Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 41/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Lê Văn Hưởng
Ngày ban hành: 15/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2013/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 15 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ĐẤT NẰM TRONG HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ THUỘC CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 2059/SGTVT-KH ngày 18 tháng 9 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xử lý các trường hợp công trình xây dựng và đất nằm hành lang an toàn đường bộ thuộc cấp tỉnh, cấp huyện quản lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 51/2005/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quy định xử lý các trường hợp công trình xây dựng và đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ cấp tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Hưởng

 

QUY ĐỊNH

XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ĐẤT NẰM TRONG HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ THUỘC CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng: Quy định này quy định việc xử lý các trường hợp công trình xây dựng và đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ theo từng trường hợp và thời điểm cụ thể đối với hệ thống đường bộ thuộc cấp tỉnh, cấp huyện quản lý.

2. Đối tượng áp dụng gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có công trình xây dựng và đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và Quy định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Các thuật ngữ trong quy định này được hiểu theo Luật Giao thông đường bộ.

Ngoài ra, một số thuật ngữ dùng trong quy định này được hiểu như sau:

1. Các công trình xây dựng trong quy định này gồm: Công trình xây dựng nhà ở, nhà tạm, kiến trúc, bến bãi; công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh; công trình phụ trợ có kết cấu kiên cố hoặc bán kiên cố (xây tạm) như: hàng rào, tường rào, trụ cổng, bồn hoa kiểng, trụ biển quảng cáo; đường nội bộ, đường chuyên dùng và các công trình khác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (sau đây viết tắt là công trình) có liên quan đến hành lang an toàn đường bộ.

2. Công trình thiết yếu bao gồm: Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh; công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ; công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí; công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; công trình phải bố trí trên cùng một mặt bằng với công trình đường bộ để đảm bảo tính đồng bộ và tiết kiệm; công trình có yêu cầu dễ quan sát, nhìn thấy với mục đích tuyên truyền, hỗ trợ an toàn giao thông, phục vụ nhu cầu cộng đồng (biển thông tin tuyên truyền an toàn giao thông, phòng máy ATM,...).

3. Công trình làm ảnh hưởng đến sự bền vững của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: là công trình có tải trọng tĩnh và tải trọng động cùng với tác động của tác nhân cơ, lý, hóa, nhiệt năng… có thể làm sụt lún, hư hỏng các kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

4. Công trình gây nguy hiểm cho an toàn giao thông đường bộ: là các công trình nằm sát chân đường, sát các đường cong, sát giao lộ làm che khuất tầm nhìn hoặc làm hạn chế chiều cao và khoảng thông ngang có nguy cơ gây mất an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông.

5. Phạm vi đất dành cho đường bộ: gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

6. Đất của đường bộ: bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

7. Hành lang an toàn đường bộ (viết tắt là HLATĐB): là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ (còn gọi là phạm vi lộ giới).

Đối với đường đô thị, bề rộng HLATĐB được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

8. Phần mở rộng HLATĐB: là phần chênh lệch tăng thêm (đơn vị tính bằng mét) giữa mốc HLATĐB được ban hành quy định tại thời điểm quyết định có hiệu lực so với quy định tại quyết định trước.

9. Hệ thống đường bộ của tỉnh: Bao gồm hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã, đường giao thông nông thôn, đường chuyên dùng.

10. Chủ công trình: là người quản lý sử dụng và có trách nhiệm về pháp lý đối với công trình xây dựng.

Điều 3. Xác định mốc thời gian xử lý đối với các công trình xây dựng và đất hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh

1. Nghị định của Trung ương:

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (viết tắt là Nghị định 11/CP).

2. Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Đối với hệ thống đường tỉnh:

- Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định lộ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (viết tắt là Quyết định 21/2012/QĐ-UBND).

Đối với các công trình xây dựng và đất nằm trong HLATĐB trước khi Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 17/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành thì căn cứ để xác định mốc thời gian công trình xây dựng và đất nằm trong HLATĐB được thực hiện theo các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về HLATĐB đang hiệu lực.

b) Đối với hệ thống đường huyện:

- Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định lộ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (viết tắt là Quyết định 04/2013/QĐ-UBND).

Đối với các công trình xây dựng và đất nằm trong HLATĐB trước khi Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 19/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành thì căn cứ để xác định mốc thời gian công trình xây dựng và đất nằm trong HLATĐB được thực hiện theo các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về HLATĐB đang hiệu lực.

c) Đối với hệ thống đường đô thị:

- Quyết định số 1313/QĐUB ngày 02 tháng 8 năm 1995 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Duyệt bảng chỉ giới đường đỏ thành phố Mỹ Tho (viết tắt là Quyết định 1313/QĐUB).

- Hệ thống đường đô thị trên địa bàn các huyện và thị xã Gò Công thực hiện theo Quyết định quy định lộ giới do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

3. Đối với hệ thống đường bộ còn lại do cấp huyện, cấp xã quản lý thực hiện theo các Quyết định quy định lộ giới do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.

Điều 4. Các trường hợp công trình phải giải tỏa, cấm xây dựng trong hành lang an toàn đường bộ

1. Các công trình xây dựng trong HLATĐB làm ảnh hưởng sự bền vững của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc gây nguy hiểm cho an toàn giao thông đường bộ đều phải giải tỏa, di dời theo quy định pháp luật.

2. Nghiêm cấm xây dựng công trình và cấp các loại giấy phép xây dựng trong HLATĐB (ngoại trừ các công trình thiết yếu được nêu tại khoản 2 Điều 2 Quy định này) và trình tự thực hiện theo quy định như tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 của Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP). Trong trường hợp xây dựng công trình có sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất trong phạm vi HLATĐB thì phải thực hiện các thủ tục theo quy định của Chính phủ.

3. Các công trình xây dựng trong HLATĐB, trước đây đã có các quyết định xử lý, giải tỏa của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nhưng chưa thực hiện hoàn thành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của quyết định tại thời điểm đó.

4. Các công trình xác định cần phải giải tỏa, di dời. Sau khi thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính mà chủ công trình không tự nguyện chấp hành thì sẽ tiến hành cưỡng chế. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thực hiện theo Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ Quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Chương II

XỬ LÝ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ĐẤT NẰM TRONG HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ

Điều 5. Các công trình đã xây dựng trước thời điểm Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Quyết định ban hành theo thẩm quyền quy định về phạm vi HLATĐB đối với hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

1. Các công trình nằm trong HLATĐB có hoặc chưa có các loại giấy tờ hợp pháp, trước đây chưa có các quyết định xử lý, giải tỏa xét thấy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của công trình đường bộ, an toàn giao thông đường bộ được tạm thời cho tồn tại nhưng chủ công trình phải ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc giữ nguyên hiện trạng, không nâng cấp, thay đổi quy mô kết cấu, không cơi nới, mở rộng diện tích và xây dựng thêm bất kỳ hạng mục nào trong phần đất HLATĐB. Tiến hành kiểm kê hiện trạng đất và tài sản trên đó để khi có yêu cầu giải tỏa di dời, chủ công trình phải chấp hành theo các quyết định của cơ quan có thẩm quyền và được xem xét hỗ trợ, bồi thường theo quy định pháp luật.

2. Các công trình nằm trong HLATĐB có hoặc chưa có các loại giấy tờ hợp pháp, trước đây chưa có các quyết định xử lý, giải tỏa xét thấy có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của công trình đường bộ, an toàn giao thông đường bộ, cần phải giải tỏa di dời thì chủ công trình phải chấp hành theo các quyết định của cơ quan có thẩm quyền và được xem xét hỗ trợ, bồi thường theo quy định pháp luật.

Điều 6. Các công trình xây dựng sau thời điểm Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Quyết định ban hành theo thẩm quyền quy định về phạm vi HLATĐB đối với hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

1. Các công trình nằm trong HLATĐB xét thấy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của công trình đường bộ, an toàn giao thông đường bộ được tạm thời cho tồn tại nhưng chủ công trình phải ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc giữ nguyên hiện trạng, không nâng cấp, thay đổi quy mô kết cấu, không cơi nới, mở rộng diện tích và xây dựng thêm bất kỳ hạng mục nào trong phần đất HLATĐB; đồng thời cam kết khi nhà nước có yêu cầu giải tỏa di dời phải tuân thủ chấp hành theo các quyết định của cơ quan có thẩm quyền và không được bồi thường.

2. Các công trình nằm trong HLATĐB xét thấy có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của công trình đường bộ, an toàn giao thông đường bộ, cần phải giải tỏa di dời thì chủ công trình phải chấp hành theo các quyết định của cơ quan có thẩm quyền và không được hỗ trợ, bồi thường.

Điều 7. Cải tạo, sửa chữa các công trình xây dựng nằm trong HLATĐB trước thời điểm Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Quyết định ban hành theo thẩm quyền quy định về HLATĐB, được tạm thời cho tồn tại

1. Khi công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù, giải tỏa nếu chủ công trình có nhu cầu sửa chữa lại theo quy mô, kết cấu hiện hữu để sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét kiểm kê đất và tài sản trên đó để có cơ sở đền bù khi nhà nước có nhu cầu sử dụng và được cấp phép thi công tạm thời.

2. Khi công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù, giải tỏa nếu chủ công trình có nhu cầu sửa chữa nhưng thay đổi so với quy mô, kết cấu hiện hữu để sử dụng thì phải chuyển đến phần đất ngoài HLATĐB để xây dựng trên nguyên tắc không xây dựng công trình trong HLATĐB.

3. Trường hợp chủ công trình không còn đất nằm ngoài HLATĐB để xây dựng công trình thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phòng chức năng huyện phối hợp UBND cấp xã tổ chức kiểm kê đất và tài sản trên đó để làm cơ sở cho việc bồi thường sau này và người sử dụng phải cam kết khi nhà nước có nhu cầu giải tỏa thì chỉ giải quyết bồi thường đất và tài sản theo số liệu đã kiểm kê; đồng thời đề xuất vị trí, quy mô xây dựng công trình báo cáo UBND cấp huyện.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết cấp giấy phép thi công tạm thời các công trình nằm trong HLATĐB trên hệ thống đường bộ của tỉnh qua địa bàn. Riêng đối với hệ thống đường tỉnh, đường đô thị phải thỏa thuận với Sở Giao thông vận tải thống nhất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định, khi được chấp thuận mới thực hiện cấp phép thi công tạm thời.

5. Trường hợp hàng rào cần sửa chữa, xây dựng mới (áp dụng cho loại hàng rào tạm) nhằm mục đích bảo vệ an ninh trật tự, tài sản của tổ chức, cá nhân nằm trong phạm vi HLATĐB nhưng chưa được nhà nước bồi thường giải tỏa. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xem xét, giải quyết cấp phép thi công tạm thời trên hệ thống đường bộ của tỉnh. Riêng đối với hệ thống đường tỉnh, đường đô thị phải có ý kiến thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải trước khi thực hiện cấp phép thi công tạm thời. Căn cứ để xem xét giải quyết tối thiểu phải đảm bảo các nội dung như tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 của Quy định này.

6. Các công trình xây dựng trong phần mở rộng HLATĐB được thực hiện như tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Quy định này.

Điều 8. Xử lý một số công trình phụ trợ ngoài vùng dân cư thuộc khu vực nông thôn

1. Các công trình là hàng rào, trụ cổng kiên cố xây dựng trước thời điểm Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Quyết định ban hành theo thẩm quyền quy định về HLATĐB, nằm trong HLATĐB, cách mép chân taluy đường không nhỏ hơn 03m (ba mét) được tạm thời để lại, lập hồ sơ kiểm kê đất và tài sản trên đó để khi có yêu cầu giải tỏa di dời, chủ công trình phải chấp hành và được xem xét bồi thường theo quy định pháp luật.

2. Các công trình hàng rào tạm, trụ cổng tạm (trồng cột bê tông, mắc lưới kẽm không xây gạch hoặc có xây tường gạch bảo vệ chân hàng rào, rào bằng cây hoa kiểng, cây trồng thân thấp) xây dựng trước thời điểm Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Quyết định ban hành theo thẩm quyền quy định về HLATĐB, nằm trong HLATĐB, cách mép chân taluy đường không nhỏ hơn 02m (hai mét) được tạm thời để lại, lập hồ sơ kiểm kê đất và tài sản trên đó để khi có yêu cầu giải tỏa di dời, chủ công trình phải chấp hành và được xem xét bồi thường theo quy định pháp luật.

3. Các hàng rào, trụ cổng nói ở Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, tại vị trí các nơi giao cắt với đường khác không được xây dựng trong phần mở rộng tầm nhìn tính từ mép chân taluy đường của mỗi đường vào ít nhất là 10m (mười mét); nếu nằm trong vị trí “bụng” của đường cong nguy hiểm phải cách chân taluy đường tại trung điểm của đường cong ít nhất là 10m (mười mét) và hướng về mỗi phía dọc theo đường ít nhất là 10m (mười mét).

4. Các hàng rào trụ cổng đã được xây dựng sau thời điểm Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định về HLATĐB, nằm trong HLATĐB đều phải tiến hành lập hồ sơ kiểm kê và chủ công trình phải cam kết chấp hành nghiêm các quyết định xử lý của cấp thẩm quyền khi có yêu cầu giải tỏa di dời và không bồi thường.

Điều 9. Xử lý các loại đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ

1. Việc khai thác, sử dụng đất trong phạm vi HLATĐB ngoài đô thị thực hiện theo Điều 28 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

2. Các loại đất nằm trong HLATĐB đã có các quyết định thu hồi của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhưng chưa thực hiện thì tiếp tục thực hiện các nội dung quy định theo quyết định tại thời điểm đó.

3. Đất nằm trong HLATĐB, người sử dụng đất được sử dụng theo mục đích đã được xác định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải tuân theo quy định về đảm bảo HLATĐB, không được xây dựng mới trong phần đất HLATĐB, phải giữ nguyên hiện trạng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng khi không có phép của cơ quan có thẩm quyền.

4. Đất nằm trong HLATĐB, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

5. Đất nông nghiệp nằm trong HLATĐB không được phép chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Trừ trường hợp sử dụng đất vào mục đích của các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

6. Đất nằm trong HLATĐB, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó có xác định phần đất ở nhưng chưa xây dựng nhà ở, hoặc đã xây dựng nhà ở trước thời điểm Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Quyết định ban hành theo thẩm quyền quy định về phạm vi HLATĐB đối với hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh, khuyến khích di dời vị trí đất ở ra ngoài HLATĐB và được hoán chuyển phần diện tích đất ở tương ứng để xây dựng lại nhà ở nếu phù hợp quy hoạch.

7. Kiên quyết thu hồi và xử lý theo quy định các tổ chức, cá nhân lấn chiếm, sử dụng trái phép phạm vi đất công, đất HLATĐB.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Sở Giao thông vận tải

1. Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai, tuyên truyền, phổ biến, thực hiện nội dung Quy định này; tổ chức việc cắm mốc lộ giới trên thực địa và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, bảo vệ tốt phạm vi đất dành cho đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh theo quy định.

2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức điều tra kê khai các công trình xây dựng trong HLATĐB đối với hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện và xác định các công trình phải giải tỏa, di dời, các công trình cho tạm thời sử dụng.

3. Xây dựng các loại biểu mẫu, điều tra, kê khai, thống kê áp dụng chung trên địa bàn tỉnh và tổ chức tập huấn hướng dẫn cho các phòng chuyên môn cấp huyện và các địa phương thực hiện đảm bảo thống nhất.

4. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các công việc sau:

a) Thanh tra Giao thông vận tải

- Lập và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của đơn vị.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn cấp huyện và chính quyền cơ sở để điều tra, kê khai các công trình xây dựng trong HLATĐB.

- Tăng cường tuần tra phát hiện các vi phạm HLATĐB, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các đối tượng liên quan đến công tác quản lý phạm vi đất dành cho đường bộ; chịu trách nhiệm về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định.

- Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, bộ phận chức năng của chính quyền địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm các hành vi xây dựng, lấn chiếm, sử dụng trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; thực hiện giải tỏa theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ hoàn thiện hồ sơ vi phạm công trình đường bộ, lấn chiếm, sử dụng trái phép phạm vi đất dành cho đường bộ, xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

b) Ban Quản lý các Dự án Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông

- Thực hiện công tác cắm mốc giải phóng mặt bằng đối với các công trình giao thông xây dựng mới, nâng cấp mở rộng được giao làm đại diện chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành công trình tiến hành bàn giao cột mốc GPMB, hồ sơ bản vẽ GPMB), kể cả phần đất nằm trong phạm vi của đường cũ do dịch tim tuyến khi thực hiện dự án cho cơ quan quản lý, Thanh tra Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp xã để tiếp nhận quản lý, xử lý vi phạm theo quy định.

c) Đoạn Quản lý Giao thông (đơn vị được Sở GTVT đặt hàng trực tiếp quản lý, duy tu sửa chữa hệ thống đường tỉnh)

- Thường xuyên tuần đường, kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xây dựng, lấn chiếm, sử dụng trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh. Khi phát hiện vi phạm phải kịp thời đình chỉ hành vi vi phạm của chủ công trình và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Thanh tra Giao thông vận tải để phối hợp lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo thẩm quyền; ghi chép các trường hợp vi phạm vào nhật ký tuần đường gồm các thông tin về thời gian phát hiện, nội dung vi phạm, biện pháp xử lý hiện tại và đề xuất giải quyết.

5. Phối hợp các ngành chức năng có liên quan tổ chức cấp thu hồi giấy phép thi công; đình chỉ các hoạt động thi công gây mất trật tự an toàn giao thông hoặc gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý, giải tỏa ngay những trường hợp gây mất an toàn giao thông và ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý các trường hợp xây dựng công trình, lấn chiếm, sử dụng trái phép phạm vi HLATĐB thuộc hệ thống đường tỉnh trên địa bàn huyện.

Điều 11. Công an tỉnh

1. Phối hợp Sở Giao thông vận tải và các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác giải tỏa, di dời đúng quy định pháp luật. Tham gia bảo vệ thi hành quyết định cưỡng chế, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trong công tác giải tỏa, di dời và trong quá trình cưỡng chế.

2. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt tham gia phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các ngành liên quan để xác định các công trình xây dựng trong HLATĐB gây nguy hiểm cho an toàn giao thông và làm ảnh hưởng sự bền vững kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn.

Điều 12. Sở Xây dựng

1. Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn quản lý xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ;

2. Phối hợp Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác lập và thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.

Điều 13. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh các dự án của địa phương có liên quan đến đất HLATĐB.

Điều 14. Sở Tài chính

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự toán chi cho công tác điều tra, kê khai và các công tác chuyên môn phục vụ cho bảo vệ HLATĐB, công tác cưỡng chế… phân bổ kinh phí và thanh quyết toán đảm bảo đúng quy định.

Điều 15. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp Sở Giao thông vận tải và các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện cập nhật thông tin xác định ranh giới tại thực địa và trên bản đồ phần đất mà nhà nước đã thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng để chỉnh lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các tổ chức, cá nhân để làm cơ sở phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất, quản lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ liên quan đến phạm vi đất nằm trong HLATĐB.

Điều 16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Thuế tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các sở, ngành liên quan

Phối hợp Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc quản lý và xử lý các trường hợp công trình xây dựng và đất nằm trong HLATĐB theo quy định pháp luật trong phạm vi liên quan của ngành.

Điều 17. Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức triển khai, tuyên truyền, phổ biến, thực hiện nội dung Quy định này trên địa bàn quản lý; tổ chức việc cắm mốc lộ giới trên thực địa đối với hệ thống đường huyện và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, bảo vệ tốt phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định, chỉ đạo thực hiện đối với hệ thống đường xã.

2. Tổ chức lực lượng, chỉ đạo công tác điều tra, kê khai và thống kê các công trình xây dựng trong HLATĐB đối với hệ thống đường bộ trên địa bàn phụ trách.

3. Chủ trì, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xác định cụ thể từng công trình đã xây dựng trong HLATĐB, về thời điểm, quy mô, kết cấu, diện tích xây dựng theo từng địa bàn xã có tuyến đường đi qua, tổng hợp tất cả các trường hợp vi phạm trên địa bàn huyện.

4. Phân loại các công trình vi phạm gây nguy hiểm cho an toàn giao thông, công trình làm ảnh hưởng sự bền vững kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để xác định đối tượng cần phải giải tỏa di dời ngay, có hoặc không bồi thường, hoặc tạm thời cho tiếp tục sử dụng.

5. Chỉ đạo biện pháp xử lý từng trường hợp, tổ chức giải tỏa, di dời và thực hiện cưỡng chế các công trình xây dựng trong HLATĐB theo Quy định này.

6. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp xây dựng công trình, lấn chiếm, sử dụng trái phép trong phạm vi đất nằm trong HLATĐB trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp xã; tham gia phối hợp với các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ HLATĐB có liên quan trên địa bàn xã quản lý.

7. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ HLATĐB trên địa bàn huyện đúng theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc xử lý có liên quan đến nhiều ngành tỉnh thì báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành tỉnh phối hợp, hỗ trợ xử lý.

8. Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đúng theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất của đường bộ và đất HLATĐB, các nội dung có liên quan tại Quy định này trên địa bàn quản lý.

2. Chỉ đạo và phân công lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng tỉnh, huyện trong công tác điều tra, kê khai và thu thập các thông tin, các chứng cứ liên quan đến thời điểm xây dựng công trình trong HLATĐB.

3. Tham gia thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm HLATĐB.

4. Trực tiếp ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm HLATĐB mới phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo thẩm quyền.

Điều 19. Kinh phí thực hiện và việc bổ sung, sửa đổi

1. Kinh phí tổ chức điều tra, thống kê, lập các biểu mẫu và tập huấn sẽ được sử dụng từ nguồn kinh phí an toàn giao thông của cấp tỉnh và cấp huyện.

2. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có phát sinh những vấn đề mới hoặc Trung ương ban hành những quy định khác thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

Việc bổ sung, sửa đổi Quy định này do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 41/2013/QĐ-UBND ngày 15/11/2013 về xử lý trường hợp công trình xây dựng và đất nằm hành lang an toàn đường bộ thuộc cấp tỉnh, cấp huyện quản lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.054

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.206.84
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!