phát sinh v.v...)
đ. Các Uỷ viên phản biện trình
bày ý kiến phản biện của mình (nhận xét, đánh giá nội dung các báo cáo chuyên
môn, nêu các điểm cần lưu ý...).
e. Đại diện các cơ quan chức
năng hữu quan tham dự phiên họp phát biểu ý kiến dưới góc độ trách nhiệm và
chuyên môn của cơ quan mình.
f. Các thành viên khác của Hội đồng
phát biểu ý kiến riêng và cả Hội đồng thảo luận.
g. Chủ tịch Hội đồng kết luận và
tổng kết phiên họp.
24.4. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất
của phiên họp, Chủ tịch Hội đồng có thể thay đổi nội dung và trình tự nói ở mục
24.3 trên đây.
Điều 25:
Quy trình làm việc của Cơ quan Thường trực Hội đồng.
25.1. Giữa các kỳ họp của Hội đồng:
a. Tiếp nhận thông tin, tài liệu
từ các cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng hữu quan khác chuyển đến có liên
quan đến an toàn Công trình thủy điện Hoà Bình và thuộc nhiệm vụ xem xét giải
quyết của Hội đồng, tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
b. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của
Chủ tịch Hội đồng, thực hiện xử lý và triển khai.
25.2. Chuẩn bị cho các phiên họp
của Hội đồng:
a. Cử Thư ký liên hệ trực tiếp với
các cơ quan chủ quản và các cơ quan hữu quan khác để xúc tiến các bước công tác
chuẩn bị.
b. Uỷ viên Thường trực Hội đồng
trực tiếp tiếp xúc hoặc bằng công văn để thông báo về nội dung, thời gian họp,
các nhu cầu khác và đề nghị các cơ quan chủ quản và các cơ quan hữu quan khác
chuẩn bị các điều kiện cho phiên họp của Hội đồng.
c. Sau khi có thông báo kết quả
chuẩn bị từ phía cơ quan chủ quản, Uỷ viên Thường trực dẫn đầu đoàn cán bộ đến
công trình xem xét, tìm hiểu và trao đổi ý kiến với Ban Giám đốc cơ quan chủ quản,
tiếp nhận chuyển giao các bộ hồ sơ tài liệu đã được chuẩn bị xong, lập báo cáo
của cơ quan Thường trực Hội đồng.
d. Thực hiện chuyển hồ sơ tài liệu
đến các thành viên của Hội đồng trước phiên họp từ 5-7 ngày.
đ. Bố trí địa điểm họp và chuẩn
bị các phương tiện đưa đón các thành viên và khách tham dự phiên họp Hội đồng
(nếu họp xa Hà Nội).
25.3. Tại các phiên họp Hội đồng:
a. Uỷ viên Thường trực tuyên bố
lý do phiên họp, mục tiêu, nội dung, giới thiệu thành phần tham dự phiên họp.
b. Uỷ viên Thường trực chỉ đạo
giải quyết các việc nảy sinh trong quá trình diễn biến phiên họp.
c. Uỷ viên thư ký duy trì mối
liên hệ với các bộ phận liên quan của cơ quan chủ quản để sẵn sàng đáp ứng các
nhu cầu tại phiên họp, trực tiếp ghi chép lập biên bản phiên họp.
d. Uỷ viên Thư ký tập hợp các nội
dung và giải quyết ngay sau khi phiên họp vừa kết thúc những phần nội dung
không thuộc nguyên tắc, báo cáo Uỷ viên Thường trực để kịp thời nhận ý kiến chỉ
đạo giải quyết những phần nội dung thuộc nguyên tắc.
e. Lập biên bản mỗi phiên họp Hội
đồng để Chủ tịch xem xét, ký duyệt.
VI. TÀI CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 26:
Tài chính sử dụng cho hoạt động của Hội đồng được lấy lừ
2 nguồn sau:
26.1. Nguồn tài chính trích từ
Ngân sách sự nghiệp của Bộ KHCN&MT được lập kế hoạch hàng năm, được sử dụng
cho các hoạt động sau:
a. Hoạt động của Cơ quan Thường
trực Hội đồng:
- Thu nhập và xử lý nguồn thông
tin liên quan đến an toàn Công trình thuỷ điện Hoà Bình.
- Công tác văn phòng phục vụ quá
trình hoạt động của Hội đồng.
- Tổ chức đi tìm hiểu, khảo sát
hiện trường công trình, đi nắm tình hình định kỳ và đột xuất phục vụ Hội đồng.
b. Tổ chức và hoạt động của các
Tiểu ban chuyên đề khi cần thiết (nghiên cứu, khảo sát, tính toán, hội thảo...);
c. Thanh toán thù lao lao động
chất xám theo chế độ cho các thành viên Hội đồng trong quá trình làm việc cho Hội
đồng.
d. Các hoạt động hợp tác quốc tế.
26.2. Nguồn tài chính thuộc phí
các cơ quan chủ quản được sử dụng thực hiện các công việc chủ yếu sau đây:
a. Soạn thảo các loại báo cáo
chuyên môn, in ấn nhân bản, lập các bộ hồ sơ tài liệu phục vụ cho các phiên họp
của Hội đồng;
b. Bồi dưỡng các báo cáo viên,
các thành viên Hội đồng, các dịch vụ khác đáp ứng các phiên họp Hội đồng.
c. Chi phí cho công tác nghiên cứu,
lập dự án và thực hiện các giải pháp tăng cường và đảm bảo an toàn công trình.
VII. ĐIỀU KHOẢN
CUỐI CÙNG