ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 405/QĐ-UBND
|
Bắc
Giang, ngày 22 tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI XUNG QUANH CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2013-2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND số
11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của HĐND, UBND số 31/2004/QH11 ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị
quyết số 18/NQ-CP, ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm
đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở
cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp
tại khu vực đô thị;
Căn cứ
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 của
Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính
phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ
Nghị định số 124/2011/NĐ-CP,
ngày 28/12/2011 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg,
ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát
triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê;
Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày
02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu
tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
17/2006/QĐ-BXD ngày 07/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định tạm
thời về điều kiện tối thiểu của nhà ở cho người lao động thuê để ở;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ
trình số 181/TTr-SKH ngày 20/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
kèm theo Quyết định này Đề án
giải quyết một số vấn đề xã hội xung quanh các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2013-2018.
Điều 2. Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ
quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Linh
|
ĐỀ ÁN
GIẢI
QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI XUNG QUANH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
GIAI ĐOẠN 2013-2018
(Kèm theo Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 22/8/2013 của UBND tỉnh)
Phần mở đầu.
SỰ CẦN THIẾT, CƠ
SỞ PHÁP LÝ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết phải lập Đề án
Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai 4 khu công nghiệp (KCN) tập trung([1]) gồm: Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung,
Song Khê - Nội Hoàng do Ban Quản lý các KCN quản lý. Các KCN tập trung chủ yếu
trên địa bàn 2 huyện Việt Yên, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang với tổng diện
tích quy hoạch là 1.111,7 ha.
Đến
tháng 10/2012, số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại các KCN của tỉnh là
132 dự án, trong đó có 64 dự án đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư đăng ký là
4.125,02 tỷ đồng và 1.602,36 triệu USD. Vốn đầu tư đã thực hiện của các nhà đầu
tư trong nước đạt 1.932,62 tỷ đồng, bằng 46,8%, đầu tư nước ngoài đạt 508,67
triệu USD, bằng 31,75% vốn đầu tư đăng ký. Đến nay có 98 doanh nghiệp đi vào hoạt
động, thu hút khoảng 35.230 lao động. Giá trị sản xuất
kinh doanh từ năm 2009 đến tháng 8/2012 đạt 36.127 tỷ đồng, nộp ngân sách 556,9
tỷ đồng; trong đó nộp tại tỉnh là 58,1 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.067,7
triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 1.418,1 triệu USD. Thu nhập bình quân của người
lao động hiện tại đạt khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Kết quả trên đã góp phần quan trọng
vào việc giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên,
một thực tế chung đang diễn ra tại địa bàn các KCN Bắc Giang là quá trình phát
triển các KCN nhiều bất cập, nhất là các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của
công nhân lao động và nhân dân sở tại.
Trong khoảng 35 nghìn lao động đang
làm việc tại các KCN của tỉnh số lao địa phương chiếm khoảng 78% còn lại là lao
động ngoại tỉnh. Ngoài một số ít công nhân có chỗ ở tại nhà ở công nhân do
doanh nghiệp đầu tư xây dựng, còn lại đa phần công nhân lao động đi lại hàng
ngày từ nơi ở đến các KCN hoặc tự tìm thuê phòng trọ tại các khu dân cư gần các
KCN. Nhìn chung các phòng trọ do nhân dân địa phương tự đầu tư chất lượng thấp,
không phù hợp tiêu chuẩn và không đảm bảo để công nhân thuê ở ổn định lâu dài.
Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội tại địa bàn quanh các KCN trong tình trạng quá tải
do số công nhân thuê ở trọ đông. Một số nơi chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, nhân dân sử dụng nước
giếng khoan nên thường thiếu nước về mùa khô, chất lượng nước không đảm bảo. Cơ
sở vật chất trường lớp học trên địa bàn quanh các KCN chưa đáp ứng được nhu cầu
gửi con em của công nhân và nhân dân địa phương, nhất là khối trường mầm non,
nhà trẻ. Hệ thống chợ và trung tâm thương mại gần các KCN chưa đáp ứng được nhu
cầu mua sắm hàng ngày của người lao động. Những khu vực đông công nhân thuê trọ
xảy ra tình trạng các loại rác thải sinh hoạt hàng ngày được vứt bỏ bừa bãi làm
ảnh hưởng đến mỹ quan và môi trường. Các thiết chế văn hoá, thể thao phục vụ
công nhân và công tác chăm sóc sức khoẻ định kỳ cho công nhân chưa được quan
tâm đầu tư. Số công nhân tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp giờ tan ca
đông, cộng với việc mua bán tại các hàng quán nhỏ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các đường gom KCN
Quang Châu, vỉa hè QL37 đoạn qua KCN Đình Trám.
Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế
giới, Bắc Giang đã thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư, quảng bá, giới
thiệu tiềm năng cơ hội đầu tư, nỗ lực tạo hành lang pháp lý thông thoáng, cải
cách thủ tục hành chính theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, tạo môi trường
đầu tư thuận lợi nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh. Bên cạnh
đó, nhiều doanh nghiệp tại các KCN đang có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất,
kinh doanh, tuyển dụng thêm lao động. Số lao động làm việc trong các KCN sẽ
tăng nhanh, nguy cơ nảy sinh và làm nghiêm trọng thêm các vấn đề xã hội quanh
các KCN trong thời gian tới.
Do vậy, việc giải quyết những vấn đề
xã hội liên quan đến người lao động và nhân dân bên ngoài hàng rào KCN là hết sức
cần thiết, nhất là việc bảo đảm các điều kiện về nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh
môi trường, nơi mua sắm, nơi học tập cho con em công nhân… Giải quyết vấn đề xã
hội KCN chính là tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất ổn định, tái tạo sức
lao động và bảo đảm an sinh xã hội, đây cũng là một trong những điều kiện tiên
quyết để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh hướng tới sự phát triển bền
vững của các KCN trên địa bàn tỉnh.
2. Căn cứ pháp
lý
- Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;
- Các bộ luật liên quan: Luật Đầu tư,
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lao động, Luật Giáo dục
- Nghị quyết số 18/NQ-CP, ngày
20/04/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển
nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động
tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày
30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày
23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định
số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 về ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh
tế;
- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP, ngày
28/12/2011 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạch;
- Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg, ngày
24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển
nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê;
- Thông tư số 19/2008/TT-BXD, ngày
20/11/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt
và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế;
- Thông tư số 10/2009/TT-BXD ngày
15/6/2009 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh
viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp;
- Quyết
định số 17/2006/QĐ-BXD ngày 07/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định
tạm thời về điều kiện tối thiểu về nhà ở cho người lao động thuê để ở;
- Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày
22/02/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành 5 Chương trình phát triển
kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2015, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XVII;
- Kế hoạch số 33-KH/TU ngày
13/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khắc phục những khuyết điểm và thực hiện
các kiến nghị của Ủy ban kiểm tra Trung ương về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đối với các dự án trong KCN trên địa
bàn tỉnh;
- Quyết định số 337/2012/QĐ-UBND ngày
12/10/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế,
văn hóa, thể thao, môi trường tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh.
3. Đối tượng, phạm
vi của Đề án
3.1. Đối tượng:
Vấn đề xã hội xung quanh các KCN cần
phải khắc phục và giải quyết gồm nhiều lĩnh vực, tuy nhiên do nguồn lực hạn chế,
Đề án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất phương án giải quyết
05 vấn đề xã hội, gồm:
- Xây dựng nhà ở công nhân (bao gồm cả
nhà trọ);
- Cấp nước sinh hoạt tập trung;
- Xử lý rác thải sinh hoạt, vệ sinh
môi trường;
- Xây dựng chợ, điểm mua sắm;
- Xây dựng nhà trẻ, trường mầm non.
3.2. Phạm vi:
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn
2013-2018;
- Phạm vi không gian: 07 xã, thị trấn
quanh các KCN gồm: Quang Châu, Hoàng Ninh, Hồng Thái, Vân Trung, Tăng Tiến, Thị
trấn Bích Động và Thị trấn Nếnh huyện Việt Yên (gọi chung là các xã xung quanh
các KCN).
Phần thứ nhất.
THỰC TRẠNG HẠ
TẦNG XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG XUNG QUANH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1. Thực trạng về
nhà ở, nhà trọ của công nhân khu công nghiệp
Cùng với
sự hình thành và phát triển các KCN, số lượng lao động làm việc tại các doanh
nghiệp trong KCN tăng nhanh qua các năm. Tại thời điểm tháng 12/2012, tổng số
lao động đang làm việc trong các KCN là khoảng 35.230 lao động, tăng gần 10.000
lao động (39,6%) so với tháng 12/2011, trong đó lao động địa phương 27.627 người,
chiếm 78,4%; lao động ngoại tỉnh 7.603 người, chiếm 21,6%; lao động nữ 26.890
người, chiếm 76,3%. Riêng hai KCN Quang Châu và Đình Trám có số lao động đang làm việc là khoảng 32.730,
chiếm 93% tổng số lao động tại các KCN của tỉnh.
Hầu hết
người lao động đang làm việc tại các KCN đều có nhu cầu về nhà ở. Tuy nhiên, hiện
nay mới có Công ty TNHH Fuhong Precision Component đầu tư xây dựng nhà ở công
nhân, đáp ứng nhu cầu cho khoảng 7.000 người. Còn lại người lao động ở xa trong
các KCN phải tự tìm phòng thuê trọ tại các khu dân cư lân cận. Số công nhân đã
thuê nhà trọ trong khu vực Thị trấn Nếnh và các xã Hoàng Ninh, Hồng Thái, Quang
Châu, Tăng Tiến vào khoảng 6.500 người. Giá cho thuê phòng
trọ từ 200.000 đến 600.000 đồng/phòng/tháng. Nhìn chung các nhà trọ, phòng trọ
do nhân dân địa phương tự đầu tư cho công nhân thuê chưa đảm bảo những yêu cầu
tối thiểu về điều kiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường. Hầu hết các phòng trọ là
nhà cấp IV, chất lượng kém, ẩm, thấp, không đảm bảo vệ sinh; các phòng trọ chỉ
phục vụ tạm thời cho đối tượng người độc thân, không phù hợp với các hộ gia
đình thuê ở ổn định lâu dài; trung bình 2,5m2/người, nên không đạt
yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 17/2006/QĐ-BXD ngày 07/6/2006 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định tạm thời về điều kiện tối thiểu về nhà ở
cho người lao động thuê để ở (tối thiểu 3m2/người, không kể diện
tích khu phụ).
Đặc biệt, trên địa bàn thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, từ năm 2009 đến nay, hoạt động
kinh doanh phòng trọ bùng phát thành phong trào, người dân tận dụng bất cứ chỗ
nào có mặt bằng để xây nhà trọ cho thuê, thậm chí cả chuồng chăn nuôi gia súc,
gia cầm trước đây cũng được cải tạo thành phòng trọ để cho công nhân thuê với số
lượng công nhân thuê trọ lên tới gần 2.000 người.
2. Thực trạng về
nước sạch phục vụ sinh hoạt
Ước tính xung quanh các KCN có khoảng
65.000 người dân và công nhân thuê trọ. Theo tiêu chuẩn cần 75 lít nước sinh hoạt/người/ngày.đêm.
Như vậy tổng nhu cầu là 4.875 m3/ngày.đêm. Tuy nhiên hệ thống cấp nước
sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện Việt Yên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng
nước hàng ngày của người dân và công nhân thuê trọ.
Trên địa bàn hiện có hai trạm xử lý
nước sinh hoạt tập trung đang hoạt động với tổng công suất khoảng 580m3/ngày.đêm,
mới cơ bản đáp ứng nhu cầu của 1.600 hộ dân([2]). Tuy nhiên chất lượng nước từ hai trạm xử lý này chưa đảm bảo tiêu chuẩn,
trữ lượng nước thấp nên không đủ khả năng cung ứng nước về mùa khô. Ngoài ra
còn trạm xử lý nước tại các thôn Hoàng Mai, My Điền, Phúc Lâm xã Hoàng Ninh với
tổng công suất dự kiến khoảng 1.780m3/ngày.đêm đã cơ bản hoàn thành
nhưng chưa được bàn giao đưa vào sử dụng.
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt từ
các nguồn cung cấp tập trung nên nhiều hộ dân, công nhân thuê trọ phải sử dụng
nước giếng khoan, giếng đào. Nguồn nước từ các giếng này không ổn định, chất lượng
nước không đảm bảo do bị nhiễm sắt, nhiễm bẩn. Đặc biệt, có nơi như thôn Núi Hiểu,
xã Quang Châu, nước giếng khoan không bảo đảm, chỉ có thể dùng để tắm giặt,
sinh hoạt hàng ngày, còn nước để ăn uống, người dân cũng như công nhân trọ phải
mua với giá 20.000 đồng/bình. Tình trạng thiếu nước, nhất là về mùa khô gây ảnh
hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân và công nhân thuê
trọ.
3. Thực trạng về
rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường
Hiện tượng vứt, xả rác thải sinh hoạt
hàng ngày bừa bãi đang xảy ra phổ biến trên địa bàn các xã xung quanh các KCN
gây ảnh hưởng lớn đến cảnh quan và môi trường khu vực. Rất nhiều công nhân KCN
thường ném các túi rác thải sinh hoạt hàng ngày tại các điểm bất kỳ trên đường
họ đi làm. Thực trạng này một phần do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người
dân và công nhân KCN còn kém. Mặt khác là do nhiều thôn, xã quanh các KCN chưa
thành lập được các tổ, đội thu gom rác hàng ngày và chưa bố trí được các điểm tập
kết rác thuận tiện cho người dân.
Ước tính lượng rác thải sinh hoạt
hàng ngày của người dân và công nhân thuê trọ tại các xã xung quanh các KCN lên
tới khoảng 30 tấn/ngày.đêm. Hiện nay UBND huyện Việt Yên mới bố trí thu gom, xử
lý được khoảng 50% lượng rác thải của nhân dân và công nhân thuê trọ trên địa
bàn quanh các KCN. Lượng rác thải này được hai xe chở rác chuyên dụng thu gom,
xử lý chôn lấp tại bãi rác của huyện với quy mô khoảng 6,25ha.
4. Thực trạng về
chợ, điểm mua sắm của công nhân
Một số xã, thị trấn gần KCN gồm thị
trấn Nếnh, xã Tăng Tiến và xã Vân Trung đã có chợ xã. Chất lượng và chủng loại
hàng hoá ở các chợ này cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua sắm hàng ngày của người
dân và công nhân thuê trọ trên địa bàn xã.
Bên cạnh đó, một số xã chưa có chợ hoặc
đã có chợ nhưng cơ sở vật chất không đảm bảo. Cụ thể như xã Hồng Thái có chợ
truyền thống nhưng đã xuống cấp, còn lại 02 xã Hoàng Ninh và Quang Châu chưa có
chợ. Do thiếu chợ và các điểm mua sắm phục vụ cho công nhân nên dẫn đến việc
hình thành các chợ cóc tự phát cạnh tuyến đường giao thông gần KCN. Các chợ cóc
này gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, môi trường sống, mỹ quan ở
khu vực nhất là các đường gom KCN và trên vỉa hè QL37 đoạn qua KCN Đình Trám.
Về quy
hoạch phát triển chợ, trung tâm thương mại: Hiện trên địa bàn các xã quanh KCN
đã có quy hoạch xây dựng: 01 chợ cấp III với quy mô sử dụng khoảng 2.000m2
đất và 01 trung tâm thương mại với quy mô sử dụng khoảng 6.200m2 đất
thuộc khu đô thị Đình Trám - Sen Hồ (xã Hoàng Ninh); 01 trung tâm thương mại
thuộc khu dân cư, dịch vụ văn hóa thể thao xã Quang Châu với quy mô sử dụng
7.500m2 đất (xã Quang Châu); chợ mới, trung tâm thương mại thị trấn
Nếnh với quy mô sử dụng 2,1ha đất; Trung tâm thương mại khu dân cư, chợ mới
Bích Động (cấp II) với quy mô 11,6ha. Tuy nhiên các chợ và trung tâm thương mại
chưa được đầu tư xây dựng.
5. Thực trạng về
nhà trẻ, trường mầm non
Cơ sở vật
chất trường lớp học mầm non và các điểm trông giữ trẻ tại địa bàn các xã xung
quanh các KCN chưa đáp ứng nhu cầu của công nhân và nhân dân trong vùng.
Số lượng các cháu trong độ tuổi ra
nhà trẻ ước khoảng 1.000 (tính chung con em của nhân dân địa phương và công
nhân). Số lượng trẻ có nhu cầu gửi khoảng 300 cháu, trong đó con của công nhân
khoảng 100 cháu, còn lại được trông ở tại gia đình. Hiện tại trên địa bàn các
thôn, xã quanh các KCN có 22 điểm trông giữ trẻ, với số trẻ là 220 cháu. Các điểm
trông giữ trẻ này chủ yếu là tổ chức theo hình thức trông giữ trẻ tại gia đình,
điều kiện vệ sinh môi trường, chăm sóc trẻ chưa được đảm bảo, người trông trẻ
không có chuyên môn nghiệp vụ. Một số gia đình công nhân phải gửi con nhỏ về
quê nhờ ông, bà trông giúp.
Số lượng
các cháu trong độ tuổi đi học mầm non khoảng 3.000 cháu (tính chung con em của
nhân dân địa phương và công nhân). Tại địa bàn các xã quanh KCN Đình Trám,
Quang Châu hiện có 09 trường mầm non với 2.721 cháu đang theo học, trong đó số
học sinh là con em của công nhân ở xa theo học là 204 cháu. Còn khoảng 280 cháu
chưa có trường. Đa phần các trường mầm non đang đối mặt với việc quá tải, thiếu
phòng học không thể tiếp nhận thêm học sinh. Cụ thể như các trường mầm non
Quang Châu 2 thiếu 02 phòng học, Hoàng Ninh 1 thiếu 02 phòng học, Hoàng Ninh 2
thiếu 04 phòng học; các trường mầm non Như Nguyệt, Nếnh, Vân Trung, Hồng Thái
hiện không thể tiếp nhận thêm học sinh.
6. Đánh giá chung
6.1. Những ưu điểm:
Trong thời gian qua chính quyền địa phương
và Ban quản lý các KCN đã tích cực trong việc quy hoạch một số vị trí xây dựng
nhà ở cho công nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công
nhân, điển hình là Công ty TNHH Fuhong Precision Component đầu tư xây dựng nhà ở
công nhân, đáp ứng nhu cầu cho khoảng 7.000 người. UBND tỉnh đã cấp giấy chứng
nhận đầu tư cho Công ty TNHH Quản lý bất động sản Sông Hồng xây dựng nhà ở cho
khoảng 3.000 công nhân trên diện tích gần 2ha; cho Công ty TNHH Wintek Việt Nam
xây dựng khu nhà ở cho khoảng 20.000 công nhân trên diện tích 6,82 ha; cho Công
ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư Hà Anh xây dựng nhà ở công nhân và khu dịch vụ
thương mại tổng hợp cho khoảng 1.600 người trên diện tích 1 ha. UBND huyện Việt
Yên tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành trong huyện ổn định đời sống của công
nhân trong các khu nhà trọ.
Trung tâm Nước sạch và VSMTNT Bắc
Giang đã phối hợp với UBND huyện Việt Yên triển khai xây dựng trạm xử lý nước tại
các thôn Hoàng Mai, My Điền, Phúc Lâm xã Hoàng Ninh với tổng công suất dự kiến
khoảng 1.780m3/ngày.đêm; chuẩn bị triển khai xây dựng Nhà máy cung cấp nước tập
trung Quang Châu công suất 3.000 m3/ngày.đêm.
UBND huyện Việt Yên đã triển khai
thuê thu gom một phần rác thải sinh hoạt xung quanh các KCN. UBND tỉnh đã hỗ trợ
1 tỷ đồng cho Hợp tác xã Môi trường, Vận tải, Xây dựng Đình Trám mua xe chở rác
chuyên dụng, nâng cao hiệu suất thu gom rác thải.
Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh
ban hành Quyết định số 513/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng
lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, trong
đó quan tâm quy hoạch chợ, trung tâm thương mại tại địa bàn xung quanh các KCN.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Việt
Yên đã chỉ đạo các trường mầm non tại các xã xung quanh các KCN tạo điều kiện
cho công nhân gửi con em theo học. Tranh thủ các nguồn lực nâng cấp, mở rộng
các trường hiện có để đáp ứng một phần nhu cầu của công nhân trong các KCN và
người dân địa phương.
6.2. Những tồn tại, hạn chế:
- Tình trạng thiếu nhà ở cho công
nhân là phổ biến. Chất lượng của các phòng trọ không đạt yêu cầu theo quy định,
ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của công nhân.
- Người dân và công nhân ở địa bàn
các xã xung quanh KCN luôn trong tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, nhất là
về mùa khô. Chất lượng nước hiện có chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn.
- Rác thải sinh hoạt vẫn chưa được
thu gom triệt để, tình trạng vệ sinh môi trường xung quanh các KCN không đảm bảo,
gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân địa phương và công
nhân.
- Công nhân lao động thiếu các chợ và
điểm mua sắm thuận tiện. Tình trạng các chợ cóc tự phát trên các tuyến đường và
tại các cổng nhà máy vẫn diễn ra thường xuyên, gây mất vệ sinh và cản trở giao
thông.
- Vẫn thiếu nơi gửi trẻ và trường mầm
non cho con em công nhân và cả người dân địa phương.
6.3. Nguyên nhân của những hạn
chế:
* Nguyên nhân khách quan
- Số lao động trong các KCN tăng
nhanh, chủ yếu là người ngoài địa phương các xã xung quanh các KCN.
- Nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng xã hội
hạn chế, trong khi đó nhu cầu đầu tư là rất lớn.
- Bố trí
diện tích đất để quy hoạch hạ tầng xã hội xung quanh các KCN và công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng rất khó khăn do người dân chưa đồng thuận.
- Vốn đầu
tư xây dựng đồng bộ các khu nhà ở cho công nhân là rất lớn, trong khi đó lợi
nhuận đầu tư không cao, vì vậy khó thu hút được các nhà đầu tư trong lĩnh vực
này.
* Nguyên nhân chủ quan
- Quy hoạch các KCN tập trung vào một
địa bàn hẹp làm cho mật độ công nhân lao động tại địa bàn các xã xung quanh các
KCN tăng nhanh.
- Quy hoạch phát triển các KCN chưa đồng
bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở,
công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong KCN, đặc biệt
là đối với người lao động nhập cư.
- Chính quyền các cấp, các ngành chưa
thật sự quan tâm giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội nảy sinh xung quanh các
KCN.
- Việc giao đất dịch vụ cho người dân
(bị thu hồi đất) chưa kịp thời, dẫn đến người dân chưa có điều kiện để xây dựng
nhà trọ đạt tiêu chuẩn cho công nhân thuê ở.
- Các doanh nghiệp sử dụng lao động
chưa thật sự chủ động đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Tiến độ các dự án đầu
tư xây dựng nhà ở cho công nhân triển khai chậm.
- Công tác quản lý nhà trọ, điểm
trông giữ trẻ tại gia đình chưa được quan tâm đúng mức.
Phần thứ hai.
QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÃ HỘI GẮN VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
I. QUAN ĐIỂM, DỰ
BÁO, ĐỊNH HƯỚNG
1. Quan điểm
Trong thời gian tới, giải quyết vấn đề
xã hội xung quanh các KCN là một trong những nhiệm vụ chính trị xã hội quan trọng
của các cấp, các ngành nhằm tạo sự ổn định xã hội tại địa bàn quanh các KCN;
góp phần tăng sức thu hút đầu tư và tạo sự phát triển ổn định, bền vững của các
KCN trên địa bàn tỉnh.
Để giải quyết triệt để các vấn đề xã
hội tại địa bàn quanh các KCN cần đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng nói chung và cơ sở hạ tầng xã hội nói riêng tại địa bàn. Việc phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng xã hội phải đi liền với quy hoạch phát triển KCN, khu đô thị
và dân cư tại vùng lân cận KCN; phải căn cứ vào nhu cầu thực tế, phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm, tình hình của địa phương.
Giải quyết vấn đề xã hội KCN đòi hỏi
phải có sự đầu tư nguồn lực lớn trong giai đoạn 2013-2018 và những năm tiếp
theo. Do vậy cần huy động được sức mạnh tổng thể của nhà nước, doanh nghiệp và
nhân dân, công nhân lao động, tập trung giải quyết ngay các vấn đề cấp bách.
Các nguồn vốn huy động phải được lồng ghép trong các chương trình, đề án, nhất
là các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nước sạch và vệ
sinh môi trường, giáo dục và đào tạo.
2. Dự báo nhu cầu phát triển hạ tầng xã hội gắn với
các KCN đến 2018
Việc thực hiện Chương trình đẩy mạnh
thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ là một trong 5 Chương trình
phát triển kinh tế trọng tâm giai đoạn 2011-2015, cùng với xu hướng hội nhập
kinh tế thế giới chắc chắn các KCN sẽ thu hút thêm các dự án đầu tư.
Thời gian tới một số doanh nghiệp như
Công ty TNHH Wintek Việt Nam, Công ty TNHH Hosiden Việt Nam, Công ty TNHH Umec
Việt Nam, Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam, Công ty TNHH Fuhong Precision
Component... tiếp tục có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, tuyển thêm lao động.
Do vậy dự báo tổng số lao động làm việc tại các KCN Quang Châu, Đình Trám đến hết
năm 2018 sẽ vào khoảng 90.000 lao động, trong đó ở KCN Quang Châu khoảng trên
67.000 người (chiếm 74,4%).
Với tổng số lao động dự báo tăng lên
như vậy, dự báo nhu cầu đối với một số lĩnh vực cụ thể đến năm 2018 như sau:
2.1. Về nhà ở công nhân:
Ngoài số lao động ở xa đi lại hàng
ngày và số lao động là người của các xã xung quanh KCN, dự báo khoảng 45.000
người có nhu cầu thuê nhà ở tại địa bàn các KCN. Trong số này sẽ có khoảng 36.000
người có nhu cầu thuê nhà ở công nhân theo tiêu chuẩn (80%); 9.000 người có nhu
cầu thuê trọ trong khu dân cư (20%). Theo tiêu chuẩn tại Thông tư số
10/2009/TT-BXD ngày 15/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý dự án đầu tư
xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp,
diện tích ở tổi thiểu đối với nhà ở công nhân là 5m2/người. Theo Quy
định tạm thời về điều kiện tối thiểu của nhà ở cho người lao động thuê để ở tại
Quyết định số 17/2006/QĐ-BXD ngày 07/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì diện
tích sử dụng bình quân cho mỗi người thuê để ở không nhỏ hơn 3m2/người
(không tính diện tích khu phụ). Như vậy dự báo nhu cầu nhà ở công nhân theo
tiêu chuẩn là 180.000 m2; nhu cầu nhà trọ trong khu dân cư là 27.000
m2.
2.2. Về nước sạch:
Dự báo đến năm 2018 dân số của các xã
quanh các KCN sẽ là khoảng 60.700 người. Theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN
33-2006 về Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế
được ban hành tại Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 của Bộ Xây dựng,
nhu cầu trung bình cần 75 lít/người/ngày.đêm. Như vậy nhu cầu sử dụng nước sạch
của người dân và công nhân tại địa bàn sẽ vào khoảng 8.084m3/ngày.đêm([3]).
2.3. Về rác thải sinh hoạt:
Tính toán theo Tổ chức Y tế thế giới,
lượng rác thải phát sinh trong ngày là khoảng 0,5 kg rác/người/ngày.đêm. Dự báo
đến năm 2018, lượng rác thải sinh hoạt của người dân địa phương và công nhân
thuê trọ là khoảng 53 tấn/ngày.đêm([4]).
2.4. Về chợ và điểm mua sắm:
Ước tính nhu cầu mua sắm hàng ngày của
công nhân lao động và người dân là khoảng 50.000 lượt người.
2.5. Về số cháu ra nhà trẻ và học
sinh mầm non:
Căn cứ vào tỉ lệ sinh và sự tăng dân
số cơ học, dự báo đến năm 2018, số trẻ trong độ tuổi ra nhà trẻ trên địa bàn
xung quanh các KCN khoảng 1.600 cháu, số có nhu cầu gửi trẻ là 900 cháu.
Căn cứ vào tỉ lệ sinh và tăng dân số
cơ học, dự báo đến năm 2018, số học sinh vào học mầm non trên địa bàn xung
quanh các KCN khoảng 4.900 cháu.
3. Định hướng đầu
tư
Việc giải quyết vấn đề xã hội KCN nói
chung, phát triển hệ thống hạ tầng xã hội thiết yếu nói riêng tại địa bàn các
xã quanh KCN cần nhu cầu lớn về vốn. Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế
còn đang ở tình trạng tăng trưởng chậm, việc huy động các nguồn lực tham gia đầu
tư khó khăn, Đề án xác định giai đoạn 2013-2018 cần tập trung giải quyết một số
vấn đề xã hội cấp bách tại địa bàn hai KCN Quang Châu, Đình Trám theo thứ tự ưu
tiên: từng bước cải thiện, tạo điều kiện cho người lao động có chỗ ở tốt hơn;
khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, rác thải không được thu gom, xử lý;
phát triển hệ thống chợ, điểm mua sắm và các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng nhu
cầu của nhân dân và công nhân thuê trọ.
Việc giải
quyết vấn đề nhà ở công nhân cần định hướng đầu tư bằng nguồn vốn của các doanh
nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào KCN có sử dụng nhiều công nhân lao
động. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các
doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này. Khai thác, phát huy các nhà trọ trong nhân
dân để giải quyết vấn đề nhà ở công nhân. Đối với công trình trường học chủ yếu
sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đối với các công trình hạ tầng khác như công
trình nước sạch, xử lý rác thải, chợ, điểm mua sắm, trường học ngoài công lập
thì chủ yếu huy động vốn đầu tư từ nguồn xã hội hoá và có xem xét hỗ trợ một phần
kinh phí bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội
thiết yếu bên ngoài các KCN nhằm góp phần giúp người lao động, người dân địa
phương ổn định cuộc sống vật chất và tinh thần; làm cho người lao động yên tâm
làm việc lâu dài ở các KCN; góp phần cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh
doanh của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ
thể đến năm 2018
- Phấn đấu giải quyết 80% nhu cầu
thuê chỗ ở cho công nhân trong các KCN. Chỗ ở phải đảm bảo chất lượng theo quy
định của nhà nước về điều kiện tối thiểu của nhà cho công nhân thuê để ở.
- Đảm bảo
trên 90% công nhân và nhân dân tại các xã xung quanh KCN có đủ nước hợp vệ sinh
phục vụ sinh hoạt hàng ngày từ hệ thống cấp nước tập trung.
- Phấn đấu thu gom, tập kết xử lý
100% lượng rác thải sinh hoạt tại địa bàn các xã quanh các KCN.
- Đảm bảo 100% các xã xung quanh các
KCN có chợ xã, điểm chợ thôn tại các địa điểm thuận lợi, gần với các khu nhà ở
công nhân và khu dân cư.
- Đảm bảo 100% con em của người dân
và công nhân tại các xã xung quanh các KCN trong độ tuổi được theo học ở các
trường mầm non; 60% con em của người dân và công nhân trong độ tuổi ra nhà trẻ
được trông giữ ở các cơ sở đảm chất lượng theo quy định.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP
1. Về giải quyết
nhu cầu nhà ở cho công nhân
1.1. Nhiệm vụ
Để đạt được
mục tiêu giải quyết 80% chỗ ở cho công nhân đến năm 2018 cần xây dựng quỹ nhà ở
để đáp ứng nhu cầu cho tối thiểu khoảng 36.000 lao động, cần 180.000m2
nhà ở cho công nhân theo tiêu chuẩn. Mục tiêu đạt 80% là 144.000m2. Hiện nay Công ty TNHH Fuhong
Precision Component Bắc Giang đã có 960 phòng, tương ứng với 35.000m2
đáp ứng chỗ ở cho khoảng 7.000 công nhân. Như vậy, đến hết năm 2018 cần phát
triển thêm quỹ nhà ở là 109.000m2.
Theo dự
báo cần 27.000m2 nhà trọ cho công nhân theo tiêu chuẩn. Mục tiêu đạt
80%, như vậy, đến năm 2018 cần phát triển thêm quỹ nhà trọ là 21.600m2.
1.2. Giải pháp
a) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở
công nhân của các doanh nghiệp
Đôn đốc và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đã được chấp thuận đầu tư xây dựng nhà ở công nhân thực hiện dự án
theo đúng tiến độ đề ra. Cụ thể dự án đầu tư nhà ở công nhân của Công ty TNHH
Wintek Việt Nam với quy mô đáp ứng chỗ ở cho khoảng 20.000 công nhân (khoảng
100.000m2 diện tích nhà ở) , dự kiến hoàn thành vào năm 2016; Dự án
xây dựng nhà ở công nhân và khu dịch vụ thương mại tổng hợp của Công ty TNHH một
thành viên thương mại và đầu tư Hà Anh với quy mô đáp ứng chỗ ở cho khoảng
1.600 công nhân (8.000m2 diện tích nhà ở), dự kiến hoàn thành vào cuối
năm 2014.
b) Giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất
sạch để thu hút thêm nhà đầu tư xây dựng nhà ở công nhân
Hiện nay trên địa bàn huyện Việt Yên
qũy đất đã được quy hoạch để xây dựng nhà ở là khoảng 20,13ha([5]). Trong giai đoạn 2013-2018 cần tập trung giải phóng mặt bằng khoảng
7ha để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư nhà ở công nhân trong thời gian thực hiện
Đề án và các năm tiếp theo, cụ thể: Khu đô thị Đình Trám - Sen Hồ khoảng 1,6ha,
Thị trấn Nếnh khoảng 4ha và tại xã Quang Châu là 2ha. Sau khi giải phóng mặt bằng,
tạo quỹ đất sạch cần tích cực thu hút thêm nhà đầu tư xây dựng nhà ở công nhân
với quy mô đáp ứng nhu cầu chỗ ở của khoảng 1.200 công nhân lao động (khoảng
6.000m2 diện tích nhà ở công nhân).
c) Thực hiện đầy đủ các chính sách
ưu đãi, thu hút đầu tư hiện có
Thực hiện cơ chế, chính sách theo Quyết
định số 66/2009/QĐ-TTg, ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một
số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu
công nghiệp. Cụ thể các chủ đầu tư dự án nhà ở công nhân KCN được hưởng các cơ
chế ưu đãi:
- Được miễn tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất trong phạm vi dự án.
- Các doanh nghiệp tự xây dựng
nhà ở cho công nhân (không thu tiền thuê hoặc có thu tiền thuê nhưng giá
cho thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở xã hội theo quy định
của UBND tỉnh) và các doanh nghiệp thuê nhà cho công nhân ở thì được
tính chi phí nhà ở là chi phí hợp lý (tính vào giá thành sản
xuất) khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Được
hỗ trợ tín dụng đầu tư từ các nguồn: Vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc
bù lãi suất theo quy định; vay vốn từ các nguồn vốn vay ưu đãi; được UBND tỉnh
xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay ngân hàng thương mại để thực hiện
dự án nhà ở công nhân (tùy theo khả năng ngân sách của tỉnh hàng năm).
- Được cung cấp miễn phí các
thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ
khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằm giảm giá thành xây dựng
công trình; được áp dụng hình thức tự thực hiện nếu có đủ năng lực
theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định thầu đối với các hợp
đồng tư vấn, thi công xây lắp và mua sắm thiết bị thuộc phạm vi dự
án;
- Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư
hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án (giao thông, cấp điện, cấp thoát
nước).
d) Phát triển số lượng, chất lượng
các phòng trọ, nhà trọ trong nhân dân
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc
giao đất dịch vụ cho nhân dân và bố trí vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật thiết yếu ngoài hàng rào phục vụ khu dân cư này; khuyến khích, định
hướng nhân dân có đất dịch vụ xây dựng nhà ở cho công nhân thuê theo tiêu chuẩn
của nhà nước quy định. Đảm bảo có quỹ nhà trọ đạt khoảng 22.000m2.
- Chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước
về xây dựng nhà ở cho thuê theo quy định của nhà nước nhằm nâng cao chất lượng
của phòng trọ, nhà ở cho thuê trong nhân dân. Đồng thời thực hiện việc quản lý
giá cho thuê đối với phòng trọ, nhà ở cho công nhân thuê quanh các KCN.
- Xây dựng
tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể về nhà, phòng trọ cho công nhân thuê để ở.
2. Giải quyết vấn
đề nước sạch
2.1. Nhiệm vụ
Để đạt mục tiêu về cung cấp nước sinh
hoạt đến năm 2018 đạt 90% theo nhu cầu, như vậy hệ thống cung cấp nước sinh hoạt
tập trung cho địa bàn các xã xung quanh các KCN phải đảm bảo tổng công suất khoảng
7.300m3/ngày.đêm.
Hiện đã có hai trạm cấp nước tập
trung đang hoạt động với tổng công suất là 580 m3/ngày.đêm, còn thiếu
6.720 m3/ngày.đêm.
Theo dự tính, 7.000 lao động ở khu
nhà công nhân của Công ty TNHH Fuhong
Precision Component Bắc Giang sử dụng nguồn nước từ Nhà máy nước Bắc Giang và dự
kiến nguồn nước phục vụ nhu cầu của khoảng 20.000 lao động ở khu nhà
công nhân của Công ty TNHH Wintek Việt Nam sẽ lấy ở nhà máy nước KCN Quang
Châu, tương đương với 1.755 m3/ngày.đêm. Như vậy, đến năm 2018 chỉ cần
phát triển thêm hệ thống cấp nước sạch tập trung với tổng công suất khoảng
4.965m3/ngày.đêm.
Như vậy nhiệm vụ về cấp nước sinh hoạt
như sau:
- Đầu tư mới công trình cấp nước sinh
hoạt tập trung công suất 3.000m3/ngày đêm phục vụ người dân và công
nhân khu vực xã Quang Châu và một phần dân cư Thị trấn Nếnh và xã Vân Trung.
- Bàn
giao đưa vào sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại xã Hoàng Ninh
(3 trạm tại các thôn: Phúc Lâm, My Điền, Hoàng Mai) với công suất 1.780m3/ngày.đêm
để cung cấp nước cho dân cư và công nhân tại Hoàng Ninh.
- Cải tạo, nâng cấp hai nhà máy nước
sạch tại thị trấn Bích Động và tại xã Tăng Tiến, khoảng 200m3/ngày.đêm.
2.2. Giải pháp
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
xã hội hóa đầu tư cung cấp nước sạch; thực hiện mời gọi các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân tham gia đầu tư, tiếp nhận, quản lý và vận hành các công trình nước
sinh hoạt tập trung tại các xã, thị trấn quanh các KCN.
- Khuyến khích sự tham gia của các
thành phần kinh tế đầu tư phát triển nước sạch theo hướng ưu tiên xây dựng trạm
cấp nước liên xã và thực hiện đa dạng hóa các loại hình công nghệ cấp nước phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng xã quanh các KCN để bảo đảm
sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng công trình và chất lượng nước.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ theo
Nghị định số 124/2011/NĐ-CP, ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ; Quyết định
số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách
ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông
thôn; Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của HĐND tỉnh; Quyết định số
261/2012/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư và quản lý, khai thác
công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Giang,
cụ thể như sau:
+ Đầu tư
xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào như điện, đường;
+ Ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính
ưu đãi cho dự án đầu tư cấp nước, không phân biệt đối tượng sử dụng; được hỗ trợ
lãi suất sau đầu tư các dự án cấp nước sử dụng nguồn vốn vay thương mại.
+ Được hỗ trợ 70% kinh phí theo tổng
dự toán của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các xã thuộc địa bàn
nông thôn và 45% đối với vùng thị trấn.
+ Được miễn tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường,
giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư thực hiện dự án.
3. Giải quyết vấn
đề rác thải và vệ sinh môi trường
3.1. Nhiệm vụ
Phấn đấu đến năm 2018, công suất thu
gom, xử lý chôn lấp đạt khoảng 53 tấn rác thải sinh hoạt/ngày.đêm; không để xảy
ra tình trạng vứt rác thải bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường.
3.2. Giải pháp
a) Xây dựng các điểm thu gom, tập
trung rác thải trên địa bàn huyện Việt Yên theo quy hoạch
Với quy
mô công suất xử lý rác thải theo thiết kế hiện nay, bãi rác huyện Việt Yên cơ bản
đáp ứng được yêu cầu xử lý rác thải của công nhân, nhân dân trên địa bàn quanh
các KCN đến năm 2018. Do vậy, trước mắt UBND huyện Việt Yên cần ưu tiên bố trí
nguồn vốn từ các nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và
các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng các địa điểm thu gom, tập kết rác trước
khi vận chuyển tới bãi rác của huyện để xử lý, cụ thể là tại thôn Thượng Phúc
xã Tăng Tiến (0,3ha), thôn Như Thiết xã Hồng Thái (0,05ha), thôn Đạo Ngạn 1 xã
Quang Châu (1ha), thôn Ninh Khánh thị trấn Nếnh (0,2ha).
b) Hỗ trợ thành lập, tăng cường
năng lực hoạt động cho các tổ chức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
- Căn cứ vào lượng rác thải sinh hoạt
thực tế hàng năm, ngân sách nhà nước xem xét hỗ trợ các đơn vị thực hiện thu
gom xử lý rác thải trên địa bàn về phương tiện hoặc cho hưởng những chính sách
ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, thành lập các tổ, đội thực
hiện vệ sinh môi trường có thu phí tại các thôn, xã, thị trấn. Sử dụng ngân
sách chi cho sự nghiệp môi trường hàng năm để hỗ trợ các thôn, xã mua xe đẩy
rác chuyên dụng.
c) Tăng cường tuyên truyền nâng
cao ý thức nhân dân và công nhân lao động.
Nâng cao nhận thức, ý thức của nhân
dân và công nhân tại địa bàn KCN về giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác
thải sinh hoạt bữa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường sống, mỹ quan khu vực.
4. Giải quyết
các vấn đề về chợ, điểm mua sắm
4.1. Nhiệm vụ
Để đáp ứng
nhu cầu mua sắm của người dân và công nhân KCN, giai đoạn 2013-2018 nhà nước cần
đầu tư cải tạo, nâng cấp chợ truyền thống xã Hồng Thái; xây dựng 02 chợ xã
Quang Châu, Hoàng Ninh (chợ cấp III). Đồng thời, thực hiện thu hút đầu tư xây dựng
các chợ, trung tâm thương mại trong quy hoạch gồm: Trung tâm thương mại thuộc
khu đô thị Đình Trám - Sen Hồ; Trung tâm thương mại khu dân cư, chợ mới Bích Động
(hiện đã lựa chọn được nhà đầu tư là Công ty cổ phần AAC Việt Nam); Chợ mới,
trung tâm thương mại thị trấn Nếnh.
4.2. Giải pháp
a) Đối với xây dựng các chợ xã
- Ưu tiên
bố trí vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và vốn ngân
sách tỉnh cùng huy động sự đóng góp của nhân dân để xây dựng hệ thống chợ xã đạt
tiêu chí nông thôn mới tại Hồng Thái, Quang Châu và Hoàng Ninh.
- Thực hiện
việc huy động vốn của thương nhân, trước hết là những người buôn bán tại chợ
theo phương thức ứng trước tiền thuê diện tích kinh doanh để xây dựng chợ mới,
sau đó trừ dần vào quá trình kinh doanh (có phương án riêng đối với từng chợ).
- Xây dựng
tạo nguồn quỹ bằng nguồn thu từ chợ để đầu tư xây mới, nâng cấp, mở rộng các chợ
trên địa bàn theo qui hoạch, kế hoạch được duyệt. Nguồn thu từ chợ (ngoài thuế)
như cho thuê quầy sạp, thu hút từ hoạt động dịch vụ…
b) Đối với các chợ, trung tâm
thương mại khác
- Lập và thông báo danh mục các chợ
được nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách kèm theo mức hỗ
trợ, hình thức hỗ trợ; các chợ được xây dựng bằng nguồn vốn khác và hình thức,
mức độ huy động vốn để mọi công dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể dễ
dàng tiếp cận nghiên cứu và khai thác. Trung tâm Xúc tiến thương mại của tỉnh
phối hợp với các Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tổ chức
tuyên truyền, quảng bá và kêu gọi đầu tư chợ theo danh mục được phê duyệt.
- Thực hiện hỗ trợ về đầu tư: Nhà đầu
tư, khi đầu tư xây dựng mới chợ, trung tâm thương mại được UBND tỉnh đầu tư xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu đến chân hàng rào công trình chợ,
trung tâm thương mại; thời hạn thực hiện dự án đầu tư được cho phép tối đa theo
quy định về Luật Đầu tư.
- Thực hiện các chính sách về tài
chính, tín dụng:
+ Nhà đầu tư được dùng quyền sử dụng
đất và các tài sản gắn liền với đất để thế chấp vay vốn ngân hàng theo qui định
hiện hành để thực hiện dự án đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại.
+ Nếu đủ điều kiện, khi tham gia đầu
tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, nhà đầu tư chợ sẽ được hưởng các ưu đãi,
khuyến khích về thuế như đối với các dự án sản xuất theo qui định của các văn bản
pháp luật về thuế;
+ Các doanh nghiệp kinh doanh và quản
lý chợ được phép quy định giá cho thuê diện tích kinh doanh, các loại phí dịch
vụ dựa trên khung giá quy định của cấp có thẩm quyền.
- Một số chính sách khác:
+ Các nhà đầu tư chợ được cung cấp kịp
thời và đầy đủ thông tin về các loại quy hoạch có liên quan trong quá trình lập
dự án đầu tư xây dựng chợ;
+ Nhà đầu tư được huy động vốn của
doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh để xây dựng nhà chợ, các sạp hàng, quầy hàng, hàng rào, sân,
công trình vệ sinh, bãi để xe, công trình hạ tầng trong hàng rào và các hạng mục
khác.
+ Hỗ trợ
đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản lý, quản trị kinh doanh, văn hoá
kinh doanh và các quy định của pháp luật về hoạt động thương mại cho tổ chức quản
lý kinh doanh chợ, trung tâm thương mại và cá nhân, hộ kinh doanh trong chợ,
trung tâm thương mại; thời gian tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tối đa không
quá 3 tháng.
c) Xóa các chợ cóc lấn chiếm vỉa
hè lòng đường quanh KCN
- Chính quyền địa phương cần kiên quyết
dẹp bỏ tệ lấn chiếm vỉa hè lòng lề đường khu vực xung quanh các KCN. Đồng thời
thực hiện tuyên truyền vận động người kinh doanh, người dân và công nhân vào
mua, bán hàng tại các chợ theo quy hoạch và các điểm bán hàng do các xã, thôn tổ
chức, bố trí.
5. Giải quyết vấn
đề về giáo dục
5.1. Nhiệm vụ:
a) Về điểm trông giữ trẻ:
Dự báo đến năm 2018, số trẻ có nhu cầu
trông giữ là 900 cháu, số điểm trông trẻ hiện tại là 22 điểm đáp ứng cho khoảng
220 cháu. Như vậy, cần phát triển thêm 65-70 điểm trông giữ trẻ đảm bảo chất lượng.
b) Về cơ sở trường mầm non:
Dự báo đến năm 2018, số học sinh
trong độ tuổi mầm non là 4.900 cháu, các cơ sở trường mầm non hiện có đáp ứng
cho 2.500 cháu. Như vậy cần phải xây dựng thêm khoảng 80 phòng học để đáp ứng
cho 2.400 cháu. Cụ thể:
- Thu hút đầu tư xây dựng các trường
mầm non ngoài công lập: 01 trường tại xã Quang Châu, 01 trường tại thị trấn Nếnh
với quy mô 15 phòng học/trường.
- Mở rộng, xây thêm 50 phòng học tại
06 trường công lập:
+ Mầm non Quang Châu 1: 08 phòng tại
các điểm lẻ Đạo Ngạn 1 (4 phòng) và Nam Ngạn (4 phòng).
+ Mầm non Quang Châu 2: 06 phòng khu
trung tâm tại thôn Quang Biểu.
+ Mầm non Vân Trung: 06 phòng khu
trung tâm tại thôn Vân Cốc.
+ Mầm non Hoàng Ninh 1: 08 phòng tại
khu trung tâm thôn Hoàng Mai.
+ Mầm non Hoàng Ninh 2: 10 phòng khu
trung tâm tại thôn My Điền.
+ Mầm non Hồng Thái: 12 phòng tại các
điểm lẻ Đức Liễn (8 phòng), Nghi Thiết (4 phòng).
5.2. Giải pháp
- UBND
huyện Việt Yên thực hiện rà soát quy hoạch, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để
nâng cấp, mở rộng thêm trường lớp, học trên địa bàn các KCN.
- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước
để nâng cấp, mở rộng, xây mới thêm phòng học, mua thiết bị, đồ dùng học tập cho
các trường mầm non công lập trên địa bàn xã xung quanh các KCN đảm bảo đáp ứng
thuận tiện nhu cầu học tập của con công nhân và con em nhân dân địa phương.
- Thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu
tư theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 337/2012/QĐ-UBND
ngày 12/10/2012 của UBND tỉnh để huy động vốn đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp
học; huy động tài trợ từ doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cá nhân để tăng cường
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh.
- Tiến hành rà soát, đánh giá lại đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để sắp xếp, bố trí lại đảm bảo
yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ và đảm bảo về cơ cấu, chuẩn về trình độ, chấm dứt
tình trạng dạy chéo môn.
- Khuyến khích người dân mở các điểm
trông giữ trẻ, đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định. Phát huy vai trò của các tổ
chức hội như Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ,
Đoàn TNCSHCM… để tổ chức, hình thành, phát triển các nhóm trẻ ở các khu dân cư
quanh các KCN, đồng thời thực hiện sự hỗ trợ của nhà nước về đồ dùng học tập, đồ
chơi và tập huấn nghiệp vụ cho người trông giữ trẻ tại các điểm trông giữ trẻ
này. Ngoài ra cần thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát của nhà nước đối với
các điểm dịch vụ trông giữ trẻ tại gia đình.
IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU
TƯ, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
1. Nhu cầu vốn
đầu tư (Biểu số 02)
1.1. Về giải quyết vấn đề nhà ở
công nhân (không bao gồm vốn người dân tự bỏ ra
xây nhà trọ cho thuê).
Tổng nhu cầu vốn đầu tư 1.781,5 tỷ đồng,
trong đó:
- Vốn ngân sách tỉnh là 42,5 tỷ đồng
để thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng 7ha tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư
nhà ở công nhân; hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu đến khu dân cư đất dịch vụ.
- Vốn thu hút đầu tư từ DN 1.739 tỷ đồng
để xây dựng nhà ở công nhân.
1.2. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng
công trình nước sạch
Tổng nhu cầu vốn 65,5 tỷ đồng, trong
đó:
- Vốn Chương trình MTQG nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn là 40,5 tỷ đồng;
- Vốn ngân sách tỉnh để đầu tư hạ tầng
ngoài hàng rào nhà máy nước (điện, đường...) là 6 tỷ đồng;
- Vốn huy động doanh nghiệp và nhân
dân để đối ứng xây dựng, cải tạo các công trình cấp nước tập trung là 19 tỷ đồng.
1.3. Nhu cầu vốn giải quyết vấn
đề rác thải
Tổng nhu cầu vốn là 9,5 tỷ đồng,
trong đó:
- Vốn NS
tỉnh, huyện là 6,5 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các địa điểm
thu gom, tập kết rác sinh hoạt tại các thôn, xã và hỗ trợ mua xe chở rác, xe đẩy
rác chuyên dụng.
- Vốn
doanh nghiệp là 3 tỷ đồng để đầu tư mua xe chở rác, xe đẩy rác chuyên dụng.
1.4. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng
chợ, trung tâm thương mại
Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 139,9 tỷ đồng,
trong đó:
- Vốn NSNN là 22,9 tỷ đồng để cải tạo,
xây mới các chợ xã và hỗ trợ xây hạ tầng ngoài hàng rào chợ, trung tâm thương mại
(điện, đường...);
- Vốn huy động từ doanh nghiệp và
nhân dân là 117 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, các chợ ở
các khu dân cư, khu đô thị mới.
1.5. Nhu cầu vốn đầu tư xây trường,
lớp học
Tổng nhu cầu vốn 110,6 tỷ đồng, trong
đó:
- Vốn ngân sách nhà nước: 53,6 tỷ đồng
(ngân sách Trung ương 5,4 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 33,9 tỷ đồng, ngân sách huyện
14,3 tỷ đồng) để mở rộng, xây thêm phòng học của 06 trường mầm non công lập; hỗ
trợ đồ dùng học tập, đồ chơi và tập huấn nghiệp vụ cho người trông giữ trẻ tại
các điểm trông giữ trẻ.
- Vốn thu hút đầu tư từ doanh nghiệp
và nhân dân là 57 tỷ đồng để xây dựng mới 02 trường mầm non ngoài công lập và hỗ
trợ đồ dùng học tập, đồ chơi cho các điểm trông giữ trẻ.
1.6. Tổng nhu cầu vốn đầu tư:
Như vậy để thực hiện các mục tiêu cơ
bản của Đề án, giai đoạn 2013-2018 cần huy động tổng vốn đẩu tư là: 2.107 tỷ đồng,
trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước là:
172 tỷ đồng, chiếm 8,2% (vốn NSTW 47 tỷ đồng, vốn NS tỉnh 105,4 tỷ đồng, NS huyện
19,6 tỷ đồng).
- Vốn
huy động từ doanh nghiệp và nhân dân là: 1.935 tỷ đồng, chiếm 91,8%.
2. Nhu cầu sử dụng đất để thực
hiện các dự án
Tổng nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các nhiệm vụ
của Đề án là 26,39ha.
Trong đó:
- Diện tích đất đã được giải phóng mặt bằng là
8,3ha;
- Diện tích đất đã có trong quy hoạch sử dụng phù hợp
với các nhiệm vụ của Đề án là 15,55ha;
- Diện tích đất chưa nằm trong quy hoạch là 2,54ha.
Phần thứ ba.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Quản lý các Khu công
nghiệp
Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp đôn đốc
các doanh nghiệp được giao đầu tư khu nhà ở công nhân, trường mầm non (trong
khu đô thị Quang Châu) đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm đưa vào sử dụng. Chỉ
đạo các chủ đầu tư dự án kinh doanh hạ tầng KCN tổ chức xác định nhu cầu và lập
phương án xây dựng nhà ở cho công nhân tại địa bàn các KCN. Chủ động thu hút
các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân KCN theo quy hoạch.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các nhà đầu tư xây dựng dự án nhà ở công
nhân KCN về trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư, trình tự, thủ tục giao đất, cho
thuê đất và đề xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được hưởng các cơ chế ưu
đãi đầu tư theo Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân các
KCN.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp tham mưu,
đề xuất với UBND tỉnh nhiệm vụ giải quyết các vấn đề xã hội tại các địa phương
quanh KCN vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Lồng ghép kinh phí
của các chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, xây dựng nông thôn mới... ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào địa bàn có các
KCN.
Hướng dẫn về các chính sách ưu
đãi (về đất đai, huy động vốn, tín dụng...) để khuyến khích, thu hút các nguồn
lực đầu tư phát triển nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, xử lý
rác thải, chợ, các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã xunh quanh các KCN.
Tổ chức xúc tiến, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực
khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn KCN. Rà soát, rút ngắn thời gian giải quyết
thủ tục hành chính đăng ký đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tham mưu giúp
UBND tỉnh bổ sung các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước xây dựng nhà ở
công nhân, chợ vào danh mục các dự án được vay vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
Huy động thêm nguồn lực từ xã hội, thu hút nguồn vốn
viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cơ sở vật chất; phát
huy tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, khuyến khích khu vực tư nhân
tham gia cung cấp dịch vụ cho các khu công nghiệp.
Đôn đốc các doanh nghiệp đầu tư khu nhà ở công
nhân, chợ, công trình cấp nước tập trung, trường mầm non đẩy nhanh tiến độ thực
hiện dự án để sớm đưa vào sử dụng.
3. Sở Tài
chính
Chủ trì, phối hợp với các ngành tham mưu giúp UBND
tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư (về đất đai, về thuế, tín dụng...)
để khuyến khích thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở công nhân, chợ
trên địa bàn các xã quanh các KCN.
Đề xuất việc bố trí, cân đối ưu tiên nguồn thu từ sử
dụng đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở
công nhân.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh bố trí ngân sách địa phương thực hiện nhiệm
vụ giải quyết vấn đề xã hội quanh KCN trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
hàng năm.
4. Sở Xây dựng
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng,
quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết khu tái định cư để bố trí thêm
hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu của nhân dân và công nhân KCN.
Tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng chương trình, kế
hoạch phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp của tỉnh; trình UBND tỉnh ban
hành Quy định về điều kiện tối thiểu nhà ở cho người lao động thuê trên địa bàn
tỉnh.
Hướng dẫn áp dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu
nhà ở công nhân và các quy chuẩn xây dựng hiện hành khác theo Thông tư số
14/2009/TT-BXD, ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng.
Xây dựng Quy chế quản lý việc sử dụng, vận
hành khai thác quỹ nhà ở công nhân khu công nghiệp theo hướng dẫn của
Bộ Xây dựng để áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở
công nhân KCN trên địa bàn.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng
dẫn cụ thể các cơ chế, chính sách ưu đãi và trình tự, thủ tục thực hiện theo Nghị quyết số 18/NQ-CP, ngày 20/04/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho sinh viên và nhà ở cho công nhân KCN,
người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Quyết định số
66/2009/QĐ-TTg và các văn bản liên quan khác.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Rà soát, bổ sung quy hoạch quỹ đất, kế hoạch sử dụng
đất dành cho các KCN thực hiện việc xây dựng nhà ở công nhân, công trình nước sạch,
điểm thu gom tập kết rác, trường học, chợ vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến
2020.
Hướng dẫn các địa phương có KCN thực hiện quy hoạch
các điểm thu gom rác tại các thôn, xã; thu hút đầu tư xây dựng các công trình xử
lý chất thải, rác thải sinh hoạt tại địa bàn các KCN.
Xây dựng kế hoạch lập phương án bồi thường, giải
phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đối với quỹ đất phục vụ việc xây dựng nhà ở
công nhân, công trình nước sạch, điểm thu gom tập kết rác, chợ, trường học hàng
năm trình UBND tỉnh phê duyệt.
Phối hợp với UBND huyện Việt Yên chỉ đạo Trung tâm
phát triển quỹ đất thực hiện tổ chức bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với quỹ
đất phục vụ xây dựng nhà ở công nhân, công trình nước sạch, điểm thu gom tập kết
rác thải, trường học, chợ tại địa bàn các KCN.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng
dẫn các cơ chế, chính sách ưu đãi liên quan đến đất đai, hỗ trợ xử lý chất thải
rắn, rác thải sinh hoạt và trình tự, thủ tục thực hiện để thu hút đầu tư xây dựng
các công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn KCN.
Phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện,
thành phố giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kiểm tra các
cơ sở thực hiện xã hội hoá tại địa bàn các KCN về việc quản lý sử dụng đất đai
đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch; thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của
pháp luật.
Chủ trì hoặc phối hợp với các huyện, thành phố có
KCN tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường theo định kỳ và xây dựng, tổ chức thực
hiện kế hoạch xử lý khu vực môi trường bị ô nhiễm.
6. Sở Công Thương
Rà soát, bổ sung việc xây dựng chợ, trung tâm
thương mại vào quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị tỉnh Bắc
Giang để phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân tại các KCN; phối hợp với UBND
các huyện, thành phố lập kế hoạch thực hiện xóa bỏ các tụ điểm buôn bán tự
phát, chợ cóc trên địa bàn các KCN.
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan vận động,
thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh để xây dựng
chợ, trung tâm thương mại theo quy hoạch.
Trên cơ sở quy định ưu đãi của Nhà nước, chủ động
tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế đặc thù nhằm khuyến khích các tổ chức, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây
dựng các loại chợ trên địa bàn huyện Việt Yên.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng
dẫn các chính sách ưu đãi và trình tự, thủ tục thực hiện để khuyến khích phát
triển trường, lớp mầm non ngoài công lập ở địa bàn các xã xung quanh các KCN.
Đề xuất phương án lồng ghép các nguồn vốn, chương
trình dự án và huy động nguồn lực hợp lý của nhân dân, doanh nghiệp để thực hiện
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ,
ngành Trung ương bố trí vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo
vào thực hiện nhiệm vụ của Đề án. Bổ sung danh mục các trường cần mở rộng vào kế
hoạch phát triển cơ sở vật chất trường, lớp học của ngành.
Chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thu
hút, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp đầu tư phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập theo Nghị định
số 69/2008/NQ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội
hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể
thao, môi trường.
Hướng dẫn thực hiện các điểm trông giữ trẻ tại gia
đình và do các tổ chức hội phát động, thực hiện; hỗ trợ đồ chơi, đồ dung học tập,
đồng thời tăng cường công tác quản lý, giám sát của nhà nước đối với các điểm dịch
vụ trông giữ trẻ trên địa bàn.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
cơ chế, chính sách thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển các công trình cấp nước
sạch tập trung và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương bố
trí vốn cho các Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để thực hiện
nhiệm vụ của Đề án, nhất là nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập
trung trên địa bàn các xã quanh KCN.
Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện việc bàn
giao đưa vào sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại xã Hoàng Ninh.
9. Sở Thông tin và Truyền Thông chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, thông tấn, báo chí phản
ánh, tuyên truyền về các nội dung, đối tượng của Đề án để nhân dân, doanh nghiệp
và người lao động hiểu và đồng thuận thực hiện.
10. Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ
đạo chi nhánh các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh công tác
huy động vốn, tranh thủ nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại Trung ương, vốn từ
các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước cho người dân, tổ chức và
doanh nghiệp vay để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và nhà cho công nhân
thuê theo cơ chế ưu đãi về lãi xuất vay theo quy định; hướng dẫn các tổ chức,
cá nhân và doanh nghiệp vay vốn đầu tư nhà ở cho công nhân và nhà cho công nhân
thuê.
11. Đề nghị MTTQ và các đoàn
thể nhân dân tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân, doanh nghiệp
tham gia thực hiện đề án; tích cực tham gia giám sát trong quá trình tổ chức thực
hiện.
12. UBND huyện Việt Yên
Rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai, quy hoạch chi tiết xây dựng, bố trí quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở công
nhân, công trình nước sạch, khu xử lý rác thải, trường mầm non, chợ trên địa
bàn các xã lân cận KCN gắn với điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn
mới.
Tập trung giải
quyết cơ bản việc giao đất ở và kinh doanh dịch vụ cho người sử dụng đất có đất
thu hồi làm KCN trong năm 2013. Khuyến khích người dân được giao đất dịch vụ
xây nhà ở cho công nhân thuê đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước. Bảo
đảm quy hoạch diện tích đất và áp dụng các phương thức giao đất, cho thuê đất,
thuê cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non và các
công trình hạ tầng xã hội khác tại địa bàn các KCN.
Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan rà soát
các cơ sở vật chất trường mầm non, mẫu giáo thuộc địa bàn quản lý; xây dựng
phương án cụ thể để nâng cấp, mở rộng các cơ sở đã có hoặc xây mới để phục vụ
KCN.
Phát triển hệ thống các chợ theo quy hoạch, kế hoạch
được duyệt; giải tán các điểm bán hàng nhỏ lẻ, chợ cóc gây ùn tắc giao thông;
giải phóng mặt bằng, xây dựng các điểm thu gom rác tại các thôn, xã quanh các
KCN; chỉ đạo các xã tổ chức, thành lập tổ, đội thực hiện vệ sinh môi trường có
thu phí; tuyên truyền người dân tham gia hưởng ứng thực hiện làng văn hóa, xanh
- sạch - đẹp.
Tổ chức thực hiện các thủ tục thu hồi đất và bồi
thường giải phóng mặt bằng để giao cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, nhà
máy nước, chợ trên địa bàn quản lý; tổ chức thực hiện việc cưỡng chế khi cần
thiết. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng
các công trình hạ tầng xã hội phục vụ KCN theo quy hoạch đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Tuyên truyền vận
động nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng, triển
khai các dự án phục vụ người lao động trong các KCN; vận động, tuyên truyền các
hộ kinh doanh phòng trọ chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn,
chất lượng của nhà trọ, phòng trọ cho công nhân thuê để ở; tạo điều kiện giúp
công nhân thuê trọ ổn định về nơi ở, sinh hoạt.
13. Phát huy vai trò, trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đối với người lao động
a) Các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN
Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
cần phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở
công nhân và nhà ở công nhân. Tạo thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất trong
khu công nghiệp, các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng
các công trình nhà ở cho công nhân thuê.
Tổ chức lập quy hoạch khu nhà ở công nhân và làm
chủ đầu tư dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các KCN đã hình thành.
b) Các doanh nghiệp sử dụng lao động tại các KCN
Tuân thủ nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định của pháp
luật về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với công nhân KCN. Chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
xây dựng nhu cầu nhân lực, kế hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động theo ngành nghề,
ưu tiên giải quyết việc làm cho người lao động địa phương.
Phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
đối với người lao động thông qua những việc làm cụ thể như: tham gia xây dựng
nhà ở công nhân, trường mẫu giáo cho con em công nhân, khu thương mại; tổ chức
xe đưa đón công nhân từ KCN về nơi ở; trợ
cấp đột xuất cho những trường hợp ốm đau; chú trọng cải thiện điều kiện làm việc
của người lao động (lắp hệ thống quạt thông gió, giàn nước làm mát trong nhà xưởng)…
Đối với các doanh nghiệp đầu tư nhà ở và các cơ sở
thực hiện xã hội hóa quanh các KCN phải đăng ký nội dung hoạt động chuyên môn với
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương. Đăng ký hoạt động với cơ
quan thuế để làm căn cứ ưu đãi hoặc tính thuế thu nhập doanh nghiệp./.
Biểu số 1: Dự báo một số nhu cầu xã hội của
nhân dân và công nhân thuê trọ tại các xã quanh KCN Quang Châu và Đình Trám đến
năm 2018
Danh mục
|
Tổng số (người)
|
Nhà ở cho công
nhân (m2)
|
Nhà trọ cho
công nhân (m2)
|
Nhu cầu nước
sinh hoạt (m3/ngày đêm)
|
Lượng rác thải
sinh hoạt (tấn/ngày đêm)
|
Số cháu trong độ
tuổi ra nhà trẻ có nhu cầu gửi
|
Số cháu vào học
mầm non
|
Dân số 7 xã, thị trấn
|
60.696
|
0
|
0
|
5.159
|
30
|
300
|
3.000
|
Số lao động tại KCN Quang Châu, Đình Trám
|
90.000
|
180.000
|
27.000
|
2.925
|
23
|
600
|
1.900
|
Tổng số:
|
150.696
|
180.000
|
27.000
|
8.084
|
53
|
900
|
4.900
|
Biểu số 2: Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư thực
hiện một số nhiệm vụ chủ yếu của Đề án trong giai đoạn 2013-2018
Đơn vị
tính: Tỷ đồng
TT
|
Danh mục
|
Tổng số
|
Trong đó:
|
Vốn NSNN
|
Vốn DN và nhân
dân
|
Trung ương
|
Ngân sách tỉnh
|
Ngân sách huyện
|
|
TỔNG SỐ:
|
2.107,0
|
47,0
|
105,4
|
19,6
|
1.935,0
|
I
|
Nhà ở công nhân
|
1.781,5
|
0
|
42,5
|
0
|
1.739,0
|
1
|
Dự
án nhà ở công nhân của Công ty TNHH Wintek Việt Nam (20 nghìn CN)
|
1.660,5
|
|
|
|
1.660,5
|
2
|
Dự
án nhà ở công nhân và khu dịch vụ TMTH của C.ty TNHHMTV thương mại và đầu tư
Hà Anh (1.600 CN)
|
36,5
|
|
|
|
36,5
|
3
|
Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở
công nhân (đáp ứng nhu cầu 1.200 CN)
|
42,0
|
|
|
|
42,0
|
4
|
Giải phóng mặt bằng 7ha để tạo quỹ đất sạch thu
hút đầu tư xây dựng nhà ở công nhân
|
12,5
|
0
|
12,5
|
|
|
5
|
Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật
thiết yếu các khu đất dịch vụ tại các xã quanh KCN
|
30,0
|
0
|
30,0
|
|
|
II
|
Xây dựng công trình cấp nước
tập trung
|
65,5
|
40,5
|
6,0
|
0
|
19,0
|
1
|
Xây dựng công trình cấp nước
công suất 3.000m3/ngày.đêm tại xã Quang Châu
|
50,0
|
35
|
|
|
15
|
2
|
Nâng cấp Nhà máy nước TT Bích
Động
|
5,0
|
2,3
|
|
|
2,7
|
3
|
Nâng cấp Nhà máy nước xã Tăng Tiến
|
4,5
|
3,2
|
|
|
1,3
|
4
|
Hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào nhà máy nước (điện,
đường…)
|
6
|
|
6
|
|
|
III
|
Giải quyết vấn đề rác thải,
VSMT
|
9,5
|
0
|
3,5
|
3,0
|
3,0
|
1
|
Xây dựng các địa điểm thu gom, tập kết rác tại
các thôn, xã (tổng diện tích 1,55ha )
|
5,0
|
0
|
2
|
3
|
|
2
|
Hỗ trợ đầu tư xe chở rác, xe đẩy
rác
|
4,5
|
|
1,5
|
|
3
|
IV
|
Giải quyết các vấn đề về chợ,
TTTM
|
139,9
|
1,1
|
19,5
|
2,3
|
117,0
|
1
|
Nâng cấp chợ xã Hồng Thái (chợ
cấp III)
|
0,9
|
0,1
|
0,5
|
0,3
|
|
2
|
Xây dựng chợ xã Quang Châu (chợ
cấp III)
|
4,5
|
0,5
|
2,0
|
1,0
|
1,0
|
3
|
Xây dựng chợ xã Hoàng Ninh (chợ
cấp III)
|
4,5
|
0,5
|
2,0
|
1,0
|
1,0
|
4
|
Xây dựng Trung tâm thương mại
thuộc khu đô thị Đình Trám - Sen Hồ
|
20,0
|
|
|
|
20
|
5
|
Xây dựng TTTM, chợ mới Bích Động
(nhà đầu tư là Công ty cổ phần AAC Việt Nam)
|
65,0
|
|
|
|
65
|
6
|
Xây dựng Chợ mới và TTTM thị
trấn Nếnh
|
30,0
|
|
|
|
30
|
7
|
Hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng
rào chợ, trung tâm thương mại (điện, đường)
|
15,0
|
|
15
|
|
|
V
|
Nhu cầu vốn đầu tư xây trường, lớp học
|
110,6
|
5,4
|
33,9
|
14,3
|
57
|
1
|
Xây dựng trường MN ngoài công lập tại xã Quang
Châu
|
25
|
0
|
|
|
25
|
2
|
XD Mầm non ngoài công lập tại T.T Nếnh
|
30
|
0
|
|
|
30
|
3
|
Xây 8 phòng học Trường MN Quang Châu 1
|
8,6
|
0,8
|
5,5
|
2,3
|
0
|
4
|
Xây 6 phòng học Trường MN Quang Châu 2
|
6,5
|
0,6
|
4,4
|
1,5
|
|
5
|
Xây thêm 6 phòng học MN Vân Trung
|
6
|
0,5
|
4
|
1,5
|
|
6
|
Xây thêm 8 phòng học MN Hoàng Ninh 1
|
7,8
|
0,8
|
5
|
2
|
|
7
|
Xây 10 phòng học MN Hoàng Ninh 2
|
9,8
|
0,8
|
6
|
3
|
|
8
|
Xây 12 phòng học Trường MN Hồng Thái
|
11,9
|
0,9
|
7
|
4
|
|
9
|
Hỗ trợ đồ dùng học tập, đồ chơi và tập huấn nghiệp
vụ cho các điểm trông giữ trẻ
|
5
|
1
|
2
|
|
2
|